Khoa học – Lịch sử

C1

LỊCH SỬ CỦA KHOA HỌC

TRONG

LỊCH SỬ CỦA NỀN VĂN MINH

Tác giả : George Sarton*

Người dịch : Nguyễn Văn Khoa

*

Chỉ toàn bộ lịch sử của khoa học mới cho phép chúng ta đánh giá một cách chính xác sự tiến hóa của khoa học trong một thời đại hay trong một môi trường cụ thể. Thật vậy, điều thường xảy ra là, hoặc một môn học không còn được theo đuổi nữa trong khi một bộ môn khác lại tiến triển, hoặc nền văn hóa khoa học đă di chuyển trong không gian từ một dân tộc này sang dân tộc khác. Tuy nhiên, sử gia khoa học – những người không ngừng tổng hợp mọi nỗ lực phân tán – cũng không hề tưởng tượng lúc đó rằng thiên tài của con người lại có thể bùng phát hay tắt ngúm đột ngột như vậy, bởi v́ ông ta nhìn thấy ánh sáng của ngọn đuốc chuyển động từ khoa học này hay dân tộc này sang một một khoa học hay một dân tộc khác. Ông thấy rõ hơn bất cứ ai sự liên tục trong không gian và thời gian của khoa học, và nhờ vậy có khả năng thẩm định sự tiến bộ của nhân loại tốt hơn ai hết.

 

Các sử gia khoa học không nên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cách thức các bộ môn khoa học tác động triền miên lên nhau, ông ta còn cần phải phân tích cả những tương tác liên tục xảy ra giữa các ư tưởng khoa học với các loại hiện tượng tinh thần hoặc kinh tế khác. Tôi biết người ta thường nói rằng sự phân tích những tương tác này là ít cần thiết cho sự am hiểu đời sống hiện đại của chúng ta, so với tầm quan trọng rất lớn của nó cho việc nghiên cứu đời sống cổ đại, vốn có tính tổng hợp và đồng nhất hơn thời nay. Nhưng phải chăng đấy là sự thật? Điều ngược lại có vẻ như đúng hơn: phải chăng sự phức tạp và đan xen ngày càng chằng chịt của mọi lãnh vực trong đời sống xã hội đương đại khiến cho những cơ hội tương tác nói trên cũng gia tăng theo, trong một chừng mực rất lớn? Dù sao, việc nghiên cứu loại tương tác này sẽ thường chiếm sự quan tâm của chúng tôi. Nhưng nhất thiết nó không được làm cho đối tượng nghiên cứu đặc thù của ta – trước và trên hết là sự thiết lập các chuỗi ư tưởng khoa học – vuột khỏi tầm mắt. Mọi hiện tượng tự nhiên, tâm lư hay kinh tế đã có thể ảnh hưởng tới và làm thay đổi dòng tiến hóa của các hiện tượng khoa học đều sẽ được nghiên cứu trong tạp chí này của chúng tôi [ISIS], không phải vì bản thân chúng, mà chỉ một cách phụ thuộc và để giải thích.

 

Tóm lại, lịch sử khoa học nhằm mục đích thiết lập nguồn gốc và sự kết chuỗi của những sự kiện và ư tưởng khoa học, bao gồm cả mọi hình thức trao đổi trí tuệ và loại hình ảnh hưởng mà sự tiến bộ của nền văn minh liên tục đưa đến. Và hệ quả tức thì của định nghĩa này là phương cách hợp lư duy nhất để «chia cắt» lịch sử khoa học không phải là sự cắt xén theo từng quốc gia, hay bất kỳ một cách thức nào khác, mà là sự phân kỳ theo thời đại.

George Sarton,

L'histoire de la science

(Lịch sử của khoa học),

Trg: ISIS, 1913, số 1, p. 13-14.