Nam Dao giới thiệu:

Vương Trí nhàn

 

Con người và xă hội Việt Nam qua truyện Tấm Cám

Người Việt có câu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Xưa nay mọi người vẫn cho rằng câu ca dao này nói đến nhu cầu đùm bọc lẫn nhau giữa những người nghèo khó. Thế nhưng đọc nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, thấy ông gợi ra ư khác. Ông Trường cho câu này là lời kêu than của kẻ bị trị với người thống trị. Sống trong một giàn đấy, tức cùng trên một địa bàn cư trú, trong một xă hội, nhưng là khác giống, khác cấp độ, khác hẳn nhau về vị thế. Nên mới kêu rằng hăy thương lấy chúng tôi với. Chứ giữa những người nghèo khó, làm ǵ có sự khác giống mà phải kêu gọi vậy?

         Tôi cũng học theo cách đó, thử nh́n khác đi một chút về truyện Tấm Cám.

Có một đề tài mà người ḿnh nói đi nói lại với nhau, thế hệ nọ truyền lại cho thế hệ kia, và nay th́ được đưa vào sách vở để dạy dỗ nhau, đó là niềm tự hào một chiều, niềm tự hào này đôi khi lại được tuyệt đối hóa tới mức quá đáng. Người Việt trong các truyện xưa chẳng hạn thường được miêu tả như là chịu khó làm ăn và sống trong t́nh nghĩa gia đ́nh làng xóm. Và người ta lấy Tấm ra để làm ví dụ. Tấm tuy bé nhỏ nhưng là người trời sinh chăm chỉ nết na, ở với bà lăo th́ quán xuyến việc nhà, được chọn làm hoàng hậu rồi mà đến ngày giỗ bố vẫn về leo cây hái cau.

Tấm trái ngược hẳn với Cám và mẹ Cám.

Trong cuộc kiếm sống khó khăn, loại người như mẹ Cám nh́n các đồng loại của ḿnh như kẻ thù, thấy ai t́m được cái ǵ hơn ḿnh, liền t́m cách hăm hại.

Do cách kiếm sống kiểu đó, ở họ h́nh thành những phẩm chất bẩm sinh đáng sợ. Cả trẻ loại mới lớn  nứt mắt  cho đến người lớn đều ranh vặt và dối trá. Người ta  chỉ có thể hiểu được điều này nếu nhớ lại Cuội nhân vật trong một truyện cổ tích cùng tên. Truyện Cuội cũng thuộc loại truyện lâu đời nhất như Tấm Cám. Trong tâm thức người Việt, Cuội tự nhiên là thế, không ai chê cười cả.

  Cám sẵn thói tàn ác. Bà d́ ghẻ không muốn cho Tấm đi hội nên đă trộn gạo vào thóc bắt Tấm nhặt. Một sự hành hạ tinh vi.

Khi Tấm đă thành hoàng hậu, về thăm nhà, bà lại  bảo Tấm trèo lên cây cau hái cau cúng bố, rồi lén chặt cau để Tấm ngă chết tươi.

      Từ bấy trở đi, bao nhiêu lần Tấm t́m cách tái sinh là bấy nhiêu lần mẹ Cám xui con tận diệt dấu vết. Nào là làm thịt chim, nào là đốt khung cửi. Cách con người trị nhau ở đây phải nói là rất dă man. Nhưng nếu không tự dối ḷng, ta phải công nhận nó miêu tả đúng cách quan hệ với nhau của người  phương Đông. 
      Có lần tôi đọc một tài liệu viết việc ṭa án Tiệp điều tra một vụ án mạng có liên quan tới người Việt. Khi thấy nạn nhân bị chọc thủng mắt, họ kết luận hung thủ chắc chắn phải là một người Việt khác, không thể là một người Tiệp được, v́ hành vi quá man rợ, không thể có trong thế giới văn minh. 
      Gần đây đọc bài Những chuyện động trời về người Việt Nam ở Ba Lan lại càng thấy rơ điều đó.

Tại sao lại có sự miêu tả kỹ càng về mẹ con Cám như vậy?

        Khi kể lại cho nhau nghe Tấm Cám, người ḿnh rất rạch ṛi. Trong đầu óc ông cha ta -- và đến lứa chúng ta bây giờ cũng vậy, người Việt chỉ là Tấm thôi. Chứ c̣n Cám ấy ư, là người nước nào ấy, chứ không phải người Việt. Cũng như ta hay hiểu ngẩm với nhau, trong lịch sử những Lê Long Đĩnh, Trần Ích Tắc, thậm chí cả Gia Long, Tự Đức, Trương Vĩnh Kư Hoàng Cao Khải… cũng không phải người Việt, khi nhận xét cái hay cái dở của người Việt không ai tính đến họ.

Nay nếu từ bỏ cách xem xét phiến diện đó, xem các nhân vật đều có ư nghĩa đại diện như nhau, th́ phải nhận Tấm Cám đă  đi khá xa trong việc khái quát tính cách dân tộc.

Bây giờ để trở lại với nhân vật Tấm, tôi muốn bắt đầu bằng một người Việt khác, người Việt số một trong tâm thức dân gian. Là nàng Kiều.

 Trong một báo cáo của các nhà nghiên cứu nước ngoài tại hội nghị VN học 1998, tôi  thấy họ nói là Truyện Kiều cũng được truyền  sang  Nhật,  tức có một variant tiếng Nhật, nghĩa là bản dịch thoát, dịch theo kiểu làm biến dạng chút ít như người Việt đă làm. 
 Lạ một điều là nhân vật Kiều trong tiếng Nhật lại có nghị lực chứ không chỉ than khóc khi gặp nghịch cảnh, rồi bằng ḷng với sự đầu hàng, dễ dàng chấp nhận số phận như Kiều ở Việt Nam.

        Về phương diện bất lực và lối phản ứng thụ động trước cuộc đời, Tấm rất gần Kiều. Động một tí là giở tṛ than khóc để sau đó hoàn toàn trông mong vào sự cứu giúp của các thế lực bên ngoài, tức cũng là trông vào vận may mà số phận run rủi cho gặp. Toát lên từ cả câu chuyện ta thấy nếu cuối cùng Tấm có hạnh phúc th́ phần lớn là nhờ ở hiền gặp lành chứ  không thể gọi nàng  là người biết lo liệu cho cuộc đời ḿnh.

         Cách nghĩ sống bằng cầu xin và ăn may không phải độc quyền của Tấm.

 Trong khi diễn đạt những bước đường đời của con người -- cả trong sự lẩn tránh rủi ro lẫn truy cầu hạnh phúc  các mẩu truyện dân gian c̣n cho thấy một nét tâm lư trên của Tấm rất  phổ biến trong người Việt.

 Bằng chứng có thể lấy ngay trong Tấm Cám. Hăy nhớ lại đoạn Tấm đánh rơi giày, vua cho gọi mọi người đến thử. Có phải là một hai người nào đâu mà hầu như là tất cả đàn bà con gái đi hội đều chen nhau đến để ướm chân vào giày, người nào người nấy tự nhủ nhỡ biết đâu chân ḿnh vừa giày th́ sao. Ảo tưởng đến thế là cùng!

Trở lên đă nói về nét  man rợ trong nhân vật mẹ Cám. Oái oăm thay, bên cạnh chỗ khác mẹ con Cám, ở chỗ này Tấm rất giống họ. Tấm không gây ra thù. Nhưng trong cách báo thù Tấm cũng man rợ. Nào là xui Cám nhảy xuống hố để đổ nước sôi  cho chết. Nào là chặt đầu Cám làm mắm gửi về cho mẹ.
Theo chỗ tôi đọc được th́ cả nhà văn Tô Hoài cũng không muốn chấp nhận cái chi tiết ghê rợn này. 
Trong  một văn bản Tấm Cám do chính ng̣i bút Tô Hoài viết, chi tiết cuối cùng bị tước bỏ.

Riêng tôi th́ tôi  vẫn tin  chi tiết đó là cần v́ nói đúng cái chất người của Tấm.

 Cái lư của tôi – ta phải nh́n vào  sự thống nhất trong tính cách nhân vật.

Cái may của truyện Tấm Cám c̣n lưu truyền trong dân gian là ở đó nhiều câu đối thoại được ghi bằng lối nói có vần, khiến cho người kể trong thời hiện đại không thể  tự ư xoay cau chuyện theo ư ḿnh.

Cuộc đấu của Tấm và mẹ con Cám diễn ra qua nhiều công đoạn. Khi Tấm trèo cau bị mẹ Cám chặt cau cho, Cám được đưa vào thay; Tấm  hóa thành chim vàng anh th́ bị Cám nghe mẹ bắt làm thịt rồi đổ lông ra vườn. Chỗ lông chim liền mọc lên hai cây xoan đào, vua rất thích ngồi dưới bóng cây hóng mát. Cám mang chuyện ấy lại về nhà mách mẹ. Mẹ Cám bảo, cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi.

Nhưng khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe từ khung cửi cất lên những lời đe dọa:

Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị.
Chị khoét mắt ra.

Từ đây đến chỗ xui Cám ngồi dưới hố để dội nước sôi cho Cám chết và làm mắm gửi mẹ Cám là chuyện hoàn toàn hợp lô gích.

Có bạn sẽ bảo phải làm thế mới trừ tiệt được cái ác trong xă hội. Nhưng cũng là ảo tưởng mà thôi, cái ác trong xă hội Việt chưa bao giờ cạn kiệt và như chúng ta thấy càng sang thời hiện đại, nó càng bùng phát.

       Với tư cách hậu thế, những người đọc hiện đại chúng ta không thể tùy ư kể lại chuyện xưa theo ư ḿnh.  Chẳng những thế nh́n thẳng vào hoàn cảnh sẽ thấy nay là lúc những vấn đề của người xưa cũng đang ám ảnh  chúng ta. Ví dụ không xa: trường hợp cái ác trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nhiều người mới đầu rất ghét về sau vẫn  say mê văn ông – và đây có lẽ là trường hợp duy nhất trong văn học sau 1945, một người viết văn vượt thoát khỏi sự thù ghét của dư luận chính thống. Hóa ra thứ văn c̣n chia ra được thành chính thống và phi chính thống chưa là ǵ cả. Chỉ có văn hay và văn không hay. Bài học của Nguyễn Huy Thiệp là vậy.
       Trở lại câu chuyện Tấm Cám đang bàn. Tôi ngờ rằng  nếu chỉ miêu tả cô Tấm hiền hậu thôi, th́ nhân vật loại này sẽ chết yểu ngay từ đầu. Sức sống của Tấm là ở chỗ trong đó c̣n tiềm ẩn những chi tiết mà đến nay  mới thấy rơ.Trong cuộc sống của người Việt, cái ác có mặt khắp nơi. Trước khi bàn chuyện vượt qua cái ác thế nào, sự ghi nhận đầy đủ nó là cần thiết. “Khi cái ác được viết ra, tức là có điều kiện để đẩy lùi nó. Mỗi lần nghệ thuật chiến thắng là một lần cái thiện chiến thắng.” Đây vốn là một câu tôi đă viết trong bài Khuôn mặt nhàu nát—tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp,  và đưa vào sách Những kiếp hoa dại (1993) nay lại muốn dẫn ra ở đây  mong được bạn đọc chấp nhận.

MẤY NÉT VỀ XĂ HỘI VIỆT TRONG TẤM CÁM

 

 Con người đă vậy, bây giờ nói về xă hội.

Xă hội trong Tấm Cám có thể quy vào một  đặc điểm chính -- là rất hoang dă. Con người c̣n trong t́nh trạng tư duy hái lượm, nhặt nhạnh ở thiên nhiên cái ǵ th́ có cái đó. Trong lời d́ ghẻ dặn Tấm có câu văn vần “Chăn trâu th́ chăn đồng xa—Chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu”. Rơ là một xă hội trong đó con người sống thu ḿnh trong lũy tre xanh, ở trong làng th́ tạm thời c̣n có kỷ cương, chứ ra khỏi làng tha hồ làm bậy. Và sự xui nhau trốn tránh các loại lệ làng đă là phổ biến. Nên chú ư trong câu văn vần vừa dẫn, chữ làng là dành để chỉ nhà chức trách, người có quyền lực. Họ cũng người làng đấy. Có khi c̣n do dân chúng bầu ra. Nhưng họ không hề tổ chức cho dân chúng làm ăn mà chỉ nhăm nhăm trừng phạt. Và phạt đến mức bắt hết cả trâu, lấy đi cái kế sinh nhai của người ta th́ quá kẻ cướp rồi c̣n ǵ.

Ước mơ tận cùng của  dân đen trong cá làng xóm là có triều chính có vua. Nhưng triều chính ấy ở cách làng mấy bước chân,  nên dù tha hồ tưởng tượng người ta  cũng chỉ thấy nó chẳng khác làng quê. Tôi không khỏi thích thú  mỗi khi nhớ lại mấy câu văn vần:   

Phơi áo chồng tao

Th́ phơi bằng sào

Chớ phơi bờ rào

Rách áo chồng tao.

Đấy là khi Cám đă thay vào vị trí hoàng hậu của Tấm, vào một ngày Cám giặt áo nhà vua th́ bị Tấm trong thân xác chim vàng anh bay đến mai mỉa vậy.

Vợ vua ǵ mà đoảng đến độ phơi cả áo vua lên hàng rào? Cung điện ǵ mà áo vua ở mức lư tưởng nhất cũng chỉ phơi bằng sào? Đó thật ra chỉ là nơi ở của thủ lĩnh làng xă, chúng ta gọi là hoàng cung cho sang trọng.  Các danh xưng  của quốc gia là do đi mượn, các thứ cung điện, triều chính… chỉ là một thứ ấu trùng. Tŕnh độ tổ chức của xă hội ấy quá thấp.

Có thể tin được điều này nếu đọc lại các bộ sử cổ mà trước tiên là bộ Đại Việt sử kư toàn thư. Nhờ học được người Trung Hoa nên ông cha ta có thể  tạo ra một sinh hoạt triều chính nối tiếp, nhưng sinh hoạt đó rất thô sơ.  Đọc sử đoạn ghi về thời Trần có khi  thấy mấy vị hoàng tử tranh nhau cả cái áo, ông nọ bảo ông kia rằng ngôi vua tao c̣n nhường cho mày, sao cái áo lại c̣n đ̣i. Cũng đời Trần có chuyện vua ra ngoài thành chơi bị cướp mất cả ấn tín. Hoặc thời Lư đâu có lệnh là các quan vào chầu không được nhổ quết trầu ra cung đ́nh.

Khi viết những ḍng này, tôi hiện không giữ bên ḿnh  những ghi chép từ  ĐVSKTT, nên  chỉ ang áng nhớ như trên, dịp khác sẽ dẫn số trang số ḍng  chính xác. 
Nhưng qua mạng tôi có đọc được và sao chép lại một văn bản quư kể về Lê Hoàn, xin “dán” lại một đoạn; mọi ư trong đoạn văn được giữ nguyên, tôi chỉ làm giăn các ư ra bằng cách liên tục xuống ḍng, giúp các bạn dễ đọc.

Đây là h́nh ảnh Lê Hoàn dưới con mắt viên sứ nhà Tống:

“Cuối mùa thu năm ngoái, đến cơi Giao Châu, Lê Hoàn sai Nha nội Đô chỉ huy sứ là bọn Đinh Thừa Chính đem 9 chiếc thuyền và 300 quân đến Thái b́nh quán  để đón.

 Từ cửa biển đi vào biển lớn, lặn lội sóng gió, trải nhiều sự nguy hiểm. Quá nửa tháng đến sông Bạch Đằng, đi tắt theo một nhánh hải lưu, cứ theo nước thủy triều mà đi.

Phàm những bến đỗ ngụ lại có 3 gian nhà tranh, có vẻ mới được sửa sang lại, gọi là ‘quán dịch’.

 Đi đến Trường Châu, gần bản quốc, Lê Hoàn phô trương khoác lác, dốc hết chiến thuyền ra, gọi là ‘diễu quân’.

Từ đấy rong thuyền suốt đêm đi đến bờ biển, cách Giao Châu độ 15 dặm có một trạm nghỉ chân 5 gian lợp tranh đề ‘Mao kính dịch’. Cách thành 100 dặm khua gia súc của dân ra gọi là ‘quan ngưu’, số gia súc chưa đến một ngàn, nhưng lại nói khoe là 10 vạn. Lại đốc suất dân ở chung với quân lính, mặc áo tạp sắc, chèo thuyền đánh trống reo ḥ. Núi sát bên thành hư trương cờ trắng, cho đó là bày thế trận.

 Được một lát đoàn hộ vệ rước Lê Hoàn đến, mở lễ giao nghênh .

Lê Hoàn gh́m ngựa nghiêng người, hỏi thăm Hoàng đế xong, cầm cương đi cùng hàng, lúc ấy lấy trầu cau ra mời, ngồi trên ḿnh ngựa mà ăn, đấy là phong tục mang hậu ư đăi khách.

Trong thành không có nhà dân, chỉ có vài trăm khu nhà tre lợp gianh, gọi là quân doanh. Phủ thự trũng hẹp, trên cửa phủ đề ‘Minh đức môn’.

Hoàn xấu người chột mắt, tự nói rằng năm gần đây vừa mới tiếp chiến với man khấu, rơi từ trên ngựa xuống nên chân bị thương, nhận chiếu nhưng không lạy.

Sau khi nhận dụ chỉ th́ rải chiếu mở yến tiệc. 

Lại ra sát mép nước, diễn tṛ mua vui cho khách.

Lê Hoàn đi chân đất cầm gậy tre lội nước xâm cá. Mỗi khi trúng một con th́ tả hữu hai bên đều ḥ reo nhảy múa.

Phàm khi yến hội, những người vào dự tiệc đều phải cởi đai áo, mũ măo.

Hoàn thường mặc áo hoa văn sặc sỡ hoặc áo màu đỏ, mũ th́ lấy trân châu làm trang sức, có khi tự ḿnh hát ‘Khuyến tửu ca’ (khúc ca mời rượu), không một ai có thể hiểu lời của bài hát.

Thường sai bọn hơn chục người khiêng một con rắn dài vài trượng đến tặng sứ quán, c̣n nói : ‘Nếu có thể ăn được th́ sẽ làm thịt nó bày cỗ dâng lên’.

 Lại đóng cũi hai con hổ đem đến tặng, nói để tùy ư quan sát. [Chúng thần] đều từ chối không nhận.

Quân lính có 3000 tên, tất cả đều thích trên trán ḍng chữ ‘thiên tử quân’, lương thực th́ có lúa đủ dùng hàng ngày, cho vào giă rồi mới ăn. Binh khí th́ có cung nỏ, khiên gỗ, thoa thương, trúc thương, [binh khí] rất yếu không thể dùng được.

Hoàn tính t́nh thô lược tàn nhẫn, kẻ thân cận đều là bọn tiểu nhân.

Cho ở bên cạnh một bọn 50 tên hoạn quan tâm phúc.

Thích uống rượu nô đùa, lấy chỉ lệnh làm vui, phàm bọn thuộc quan nào giỏi việc th́ cất nhắc thân cận, bọn thuộc hạ xung quanh nếu có lỗi nhỏ cũng giết ngay, hoặc nếu không cũng cho đánh roi từ 100 đến 200 cái.

 Đám phụ tá nếu có chút ǵ không vừa ư cũng sẽ phạt trượng từ 30 đến 50 cái, giáng truất làm môn lại, khi nào hết giận lại gọi về cho khôi phục chức cũ.

Có một cái tháp gỗ, chế tác thô lậu chất phác, Hoàn mời [bọn chúng thần] lên du lăm . Đất nơi ấy không có hàn khí, tháng 11 c̣n mặc áo kép phất quạt“.

      Đọc đoạn văn này tôi càng thấy tin  ở cách hiểu của ḿnh về xă hội người Việt trong  Tấm Cám như đă tŕnh bày ở trên.

      Có bạn sẽ hỏi, đây là do người Trung quốc viết làm sao tin được. Trời ơi, làm sao mà người ta có thể bịa ra những chi tiết cụ thể như trên đă đọc!
      Những người  dịch văn bản đó ra tiếng Việt đều là người  có thiện chí.  
      Tài liệu này tôi chép được từ trang web của nhà nghiên cứu Hán học Quách Hiền, ở địa chỉ  quachhien.blogspot.com/2010_09_01_archive.html

     Nhưng trước đó tôi đă đọc được nó trong loạt bài khảo về sử của Nguyễn Văn Tố in trên tạp chí Tri tân ra trước 1945. 
    Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố là một trong bốn nhân vật lừng lẫy một thời Quỳnh Vĩnh Tố Tốn. Là nhân viên của Viện Viẽn đông bác cổ, ông đă làm cái công việc mở lại nhiều trang lưu trữ. Bản  trên Tri tân sau này đă được in lại trong cuốn sách  Đại Nam dật sử (sử ta so với sử Tàu). Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản, H. 1997, nhưng do cả cuốn có lẽ không phải vị các nhà sử học đương thời nên không ai nhắc tới nó cả, và h́nh như bạn Quách Hiền cũng không biết (?).

Tấm Cám vốn quá quen thuộc với mỗi người Việt b́nh thường. Điều cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh là  cho đến thế kỷ XX, chúng ta chỉ dừng lại ở cách nh́n nhận một chiều về  thiên truyện thuộc dạng tối cổ này, và cứ đinh ninh rằng người Việt hiện lên trong đó là rất đáng tự hào, xă hội trong đó là muôn ngàn tốt đẹp, không thấy nó c̣n chứa chất rất nhiều nội dung mà chỉ trong hoàn cảnh của xă hội hiện đại ta mới có thể soi dọi khám phá.


Phụ lục

Tháng 10-2012, do sự khởi xướng của Vietnamnet, cộng đồng mạng từng có cuộc trao đổi sôi nổi quanh  một bài văn của một nữ sinh Hà Nội có liên hệ tới truyện Tấm Cám. Chính tôi cũng lấy cảm hứng từ cuộc trao đổi này để viết  nên những ḍng suy nghĩ trên đây các bạn vừa đọc.

Để các bạn khỏi mất công, tôi xin đưa vào Phụ lục văn bản nói trên.


 Bài văn điểm 3 của nữ sinh nhập vai Cám kể chuyện Tấm

 - - -    Với đề bài "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám", một nữ sinh THPT ở Hà Nội đă có bài viết "đặc sắc".



Tôi là Cám, tôi sống với mẹ tôi và con của dượng tôi vì bố nó chết lâu rồi nên mẹ con tôi nuôi nó. Nhưng tôi cũng không ưa nó lắm vì nó lúc nào cũng ra vẻ làm chị. Hàng ngày nó cũng khá chăm chỉ vì việc nhà, tôi thấy cũng cỏn con: cho lợn ăn, chăn trâu, nấu cơm, giặt quần áo… Tôi thấy ít việc đó nó làm hợp hơn tôi vì tôi còn bận chọn vải may quần áo và đi làm tóc tai. Tôi đang tuổi đôi mươi mà!

Có hôm mẹ tôi giao cho hai đứa công việc, mỗi đứa một giỏ để đi bắt đầy giỏ tôm cua. Đứa nào nhanh chân thì được cái yếm đỏ mẹ tôi mới mua đẹp mê hồn. Nhưng tôi thì có biết lội ao hồ bao giờ, bẩn hết quần áo mất. Con Tấm thì cứ tìm tìm mò mò đến bao giờ mới xong? Mình cứ đi hái hoa bắt bướm tí đã rồi về bắt tôm cua sau. Chiều khi tôi ra thì đã muộn rồi, thôi thì lừa con ngu kia một phen vậy: 

Chị Tấm ơi chị Tấm
Đầu chị bị lấm
Chị ra ruộng sâu mà gội đầu, không về mẹ mắng đó.

Haha, nó đã tin lời mình, mình phải nhanh tay đổ hết tôm cua tép giỏ nó sang giỏ của mình mới được. Về nhà được lấy yếm đỏ, và tôi đã có cái yếm đỏ. 

Một hôm nọ, tôi thấy con Cám ít ăn, hay để giành một bát cơm của mình. Tôi với mẹ mới rình xem con ranh đang làm gì. Tôi và mẹ đã thấy nó gọi là:

Bống bống bang bang
Bống ăn cơm vàng
Cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm
Cháo hoa nhà người

thì có con cá bống bé lòi lên. Tôi và mẹ tính thịt nó làm bữa bống kho. Hôm sau tôi và mẹ lừa nó đi chăn trâu xa không thì người ta thu trâu. Rồi tôi và mẹ tôi bắt con cá bống lên ăn thả ruột lại. Giờ nó hết người làm bạn nhé! Mình phải giấu xương ở xó bếp không nó biết với được. 

Sắp đến vũ hội, mẹ và tôi chuẩn bị quần áo giầy dép mới cho tôi thật đẹp để kiếm chồng. Hôm đó tôi và mẹ chuẩn bị đi, con Tấm cũng đòi đi. Tôi tức quá, tôi suy mẹ đổ hết thóc gạo vào nhau cho nó ngồi mà sàng mà lọc. Haha, sáng mai cũng chưa xong đâu, rách rưới còn đòi theo quý tộc hahaha… 

Đang chơi hội vui vua ban lệnh thử giày, ai đi vừa là vợ vua. Mẹ và tôi cùng thử nhưng giầy con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được. Lựa đằng này đằng kia đau cả chân, bực cả mình đành thôi. Rồi có một con đến thử rất giống con Tấm nhưng đẹp hơn, nó chỉ gần bằng tao thôi sao lại vừa giầy nhỉ. Bực quá! Gọi nó thì đúng nó rồi. Vua đưa nó về tổ chức đám cưới luôn mới sợ. Con này là con ôsin mà, vua mù rồi.
Đến ngày giỗ bố nó cũng biết đường vác mặt mà về. Bây giờ oai như cóc rồi, bà sẽ cho mày một phen.

Độc giả Linh Ngân (giới thiệu)