NoiCoDonDiuDangTTTruc

 

Nỗi cô đơn dịu dàng (*)

 

(*) rất b́nh thường nỗi nhớ
rất b́nh thường tan vỡ
em sẽ hát ru ḿnh bằng điệp khúc mưa
quên hết những xa xưa
em bước lên con tàu định mệnh
dẫu chẳng biết nơi nào là điểm đến
bước có dài cũng chẳng đuổi được nhau
em chẳng đợi đâu
khi trong anh t́nh yêu em không c̣n thổn thức
khi trong em trái tim mang đầy vết sướt
nỗi cô đơn thật dịu dàng
những cơn mưa thật dịu dàng…

Phạm Ngọc

 

 

 

 

1.

 

Sinh nhật cưới mà người ta cũng muốn phô bày bằng một dạ tiệc. Mỗi bàn đươc sắp xếp mười chỗ ngồi. Thực đơn đủ mười món, (nếu tính luôn phần phó mát và cà phê tối). Trên mỗi bàn, ngoài những chén nến lấp lánh được chưng diện trong chậu nước bằng thủy tinh, c̣n có rượu vang, nước lọc, coca-cola, orangina, 7 up. Chồng bác sĩ, vợ dược sĩ, tha hồ dư tiền chiêu đăi anh em bạn bè. Nhưng cặp vợ chồng “hai chữ sĩ ” này coi vậy mà xuề x̣a, dễ thương. Cả hai đều mê karaoké, văn nghệ, nhảy đầm. Tha hồ cho các cô, các bà, các ông, nóng nảy dành nhau đứng trước micro. Có khi lại giận nhau, chỉ v́ người kia hát được đến hai lần, người nọ hát đúng mỗi một lần. Người ta hăng hái lật mấy tập sách chép đầy bài hát. Người ta mê mẩn ghi tựa bài lên trên một tờ giấy, thêm số bàn đang ngồi nữa cho đủ. Rồi chờ mong tới phiên ḿnh được gọi tên. Ánh đèn sân khấu quyến rũ ḷng háo hức con người như thế đó. Diện đẹp để được chiêm ngưỡng. Thành thử ra cần phải đứng nhiều hơn là ngồi. Người được mời lên ca, như thể được mời lên bục lănh phần thưởng danh dự. Người được tặng bài ca, hạnh phúc đầy. V́ khi không được nhắc tên giữa đ́nh giữa đám.

 

Tất cả những điều nho nhỏ trong dạ tiệc đêm nay chắc sẽ vây quanh mỗi chủ đề này nếu như cánh cửa đừng bất ngờ mở ra. Đừng mang theo cơn mưa. Đừng cúi nhặt những ǵ đă mất.

 

2.

 

Chiếc Citröen cũ, trùng tên họa sĩ Picasso, chở bốn người rời xa lộ.

 

Lần nào cũng thế. Sau những chiều tập dợt nhạc lại kéo nhau đi ăn. Ngay trong khu 13, Paris phố, thịnh vượng là nhờ các bàn chân lang thang nghệ sĩ. Nghệ sĩ lười, nhưng siêng nhà hàng. Phải xài tiền, phải biết ăn uống mua sắm th́ mới mong nước nhà mau hùng mạnh.

 

Kêu tô phở, ch́a đôi đũa gắp mấy cọng bánh sợi lớn đưa vào miệng. Ngon tuyệt cú mèo. Tô phở ngun ngút khói, vừa thổi, vừa ăn. Bên tay kia đưa chiếc muỗng súp húp miếng nước phở, bên tay này lại gắp thêm vài cọng bánh khác đưa vào miệng. Ăn hả hê. Ăn đă phê hơn phải nhai, phải ngốn một cái hamburger, (mà mỗi lần cắn hai miếng bánh ḿ kẹp thịt ḅ, lót phó mát, không biết phải nhai làm sao cho sốt cà chua đừng dính đầy ở hai bên mép). Giá tô phở với giá một cái hamburger gần tương đương nhau. Khác nhau là trong phở thơm ngây ngất mùi xương ḅ, hành lá, hành tây, ng̣ gai, rau quế. Vắt thêm miếng chanh. Rắc thêm chút tiêu. Chan thêm miếng tương ngọt, tương ớt. Nếu chưa thỏa măn với độ cay, mùi thơm, th́ vùi thêm vào trong tô phở vài khoanh ớt tươi. Ai đó nói:

- Thêm giá sống nữa sẽ nuôi được giọng ca ấm cúng.

Ai đó cười:

- Tui có phải là ca sĩ đâu mà cần giữ giọng giữ giếc chớ! Bỏ mấy cọng giá vào phở chỉ làm nước phở nhạt thếch.

Ai đó vừa nói, vừa cười, vừa ngước mặt xin thêm chén nước béo. Làm như thể, mấy miếng gầu trong tô xe lửa đặc biệt nổi lênh láng trên mặt nước chưa đủ vậy. Cô gái mang cặp kính cận có khung chữ nhật đen cười nghịch ngợm:

- Ăn cho cố đi anh. Mở bọc tim. Sớm vào thăm Cô Chín, (hôpital Cochin). Hết lễ lộc rồi, bệnh viện có giường trống nhiều lắm!

Ăn uống mà cũng không yên thân, cũng bị ḍm ngó ở cái thế gian này.

Rồi ồn ào, dự tính, với chuyện áo quần sẽ mặc cho đêm văn nghệ sắp đến.

- Quần tây đen, áo chemise đen, đèo con khô mực xám ngay cổ, bảo đảm quư phái sang trọng.

- Trời ạ! Tối mù mịt như em đến thăm anh đêm 30 th́ có.

Lại cười.

 

Anh bồi bàn chạy ngược xuôi xém chút nữa tưới nguyên chén nước mắm vào cái bàn có cô gái ngồi cạnh cửa ra vào toa-lét. Sẵn anh gần đây, kêu tính tiền luôn cho gọn. Phở trong quán này OK nhưng lại không thể ngồi cà kê dê ngỗng. Bởi câu giờ mà trong khi bên ngoài thiên hạ sắp hàng dơi mắt ngóng t́m chỗ là mất phê rồi.

 

Hết phở th́ làm ǵ cho hết buổi tối nay?

- Cà phê?

- Cà phê!

- OK! Cà phê!

 

Lại kéo nhau vào cái quán nằm ngay trên góc: Choisy-Tolbiac.

 

Đă bao lần ngồi muốn ṃn ghế nơi đây chỉ để thi hành mỗi bộ môn nghệ thuật. Đó là, “nghệ thuật không làm ǵ hết!” Đôi khi mang theo tờ báo rồi vất bừa một góc trên bàn chờ nắng về sưởi ấm. Đôi khi giở trang báo mà mắt lơ đăng ngó xa xôi. Từ chỗ ngồi nh́n ra, lan-can nhà ai c̣n sót lại một bông hoa cánh đỏ. Mùa Đông rồi sẽ dứt. Chậm thế nào mùa Xuân cũng trở lại. Tha hồ cho lũ chim chóc, bồ câu, ríu rít rượt đuổi nhau trên hành lang cổ tích.

 

Đă bao lần t́m đến café Tolbiac chỉ để nghe tiếng muỗng, ly, chén, nĩa rền vang. Quán không để nhạc nhẹ êm dịu nào. Thế mà ngồi chờ chực bên này ngước nh́n ra ngoài kia là những chuyến xe buưt 62, (lúc nào cũng chở đầy người), những chiếc xe bốn bánh đủ loại đủ mầu, rồi xe hai bánh, xe đạp, cùng người đi bộ ngược xuôi tự dưng cảm thấy ḷng thanh thản bất ngờ. B́nh yên vô t́nh đậu lại. Cái khoảnh khắc ấy tuyệt vời. Đó có phải là do cảnh vật xung quanh chi phối nên ḿnh có thể vui theo với cái vui của mọi người. Và ḿnh sẽ rước về nỗi cô đơn khủng khiếp khi mọi sinh hoạt thường nhật của thành phố khép lại.

 

3.

 

Hai, hay ba giờ sáng rồi không nhớ. Anh cho xe chầm chậm đến ngă ba. Dừng lại ở đèn đỏ.

Paris đang là tháng Giêng. Trời tháng Giêng mưa bay. Gió luồn thổi tung tháp lá đậu hờ qua ngày.

 

Paris đang là cuối Đông. Những ngày cuối mùa hững hờ, buốt lạnh đáng ngại giữ riêng trong ḷng. Mà thôi, tạm bỏ quên nhánh cây đẫm ướt mầu nâu, đỏ, úa, tàn. Anh sẽ nói về em. Th́ lúc nào anh chẳng nói về em!

 

Ánh mắt anh liếc nh́n lên tấm kính chiếu hậu. Con đường nhà em c̣n lại dấu chấm sau lưng. Hai, hay ba giờ sáng rồi không chừng.

 

Em cởi chiếc giày ra chưa hả nhỏ. Nhớ lau khô những ngón chân, rồi bôi dầu Vicks cho bớt mỏi. Hai viên thuốc cảm mầu nâu anh gói trong chiếc khăn mỏng nằm ngoan trong túi áo, (bên chỗ giấu trái tim em đó), uống giùm anh nghe không. Cái đầu bướng bỉnh. Cái đầu biết gật-lia-gật-lịa nhưng sao ánh mắt em không có vẻ ǵ nghe lời anh hết! Anh biết em dạ cho có nhưng vẫn cứ nhắc. Nhớ uống giùm anh viên thuốc. Lên giường ngủ ngoan. Hồi năy em hắt hơi mấy cái rồi đó. Nếu không v́ cuộc họp vô duyên mà sáng mai em phải có mặt sớm trong hăng anh sẽ xin cho bằng được ly cà phê nóng.

 

Thật ngớ ngẩn khi hỏi, sao em không giữ chân anh lại giữa mưa khuya như thế này?

 

Mưa ngoài kia và, gió lớn ngoài kia. Mưa mà có người đành đoạn tiễn anh ra tận thang máy. Mỉm cười ngọt ngào. Ung dung lời chào. Rồi đẩy anh vào trong cái hộp sắt lạnh tanh, hăng hái bấm con số 0. Mời anh đi cho rảnh nợ! Vậy mà cũng gọi là thương. Thương mà nhét vào tai anh mười mấy nốt nhạc thất lạc bất thường. Thương mà sợ, ngủ không đủ giấc sáng mai thức dậy mặt mũi sẽ không giống ai. “Thương anh vô cùng” đó. Thương nhịp chi mà khi thang máy run rẩy lắc lư làm thành tiếng động lớn trước khi hai cánh cửa đóng chặt lại không hề gây cho em chút ăn năn hối cải. Mất công anh trong này vớt vát nỗi mộng mơ. Tưởng tượng ngoài kia em sẽ chợt nhớ ra em vừa làm điều ǵ đó không phải. Em sẽ hối hả chạy bộ xuống bên dưới. Ánh mắt em sáng ngời hạnh phúc khi thấy anh vẫn c̣n đứng đó. (Đi ǵ nổi khi vác cái hôn nửa vời ra khơi!) Em sẽ ṿng hai tay ôm cổ anh. Rồi tựa hẳn em vào anh như đă. Những ngón tay dịu dàng quen hương người lùa trong tóc. Em sẽ vít cổ anh xuống. Sẽ hôn anh như chưa bao giờ như thế. Để rồi sau đó, (lần nào cũng vậy hết), anh lại quưnh quáng vỗ về tha thứ. Bao nhiêu tủi thân bay xa hay làm như, chưa hề có.

 

Anh gọi sự thổn thức ấy là sương mù buổi sáng. V́ sao là buổi sáng? Điều ấy có riêng em biết. Anh không giải thích cho ai khác hiểu. Sương mù lăng đăng bồng bềnh. Đẹp chết người và, cũng chôn được người.

 

Đứng bên dưới này anh chờ đợi em, công chúa nhỏ. Chậm thế nào rồi em cũng sẽ từ mấy nấc thang vội vă bước xuống ôm chầm lấy anh ăn năn. Nhưng chờ hoài chẳng thấy ǵ khác ngoài cái xa xôi thấm lạnh. Anh giận anh, rồi giận lây qua em. Giận luôn cả thế gian đầy bất công này. Anh xoay lưng lững thững đẩy cánh cửa sắt đời Vua Chúa. Thời buổi này mà c̣n giữ lại ba cái của quư cố lố sĩ nặng hơn ch́. Cánh cửa nặng hơn ch́ hay là cái nhấc chân của anh nặng hơn ch́?

 

Một ḿnh trong xe, anh nhớ em quay quắt. Thế là anh không để ư ḿnh vừa làm một cử chỉ rất ga lăng với người hành khất đang đứng khập khễnh trong mưa. Anh đạp nhẹ thắng, ra dấu mời người hành khất ấy băng qua đường nhưng mà người ấy không muốn hiểu như thế. Người ấy rời vỉa hè hướng về chiếc xe anh, ung dung mở cửa bước vào. Chễm chệ ngồi. Mùi rượu xông lên khắp nơi. Xem chừng như anh là vị ân nhân duy nhất c̣n sót lại trên cơi đời trần tục này. Rồi thoải mái đọc cho anh một địa chỉ xa xôi tận phía Bắc Paris. Anh nói anh không đi về hướng ấy. Anh gắng kiên nhẫn giải thích, là anh không đi về hướng ấy. Anh yêu cầu người có mái tóc ướt phủ đầy gương mặt và mùi rượu nồng nặc xuống xe. Mà người ta có chịu xuống xe đâu.

 

Em có biết không nhỏ, em đă làm một điều sai lầm hơn bao giờ. Nếu như em chịu giữ anh lại trong căn pḥng cùng ly cà phê nóng giữa đêm khuya th́ đâu có cái sự cố xảy ra như thế này. Thiệt t́nh. Đúng là thiệt t́nh!

 

Anh năn nỉ gần hụt hơi. Vừa năn nỉ, vừa đuổi. Cuối cùng cũng dỗ ngọt được con ma say ra khỏi xe với tờ giấy 10 euros (chắc chắn là hồn ma phải say xỉn, u tối, mới không nhận ra tấm giấy nghèo nàn chỉ có mỗi 10 euros!)

 

4.

 

- Lấy cái máy sấy tóc giùm em, anh ơi. Lạnh quá!

Anh nghệch mặt ra mất vài giây:

- Lấy máy sấy tóc để làm ǵ?

- Anh cứ đưa đây cho em cái đă. Gắn điện vào! Em nói như ra lệnh rồi vén tấm chăn bông mầu xanh cho máy sấy tóc vào tị nạn.

- Thấy chưa, ấm hết biết luôn chưa?

- Khỉ! Em lúc nào cũng lạnh…

- Trời bên ngoài nhiệt độ đang xuống thấp mà nói không lạnh.

- Nóng gần chết th́ có!

- Lạnh bắt chết th́ có!

Anh cười hiền, siết nhẹ vai em thay cho câu trả lời.

Yên lặng một lúc, em lại trở ḿnh than sao đau bụng phía tay phải. Em ít khi than van điều ǵ cho nên mỗi khi em than thở điều chi anh đâm ra lo.

- Lấy cái hẹn đến bác sĩ chưa đó?

- Chưa!

- Bộ định chờ đến giờ tí canh ba mới đi lận hay sao cô nương?

Anh chọc em nhưng cùng lúc trong anh mọc lên nỗi lo ngại xa xôi.

- Ồ, chắc là có “que que thiếu chủ” ǵ đó thôi!

- Que que thiếu chủ! Anh nói bậy nói bạ không hà!

 

Anh bật cười. Hạnh phúc là cái cau có, phụng phịu dễ thương em vừa cho.

 

Anh xoay người em sát gần anh hơn. Hương người hay hương t́nh yêu mà sao mê đắm quá chừng. Anh th́ thầm bên tai em. Anh kéo tấm chăn bông trùm kín đầu hai đứa. Nếu lỡ như có ngộp thở đứa này sẽ biết cách tiếp đứa kia truyền không khí nghe. Ḿnh sẽ nằm trong nhau như thế cho hết mùa Đông em nhé. Bao giờ mùa Xuân thật sự trở lại ḿnh hẵng thức dậy.

 

Nhỏ yêu dấu, bắt đầu từ bao giờ anh hay chia động từ ở th́ tương lai như thế. Anh nghĩ về một bức tranh. Có anh, có em và, chiếc xích đu mang đầy sắc mầu trẻ thơ.

 

5.

 

Sau mùa Saint Valentin độ một tuần, em có ư muốn trở lại khu Montmartre chụp cho được một số h́nh những con đường ngoằn ngoèo về đêm. Anh đồng ư ngay, đương nhiên rồi, nhưng với điệu kiện trời không mưa ḱa. Anh viện lư do, trời mưa sẽ khó canh h́nh, khó bấm máy lắm, đường lại trơn trợt không lư do ǵ em lên trên đó để đứng trốn mưa dưới hiên. Em không vui, anh đoán không sai. Em nói :

- Anh cũng nghệ sĩ mà sao không có romantique ǵ hết trơn á!”.

 

Nhưng cuối cùng em cũng để anh sắp xếp công việc. Anh hẹn em cái thứ bảy đầu tháng Ba. Anh nhắc em nhớ mang theo khăn choàng, v́ lên trên đó trời nhiều gió, nhiệt độ khác hơn so với “đất liền”. Mặc đồ “lơ tơ mơ” không cẩn thận rất dễ bị viêm cổ họng. Sự thật là anh hay nhắc chừng em. Anh như ông cụ non hay nhắn này nhắc nọ. Trước sau ǵ rồi em cũng quen thôi, công chúa à! Anh không nhắc chừng chừng không được bởi mỗi khi em cảm mạo thất thường, em không cho anh hôn. “Nắm tay thôi, th́ được!” Giọng em khàn cổ mà cũng gắng ban bố mệnh lệnh. Những lúc ấy em không c̣n là công chúa trong anh nữa. Em là hoàng hậu. Chỉ có hoàng hậu mới hay tuyên bố này nọ. Công Chúa ham chơi, không mê cai trị, thành thử ra nói chuyện dễ làm mưa nắng bâng khuâng. Anh không thích em trở thành hoàng hậu chút nào. Anh càng không sợ lây con vi trùng nào hết. Nhưng em cứ lờ đi. Em “măng phú” lời anh nói. Em quay sang phải, em quay sang trái. Trăm ngàn sợi tóc thản nhiên quấn quưt chuyện tṛ.

 

- Em không muốn lây sang anh bất cứ con vi trùng nào. Nghe chưa?

Anh nắm tay em giật lại.

- Không nghe!

Vậy mà trước đó, (lúc mới quen đó), em nói không gợn chút suy tư:

- Yêu nhau là phải nương tựa nhau. Mấy con vi trùng mà hề hấn ǵ!

 

Ngoài phố những bông hoa Anh Đào năm nay nở sớm. Thường th́ Anh Đào tượng trưng cho nắng ấm, báo hiệu mùa Xuân về. Nhưng năm nay, hoa có vẻ khép nép chịu đựng trong gió băo quá. Thế mới biết, thời tiết lạc lối ảnh hưởng vô cùng đến thiên nhiên.

 

6.

 

Buổi sáng trong lúc nghe nhạc, em gọi lại. Bao nhiêu dặn ḍ ấm áp rót xuống cà phê anh.

 

7.

 

T́nh cờ anh gặp lại một bài viết của em. Bài viết không ghi ngày tháng.

 

… Em trở ra ngoài nhà bếp, ăn bún riêu một ḿnh.

- Anh có mê ăn cái món nhiều cà, nhiều nước, nhiều rau, này không?

Có người cho rằng, bún riêu là món rẻ tiền bởi chẳng thấy thịt thà ở đâu hết. Toàn là cà chua phi với hành lá, toàn là riêu cua (đông lạnh) trộn chung với trứng gà, cho đẹp mắt. C̣n lại toàn là nước với nước. Cái mầu riêu đỏ đỏ vàng vàng, ngó nghèo thấy mồ! Chan nước riêu vào ăn với bún, với cơm, với rau muống chẻ. Rồi h́ hụp bưng lên mà húp. Chẳng có ǵ khác! Kỳ thật, bao nhiêu đó gia vị mà người ta vẫn than ngắn than dài, là "chẳng có ǵ khác".

 

Anh có nghĩ vậy không?

 

Em đang ngồi một ḿnh, nói chuyện một ḿnh. Ơ không, nói chuyện cùng mấy cọng bún nho nhỏ nằm ngoan trong ḷng bàn tay. Hồi năy em luộc bún hơi quá thời gian nên bây giờ mấy cọng bún này mềm quá. Người ta chẳng thường hay ví von t́nh cảm của một người yếu đuối tựa như bún đó sao?

 

Em đi làm lại thứ hai này rồi. Mường tượng ra trăm việc đang trông chờ, thấy ngán quá. Bên ngoài (phía tay trái, từ chỗ em ngồi), bầu trời khoác theo chiếc áo mây bằng lụa trong veo. Mới mưa dầm mưa dề lúc năy bây giờ nắng lại ấm áp chan hoà. Làm như cơn mưa lớn ban năy chưa hề có. Em để ư mỗi lần bị trúng mưa, về được đến nhà rồi thói quen đầu tiên là phải đi gội đầu ngay. Không thôi da đầu ngứa ngáy khó chịu lắm! Nước mưa từ trời rơi xuống th́ dễ thương, nhưng v́ phải xuyên qua mấy đường mây, xuyên qua mấy rặng cây, trộn lẫn với mấy cái nhà máy thở đầy khói xám cho nên khi nước mưa dừng lại trên tóc em, nước mưa bớt dễ thương.

 

Anh biết ǵ không? Mưa canh chừng em đó. Mưa mời mọc em nữa. Mưa đợi em hong khô mái tóc xong, mưa đợi em mở cửa bước xuống đường thênh thang ra phố là mưa vồn vă trở về ngay! Nếu cái mầu mưa trên tóc, mềm mại, ngọt ngào t́m thấy trong thơ, th́ cái xa vắng của mưa càng dễ làm cho nỗi nhớ lao đao hơn trong nhạc. Nhưng thật ra, anh biết ǵ không (nữa, lại "anh biết ǵ không") khi mưa bám trên tóc, tóc sẽ đan thành những sợi rối, khó gỡ lắm. Tựa như nước mưa đẫm ướt trên da thịt. Mưa sẽ lan nhanh vào cơ thể. Mưa sẽ gởi lại trái tim con vi trùng sốt nghịch ngợm thương nhất trong ngày. Đến lúc ấy, tha hồ khép hờ con mắt, giả đ̣ mê man ngủ (sốt mà!) Hy vọng ai đó trong cổ tích sẽ bước ra. Một bàn tay đặt dịu dàng trên trán, một bàn tay đặt nhẹ lên chỗ có trái tim.

 

Anh ngủ ngon nha, lát trưa em ghé lên văn pḥng một chút. Có cô bạn đến làm việc hôm nay và ngày mai (thứ Bảy, Chủ Nhật mà phải lấy métro lẻ loi đi làm, chán quá). Em ghé lên ăn trưa thôi. Cô ta dọa em là phải uống thuốc bổ từ ngay bây giờ, v́ giấy tờ, hồ sơ đang có đà vượt qua cái chiều cao của màn h́nh máy vi tính rồi. Vượt qua màn h́nh máy vi tính là cỡ ba gang tay chứ ǵ? Ồ nhằm nḥ chi. Chuyện nhỏ. Em cười trong điện thoại. Bên Pháp, luật làm việc là 35 giờ một tuần, tùy các hăng xưởng phân công như thế nào. Như hăng em, là 37 giờ một tuần, cho nên mỗi một tháng em có quyền lấy một ngày nghỉ (đương nhiên nghỉ ăn lương). Cứ tính trung b́nh bốn tuần lễ em có một ngày nghỉ phép như thế. Và tổng cộng là 13 ngày nghỉ đặc biệt này trong năm. Có điều là em không có quyền lấy một lúc 13 ngày phép mà cứ phải bốn tuần chọn một ngày. Và nếu áp dụng theo đúng luật lao động em sẽ làm việc một ngày "không được hơn 8 tiếng". Nhưng nói là nói vậy thôi, có lúc tụi em làm việc hơn 9 tiếng nói chi "không được quá 8 tiếng" trong ngày! Công việc hôm nay mà trên tấm lịch đă đánh dấu những chương tŕnh, thời hạn cho ngày mai, tháng tới, năm sau. Ai nói dân Tây làm việc "cà tàng" đâu? Không ai giữ chân tụi em ở lại trễ khi có công việc nhiều, mà người ta chỉ yêu cầu giao hồ sơ đúng thời hạn thôi. Cho nên, cái việc ở lại trễ để làm cho xong công việc (không được trả thêm lương phụ trội) là b́nh thường! Trừ khi phải làm việc cho thứ Bảy, hay Chủ Nhật, th́ được quyền lấy bù một ngày nghỉ. Mà thôi, dẹp hai cái ngày lao động vinh quang này đi, cực chẳng đă. Đoạn đường để vào hăng ngày thứ Bảy vắng vẻ ghê lắm, xe lửa điện chạy ra ngoại ô mà. Chuyển ḷng ṿng từ trạm Opéra để lấy hướng về Nanterre-Préfecture. Hành lang chờ, bến đợi, không phải trong tuần nên tất cả mọi thứ đều trở nên hiu hắt. Một tiếng động nhỏ cũng đủ làm em giật ḿnh. Vắng vẻ quá đâm ra nghi ngại đủ điều!

 

Em hẹn cô bạn sẽ ghé vào lúc 12 giờ 30 trưa. Cô đang trong t́nh trạng xuống tinh thần. Bệnh lên, bệnh xuống, mà không chịu ở nhà nghỉ ngơi. Cô đơn, buồn, dễ bị lợi dụng, nợ nần chồng chất. Ai nói dân Kế Toán biết tính hay, biết tính kỹ? Đếm sơ sơ có hai cái bóng quờ quạng đứng ngặm đắng cay ngoài sân rồi đó! Có mấy sợi chỉ rối mà gở hoài không ra. Vậy mà công việc trong văn pḥng cũng đâu vào đấy. Cũng khá đó chứ! C̣n chút sáng suốt biết phân biệt việc nào công, việc nào tư, rơ ràng. Tự dưng em thở dài, ngán ngẫm. Coi vậy em cũng c̣n đỡ vất vả hơn cô bạn người Ư này nhiều lắm. Có băng qua cái đoạn đèo gắt gay, say lên say xuống, ra được đến con đường bằng phẳng mới biết thế nào là ta vừa ói ra mật xanh! Cảm sốt nguyên ngày thứ Sáu, nên thứ Bảy phải đi làm bù. Rồi sẽ thêm ngày Chủ Nhật làm bù cho cái sốt hôm thứ Hai trong tuần qua. Tinh thần yếu, nên cơ thể sẽ càng khó chống chọi lại mấy con vi trùng. Nay sốt, mai sốt, kéo dài như thế này măi th́ lấy thuốc ǵ mà trợ cho nổi bệnh suy nhược. Em hỏi:

- Ăn uống ǵ chưa?

Bên kia đầu dây trả lời:

- Nhà vắng vẻ thế này, biết ăn uống với ai.

Mấy nốt nhạc vừa gơ trên phím đen, nghe chùng muốn đuối người. Em cố nói:

- Th́ bên này cũng đang ngồi ăn một ḿnh đó thôi. Một ḿnh. Một ḿnh. Hai chữ quen thuộc lắm. Hai chữ thân thiết lắm.

- Bạn hăy cố gắng vượt qua. Nói thật đó!

- Thật ǵ? Nhà bạn c̣n có người này, người kia. Nhà tôi chỉ c̣n mỗi tôi thôi. Hai đứa con tôi về thăm ông bà hết rồi.

Em hơi do dự một chút rồi gặng hỏi:

- Người ấy đâu nữa rồi?

- Người ấy à? Hôm qua có về nhưng độ hai tiếng sau lại đi nữa rồi. Hôm nay, chắc là tối mới lại về. Ơ cũng không có ǵ chắc cả. Không biết sẽ trở về đêm nay hay không. Nhưng bất cần!

- Biết nói "bất cần" mà sao lại tự tiếp tục hành hạ ḿnh như thế.

Im lă.ng. Tự dưng mọi thứ trở nên lặng câm. Chúa ơi, không biết bên kia đầu dây cô bạn đang làm ǵ. Trời ơi, đáng lư ra không nên nói câu này. Ai đời đi xúi người ta bỏ nhau chứ.

Em quưnh quáng:

- A lô, a lô đâu mất rồỉ?

- Đây, chứ đâu!

Tiếng ai đó cười mà ngỡ như khóc.

 

Em nhớ có đọc đâu đó một câu viết đại khái như thế này, "Thà phải sống một ḿnh c̣n hơn phải sống với một người mà ḿnh không hạnh phúc".

 

Hôm nay, em viết thêm: "Thà phải ngủ một ḿnh hơn là phải ngủ chung với một người mà cả hai không mang lại cho nhau hạnh phúc!"

 

Vợ chồng sống chung trong một căn nhà mà không ai quan tâm ai, khi có chuyện cần thiết th́ mới giao tế. Sống theo kiểu "bổn phận công dân" v́ con cái, v́ ḍng họ, v́ tách ra th́ không thể trả nổi tiền nhà, tiền thuế, tiền bảo hiểm, tiền học cho con cái (mấy cái nốt nhạc ấm ớ này nghe khô khan quá chừng). Ồ nhưng mà đôi khi sống chung nhà lại làm cho t́nh thế bớt căng thẳng về vật chất hơn là trọ chung pḥng, nằm chung giường, mà không có ǵ xẩy ra! Gần như thế đó mà ai bệnh hoạn ǵ cũng không màng, ai sắp chết cũng không kham. Chung một giường nhưng không chung một chỗ nằm, không chung một hướng nh́n. Mỗi người là một vách tường câm. T́nh yêu ǵ, chán như cơm nguội mùa Đông!

 

Anh có nghĩ vậy không?

 

Nói ǵ th́ nói sao em thấy tinh thần cô bạn em càng lúc càng sụy sụp quá. Sau ngày Sinh Nhật của cô, sáu người lính xe cứu hỏa đă mang cô vào khẩn cấp trong nhà thương. Cơn động kinh âm ỉ tái phát. Cô chụp, cô ném, bất cứ thứ ǵ t́m thấy trên lối đi. Cô la, cô hét, như không phải là cô b́nh thường của mọi ngày nữa. Cho đến một lúc cô không cảm giác được điều ǵ thêm, cô không nhận diện ra ai, thế giới mù rồi, cô mù rồi. Giẫy giụa. Khóc lóc. Sáu người lính cứu hỏa giằng co lắm mới khóa được hai cánh tay cô, đôi chân cô rồi cột cái thân thể ốm nhom lên chiếc băng ca chở khẩn cấp vào nhà thương (người ấy, coi vậy cũng c̣n chút lương tâm đó chứ, biết nhấn hai con số 18 cầu cứu sở cứu hoả đến khẩn cấp để mang cô đi trị liệu). Đó, thấy không, ai nói cái người ấy sống không t́nh, không nghĩa đâu!

 

Cô bị khủng hoảng tinh thần lên đến mực cao độ. Vậy mà ngay lúc ấy, em đă không nhận ra những thông điệp nguy hiểm này. Trước ngày em đi biển cũng là ngay ngày Sinh Nhật cô, em c̣n gọi lại chúc mừng: "Sinh Nhật vui vẻ nghe. Mọi buồn phiền rồi sẽ dần dần qua đi, hăy cố gắng lên!"

 

Thế mới biết khi người ta càng đau khổ người ta sẽ càng che đậy, giấu kín nỗi đau riêng, một ḿnh.

 

Anh có nghĩ vậy không?

 

 

8.

 

 

- Khi người ta lớn, người ta sẽ có bồ!

- Sẽ có bồ! Rồi sao?

- Th́ có bồ để diện đẹp đi phố. Có bồ để biết giận, biết hờn, biết làm khổ một người, cái người không may mắn nào đó. Có bồ để biết ghen tương nhỏ nhặt và tha thứ bao dung. Nói chung chung, có bồ cho giống người ta. Nếu không muốn bị coi là lạc hậu, là không b́nh thường!

- Em quả quyết như vậy à?

- Chắc chắn luôn!

- Tạm tin cách lư luận em. 6/10!

- Ǵ có 6/10, ít xịt vậy?

 

Anh nhún vai cười.

 

Cái lạnh tháng Tư rớt lại đầu ngỏ. Mùa Xuân hiếm hoi nắng. Mùa Xuân mà áo khoác mùa Đông chưa thể nhốt lại trong tủ (th́ xá chi chiến tranh giữa anh và em kéo dài gần tháng nay chưa dứt). Em liếc gần liếc xa để cuối cùng gởi lại chuỗi ngày buồn. Anh tưởng anh hay lắm đó hả? Đâu có đâu. Có! Sao em biết là có? Em nói có, là có! Em ngang tàng khỏi chê. Anh im lặng. Anh tưởng, anh sẽ quen dần thôi, cái mầu nhớ nhung lặng câm. Em tưởng em sẽ quên dần thôi, tên anh. Tiếc là không có tấm gương nào đó cho hai đứa cùng soi. Lúc giận hờn trông chắc rất mắc cười.

 

Cà phê sáng nay, nhợt nhạt hết biết.

 

Thật ra, những điều em phân tích gần gũi với anh lắm. Nhưng không hiểu sao mỗi khi đối diện với câu chuyện t́nh cảm anh hay nghĩ rằng trong t́nh yêu nếu đồng tâm đồng t́nh quá th́ mọi việc sớm trở nên nhàm chán?

 

9.

 

 

Buổi chiều, hai đứa đứng núp dưới bóng cây Anh Đào. Cạnh bên là quán sách Shakespeare nh́n ra Nhà Thờ Đức Bà. Phân nửa miếng bánh men ngọt vừa chia cho nhau. Em ôm cánh tay anh hôn vội trên mầu da thơm. Chút lăng mạn ấy tự dưng làm anh cảm động. Em gọi nhỏ:

- À anh...

- Gi` em?

- Khi bước sang cái tuổi đă hai ba lần tan vỡ hai người nam nữ quen nhau th́ gọi là ǵ cho đúng? Bồ chăng? Coi có vẻ trịch thượng quá chăng? Giới thiệu như thế nào mới đúng, « Cô này, (hay anh này), là bồ tui đó! ». Ố là la, nghe coi bộ chướng tai quá. Thử gọi lại xem nha, « Cô này, (hay anh này) là bạn tui đó!". Nghe tương đối đỡ hơn chút. Nhưng ư nghĩa về chữ bạn trong đây có mơ hồ lắm không anh? Thế nào mới gọi là bạn được trong khi ông Adam và bà Eva c̣n lỡ ăn trái cấm và có xem nhau như bạn bè được đâu ta! Trong ca dao Việt Nam ḿnh cũng gắn liền câu nói,"Nam nữ thọ thọ bất thân"đó sao. Ngoài mấy cái từ này, em trầm ngâm suy nghĩ có thể mạnh dạn giới thiệu," Cô này, (hay anh này), là người yêu tui đó!" Nghe chết điếng liền. Cả hai cùng chết điếng, biết tại sao không?

 

Em nói trống trơn như thể cho con ốc sên ḅ đâu đó trên chiếc lá nghe.

- Tại sắp mang cùm vào cổ đến nơi rồi.

Em nói huyên thuyên xong nh́n anh cười. Em không hỏi ư kiến nhưng sao tự nhiên anh cũng hăng hái như có ai gọi mời:

- Gọi nhau là ǵ cũng được miễn đừng phải lên nửa cái tông mi thứ nghe thất thường kiểu "tôi-tôi-anh-anh" hay, "cô-cô-tôi-tôi", là ổn rồi há!

Em nh́n anh đồng t́nh.

 

Trên lư thuyết t́nh yêu lúc nào mà chẳng đẹp và lăng mạn! Chỉ khi áp dụng vào lư thuyết người ta mới hay lo vẩn vơ những chuyện như lấy ǵ để tin chắc rằng là bền vững khi những đón đưa, t́m hiểu rồi cũng có lúc trở thành nhàm chán. Đến lúc đó người ta sẽ dễ có cớ chọn lựa nhanh chóng hơn. Chẳng hạn như đưa đến quyết định chung sống với nhau cho rồi, cho đôi bên cùng góp phần tham dự công cuộc giảm thuế lợi tức hay là hẹn ḥ ở ngă ba nào đó, chưa kịp chờ đèn xanh phựt lên mỗi người rẽ đi một ngă cho xong …

- Đúng không?

- Anh nói nghe cũng được…

- Sao lại cũng được? Được quá đi chứ!

 

(Đó, thấy chưa? Chẳng bao giờ em chịu công nhận, « Anh nói nghe có lư quá» hay, « Anh nói nghe đúng quá ». Thành thử hai đứa hay căi nhau là vậy đó công chúa à. Anh định nhắc chừng em bằng nụ hôn ngon. Rời xa ba cái tranh luận này nghe nhỏ. Chán thấy mồ đi. Nhưng em dửng dưng trên những vui buồn. Em lờ anh luôn).

 

10.

 

 

Không muốn tin vào sự thật cũng không được. Như lớp sương dày đặc cách mấy rồi cũng tan. Như chuyện hai đứa lạc nhau không c̣n trong nghi hoặc. Chốn xa vời ấy có ǵ quyến rũ để chúng ta hành động như vậy. Bao nhiêu dự định sẽ làm, không làm. Mầu ǵ trong cơn mưa làm rối đi những ước mơ.

- Anh có nghĩ vậy không anh?

 

Giọng em tẩm mật. Nhắc anh mỗi lần hụt hẫng. Buồn da diết. Nản đến độ không tha thiết với cuộc đời. Bao lá thư nằm ngoan trong góc đợi. Nỗi xôn xao biếng lười. Anh cảm nhận được giọng em lo lắng bên kia đầu dây. Lâu quá rồi đó những xúc động. Nhưng sao chưa thể đưa anh trở về. Biết có c̣n kịp không? Đầu óc anh hoang mang bên những viên thuốc đắng. Ngày tháng của anh đă quá quen chịu đựng nỗi đau. Anh không muốn thấy em lo lắng. Chỉ có vậy thôi công chúa yêu dấu. Mai mốt em sẽ hiểu v́ sao anh trân trọng từng giây phút nhỏ hạnh phúc khi ḿnh bên nhau.

 

- Anh sao vậy?

Bất giác em gọi. Anh ngó lơ qua khung nắng ngoài kia. Cái giọng thờ ơ uể oải quá chừng:

- Nắng mưa đó mà. Chắc phải vào nhà thương thôi.

- Anh bị bệnh ǵ mà cần phải vào nhà thương lận?

- Trầm cảm. À không, tâm thần. Bệnh tâm thần!

- Em không nghĩ vậy đâu. Bệnh trầm cảm là ăn thua ḿnh. Ḿnh muốn hết buồn, nó sẽ hết buồn.

Rồi giọng em thấp dần như sợ ai nghe lén. Rồi giọng em nhỏ dần nhưng anh nghe và hiểu hết:

- Anh có đọc thư em mấy hôm nay không?

- Ơ, thư nào ta?

- Thư... thư …

Em ngập ngừng mất mấy giây rồi cuối cùng cũng quyết định hỏi cho rơ chuyện:

- À, thư chúc sinh nhật anh đó mà! Anh có nhận được không?

- Ồ, lá thư sinh nhật. Ơ, có. Anh có nhận được.

- Em không thấy anh trả lời …

- Anh chưa mở ra xem …

- Anh chưa mở ra xem?

Anh nghe được nỗi trách móc em, nhỏ ơi. Nhưng sao sức khoẻ anh, tinh thần anh, thờ ơ một cách thê thảm như thế này.

- Buồn! Viết thư mà có người không thèm đọc! Cố ư không thèm đọc!

- Không phải đâu. Cố ư mới là nặng tội! Đằng này, mọi tin tức bây giờ đối với anh như đứa trẻ thấy cây kẹo mà không thèm, không ham.

- Tại sao anh lại như vậy chớ?

- Anh không biết. Rồi sẽ qua thôi. Như nắng mưa đó mà!

Anh nói cho em yên tâm. Nhưng chính anh, anh như người mộng du với áo chùng ướt lạnh.

 

11.

 

Tất cả những điều nho nhỏ trong dạ tiệc đêm nay chắc sẽ vây quanh mỗi chủ đề này nếu như cánh cửa đừng bất ngờ mở ra. Đừng mang theo cơn mưa. Đừng cúi nhặt những ǵ đă mất.

 

Paris, 18 tháng năm 2008

t r a n g t h a n h t r u c