CauSauVinhQuyen

 

Ng. Ph. Vĩnh Quyền

 

 

 

Cu Su*

 

 

Tôi bị đánh thức vào lúc nửa đêm. Bàn tay chai rát của Thuận An lắc mạnh làm đau cả .

‘‘Dậy anh hai, dậy đi chợ !’’

Tiếng chó sủa râm ran và h́nh ảnh cái chợ ma trơi kéo tôi khỏi cơn ngái ngủ. Một tay dụi mắt một tay mang giày. Sực nhớ, lại lột giày, quẳng vào gầm chỏng tre. Ba mươi năm trước ở vai

đây tôi đă để mất một chiếc giày trong khi lội bùn. Tôi đứng lên. Mặt đất lập tức truyền qua ḷng bàn chân trần cảm giác mát dịu dàng. Sực nhớ ḿnh gần như phải cả đời mang giày. Tôi muốn nh́n rơ hơn đôi chân trần mọi người trong ánh sáng chập chờn của ngọn đuốc trên tay ông Thiệp. Bàn chân ông già to bè, gân nổi vằn như đàn giun. Chân của Thuận An cũng vậy. Bao nhiêu năm lội bùn đặc quánh khiến các ngón chân của họ chẽ h́nh nan quạt.

Hương Giang từ trong buồng bước ra, quần đen xăn cao quá gối, cũng chân trần. Nhưng không hiểu sao chân cô gái vẫn trắng nơn. Chạm phải ánh mắt ‘‘nghiên cứu’’ của tôi, đoi chân Hương Giang líu ríu. Cô xả vội hai ống quần, giả bộ bận bịu với cái giỏ lát, nhưng không giấu được màu hồng ửng trên má. Ra thế, ba năm không gặp quá đủ cho một cô bé vùng sâu tinh quái biến thành thiếu nữ.

Ba năm trước tôi lần đầu đặt chân đến làng quê Nam bộ này. Nhậu ngà ngà, hào hứng chuyện tṛ với bạn mới, nhưng tôi không thể không bận tâm với tiếng cười ngặt nghẽo vang lên từng hồi mỗi khi tôi dứt câu. Tiếng cười của cô bé ngồi trên nắp thùng đựng đặc sản rùa, rắn sống của nhà hàng cách bàn tôi không xa. Rơ ràng cô bé nh́n tôi mà cười. Tiệc tan, tôi toan trở về khách sạn. Cô bé dạn dĩ chặn lại :

‘‘Bây giờ mời anh đi nhậu với ba em, nghe anh đồng hương chắc ổng khoái lắm ! Em cũng vậy ...’’

‘‘V́ sao ?’’

‘‘Em thích nghe tiếng nước Huế !’’

Tôi bật cười, theo chân cô bé xuống bến. Trong tiếng nổ ḍn giă của máy thủy đuôi tôm của chiếc vỏ lăi tôi nghe loáng thoáng :

‘‘Rùa, rắn, dơi, chuột, ở nhà hàng là do ba em cung cấp, em giao hàng...’’

‘‘Em tên ǵ ?’’

‘‘Hương Giang... Ba em nhớ con sông quê nội, đặt vậy đó... Sông Hương đẹp không anh?’’

‘‘Nhất thế giới !’’

‘‘Dóc tổ !’’

Vỏ lăi lao giữa ḍng, gió mát bung mái tóc dày của cô bé vào mặt tôi. Không hiểu sao tôi không thấy khó chịu mùi vị sông biển nồng đậm hoang dại toả ra từ cô bé. V́ tính hiếu kỳ? V́ ánh trăng? Hay v́ cô bé dễ thương ? Có lẽ tất cả.

Ba năm trước Hương Giang là như vậy đấy.

Tối hôm ấy ông Thiệp bảo con gái chọn một chú rùa ‘‘hảo hạng’’ rồi đích thân làm bếp trong khi Thuận An, Hương Giang ngồi nghe tôi trọ trẹ tiếng ‘‘nước Huế’’. Tiếng cười của hai anh em lan trên mặt sông sáng bạc ánh trăng.

Ông Thiệp một tay nắm chặt đầu con rùa, một tay mồi từng muỗng rượu nhỏ vào miệng nó cho đến khi nó bài tiết phân đen, mồi rượu tiếp, ra phân nâu và cuối cùng ‘‘đầu vào’’ rượu trắng ‘‘đầu ra’’ cũng trắng rượu mới thôi. Mở mai bụng con rùa, ông Thiệp làm ruột, tẩm gia vị rồi dùng dây thép ốp mai bụng trở lại. Khi đó chiếc hoả ḷ than đước cũng vừa rực hồng trước con gió hiu hiu phả từ rừng dừa nước lao xao không nghỉ. Ông Thiệp lật ngửa con rùa, đặt trực tiếp lên mặt ḷ. Biết tôi lạ lùng, Hương Giang giải thích cái mai giữ được mùi thơm hơn soong nồi bằng đất, bằng nhôm, lại có thể điều tiết nhiệt độ rất khéo. Mỗi khi quá nóng nó phồng rộp, x́ nước làm tắt dịu ḷ than, cho đến khi món thịt rùa chín tới thơm lựng, thoang thoảng mùi vị ngọt vôi nướng độc đáo.

Ông Thiệp sai Thuận An xách ra can đế hai lít và một cái ly con. Ba người đàn ông uống ‘‘xây chừng’’ theo ṿng quay kim đồng hồ  tới trăng tà. Rượu vào, ông Thiệp đảo chánh “tiếng Diệt” (tiếng Việt) bằng ‘‘tiếng nước Huế’’ mà chẳng mấy khi ông có cơ hội sử dụng. Có lẽ không mấy khi đi xa đồng đất quê nhà nên bà con vùng sâu Nam bộ nhất định cho rằng cách phát âm của họ mới là “tiếng Diệt”. Giọng khàn đục nhừa nhựa trong cơn cảm khái quê hương thứ hai, ông kể tôi nghe chuyện cũ đất Lư Nhơn. Ông tự hào quê vợ ông từng là căn cứ địa của nguyên soái Trương Định và một trong số mười tám hảo hớn pḥ tá Trương nguyên soái là cụ cố vợ ông.

Tôi đă đọc hồi kư của một sĩ quan Pháp viết về những ngày cuối cùng của Trương Định. Tác giả dành nhiều trang miêu tả khá chi tiết về mười tám nghĩa sĩ chấp nhận bị bắt sống để được đưa linh cữu chủ tướng đến nơi an nghỉ cuối cùng. Sợ sĩ khí mười tám hảo hớn thổi bùng ngọn lửa đấu tranh, giặc Pháp đưa họ ra pháp trường, gọi từng người một lên dụ hàng, ai không chịu, chém. Chúng cố t́nh xếp người phụ nữ duy nhất trong số mười tám người vào lần gọi cuối cùng để mong t́m sự yếu đuối, khiếp hăi. Nhưng tất cả đều cam chịu rơi đầu. Tác giả hồi kư đă lên xe rời băi chém khi cô gái, người thứ mười tám, người đă chịu đựng mười bảy lần chết, từ chối đầu hàng. Ông ta không đủ can đảm chứng kiến đến cùng tấn thảm kịch. ‘‘Nếu mười tám người này là người Pháp, bảo vệ nước Pháp th́ sao ? Họ sẽ được tạc tượng đồng đặt trong điện Louvre ? Có thể.’’, ông ta đă viết như vậy.

Qua chuyện kể của ông Thiệp, tôi biết thêm đôi chút về ‘‘sự tích’’ một vài trong số mười tám nghĩa sĩ. Có người là tú tài, có người là thầy tu, có người là thầy vơ, có người là nông dân, có người làm nghề bắt cá sấu... Tôi quan tâm đến số phận cô gái. Cái nghề viết truyện khiến tôi muốn biết cô yêu ai trong số mười bảy người đàn ông đáng yêu kia. Nhưng ông Thiệp không biết ǵ hơn ngoài tên Thu của cô gái. Và ông chỉ khoái kể về ‘‘anh chàng cá sấu”, cụ cố vợ ông.

Chiến khu Lư Nhơn là rừng lá rậm rạp như cái tên dân gian đầy h́nh tượng và gợi cảm của nó, ‘‘Đám Lá Tối Trời”. Bao bọc chung quanh rừng lá là đầm lầy đông đặc cá sấu. Chính ‘‘anh chàng cá sấu”, bằng kinh nghiệm nghề gia truyền, góp phần làm nên chiến thuật có một không hai trong ‘‘lịch sử chiến tranh du kích’’: Cầu sấu. Sau mỗi trận công đồn chớp nhoáng trong đêm, đội du kích rút về chiến khu, chọn nơi mặt đầm hẹp nhất. Ở đó, họ dùng cây sào dài buộc con vịt sống vỗ lên mặt đầm lầy, lập tức cá sấu tập trung về đấy tranh mồi, đông đến nghẽn cả mặt đầm. Đúng lúc ấy, đội du kích chạy bay qua quăng đầm lầy, trên lưng đàn sấu đang cố chèn cứng vào nhau ! Giặc Pháp đuổi tới nơi, mất dấu du kích, chỉ thấy bầy cá sấu hung hăng, không thể nghĩ ra họ đă ‘‘qua cầu sấu’’. Chúng bắn vài phát hú hoạ rồi bỏ đi.

Không biết chuyện thật bao nhiêu, thêu dệt bao nhiêu, nhưng nó ăn sâu vào tâm trí tôi. Tôi yêu tôi quư thành ngữ ‘‘qua cầu sấu’’ của bà con địa phương ‘‘Đám Lá Tối Trời”. Chuyện kể về anh chàng tú tài muốn tham gia đội du kích nhưng không đủ gan qua cầu sấu. Trong thực tế đă có nhiều người đánh Pháp không chết v́ súng đạn nhưng lại làm mồi cho cá sấu trên đường rút quân. Rồi một lần anh tú tài thắng được nỗi sợ hăi, chạy lướt qua cầu sấu về bản doanh an toàn. Mọi người chúc rượu, anh tú tài thành thật nói nếu không có tụi Pháp rượt sau đít th́ không bao giờ anh làm được điều khủng khiếp như vậy. Bây giờ ‘‘Đám Lá Tối Trời” hết lá, đầm sấu hết sấu, thành ngữ ‘‘qua cầu sấu’’ vẫn c̣n để chỉ ai đă vượt thử thách trong đời.

 

 

Nghe tôi nhắc chuyện cũ, ông Thiệp cười : 

‘‘Nhớ dai thiệt, hôm nào rỗi, tôi đưa cậu về Lư Nhơn chơi !’’

Thuận An sốt ruột :

‘‘Đi kẻo muộn’’

Chúng tôi ra bờ sông. Bầu trời đầy sao. Chó sủa đầu làng cuối xóm. Thấy tôi ôm cứng máy ảnh, sợ nó nhúng xuống nước, Hương Giang đỡ tôi lên vỏ lăi rồi rụt tay khỏi tay tôi ngay. Chừng tàn điếu thuốc tôi đă thấy chợ ma trơi. Từ xa có thể nhầm đấy là hồ nước phản chiếu trời sao bởi hằng trăm ngọn đuốc lấp lánh trên cánh đồng.

Trong thư mới nhất gởi tôi, Hương Giang nhắc đến chợ đêm mà tôi chưa được biết đến. Năm mười hai tuổi Hương Giang lần đầu theo mẹ đi chợ như đi du lịch. Bốn năm sau mẹ mất. Hương Giang phải thay mẹ giúp ba trong công việc mua bán đặc sản sông biển với các nhà hàng và đi chợ như một phụ nữ đảm đang việc nhà.

Mọi người lên bờ. Trong đêm tối, từ các nhánh sông, các con đường, ánh đuốc bập bùng như ḍng nham thạch chầm chậm chảy về chợ. Chuyện phân lô mua bán thật tự nhiên và gần như phụ thuộc vào việc phối sáng. Ai đến trước, chọn vị trí vừa ư, đóng cây sào tre cao quá đầu xuống mặt bùn, cắm ngọn đuốc lên. Người đến sau chọn nơi mà ánh đuốc của ḿnh bắt nối ánh đuốc kẻ đến trước, cứ thế tiếp tục, không có chỗ cho bóng tối trong phiên chợ. Và khi đuốc tàn cũng là lúc chợ văn. Ông Thiệp bảo:

“Ngày xưa chợ bán đủ thứ, từ cây kim đến con cá sấu. Giờ chỉ toàn đặc sản thôi, các thứ khác đă có chợ hàng xă, hàng huyện”

Ông Thiệp và Thuận An lùng sục mua hàng. Hương Giang đưa tôi đi xem chợ, chọn cảnh chụp ảnh. Lát sau tôi ngạt thở bởi muội khói, ho sặc sụa. Hương Giang kéo tôi ra bến sông ngồi hứng gió :

“Ngày em theo mẹ đi chợ c̣n đốt đuốc rơm. Bây giờ toàn đuốc dầu lửa đầy muội khói.’’

Gió sông hất tung mái tóc dày của Hương Giang vào mặt tôi. Tôi nhận ra mùi vị sông biển hoang dại nồng đậm ba năm trước đă pha lẫn hương vị một loại nước hoa nào đấy.

Chợ vẫn rộn ràng, ánh đuốc loang loáng trên mặt sông. Im lặng hồi lâu, Hương Giang chợt hỏi :

“Anh vào sao không báo trước ?”

“Đọc thư em, biết chợ đêm được xây dựng kiên cố, lại có điện nữa, sẽ không phải dùng đuốc, anh vội đi ngay...”

Tôi muốn nói như thế là tin vui, là rất tốt cho đời sống, nhưng tôi tha thiết có bức ảnh ghi lại cái chợ đêm với hàng trăm ngọn đuốc. Nó sẽ không c̣n nữa... Nhưng h́nh như không lưu tâm đến điều tôi nói, giọng Hương Giang lạc đi :

‘‘Chỉ vậy sao ?”

Lúc ấy những ngọn đuốc lần lượt tắt ngấm, mặt sông tối dần, phiên chợ đêm sắp văn, một ngày mới đă lấp ló đàng đông. Tôi ngập ngừng khẽ nắm bàn tay nhỏ nhắn của Hương Giang. Cô gái run khẽ và vẫn để yên.

Nhưng tôi đă không có đủ bản lĩnh qua bên kia “cầu sấu”.

 

 

---------------------------------------

* trích từ tập ‘‘T́nh cờ và Kư ức’’, nxb Đà Nẵng, 2006.