Cập nhật ngày 15-8-2018

Hêrodotos – Diễn giải và Phê b́nh

C2

Sử học – Lịch sử – tk tCn 

HÊRODOTOS*,

SỬ GIA CHUYÊN NGHIỆP ĐẦU TIÊN

(1961)

Tác giả: Henri-Irénée Marrou*

Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

*

Nh́n từ quan điểm lịch sử, hiển nhiên là sử học đă tồn tại trước Hêrodotos, trước các văn thi sĩ, thậm chí trước cả Hêsiodos và Hômeros: có thể nào ta tưởng tượng được rằng, đă từng , đâu đó, những con người không hề nghĩ ngợi, và không bao giờ kể lại, một cách nào đấy, những ǵ từng xảy ra cho họ?

 

Benedetto Croce*,

Lư Thuyết Và Lịch Sử Của Khoa Kư Sử

(Théorie et histoire de l'historiographie),

1912, chap. II.

*

Trong câu văn nổi tiếng mở đầu tác phẩm của sử gia Hy Lạp cổ xưa nhất mà chúng ta c̣n giữ, chính là dưới cái nghĩa đầu tiên và rộng răi hơn cả là «điều tra» (inquiry = enquête) mà từ historia (ἱστορία), xuất hiện: «đây là bản tường tŕnh cuộc điều tra đă được Hêrodotos xứ Halicarnassos hoàn thành, nhằm ngăn chặn những hành động do con người thực hiện bị phai mờ với thời gian, hoặc những công tŕnh vĩ đại và tuyệt vời của cả người Hy Lạp lẫn của dân man di mất đi tăm tiếng, và đặc biệt là ghi nhớ những lư do v́ sao họ lại gây ra chiến tranh với nhau»[1]  

Mặc dù cố gắng của Hêrodotos có vẻ sơ đẳng và, theo một nghĩa nào đó,  c̣n ngây thơ, chúng ta vẫn bị ấn tượng bởi nỗ lực giải thích khoa học được biểu đạt ở đấy: ngay cả nơi người kể chuyện tuyệt vời mà thoạt nghe có vẻ chất phác này, lịch sử xuất hiện như một nỗ lực t́m hiểu, giải thích; trong cùng một câu văn mở đầu mà chúng tôi đă trích dẫn những từ đầu tiên, Hêrodotos nói rơ ràng rằng «cuộc điều tra» nhằm xác định, giữa các mục đích khác, «v́ lư do nào người Hy Lạp và người Persia mọi rợ đă tranh chiến với nhau...». Đây là một công tŕnh nghiên cứu vừa sâu sắc, vừa thực định... Sâu sắc, bởi vấn đề đặt ra cho Hêrodotos là phân biệt cái nguyên nhân sâu xa của những biến cố với những lư cớ, biện minh hay vỏ bọc, và tách nó ra khỏi chúng song vẫn giữ cho công tŕnh nằm ở mức độ các triết gia gọi là nguyên nhân thứ hai, khác biệt với archè hay cái nguyên lư siêu h́nh học đầu tiên của tính khả tri. Thực định, ngay cả khi ư niệm nguyên nhân này c̣n bao hàm sự cần thiết phải cầu viện tới các khái niệm đáng ngại hay đáng ngạc nhiên như định mệnh, số phận, sự ganh ghét của thần linh; bởi dần dần, yêu cầu giải thích lịch sử sẽ luôn luôn dẫn dắt Hêrodotos, mỗi lúc một đến gần hơn, với sự vận dụng toàn bộ quan niệm của ông về con người và cuộc sống vào sử học. Như mọi tác phẩm sử học khác, cuốn sử kư của Hêrodotos mang dấu ấn của cá tính tác giả; và như mọi tác phẩm sử học khác, nó cho biết nhiều thông tin, về đối tượng nghiên cứu riêng của Hêrodotos – ở đây là cuộc chiến tranh chống Persia của Hy Lạp – cũng như về nội t́nh của thế giới Hy Lạp, và cách người Hy Lạp suy nghĩ trong những năm 440 tCn. Cuối cùng, Hêrodotos đă đúng thật là một sử gia, theo nghĩa chuyên nghiệp của từ này, bởi ư muốn tái tạo và đạt tới sự thật về các biến cố đă qua trong hiện thực nghiệm sinh của chúng, bởi nỗ lực để t́m ra nguồn thông tin thích đáng, bởi sự thận trọng mà mối quan tâm này đ̣i hỏi, và một sự bi quan nhất định về bản chất con người nơi ông. Từ thời Ploutarkhos, người ta đă không ngừng bàn tán về  sự «tinh ranh» của Hêrodotos.

Henri-Irénée Marrou,

«Sử Học Là Ǵ»

(Qu'est-ce que l'Histoire?),

Trg: Sử Học Và Phương Pháp Sử Học

(L'Histoire et ses méthodes),

Paris, Gallimard, 1961, tr. 8-9.

(Encyclopédie de la Pléiade)



[1] «This is the showing forth of the Inquiry of Herodotus of Halicarnassos, to the end that neither the deeds of men may be forgotten by lapse of time, nor the works great and marvellous, which have been produced some by Hellenes and some by Barbarians, may lose their renown; and especially that the causes may be remembered for which these waged war with one another».