NguoiChamThamDuLeHoiViaBaTTPHuong

 

Người Chăm tham dự lễ Vía Bà Thiên Y A Na ở

Nha Trang (ngày 21,22,33 Âm lịch năm Đinh Hợi )

 

Ngày xưa lễ hội tháp Bà Thiên Y A Na được tổ chức vào ngày 23 tháng ba âm lịch.  Năm nay ( năm Đinh Hợi ) các buổi lể được tổ chức rất long trọng. vào 3 ngày 21,22,23 tháng 3 âm lịch tại tháp Bà Nha Trang.

 Ngày 21 là ngày lể tắm rửa và thay trang phục cho Bà Thiên Y. Chỉ vào dịp này quan khách mới được chiêm ngưỡng toàn khối đá thân tượng của Bà Thiên Y A  Na.

Tiếp đến là ngày quan trọng nhất  :

 Tờ mờ sáng ngày thứ hai (22/3 âm lịch) tháp Bà đă đông chật khách thập phương. gồm các người Việt và người Chăm sinh sống tại các tỉnh miền Trung như B́nh Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, B́nh Thuận, về tham dự .

Lễ Bà được khai mạc đúng vào lúc 6 giờ sáng, bằng một lễ khai kinh, do hội Phật giáo tỉnh Hội Khánh Hoà tổ chức, cầu cho quốc thái dân an. Tiếng chuông tiếng mơ, tiếng tụng kinh khởi động cho nguồn vui ngày lễ hội

Sau lễ khai kinh bắt đầu khai mạc hội. Gần chân tháp nơi đường dốc đi lên, một sân khấu được dựng cao rộng để tổ chức buổi lễ. Các quan chức chính quyền, khách mời, các hội viên  hội Tháp bà Thiên Y A Na, và các  thiện nam tín đến từ phương xa, ngồi trước sân khấu, trên sườn đồi, để nghe đọc diễn văn của ban tổ chức về ư nghĩa ngày lễ hội. Rồi cuộc vui bắt đầu bằng các cuộc múa lân, múa bóng, thơ ca kể lại câu chuyện huyền thoại của Bà  v.v..

 Trong cuốn Xứ Trầm Hương, nhà thơ Quách Tấn có viết về điệu múa Bóng:

“Thời tiền chiến, đến ngày vía Bà ( ngày 23 tháng 3 âm lịch) nhân dân địa phương tổ chức cúng tế rất long trọng. Ban đêm có lệ múa bóng ở trước sân tháp.

Điệu múa bóng là điệu múa của Chiêm Thành truyền lại,

Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ: người th́ đầu đội cổ hoa tươi, kẻ th́ đội đèn lồng ngủ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đoanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẫy. Họ múa rất khéo và rất tài. Chẳng những đôi tay đôi chân luôn luôn cử động, vừa dẽo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn luôn uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu không hề lay không hề dịch, dường như có bàn tay vô h́nh đở nâng.

Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.

Tổ chức múa Bóng do người ở xóm trước tháp phụ trách. Những vũ nữ phần nhiều là những người trong xóm. Trường dạy múa cũng ở trong xóm. Cho nên xóm mệnh danh là Xóm Bóng thuộc làng Cù Lao

Lệ múa Bóng ngày vía Bà đă bỏ từ thời Bảo Đại trước đệ nhị thế chiến.

Nhân đó có câu hát:

 

Ai về Xóm Bóng thăm nhà

Hỏi xem điệu múa dâng Bà c̣n chăng?

Thế thường tre lụn c̣n măng

Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành.

 

Lệ Múa Bóng tuy bỏ nhưng ngày vía Bà vẫn tổ chức long trọng. Người đến dâng hương xin xăm chật trong chật ngoài.”

 

Dưới chân tháp th́ có  hội, c̣n trên nền tháp th́ có lể. Đoàn người lần lượt nối đuôi nhau vào trong tháp dâng hương và cầu nguyện. Buổi lễ tuy mới bắt đầu mà đă đông nghẹt người. Đến khi hội dưới chân tháp bế mạc th́ một ḍng thác người ào ạt cuồn cuồn dâng ngược lên làm cho sân tháp đă đông lại càng chật người. Ḍng người chen nhau vào thắp hương tuy trật tự song v́ quá đông nên trỡ nên sôi động.  Nhấp nhô giữa ḍng người vào tháp có những mâm cổ trái cây, hương đèn được các tín nữ đội trên đầu, ngựi Chăm có, người Việt có.

Trong tháp mịt mù khói hương, người người chen lấn nhau thắp nhang khấn vái. Cúng vái xong, nhận  một ít lể vật “bà cho” do những người phụ trách  trao tặng, mọi người lại chen lấn nhau ra ngoài tháp để được hít thở không khí trong lành.

Về tham dự lễ hội, ngoài số người Chăm, người Việt, dốc một ḷng đi tham dự lễ v́ ḷng tôn kính c̣n có vô số người Việt đi dự lễ hội v́ tập tục, v́ thích thú quan sát các lễ hội. Số người này giúp cho buổi lễ nhộn nhịp, đông đúc và nhiều màu săc du lịch. Ngày xưa, đa số khách du quan đến với tháp Bà dù để tham quan song trước khung cảnh thiêng liêng đều có một tấm ḷng thành kính.

Riêng trong ngày lễ bái ( lễ hội gồm có lễ bái và hội hè, ngày trước phần chính chỉ là lễ bái) chúng ta  nhận thấy hôm nay có thêm phần lễ cầu quốc thái dân  an của giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hoà. Đây là một sự kiện đáng lưu tâm v́ Tháp Bà đă là nơi lễ bái chung của tất cả người dân trong xứ mà đa số người lên tháp dâng hương đều là Phật tử, cho nên việc dâng lễ cầu an là một sự việc đáng làm và nên duy tŕ.

Trong khi hành lễ cầu an, những khách tham quan dù không phải là Phật tử và những người Chăm từ phương xa đến  bái lễ Bà, dù có theo đạo Bà La Môn hay Đạo Hồi, cũng đều tỏ một ḷng thành kính cầu xin  đức Bà Thiên Y ban cho đất nước thái b́nh, nhân dân an lành, tiết trời thuận lợi.

Trong ngày lể bái, người dân tộc Chăm có một cách thức hành lễ riêng biệt. Họ đi theo từng nhóm, theo từng cộng  đồng một. Mặc dù ở cùng một tỉnh như ở Ninh Thuận chẳng hạn, họ không hợp theo tỉnh mà lại đi theo từng làng một, từng khu một. Hẹn cùng nhau, họp cùng nhau rồi cùng thuê chung phương tiện như hợp đồng xe đ̣, xe khách để cùng đi và về. Tất cả các lễ vật và thực phẩm hằng ngày đều được chuẩn bị sẳn mang theo đầy đủ không bao giờ mua sắm tại chổ. Thường thường  nhiều nhóm có mặt nơi tháp Bà vào chiều  ngày 20 trước ngày lễ. Có nhóm ở gần th́ có thể họ đến tháp Bà vào sáng 22 trước hoặc sau khi lễ chính thức bắt đầu. Có nhóm họ lại đi dự lễ bằng phương tiện xe gắng máy. Một xe hai người và một xe chuyên chở lễ vật và thực phẩm theo nhu cầu. Nhóm này phần đông ở các vùng trong tỉnh hoặc ở Phang Rang. Đi và về tuỳ theo ư muốn.

Xuống xe tại chân tháp, cả đoàn lần lượt nối đuôi nhau lên thẳng trên tháp, mắt không nh́n ngang ngửa, tâm không bận rộn đến quan cảnh bên ngoài. Thấy người đông không trầm trồ, thấy nghi lễ cờ xí đèn hoa không dừng lại ngắm nghía, dốc một ḷng theo người hướng dẫn đến địa điểm nghi lễ. Thường là khu đất chung quanh các chân tháp. Không có sự phân chia ranh giới, nhóm nào đến trước th́ dừng chân trước, nối tiếp cùng nhau, xúm xít chung quanh chân tháp. Những chiếc chiếu được mang theo hành trang, trải dài đủ để đoàn người ngồi và nằm nghỉ trong đêm. Đêm lặng lẽ trôi qua trong sự tỉnh lặng và nửa khuya họ đồng thức giấc. Những chiếc chiếu được sắp đặt lại ngay ngắn gọn gẽ. Lể vật được bày biện ngay ngắn. Lể vật dâng Bà phần nhiều gồm các lễ vật giảng đơn: đôi gà luộc, vài quả trứng gà luộc chín, một năi chuối , năm chén chè, cháo, vài dĩa xôi v.v.. nhiều ít tuỳ theo phái đoàn. Tất cả đều được đặt trong các chén dĩa mang theo sắp nghiêm chỉnh dưới các ngọn nến luôn luôn thắp sáng đặt thẳng hàng, ngay ngắn theo cổ bàn. Những ngọn nến luôn cháy suốt trong buổi lễ, ngọn nào tàn được thay ngọn khác, ngọn nào tắt được tiếp thêm lửa. Tất cả các đoàn viên đều ngồi xếp bằng ngay ngắn quanh chiếu lễ và cùng lắng tai nghe lời cầu khần của người trưởng đoàn (phần đông là trưởng làng, trưởng tộc v.v..) Vừa lắng nghe, vừa lâm lâm cầu nguyện. Lời cầu nguyện phần lớn là cầu nguyện cho xóm làng cho đất nước và cuối cùng mới đến cá nhân. Trước đó. người trưởng đoàn đă lặng lẽ đi vào tháp theo sau có một thiếu nữ đầu đội một mâm lễ quả vào dâng lên Bà. Trong tháp, đèn thắp sáng suốt đêm, khói nhang nghi ngút và cuộc dâng lễ lặng lẽ uy nghiêm. Từ ban chiều trời đă  lất phất mưa bay, mây vần vũ khắp trời. Tuy nhiên đến khuya trời bổng nhiên trong sáng như để chứng cho ngày lễ được muôn phần kết quả.

Khi vừng hồng vừa lố dạng, người tham dự lể bắt đầu tụ hội để tham dự lễ cầu quốc thái dân an do tỉnh hội Phật giáo Khánh Hoà chủ tŕ th́ các người dân tộc Chăm vẫn ngồi yên tại chổ. Có lẻ v́ họ không phải là Phật tử  (người Chăm đa số theo Hồi giáo hay đạo Bà La Môn) tuy nhiên sự thành tâm yên lặng là một thái độ tôn kính lễ nghi.

Sau lễ cầu an là lể khai hội nơi chân tháp. Mọi người đi tham quan lễ hội đều tụ họp, lắng nghe diễn văn, theo dơi múa lân, múa bóng, ca hát mừng lễ hội. Riêng đoàn người dân tộc Chăm th́ sau khi đợi tàn ba tuần hương đèn họ cùng nhau ăn uống các lễ vật trong sự tôn kính, thân mật. Có một điều hơi khác biệt là nhóm nào ăn uống theo nhóm nấy ít khi thấy họ qua lại ăn uống cùng nhau. Ăn uống xong họ tự động thu gọn các món ăn dư thừa vào trong các bao ni lông và sắp xếp, quét dọn nơi khu vực ḿnh tạm dùng rồi lẳng lặng kéo nhau xuống tháp như nhường sân lể cho đoàn người lũ lượt kéo lên. Trong buổi lể chỉ trừ vị trưởng nhóm đa số các hội viên ít khi tách rời đoàn đi lại trong vùng sân tháp. Điều đáng chú ư là họ không vào trong tháp để thắp hương xin cầu khẩn cho riêng ḿnh. Hỏi tại sao th́ được đáp là mục đích về dự lễ vía Bà là để cầu xin mưa hoà gió thuận, cầu xin Bà che chở cho mọi người, cho đất nước (khỏi sóng thần, khỏi dịch tả v.v..) c̣n xin cho riêng ḿnh th́ trong một dịp khác.

Nh́n đoàn người khi đến không cần có người tiếp đón và khi ra về khỏi cần  người tiển đưa; đến và đi trong trạng thái thanh tịnh, an nhiên ta mới thấu hiểu được những lễ hội thần linh cần thiết cho con người đến ngần nào. Chỉ có sự an nhiên và tỉnh lặng  trong mọi lễ hội th́ nghi thức của con người mới trở  thành vấn đề thứ yếu. Đến với lễ hội cốt để niềm tin được vun đắp, để cảm nhận được sự nối tiếp giữa xưa và nay vẫn âm thầm ngầm chảy trong tim ta, để thân thương hơn với đồng loại và để hoà nhập vào niềm vui của đất nước.

Cách tự hành của đoàn người Chăm trong lễ hội tháp Bà Thiên Y A Na đă phản ánh được nếp sống, tấm ḷng của khách hành hương phương xa Họ đến với lễ hội bằng một tấm ḷng, một đức tin th́ việc đón đưa, giao tiếp kia có lẽ không c̣n cần thiết.

 Cảm ơn ban tổ chức đă tạo được một lễ hội cho chung tất cả mọi người, một cố gắng hoà hợp mọi tôn giáo, một giáo dục uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn những người tạo lập, những vị tiền bối có công  với xứ sở. 

 

Nha Trang ngày lễ hội Vía Bà Thiên Y A Na ngày 22 tháng 3 âm lịch

Trần Thị Phong Hương