Ngẫu nhiên (Khái niệm)

C2

Ngẫu nhiên như sự giao thoa

của các chuỗi nhân quả độc lập

Tác giả: Antoine-Augustin Cournot*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Cho dù ta có thể xem số lượng các nguyên nhân hay chuỗi nhân quả đă góp phần đem lại một sự kiện là hữu hạn hoặc vô hạn, ư thức  thông thường nói rằng có những chuỗi nhân quả liên đới (cái này ảnh hưởng tới cái kia), và có những chuỗi nhân quả độc lập với nhau (phát triển song song hay liên tiếp, nhưng cái này không ảnh hưởng chút nào, hay, đối với ta cũng như nhau thôi, không biểu thị một hiệu quả đáng kể nào tới cái kia). Không ai nghiêm túc nghĩ rằng, bằng cách dậm mạnh chân lên mặt đất, anh ta gây nhiễu cho cuộc hành tŕnh của một hoa tiêu ở cực bên kia trái đất, hoặc làm rung chuyển hệ thống vệ tinh của sao Mộc; nhưng dù sao, sự nhiễu loạn thuộc vào một mức độ nhỏ đến nỗi nó không thể cho ta thấy bất kỳ một hiệu quả đáng kể nào, và chúng ta hoàn toàn có quyền không xem xét tới. Rất có thể là một biến cố xảy ra ở Trung Quốc có một ảnh hưởng nào đó trên những sự kiện xảy ra ở Paris; nhưng nói chung, chắc chắn rằng sự sắp xếp nhật tŕnh hành động của một nhà tư sản ở Paris không hề chịu ảnh hưởng ǵ bởi những sự kiện đang xảy ra tại một thành phố nào đó ở Trung Quốc. Ở đây, như thể có hai thế giới nhỏ; ở mỗi nơi, người ta có thể quan sát thấy một chuỗi nhân quả tác động cùng lúc, không kết nối với nhau và không ảnh hưởng tới nhau một cách đáng kể.

Những biến cố xảy ra do sự kết hợp hoặc sự giao thoa của những sự kiện khác, thuộc về các chuỗi nhân quả độc lập với nhau, là những ǵ ta gọi là biến cố bất ngờ, là kết quả ngẫu nhiên[1].

Antoine-Augustin Cournot,

Essai sur les fondements de nos connaissances

et sur les caractères de la critique philosophique

(Tiểu luận về Nền tảng của Tri thức

và về Đặc tính của Phê phán Triết học), 1851

Paris, Vrin, 1975, tr. 34.

 



[1] Vì vậy cho rằng sự kiện viên ngói rơi đúng lên đầu người bộ hành là đă được quy định bởi toàn bộ những biến cố trước đó là phi lý, vì lý do là tai nạn này đánh dấu điểm gặp gỡ hay giao thoa giữa hai chuỗi nhân quả (cái đã khiến viên ngói rơi xuống, và cái đã dẫn người bộ hành đến dưới mái ngói) là hoàn toàn độc lập; và đấy chính là cái ta gọi là sự ngẫu nhiên, là điều t́nh cờ (xem thí dụ ở trích đoạn trước). Nhưng đây không phải là một ngẫu nhiên được quan niệm tiêu cực, kiểu Pierre-Simon Laplace, như kết quả của sự thiếu hiểu biết của ta (xem cc 8 ở trên), mà như một t́nh cờ hiện thực và khách quan trong ư nghĩa tích cực của nó mà khoa vật lư không thể nào bỏ qua. Sự ngẫu nhiên tồn tại trong tự nhiên, và chính v́ vậy mà ngay cả một trí thông minh cao hơn con người cũng sẽ phải sử dụng, in hệt như con người, phép tính xác suất.