DuongThuHuong

Nghĩ với người trong nước
 

 

NGHĨ VỚI DƯƠNG THU HƯƠNG

VỀ

NỘI CHIẾN, ĐẤT NƯỚC, TRÍ THỨC

 



«Fools march boldly in where angels fear to thread».
  («Kẻ rồ dại mạnh bạo bước vào nơi mà thiên thần c̣n sợ dẫm tới»)

(Tục ngữ Anh)

 

 

 

 

1. Chiến Tranh và Công Bằng

 

 

Các sử gia Việt Nam ngày mai sẽ viết ǵ về cuộc chiến tranh vừa qua? Đi t́m một khuôn khổ lư luận để suy nghĩ về «Cuộc Chiến Tranh 30 Năm Ở Đông Dương», một giáo sư chính trị của đại học Michigan Mỹ đă đặt ra nhiều câu hỏi không dễ trả lời: bản chất của cuộc chiến là ǵ? Đây là một cuộc chiến tranh duy nhất hay nhiều cuộc chiến kế tiếp và giáp giới nhau? (2) v. v... Ở đây, chỉ xin giữ lại câu hỏi mấu chốt về bản chất của cuộc chiến, bởi v́ tất cả những thắc mắc khác đều tùy thuộc nơi lời giải đáp cho nghi vấn này. Xung đột quốc tế hay nội chiến? Chiến tranh giữa hai khối cộng sản và tư bản? Giữa đế quốc và giải phóng? Giữa các khuynh hướng chính trị địa phương? Giữa quân chính quy và quân du kích phiến loạn tại mỗi nước?

 

Nếu chọn tiêu chuẩn khách quan để t́m giải đáp, người ta có thể dựa vào bối cảnh lịch sử của cuộc chiến - nhưng có thật là cái bối cảnh ấy đă không thay đổi trong ngót nửa thế kỷ? Nếu chọn tiêu chuẩn chủ quan, người ta có thể dựa vào quan điểm của một hay nhiều bên tham chiến - nhưng luôn luôn có ít nhất là hai, trong trường hợp của Việt Nam sẽ là ba hoặc bốn hay nhiều hơn nữa, phải lấy quan điểm nào ở đây?

 

Về bối cảnh lịch sử, bây giờ có lẽ chẳng c̣n ai phủ nhận là thế kỷ thứ 20 đă vừa thừa hưởng, vừa sản sinh ra quá nhiều mâu thuẫn đối kháng: tư bản / cộng sản, thực dân / thuộc địa, đế quốc / nhược tiểu, quốc gia / cộng sản, v. v... Khi những mâu thuẫn quốc tế và địa phương này quyện chặt vào nhau trên một tụ điểm nào đó - như ở Việt Nam chẳng hạn -, th́ đối kháng địa phương khó ḷng giữ được vai tṛ chính yếu, và khả năng quyết định sẽ từ từ nhưng chắc chắn vuột khỏi bàn tay của người tại chỗ. Tương quan lực lượng bắt buộc!

 

Chiến tranh Việt Nam, như vậy, sẽ là một cuộc tranh chấp quốc tế? Bao nhiêu bà mẹ Việt Nam sẽ đau tủi: con ḿnh chết cho chuyện ǵ đâu đâu! Sự thật có lẽ không hẳn như thế khi nó bắt đầu, nhưng sự thực có thể đă trở thành như vậy khi nó kết thúc lần thứ nhất (1954). Nếu không, khó ḷng giải thích một số sự kiện. Tại sao một chiến thắng vang dội như ở Điện Biên Phủ lại chỉ dẫn đến sự chia cắt đất nước, rồi sự phân tranh Nam / Bắc? Tại sao h́nh ảnh của một người hằng chiến đấu cho chủ quyền dân tộc như ông Hồ lại không cô kết toàn vẹn trong chân dung của một người anh hùng dân tộc, mà lại xẻ đôi - như chàng Janus hai mặt - thành thiên thần của một bên, và ác quỷ của nửa bên kia?

 

Trong cái quá tŕnh quốc tế hóa cuộc chiến, người Việt Nam có phần trách nhiệm của ḿnh, dù là có ư thức hay không ư thức. Đó là sự chọn lựa con đường cộng sản. «Chủ nghĩa Marx-Lênin không can hệ ǵ đến ḷng yêu nước của người Việt Nam» thật (1A), song chủ nghĩa Marx-Lênin này đă có phần đóng góp quyết định của nó vào cuộc chiến. Và nếu trong buổi đầu, sự góp phần ấy vừa có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, th́ với thời gian dần dần chỉ c̣n lại toàn những hậu quả vô cùng tai hại.

 

Về mặt quốc tế, điểm tích cực là chủ nghĩa cộng sản đă mang lại cho kháng chiến Việt Nam một thế dựa to lớn hơn - mặc dầu không phải lúc nào cũng vững chắc -, điểm tiêu cực là nó cũng vừa đồng thời tạo ra cho địch thủ một hậu thuẫn tương tự, vừa trao tặng cho các cường quốc đồng minh cái khả năng những cơ hội dàn xếp trên đầu người Việt. Nếu không có sự đồng lơa của Anh và Mỹ, làm sao Pháp có thể dễ dàng trở lại Việt Nam sau khi đă bị Nhật đánh bật ra khỏi Đông Dương? Không có sự áp đặt đồng thời của Liên Xô và Hoa Kỳ, làm sao Việt Minh có thể thất bại ở Genève sau khi đă thắng lớn trên chiến trường? Không có cái duyên cớ «bảo vệ tiền đồn của thế giới tự do», làm sao Hoa Kỳ có thể dễ dàng đưa vào Việt Nam trên nửa triệu lính Mỹ và chư hầu?

 

Về mặt nội bộ, điểm tích cực là chủ nghĩa này cũng đă giúp cho cấp lănh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có được cái ư thức và cái khả năng gắn liền đấu tranh dân tộc với đấu tranh xă hội, đô thị với nông thôn. Chính nhờ thế mà Đảng đă trở thành một lực lượng giải phóng trên quy mô cả nước vào đúng thời điểm quyết định, trong khi các đảng phái quốc gia chưa bao giờ vượt qua nổi cái kích thước chật hẹp của những nhóm khủng bố ở thành phố. Điểm tiêu cực là sự thành công ấy đă tráo lộn vĩnh viễn mọi dữ kiện của một bài toán lẽ ra vô cùng đơn giản. Trong khi cái chánh đảng «vô tổ quốc» của giai cấp vô sản thế giới phất lên lá cờ chủ quyền dân tộc v́ nhiệm vụ chiến lược quốc tế trước mắt, th́ nhân danh một ngày mai tự do, các tổ chức «quốc gia» lại tích cực chống lại những kẻ đang giương cao ngọn cờ độc lập ấy!

 

Nằm trong cái rọ đó của lịch sử, người Việt Nam nói chung đă sống điều nghịch lư này như thế nào, nhất là từ sau 1955? Có lẽ chỉ có chính các cấp lănh đạo - lớp kominterchiks chính cống một bên, những Bảo Đại, Ngô Đ́nh Diệm, Thiệu-Kỳ ở phía bên kia - mới hoàn toàn biết chắc họ đă tiêu hao bao nhiêu xương máu của nhân dân cho cái ǵ. V́ độc lập, tự do, hay chủ nghĩa? Hoặc đơn giản hơn, v́ bị kẹt trong cái thế tốt đầu trên bàn cờ quốc tế? Hay tồi tệ hơn nữa, v́ thèm muốn quyền bính và lợi lộc cá nhân? Về phần những binh lính và thường dân hai miền đă vĩnh viễn nằm xuống, không chắc ai cũng có được cái ư thức trong sáng là ḿnh đă hy sinh cho một lư tưởng dân tộc cao cả.

 

Có thể trong mọi lẽ công bằng th́ cái «cao nhất là công bằng với bản thân» (1B), song công bằng với địch thủ cũng chẳng dễ ǵ. Một khi ở mỗi bên Việt Nam tham chiến đều có những người chết trận trong niềm tin là họ đă hiến thân cho độc lập hay tự do của tổ quốc, th́ sử gia hay người yêu chuộng lẽ phải của mỗi bên sẽ đi t́m chân lư ở đâu đây? Ngoài cái bối cảnh lịch sử khách quan của bao nhiêu đối kháng chồng chéo? Ngoài cái khát khao trung thực bằng sự cố gắng vượt lên trên cái phần nửa sự thực của bản thân hoặc phe đảng? Hay ngoài sự thừa nhận cái giả thuyết rất có thể chỉ trùng hợp với sự thực đơn thuần là cuộc chiến tranh vừa qua, nếu không phải là nội chiến trọn vẹn, th́ ít ra cũng có khía cạnh nội chiến hay một giai đoạn nội chiến?

 

Chân lư là một giá trị bắt buộc, nếu không muốn rơi vào chủ trương bất khả tri. Nhưng chân lư, ở đây, chỉ có thể là một sự «quy nạp từ nhiều chiều» (1D) - nghĩa là từ những nhận thức rất thiếu sót về một quá tŕnh khách quan ngày càng phức tạp. Và, «nửa sự thực» th́ «không phải là sự thực», như ai đó đă viết (1E). Hơn nữa, «cái ǵ là sự thực th́ không ai có quyền chối bỏ, dù thích hay không thích» (1B). Công bằng với bản thân nhất định là khó, khi nó bao hàm điều kiện là phải thẩm định lại cái phần không sáng sủa trong nhận thức của ḿnh về sự thực. Song công bằng với địch thủ đôi khi c̣n khó hơn, nếu nó hàm chứa đ̣i hỏi là phải định giá lại cả cái phần trong sáng nơi nhận thức của kẻ khác.

 

 

2. Nội Chiến và Sự Thật

 

 

Công nhận tính chất hay giai đoạn nội chiến của cuộc chiến tranh vừa rồi vẫn chưa trọn nghĩa, nếu khái niệm «nội chiến» chỉ đơn thuần diễn đạt cái ư tưởng là những tù binh, thương phế binh hay xác chết đều da vàng, mũi tẹt, tóc đen, cùng một huyết thống với nhau. Đồng thời vô t́nh hay cố ư quên đi cái động cơ khiến một số người - một số, có thể là lớn hoặc nhỏ, nhưng không phải là tất cả - đă cam tâm cầm súng của Nga, Tàu hay Mỹ để bắn vào đồng bào. Nhiều người đă giết chóc hay hy sinh thực sự v́ độc lập và một xă hội không c̣n bóc lột, hoặc cho tự do và quyền làm người. Đó mới là cái kích thước đích thực của nội chiến, với tất cả sự tàn nhẫn và bi thảm của nó, tất cả nỗi đau khổ và uất hận của một dân tộc.

 

Ngày nào người bên này c̣n xem cái lư tưởng của phía bên kia là «huyền thoại» hay «chiêu bài», ngày đó chúng ta vẫn c̣n luẩn quẩn trong cái nhận thức què cụt của phe đảng về cuộc chiến. Nếu có những tên «nô lệ phục ṭng một định mệnh tàn khốc», th́ bọn chúng không chỉ rủ nhau nằm cả ở một bên chiến tuyến, nhường hết phần đất bên kia cho những đứa con «chưa bao giờ bội bạc với tổ tiên» (1B). Sự thật là, bị quy định bởi thế kỷ, người Việt Nam đă không hề có được những chọn lựa căn bản trong suốt. Do đó, từ những thập niên 1920 và 1930, đứng vào hàng ngũ này hay phía đối lập đều là một quá tŕnh nhập cuộc vừa không hoàn toàn sáng sủa vừa đầy bất trắc.

 

Có phần đóng góp của thời đại. Từ sau cuộc cách mạng Nga, một trật tự thế giới tay ba đang từ từ thành h́nh. Đầu tiên là khối những đại cường tư bản già giặn đang ngồi chễm chệ trên đầu cả trăm triệu dân thuộc địa. Bên cạnh là khối các nước tư bản mới cất cánh khác đang thèm thuồng cái địa vị được ưu đăi ấy. Trước mặt là khối các quốc gia mang tham vọng lật đổ toàn bộ cái trật tự thế giới tư bản, với một pháo đài đầu tiên vừa được thành lập. Có phần trách nhiệm của người lănh đạo chính trị: sự cám dỗ của một thời thế rối ren như thế thường là những bài toán đại số chiến lược được xem là hiển nhiên nhất: bạn của thù là thù, thù của thù là bạn, v. v... Để đánh Pháp, trong số những người Việt Nam yêu nước, bao nhiêu cái đầu đă hướng tới, sau Beijing và Tokyo, Berlin, Washington hay Moskova?

 

Điều tai ác là khi sự chọn lựa đối tượng bị xích cứng vào một đối tượng khác hoặc một chiến lược đấu tranh th́ khó ḷng chỉ lấy cái trước mà vất cái sau. Độc lập, dù chủ nghĩa cộng sản? Hay tranh thủ chủ quyền bằng cách tạm thời cộng tác với Pháp (Mỹ), đánh lại kẻ tử thù của chế độ tư bản? Có người yêu độc lập song lại sợ cộng sản, có người muốn thu hồi chủ quyền nhưng vẫn nghi ngờ mẫu (đế) quốc. Những người đó phải hành động ra sao? Một điều bất trắc khác, khi mục tiêu quốc gia bị gắn liền với mục tiêu chiến lược của một đồng minh lớn mạnh hơn, là sự lệ thuộc của cuộc tranh đấu trong nước vào các quyết định đến từ bên ngoài. Làm thế nào để nó không mất định hướng? Làm sao giải thích với quần chúng những đổi thay đột ngột và bất lợi để họ không mất tin tưởng?

 

Cần phân biệt sự thực và sự nhận thức về sự thực nơi quần chúng; hai sự kiện này không bắt buộc phải trùng hợp với nhau, nhất là khi tŕnh độ dân trí lại quá thấp. Nếu không muốn mất chánh nghĩa, bản lănh của các cấp lănh đạo ở đây chính là khả năng quản lư sự nhập nhằng giữa nhiều đối tượng hay sự nguy hiểm của chiến lược áp dụng, trước những bước ngoặt trong cuộc chiến. Và, như mọi cuộc đấu tranh dai dẳng và phức tạp khác, cuộc chiến tranh ở Việt Nam - trên 30 năm, với ít ra là bảy diễn viên chính (Nhật, Trung Hoa, Liên Xô, Pháp, Mỹ và hai nhà nước Việt Nam) - không thiếu ǵ những khúc quanh quan trọng, mỗi khi có thêm một cường quốc trên chính trường, một bộ quân phục nơi trận mạc, hoặc sau mỗi giai đoạn đ́nh chiến.

 

Sự thật là đất nước đă mất chủ quyền từ thế kỷ 19. Cuộc chiến tranh giành độc lập không phải là một «huyền thoại»; nó hoàn toàn có chánh nghĩa, nếu nh́n vào điểm khởi đầu. Bao nhiêu người đă đến với Đảng Cộng Sản Việt Nam, thậm chí đă trở thành đảng viên, chỉ thông qua ḷng yêu nước? Sự thật là đất nước chưa bao giờ có một chế độ tự do. Cuộc đấu tranh cho dân chủ không phải là một «chiêu bài»; nó cũng hoàn toàn có chánh nghĩa, nếu nh́n vào điểm kết thúc. Bao nhiêu người, kể cả những người cộng sản, đă bỏ nước ra đi v́ thiếu tự do dân chủ? Giữa hai thời điểm là một chuỗi các dữ kiện tạo thành một quá tŕnh mà giá trị tổng hợp có tiềm năng, và trên thực tế đă là tác nhân, chẳng những làm thay đổi nhận định của quần chúng về chiến tranh, mà có lẽ c̣n làm biến đổi cả bản chất của cuộc chiến.

 

Có c̣n là cùng một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm không, hay đă trở thành nội chiến mất rồi, khi tiếng súng lại vang lên sau hiệp định Genève? Vẫn là một, nếu tiếp tục nh́n từ điểm khởi đầu. Có ǵ khác đâu? Vẫn là tên đế quốc đă từng đứng cạnh thực dân Pháp và đă gánh chịu đến 78% (2,6 tỷ $US) chi phí chiến tranh cho hắn (2), vẫn là cái bọn quan lại hay tướng tá cũ do ngoại bang thả dù, vẫn cái tṛ cắt đất «Nam Kỳ tự trị». Ôi, sự độc lập của miền Nam! Đă có nhiều thay đổi, nếu nh́n từ điểm kết thúc của giai đoạn trước. Một chế độ đă hiện nguyên h́nh bên kia vĩ tuyến 17, với những cái mới rất đáng lo ngại. Cái mới của đấu tố, của các ṭa án nhân dân, của chủ nghĩa giáo điều và của đủ mọi thứ hạn chế.  Ôi, tự do của miền Bắc!

 

Tiếp nối hay đứt đoạn? Nh́n chung, sự thực ở đây là một quá tŕnh vừa có mặt tiếp nối, vừa có mặt đứt đoạn. Sự thật là đất nước vẫn chưa có chủ quyền, dù ở miền Nam hay ở miền Bắc - trừ phi chúng ta nhận định sự lệ thuộc vào một chủ nghĩa và một liên minh như một h́nh thức giải phóng. Sự thật là vấn đề thể chế chính trị cho cả nước không c̣n là chuyện có thể thương lượng với nhau trong tương lai nữa mà đă trở thành một hiện thực áp đặt. Sự thật là Đảng Cộng Sản Việt Nam đă không ngừng sống nhờ trên lợi thế lúc ban đầu của ḿnh - cái quá khứ chống thực dân của lănh đạo và đảng viên. Sự thật c̣n là các chánh đảng quốc gia chưa bao giờ tự tạo nổi cho bản thân một vị trí lịch sử tương xứng.

 

Đây là sự thực tổng quan của một quá tŕnh chuyển biến, của một cái ǵ không c̣n là một nhưng cũng chưa rơ là khác - của những buổi hoàng hôn hay b́nh minh tranh tối tranh sáng. Sự nhận diện thực chất của một tiến tŕnh nước đôi như vậy chẳng bao giờ dễ dàng và thường vẫn phiến diện; nó tùy thuộc nơi chỗ đứng và tầm nh́n của mỗi người. Cái triền này của dải núi Pyrénée, hay cái bờ kia của con sông Bến Hải, cũng chỉ có cùng một tác dụng ở đây: ngăn cản khả năng tiếp cận chân lư trong sự toàn vẹn của một tổng thể.

 

Trên ḍng vận động liên tục của lịch sử, cái quá tŕnh thành người quốc gia hay thành người cộng sản ở Việt Nam đều có một vùng tối và một vùng sáng. Trong chiến tranh, chủ đích của tuyên truyền bao giờ cũng là làm thế nào để sự nhận định của quần chúng về sự thực luôn luôn dừng lại trên cái vùng tối của địch thủ và cái vùng sáng của ḿnh, phần c̣n lại chỉ là kỹ thuật hoặc bôi nhọ hoặc đánh bóng thêm. Xuyên qua sự can thiệp của Mỹ và các nhóm lănh đạo tay sai trong Nam, bên kia có mọi lư do để không nh́n thấy hàng triệu người khao khát tự do. Xuyên qua sự tham gia của khối cộng sản và cái tầng lớp lănh đạo đă tha hóa ở miền Bắc, bên này cũng có mọi lư lẽ để không nh́n thấy hàng triệu người hằng tha thiết với độc lập và thống nhất.

 

Ngày nay, trả lại cho cuộc nội chiến này cái kích thước đích thực và bi thảm của nó, trước hết, có nghĩa là chúng ta cần phải chấm dứt tức th́ và vĩnh viễn mọi thói quen thóa mạ hoặc phỉ báng lẫn nhau. Hăy trả lại cho những người đă chết đi hay măi măi tật nguyền của cả đôi bên - dù họ là đa số hay thiểu số, kẻ chiến thắng hay chiến bại - cái quyền được yên nghỉ, không như một bọn lính đánh thuê cho ngoại bang hay chủ nghĩa, mà trong sự phục hồi danh dự như những đứa con đă hy sinh cho hai hoài băo lớn nhất của tổ quốc trong suốt thế kỷ. Hăy trả lại cho những người đă bỏ làng nước ra đi những năm 1954 và 1975 cái quyền được sống thanh thoát trong sự ḥa giải với bản thân nơi đất khách, không phải mặc cảm v́ cái h́nh ảnh méo mó của những kẻ «chạy theo lối sống sa đọa của Mỹ Ngụy», mà trong tư cách thật sự của người tị nạn - và dù có gọi họ là tị nạn chính trị, kinh tế hay văn hóa, tựu trung vẫn là …tị nạn cộng sản.

 

 

3. Tội Ác và Lỗi Lầm trong Chiến Tranh

 

 

Trong bất kỳ cuộc chiến nào, tội ác cũng được chia đều cho cả đôi bên. Nhưng tội ác không chỉ xuất phát từ sự mất nhân tính trong một lúc của bọn người cầm súng trên chiến trường. Nhiều khi chúng nằm lộ liễu trong các chương tŕnh đă được lạnh lùng quyết định sau các bàn giấy bóng nhoáng, bởi những con người có quyền sinh sát mà đôi tay vẫn giữ sạch sẽ - nghĩa là, bởi cấp lănh đạo của cả đôi bên. Làm sao có thể giải thích khác hơn, phía Mỹ, sự thành lập những «vùng tự do bắn giết» và sự mở rộng những đợt rải thảm bom hoặc thuốc độc lên các thành phố hay làng mạc? Và phía Việt Nam, cuộc tàn sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế hoặc sự khởi động chiến dịch «Phượng Hoàng» sau này? Trước loại «hành động chiến tranh b́nh thường» ấy, sự cuồng sát của các nhóm lính điên loạn đủ mọi quốc tịch, ở Mỹ Lai hay nơi khác, cơ hồ chẳng c̣n lại bao nhiêu ư nghĩa.

 

Có một vấn đề mà tầm quan trọng ít nhất cũng ngang bằng với sự thú nhận tội ác. Đó là sự t́m hiểu v́ sao những tội ác ấy đă có thể xảy ra trên đất nước này, cho dù là trong hoàn cảnh chiến tranh đi nữa, giữa những con người từ bao đời vẫn cùng nhau chia sẻ mọi nỗi niềm. Có sự đồng lơa của các tập đoàn lănh đạo - nhưng đó vẫn là lối hành xử tự nhiên của bọn người đă tha hóa v́ lợi lộc cá nhân, hoặc những mộng mị không tưởng. Có sự xui dục của bản năng sinh tồn, của nỗi kinh sợ, ḷng căm thù, hoặc ngay cả sự nổi thú tính nơi những kẻ cầm súng trên trận địa - nhưng liệu thành phần này có bao nhiêu trách nhiệm trước loại tội ác đă được kế hoạch hóa? Trên tất cả các lư lẽ ấy, chính là sự đào nhiệm của hai đội ngũ trí thức, nếu quả thật sứ mạng của trí thức là «báo trước cho dân tộc ḿnh các hiểm họa có thể tới» (1E).

 

Trong hàng ngũ «trí thức xă hội chủ nghĩa» ở miền Bắc, ai đă đảm nhận cái «chức trách người cảnh báo trong xă hội», khi cuộc chiến tranh giành độc lập, bởi những tác động dồn dập và to lớn của các nhân tố quốc tế và sự bất đồng quan điểm nội bộ, đang chuyển hướng dần thành một cuộc chiến tranh nửa quốc tế nửa nội chiến? Vào buổi hoàng hôn của một quá tŕnh lịch sử, khi cả bối cảnh chính trị quốc tế lẫn quốc gia đều chợt thay đổi sâu sắc với cuộc «chiến tranh lạnh» giữa hai khối và sự khai sinh ra hai nhà nước Việt Nam đối kháng, lúc cái chính nghĩa giành độc lập đang phai nhạt dần bởi v́ cái ư đồ áp đặt một thể chế sắt máu cũng đă trở thành hiện thực, ai là người đă báo động hiểm họa của một cuộc chiến tranh chắc chắn là sẽ cực kỳ tàn khốc, với những hậu quả trầm trọng khôn lường?

 

Có «Nhân Văn Giai Phẩm», dĩ nhiên. Nhưng «Trăm Hoa» cũng chỉ mới là một phong trào chống đối những điểm tiêu cực của chế độ, chưa hẳn là chống đối chế độ, lại càng không phải là phản chiến. Thế giới quan của các văn nghệ sĩ này, nơi Trần Dần chẳng hạn (3), chỉ là một thứ chủ nghĩa cộng sản được xem là «chân chính» hơn («Tôi yêu chủ nghĩa này, cờ đỏ căi cho tôi»), của những người trí thức đă dấn thân vào «cuộc đấu tranh cuối cùng» («Hăy đi măi như người cộng sản (...) Hai bàn tay chết cứng vẫn ôm cờ»). Trong khi một chiến thắng của miền Bắc c̣n có nghĩa là sẽ chụp lên cả miền Nam cái thể chế mà chính họ đang nghiêm khắc phê phán, nh́n xuống dưới vĩ tuyến thứ 17, dường như họ cũng không trông thấy ǵ khác hơn, ngoài bàn tay của đế quốc Mỹ và bọn tay sai đương bóp nghẹt mọi tầng lớp nhân dân, cản trở ngày độc lập và thống nhất toàn vẹn.

 

Trong hàng ngũ «trí thức tự do» ở miền Nam, ai là kẻ đă kêu gọi cảnh giác trước sự can thiệp của Mỹ? Các thứ chủ nghĩa - kể cả chủ nghĩa chống cộng - đều chia sẻ với nhau cái khả năng tạo ra một loại nhận thức chỉ dựa trên những ǵ mà đương sự muốn tin, như thể con người cần sống trong thế giới của ảo tưởng để tự thuyết phục. «Hoa Kỳ đă đến Việt Nam hoàn toàn v́ lư tưởng, không phải v́ quyền lợi chính trị, quân sự hay kinh tế ǵ khác». «Độc tài là chế độ hữu hiệu nhất để đương đầu với cộng sản» (4)... Sau khi Mỹ bước vào chiến tranh, ai là người đă gióng chuông báo động trước những hậu quả về mọi mặt của một đạo quân viễn chinh hơn nửa triệu người, trước những hành động chiến tranh mù quáng trên cả nước của «đồng minh»? Hy vọng chiến thắng bằng bom đạn đă che lấp tất cả, từ cái sự kiện là chính sự tham chiến ấy đang vô t́nh giao trả cho địch thủ một chánh nghĩa mà hắn đă đánh mất, đến những thương tích sẽ c̣n đục khoét lâu dài trên t́nh tự dân tộc sau này.

 

Thật ra, có phong trào Phật Giáo. Nhưng đây là tiếng nói của lương tâm tôn giáo, không phải của lương tri trí thức. Cũng có những Nhất Hạnh, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Thái Luân, và có thể c̣n một vài người khác nữa. Nhưng đây là những tiếng thét cá nhân đếm được trên đầu ngón tay, không phải là sự nghiệp của một tập thể trí thức dám trỗi dậy. Ngoài ra là hành động tuyên truyền của thành phần địch nằm vùng. Ngoài ra, không kể thái độ chửi đổng, chỉ là sự tĩnh mịch của băi tha ma - một thứ nghĩa địa có thể chớp nhoáng biến thành các phiên ṭa ồn ào khi được dịp kết tội bọn trí thức lừng khừng «ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản». Mỹ tàn sát cả một làng ở Mỹ Lai: im lặng. Mỹ ném bom những mục tiêu dân sự ở miền Bắc: nín thinh. Mỹ rải thuốc độc ở miền Nam: vẫn im ĺm. Cả thế giới kết án cuộc ném bom khủng bố của Nixon mùa Lễ Giáng Sinh năm 1972 trên Hà Nội, Hải Pḥng: vẫn câm nín. Cái giá lương tri của mơ mộng chiến thắng!

 

Điều c̣n khiếp đảm hơn cả tội ác chính là những lỗi lầm của hai đội ngũ trí thức, bởi v́ chính chúng chứ chẳng ai khác đă làm bà đỡ cho tội ác. Dù là người phía bên này hay phía bên kia, làm ǵ có chuyện «đi dưới hai làn đạn» (1B) khi cái hành động ấy c̣n có đôi chút tác dụng và ư nghĩa, nghĩa là trong chiến tranh! Có chăng - ngoài những ngoại lệ đă kể - là loại văn chương ngợi ca «chủ nghĩa anh hùng cách mạng», «chủ nghĩa yêu nước», và cuộc «thánh chiến» một bên, hoặc vai tṛ «tiền đồn của thế giới tự do», và «chính nghĩa quốc gia» bên kia. Điều tai họa cho đất nước không phải là chúng ta đă có đến hai đội ngũ trí thức dám dấn thân trên những lựa chọn chính trị. Song điều bất hạnh cho đất nước là sự chọn lựa ấy đă làm họ quên đi bao điều c̣n lại, từ t́nh nghĩa đồng bào cho đến những giá trị nhân bản - sự thật, công bằng, nghĩa vụ, đạo lư, v. v... Và không phải chỉ trong chiến tranh.

 

 

4. Tội Ác và Lỗi Lầm Thời Hoà B́nh

 

 

C̣n có những tội ác đơn phương của Đảng Cộng Sản Việt Nam (5), c̣n có những lỗi lầm đặc thù của người trí thức xă hội chủ nghĩa. Cái tội ác đă tiếp tục chiến tranh với những kẻ đă buông khí giới, đă thanh toán một số thành phần xă hội bị độc đoán khai trừ. Cái tội ác đă đem nhân dân làm vật thí nghiệm cho các chính sách không có ngày mai, đă xua đuổi bao đồng bào ra khỏi nước, đă đem con bỏ chợ. Cuối cùng và trầm trọng nhất, cái tội ác đă đặt ṇi giống trước họa suy kiệt, đă đưa đất nước đến chỗ khánh tận. Đây là những tội ác không thể được biện minh bằng bất cứ một yêu cầu tự vệ nào, hoặc bằng sự say máu một lúc trên trận địa. Tất cả đều bắt nguồn từ các tính toán điên rồ của những bộ óc giáo điều, ngay từ cơ sở lư luận của một thứ chủ nghĩa đă lấy căm thù làm chất liệu cách mạng.

 

Trước hàng loạt tội ác ấy - nhiều cái đă rơ rệt ngay từ những năm 1975, 1976 -, ai là người đă đảm nhận cái trọng trách phê phán Đảng và nhà nước, trong chế độ «Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa» của nước Việt Nam thống nhất này? Có chăng là những tiếng hát dối trá ca ngợi một ngày mai không tưởng, những bài báo chống đỡ cho Đảng hay xuyên tạc sự thực, hoặc sự im lặng đồng lơa (1E). Làm sao giải thích sự phá sản của một đội ngũ «trí thức xă hội chủ  nghĩa» mà có lẽ đa số thành viên đă tự nguyện dấn thân – ít ra là trong buổi đầu - vào con đường đấu tranh gai góc nhất của thời đại?

 

Có sự quyến rũ của cương vị xă hội. Bởi v́, làm «trí thức xă hội chủ nghĩa» dù sao cũng c̣n được xem là một bộ phận của «nhân dân». Đây không phải là một danh xưng vô thưởng vô phạt. Nó có năng lực xóa trắng nguồn gốc giai cấp, bôi nḥa những sai lầm lớn nhỏ của quá khứ, và lắm khi c̣n làm một bàn đạp kiến hiệu để nhảy lên cái thế giới danh vọng chật hẹp của các vị «đầy tớ» đặc biệt của nhân dân. Một mặt, chính nó khoanh định cái cơ sở nhân sự trên đó người ta nỗ lực gieo trồng một tầng lớp «công chức thuộc địa» (1E) được trả lương bằng nhiều đặc quyền đặc lợi đáng kể, so với một xă hội c̣n nghèo mạt. Mặt bên kia, nó cũng chính là cái cơ sở tư tưởng của thứ luận điệu chống cộng ngây ngô, thường chỉ biết giải thích và đánh giá sự trỗi dậy của thành phần trí thức chống Đảng thông qua cái thành kiến «thất sủng».

 

Có bàn tay uốn nắn của Đảng. Điển h́nh ở đây là chính sách trấn áp của bộ máy cai trị đối với những văn nghệ sĩ bị dính líu trong vụ «Trăm Hoa», và tác động không phai nhạt của nó trên kư ức tập thể của tầng lớp trí thức. Nhà khoa học xă hội Trần Văn Giàu đă phải vận dụng đến hai chữ «can đảm», khi đặt vấn đề nghiên cứu trong khuôn khổ của một nhà nước xă hội chủ nghĩa (6). Một nhà văn đàn anh nào đó (Nguyễn Tuân?) đă nghẹn ngào nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: «Tao c̣n sống, c̣n cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ». Nguyễn Minh Châu c̣n phát hiện: «Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một câu nói thật tự đáy ḷng, không dám viết hồi kư thực, v́ sợ để liên lụy đến đời con cái» (7).

 

Cũng có cả những ảo tưởng chính trị đến từ sự ám ảnh của ước mơ đổi đời dai dẳng. Cụ thể là mối hy vọng đă chai cứng rằng gốc rễ của cái mô h́nh cách mạng Marx-Lênin vẫn c̣n xanh tươi, chỉ mới có cành lá là đă vàng úa. Nó được thể hiện ở sự tin tưởng một cách khá phản trí thức vào tính khả thi của một loạt chính sách hoàn toàn nghịch lư.  Như thể biện chứng pháp là một phép lạ có khả năng đẻ ra những «con người mới» và một «xă hội mới» từ những tiền đề sai lầm ngay tại nền móng: vừa đấu tranh giai cấp, vừa bảo tồn cộng đồng dân tộc; vô sản hóa các tầng lớp nhân dân mà vẫn tạo lập được một cuộc sống ổn định và văn minh; đ̣i hỏi con người sản xuất song song với sự tước đoạt quyền tư hữu!

 

Cuối cùng, có tâm trạng của người không muốn phủ nhận quá khứ, nhất là khi cái quá khứ ấy lại không chỉ có mặt tiêu cực trong một thời gian khá dài. Nếu sự đốt bỏ những thần tượng của ngày hôm qua không phải là điều ai cũng có tài năng thi thố, th́ đối với thành phần đă tham gia kháng chiến và cách mạng, nó càng khó khăn hơn. Bởi đây là tiếng vọng của một thời thanh xuân náo nức lên đường, của chuỗi ngày tuy gian khổ mà trong sáng của kẻ có lư tưởng, của một thứ t́nh đầu chính trị bền chặt. Trừ trường hợp cảm thấy bị bội phản hay khinh miệt, người trong cuộc ít khi tiến tới một giải pháp dứt khoát như đoạn tuyệt. Trước các thất bại dồn dập, phản ứng thông thường là t́nh cảm uể oải, chán chường, hoặc thái độ phó mặc, buông trôi.

 

Các lư do trên đều ít nhiều giải thích những do dự và khuynh hướng thỏa hiệp của phần đông trí thức xă hội chủ nghĩa, cả người sống bên trong lẫn kẻ sống bên ngoài ṿng kiềm tỏa của chế độ. Những vi phạm về dân chủ, dù trong kích thước tập thể (ở mức độ nhà nước) hay cá nhân (vấn đề nhân quyền) đă đầy ắp từ các năm 1975-1976. Thảm trạng thuyền nhân cũng bắt đầu đồng thời, với cao điểm là các năm cuối của thập niên 1970. Nếu lấy năm 1986 làm giờ thức tỉnh, th́ trong suốt cái khoảng thời gian đăng đẵng hơn 10 năm trời ấy, liệu đếm được bao nhiêu tiếng nói khảng khái trước thực trạng của đất nước, bao nhiêu lời đau xót cho những nạn nhân của chế độ? Có chăng là sự tự dối và tự kiểm duyệt. Cái giá lương tri của khát khao cách mạng!

 

Chúng cũng giải thích các thái độ «trần t́nh» hay «tự bạch» của một số những người trí thức đă chọn con đường chống đối. Nếu «độc thoại» thực chất là một sự đặt lại vấn đề trong nội tâm và trên cơ sở của những giá trị nhân bản phổ biến nhất, th́ «biện bạch» thường chỉ nhằm phát biểu một lập trường đảng phái cố hữu. Đây là cố gắng giải thích một hành động nào đó của bản thân, nhưng không phải với đối tượng chống đối (1C), cũng không phải với một địch thủ chẳng có ǵ để san sẻ (1B). Thực chất của sự trần t́nh c̣n là nói chuyện với các đồng chí và chiến hữu, cho dù nó chỉ minh thị hướng về một cá nhân bên ngoài đi nữa. Nó mang nặng những liên hệ day dứt với lư tưởng, với bao người sống và kẻ chết. Nó có thể là khởi điểm cho một cuộc «đối thoại» chân chính, song chắc chắn không phải là một sự «đanh đá và đáo để», tệ hơn nữa, một «dấu chấm hết» (8).

 

 

5. Chính Trị, Giai Cấp, Trí Thức

 

 

Nói ǵ với người trí thức xă hội chủ nghĩa trong một cuộc đối thoại đích thực? Có lẽ cần phải mở đầu bằng cái vấn đề thiết thân nhất: mối quan hệ giữa chính quyền với tầng lớp trí thức, và cái hệ luận của nó - chính sách trí thức của mọi tập đoàn cai trị . Một mặt, mọi chánh đảng cầm quyền, dù là cộng sản hay chống cộng, chẳng bao giờ có tham vọng ǵ khác hơn là tại vị lâu dài. Mặt khác, ngoài các thiên tai, hầu hết những tai họa có thể xảy ra cho một quốc gia đều xuất phát từ sự bất cẩn, đui mù hay ngu dốt của kẻ lèo lái. Nếu thiên chức của người trí thức là dự báo các hiểm họa có thể xảy ra và phê phán những sai lầm, th́ cái sứ mạng ấy luôn luôn là một mối đe dọa to lớn cho các tập thể cầm quyền. Trừ phi nó bị bóp nghẹt trong một quan hệ chủ tớ!

 

Điều mơ tưởng công khai của mọi thể chế độc tài là xây dựng nên một tầng lớp «trí thức» có khả năng chuyên môn nhưng hoàn toàn thần phục. Ở các đảng cộng sản cầm quyền, nó trở thành một chính sách tự giác nhằm tạo lập một quan hệ «hữu cơ» giữa đảng và tầng lớp trí thức. Người trí thức trong nền chuyên chính vô sản không thể chỉ san sẻ với «đảng của giai cấp công nhân» cái lư tưởng cộng sản. Một quan hệ tinh thần đơn giản chẳng khi nào chặt chẽ: nguồn gốc xă hội bên trên của phần đông trí thức đi theo cách mạng chính là đầu mối của mọi dao động bất lợi. Cần phải kết hợp nó với sự gắn bó xác thịt bằng quyền lợi giai cấp: người trí thức cộng sản thực sự hoặc sẽ xuất thân từ các giai cấp công nông, hoặc sẽ chẳng bao giờ tồn tại. Đó là cái ư nghĩa và tầm quan trọng của chủ nghĩa lư lịch trong lănh vực giáo dục.

 

Vai tṛ của tầng lớp «trí thức hữu cơ» công nông mai sau sẽ ra sao? Lời giải đáp nằm nơi những chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với cái tiền thân «trí thức xă hội chủ nghĩa» của hắn hiện nay. Đừng trông chờ ở Đảng sự nhận rơ «chức năng khám phá và dự báo của người nghệ sĩ» - khi nó có nghĩa là đưa ra ánh sáng trách nhiệm của Đảng là kẻ cầm quyền -, «chức năng phát hiện, hướng dẫn phát triển xă hội của các nhà khoa học» - khi nó bao hàm một thái độ phê phán trước hệ tư tưởng chính thức và sự lănh đạo Đảng. Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng chưa bao giờ tự giao cho bản thân cái nhiệm vụ «tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức» - trừ phi đấy là một tập thể ngụy trí thức mà bản chất vĩnh viễn sẽ là «hồng» hơn «chuyên», và «chuyên» hơn «chân» (1E).

 

Hoàn toàn không thể có ngộ nhận nào ở đây. Một bên có quyền năng, một bên có «tư bản kư hiệu» (vốn liếng chữ nghĩa, công thức). Cái hợp đồng chính trị giữa Đảng và những người «lao động trí óc» dưới trướng chỉ giới hạn vào một nhiệm vụ: minh họa chính sách và ca tụng chế độ. Đảng cần người phục vụ đắc lực, không cần những kẻ luôn luôn trăn trở với những vấn đề lương tâm. Hoặc anh xem đây là một hợp đồng ṣng phẳng và nên thực hiện; trong trường hợp này, khó ḷng có con đường nào khác hơn là sự vong thân trong hàng ngũ «công chức thuộc địa». Hoặc anh nhận định nó là một hợp đồng gian trá cần phải hủy bỏ; lúc ấy, giải pháp duy nhất c̣n lại là đấu tranh.

 

Thật ra, có cái ǵ bấp bênh trong các khái niệm «trí thức xă hội chủ nghĩa» hoặc «trí thức vô sản», hiểu như loại mưu toan nhằm gán ghép một chức năng xă hội với những đường lối chính trị hoặc quyền lợi giai cấp. Trí thức trước hết là một con người, và do đó, hoàn toàn có quyền theo đuổi - như bao kẻ khác - một hay nhiều lư tưởng chính trị khác nhau, kể cả các chọn lựa dựa trên quyền lợi giai cấp. Nhưng trí thức c̣n là một thứ người đặc biệt mà thiên chức là làm lương tri của cái xă hội trong đó anh ta sinh sống. Anh có trọn quyền, nhưng không hề có sứ mạng phải đấu tranh cho một chính kiến hoặc một quyền lợi cá biệt nào cả; ngược lại, trừ phi chấp nhận vong thân, anh có bổn phận phải đảm trách cái nghĩa vụ mà xă hội, từ bao giờ, đă âm thầm nhưng trân trọng giao phó.

 

Nói cách khác, cái điều kiện để người trí thức «sống đạo» là sự độc lập. Độc lập với mọi chánh quyền, đường lối chính trị hoặc quyền lợi xă hội. Ở đây, sự độc lập về mặt tinh thần c̣n quan trọng hơn cả về vật chất: làm người trí thức chân chính cơ bản là một vấn đề ư chí (9). Trí thức là cái loại người có thể hợp tác với một chánh quyền nhưng không nô lệ quyền lực, biết dấn thân vào một cuộc đấu tranh chính trị mà không biết thỏa hiệp với bạo lực và gian trá, xuất thân từ một tầng lớp xă hội nhưng vẫn vượt lên nổi sự ràng buộc của quyền lợi giai cấp. Đây không phải là một h́nh ảnh không tưởng về người trí thức. Và nếu nó có thể là một «kiểu điển h́nh lư tưởng» theo nghĩa của Max Weber, th́ trong lịch sử của nhiều dân tộc, không ít ǵ những con người bằng xương bằng thịt đă được phản ánh khá sát sao bởi cái khuôn mẫu ấy.

 

Bằng chủ nghĩa lư lịch, Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc chắn sẽ bóp chết ngay từ trong trứng nhiều nhân tài của đất nước. Đảng cũng có thể sẽ đào tạo nên một tầng lớp chuyên gia trong giới công nông, nhưng rồi Đảng cũng sẽ chỉ rước lấy thất bại trong ư đồ chính trị. Bởi v́ những «linh hồn bằng ngọc» của các thế hệ trẻ thơ công nông mà Đảng gửi tới trường, ngoài sự được dạy dỗ để căm thù các giai cấp khác, cũng sẽ phải được giáo dục để biết yêu quư con người và những giá trị như sự thật, công bằng, tự do, v. v... Đến một lúc nào đó, người «lao động trí óc mới» này cũng sẽ tự hiểu là ḿnh đang bơi trong một thế giới hoàn toàn điên loạn. Anh ta sẽ cảm thấy bị bắt buộc phải chọn lựa, giữa một hệ thống chính trị phi nhân và các giá trị ấy, giữa vai tṛ «công chức thuộc địa» và nghĩa vụ phê phán. Rồi một khi đă bước vào đấu tranh, nếu bị Đảng tịch thu hết giấy mực, có ǵ bảo đảm là họ sẽ chẳng «mài dao viết văn lên đá»? (10)

 

Tựu trung, làm trí thức, nh́n đại thể, cũng tương tự như làm nghệ sĩ. Cũng cùng một bản chất trời ban hay trời đày - đúng hơn là cái bản chất thứ hai do tập quán bồi đắp. Cũng cùng một kiếp tằm, và, «con tằm đến thác vẫn c̣n xe tơ». Nếu cách xe tơ của nhà nghệ sĩ là sáng tạo, th́ lối xe tơ của người trí thức, ngoài các mặt khác, chính yếu là phê phán, trong ư nghĩa rộng nhất của từ này. Một sự phê phán mà nền tảng là những giá trị nhân bản bao gồm cả đạo lư lẫn khoa học - những ǵ con người đă dày công tạo tác từ khi siêu hiện trên các loài cầm thú, để giành lấy một cuộc sống cao đẹp hơn súc vật. Và, từ cái cơ sở ấy, nói như Karl Marx ở đâu đó, «một sự phê phán không thương xót đối với tất cả những ǵ hiện hữu, không thương xót theo nghĩa là sự phê phán ấy sẽ không lùi bước trước những kết luận của chính nó, hay trước sự xung đột với chánh quyền, dù đấy là chánh quyền nào» (11).

 

 

6. Cảnh Giác và Giải Ảo

 

 

Mặt trái của ḱ vọng phê phán rốt ráo đặt nơi người trí thức ở đây là bổn phận phải thường xuyên cảnh giác của cả một tầng lớp. Bởi v́ mọi chểnh mảng trong chức năng nói trên sẽ là đầu mối của nhiều tai họa khó đo lường. Bài học lớn của cả cái thế kỷ thứ 20 đang tàn tạ này chính là một sự mất cảnh tỉnh như vậy của tầng lớp trí thức hoàn toàn có khả năng xảy ra. Và trong thực tế lịch sử, nó đă phát sinh từ hai thái độ trái ngược: hoặc sự khinh thị vô lư trước những đe dọa tưởng đâu chỉ là chuyện tầm phào đối với con người, hoặc sự chiêm ngưỡng mê muội trước những hệ tư tưởng biết hứa hẹn một ngày mai ca hát cho cả nhân loại.

 

Sau 1945, bao nhiêu người trí thức Đức đă bàng hoàng nh́n lại quá khứ? Cái chương tŕnh tiêu diệt dân Do Thái đă nằm toàn thân trong tác phẩm Mein Kampf (1925), một quyển sách mà Adolf Hitler, sau cuộc đảo chánh hụt ở München, đă lụi cụi viết trong tù với sự trợ giúp của Rudolf Hess. Sau 1975, bao nhiêu người trí thức Pháp bỗng sửng sốt khám phá ra rằng cái kế hoạch kinh tế của các lănh tụ Khmer đỏ - lùa hết thị dân về nông thôn lao động, phát triển kinh tế bằng sự động viên cả nước vào những công tŕnh tập thể kiểu Mao Trạch Đông – đă thành h́nh từ năm 1960, trong một luận án tiến sĩ của Khiêu Sâmphan ngay tại Paris (12). Ai nghĩ đến việc đề pḥng những tư tưởng điên rồ ngay khi chúng chỉ là giấy mực? Điều bất hạnh cho các dân tộc là kẻ điên cũng có ngày lên nắm chánh quyền, chưa kể trường hợp kẻ cầm quyền bất thần nổi điên.

 

Càng khó hơn nữa là sự cảnh giác trước những tư tưởng cao thượng. Có ǵ rất phải đạo trong cái nguyên tắc «đ̣i hỏi theo khả năng, phân phối theo nhu cầu» (13) - nó diễn tả cái ước mơ người nhất của nhân loại: sáng lập một trật tự b́nh đẳng nhân tạo để thay thế cái thế giới bất b́nh đẳng hiển hiện của thiên nhiên. Có ǵ rất hợp t́nh trong cái luận điểm thứ 11 về Feuerbach (14): «các triết gia đă chỉ giải thích thế giới một cách khác nhau ; song điều quan trọng bây giờ là phải thay đổi thế giới» - nó nói lên một nhiệt tâm hành động. Tất cả vấn đề là, để thực hiện nguyên tắc kia, nhất thiết phải băng ngang cái luận điểm này. Và ở người trí thức, cái con đường tắt bắt buộc ấy - khi chủ nghĩa Marx chưa thực sự là khoa học! - chính là bước đầu của sự từ nhiệm và xuống cấp: tư duy nhường chỗ cho giáo điều, tinh thần phê phán cho mặc cảm và tín ngưỡng.

 

«Từ một cơi rất xa xăm trở về», đó là nhận định thường nghe thấy nhất về cuộc hành tŕnh giải ảo của những người trí thức tả khuynh trên thế giới - các tên tuổi chói lọi đă một thời đến với chủ nghĩa cộng sản v́ những khắc khoải nhân bản của Karl Marx, và đă lần lượt bỏ đi ngay từ thập niên 1930, khi cuộc cách mạng nhằm giải phóng con người từ từ biến thành cái bộ máy nô lệ hóa con người tàn khốc. Cũng cùng một tiến tŕnh ấy, song chậm trễ và chậm chạp hơn nhiều ở Việt Nam. Cạnh các lư do đă liệt kê, có lẽ c̣n có sự tác động ngấm ngầm của một số yếu tố hoặc quán tính của lịch sử, gắn liền với vai tṛ của sĩ phu ngày xưa - dưới h́nh thức một truyền thống trọng phục vụ hơn lư luận - và cái vị trí khá đặc biệt của đảng cầm quyền ngày nay - dưới h́nh thức một quan niệm cổ điển, ở đây là phong kiến, về chính thống: đất nước thuộc về ḍng họ hay chánh đảng nào đă hoàn tất một cuộc chiến tranh giải phóng!

 

Cái thứ nhất đă để lại một tầng lớp trí thức mới dám dễ dàng hy sinh tất cả để phụng sự kháng chiến, từ vai tṛ lănh đạo trong quá khứ đến những trăn trở - lẽ ra phải xuất hiện sớm hơn - liên quan đến sự nghiệp xây dựng sau giải phóng. Thay vào đó là sự tin tưởng kiên nhẫn vào khả năng chăn dắt của một tập đoàn lănh đạo sắt máu, sự tham gia tận t́nh vào công tác du nhập và phổ biến một thứ chủ nghĩa thiên niên mới. Nếu chủ nghĩa Marx đă trở thành, qua bao nhiêu bậc xuống cấp, một thứ «tân tôn giáo được lôgíc hóa bằng những lư lẽ khoa học thô sơ, h́nh thức và phiến diện (...) rất tương hợp với tâm thức và mặc cảm cố hữu của người nô lệ» (1B), th́ trong đó cũng có sự tiếp tay của trí thức Việt Nam. Điều oái oăm, nạn nhân của nó không chỉ là thành phần nông dân - đa số chưa thoát khỏi nạn mù chữ - mà c̣n là cả một đội ngũ «độc thư nhân» đă đóng vai bà đỡ.

 

Cái thứ hai để lại một chướng ngại thuộc về một loại h́nh khác. Ở những người trí thức đă đi theo Đảng Cộng Sản Việt Nam để giành độc lập, vẫn c̣n không ít vướng mắc trong yêu cầu đoạn tuyệt. Ngay nơi những ng̣i bút phê phán sâu sắc và rốt ráo nhất, nếu có nhiều cánh cửa sổ mở, vẫn c̣n đôi cánh khép kín. Cụ thể, một số phán đoán khoáng đăng: «dân tộc nào chỉ đắm ch́m trong quá khứ, dân tộc ấy không có tương lai», hay «mọi vinh quang đều hăo huyền, chỉ có hạnh phúc là có thật». Nhưng cũng không trừu tượng, mối bận tâm gây ngột ngạt về những «thất thiệt cho nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam» (1B) – cái nhà nước mà nhân dân biết gọi một cách rất chính danh là «Xấu Hơn Cả Ngụy» -, hoặc sự biểu đồng t́nh rằng «nhân dân phải biết ơn Đảng» - trong khi vẫn có ư thức «Đảng cũng đă là tác giả của những phương án kinh tế sai lầm» (1F) đang đưa mọi tầng lớp nhân dân thuộc nhiều thế hệ xuống vực thẳm! (15)

 

Sự giải ảo chỉ trọn vẹn khi tinh thần phê phán được vận dụng đến tận cùng, khi chúng ta «thực sự có tư tưởng và sẵn sàng trả giá để bảo vệ tư tưởng ấy» (1D). Đă xa rồi, cái thời kỳ người trí thức tự nguyện và tự giác đóng vai tṛ của những văn công để truyền đạt tư tưởng và đường lối cách mạng, đồng thời xem đấy như một hoàn cảnh «lột xác» cần thiết. Và có lẽ cũng đă thấp thoáng xuất hiện đó đây, cái ư thức rằng chỉ c̣n chỗ trên pháp trường cho một chủ nghĩa đă phản bội hoàn toàn mọi t́nh cảm đẹp đẽ của thời kỳ thai nghén ra nó (1C & 1F). Nhưng trên bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và máu xương đă phung phí một cách vô cùng ngu xuẩn từ 1975, đă thực sự đơm bông chưa, hay vẫn chỉ mới trổ nụ, cái ư thức rằng lịch sử không chỉ là các kỳ tích của quá khứ, mà c̣n là hôm nay và mai kia?

 

Nếu quả thật «lịch sử sẽ phán xét tất cả không loại trừ một ai», bởi v́ «lịch sử không có phạm trù bao cấp, không biết tới thể chế đặc quyền và ưu tiên» (1F), th́ ở những người trí thức muốn nh́n về tương lai, muốn xây dựng hạnh phúc ngay nơi trần thế này, tinh thần phê phán không thể dừng lại trên một thứ truyền-thống-tàn-tích, hay một thứ t́nh-nghĩa-tàn-tích không nên lưu giữ mà cần được xem xét và đánh giá lại nghiêm chỉnh thông qua những hệ quả của nó trên đất nước. Hăy đóng góp ngay từ bây giờ vào sự nghiệp tạo lập cho xứ sở một quan điểm mới - dân chủ - về chính thống: đất nước là của chung và nhà nước phải được ủy thác cho những ai có khả năng vừa bảo tồn cộng đồng, vừa bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ, vừa phát triển quốc gia, vừa mang lại hạnh phúc cho dân tộc, đồng thời và nhất là, được nhân dân tự do chọn lựa.

 

 

7. Trước Hiểm Hoạ, Một Tập Hợp Mới?

 

 

Điều này dẫn đến câu hỏi cơ bản: tổ quốc Việt Nam đang trôi dạt về đâu? Chúng ta đang đứng trên bậc thềm của một thời kỳ nô lệ khác, do chính tay ta mở ra. Tham vọng chính trị của Trung Quốc, song song với sức ép kinh tế của các cộng đồng Hoa Kiều định cư ở khắp Đông Nam Á, là hai gọng ḱm ngày càng bám sâu và siết chặt. Trong khi đó th́ sức đề kháng của đất nước đă vơi cạn dần bởi sự phá sản của xă hội và văn hóa Việt Nam. Chiếc nỏ thần chống ngoại xâm của chúng ta ngày nay là một xă hội đă hoàn toàn băng hoại v́ căm thù và nghi kị, một nếp sống không c̣n luật lệ và tin tưởng trước sự nghèo đói và yêu cầu sống c̣n của mỗi cá nhân. Chúng ta đă cầm bán tất cả những ǵ có thể bán được cho ngoại nhân: tài nguyên, của công, của tư, di tích lịch sử, bàn thờ tổ tiên và ngay cả niềm kiêu hănh làm người dân Việt. Trong nhiều gia đ́nh, người ta sẵn sàng bán lẫn nhau và bán cả bản thân nếu được giá.

 

Nhà dột ngay từ trên nóc xuống. Sự phá sản đă bắt đầu từ trên cao, từ một tập đoàn lănh đạo mắc bệnh «syđa» (sao y đàn anh) trầm trọng. Một thứ bệnh tâm thần đă làm tê liệt và giết ṃn tinh thần cùng khả năng tự chủ, tự quyết, tự lập, tự tin, tự hào,.. đồng thời trải rộng trước mắt con đường tự hủy. Cái thói quen dựa vào một bố nuôi đă để lại ngay trên đầu dân tộc, khi đàn anh bỗng dưng biến mất sau một trận thư hùng hay một cơn động đất, cả một bầy con nít côi cút nhốn nháo rủ nhau đi t́m một bậc cha chú khác. Hết Trung Quốc, Liên Xô, Đông Đức, rồi lại «thiên triều». Hết quân sư cộng sản th́ lật đật quay sang cố vấn tư bản; Mao, Stalin, Honecker đổ th́ lạy mời Lư Quang Diệu. «Bốn bể là anh em», ai cũng được, trừ cái thằng dân bản xứ không thiếu sức cần lao và trí thông minh, nhưng lại có cái quyền đứng lên đ̣i lại xương máu, cuộc đời và chánh quyền.

 

Một quan điểm phân chia các thành phần chính trị tại Việt Nam khá phổ biến ở nước ngoài hiện nay nhận diện 3 lực lượng: «thành phần lừa bịp, thành phần bị thua và thành phần bị lừa» (16). Một cách khoanh vùng đầy hấp dẫn, song vẫn c̣n mang vết tích chủ quan của sự đối kháng quốc / cộng trong quá khứ. Ví dù tập đoàn lănh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đúng là «thành phần bịp bợm» chính cống đi nữa, th́ hai lực lượng kia đâu hẳn chỉ là kẻ «bị thua» hoặc «bị lừa» đơn chất. Là kẻ chiến thắng chăng, những người đă hiến dâng cả cuộc đời cho độc lập, để rồi ngày hôm nay c̣n phải trông thấy dân tộc ḿnh vẫn bị ngoại bang bóc lột và chà đạp ngay trên quê hương? Không bị lừa sao, những kẻ đă nhắm mắt tin tưởng vào «đồng minh» cho đến lúc, giải quyết ổn thỏa quyền lợi riêng trên đầu ḿnh xong, hắn vội vă tháo chạy, vất lại sau lưng bao nhiêu tang tóc và đổ vỡ?

 

Lịch sử của hơn nửa thế kỷ đấu tranh vừa qua của dân tộc này, ngoài vị đắng cay của một sự thất bại hầu như toàn diện, một sự phung phí khổng lồ và một núi những vấn đề nan giải, có lẽ chỉ để lại về mặt chính trị hai thành phần đối nghịch khách quan: một khối nhỏ những lực lượng phi dân tộc một bên (các tập đoàn lănh đạo cộng sản và chống cộng), bên kia là một khối lớn các thành phần dân tộc vừa «bị thua» vừa «bị lừa» (những đoàn thể và cá nhân đă bước vào đấu tranh v́ lợi ích dân tộc thuần túy). Với chiều hướng phát triển là, trong tương lai, đường ranh này sẽ mỗi lúc một đậm nét hơn trong tâm thức của mỗi người và trong thực tế: những kẻ chưa thoát ra nổi lối đặt vấn đề quốc / cộng sẽ đứng vào một bên, dù chỉ để tiếp tục thanh toán lẫn nhau; một tập hợp mới sẽ thành h́nh ở phía bên kia, bao gồm tất cả mọi cá nhân và tổ chức, v́ quyền lợi dân tộc, muốn đi t́m một lối thoát chung cho cả nước.

 

Điều khó khăn hiện nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam, cái bộ phận có tổ chức và ngoan cố nhất của khối nhỏ kia lại nắm được nhà nước, trong khi cái tập hợp mới này vẫn c̣n ở vào t́nh trạng phôi thai trong một xă hội dân sự tan tác. Và bởi v́ nhà nước chẳng bao giờ bền vững nếu nó không phải là biểu hiện của xă hội công dân, không ai có thể trông đợi ở Đảng những hành động tự giác đơn phương nhằm cởi trói cho một xă hội dân sự rất có cơ trở thành mồ chôn của chủ nghĩa toàn trị như ở Đông Âu. Do đó, mọi cố gắng đánh đổ chuyên chính bằng những phương tiện chính trị bắt buộc phải khởi đầu bằng sự xây dựng cả xă hội công dân lẫn cái tập hợp mới cần thiết này. Tất cả vấn đề là ai sẽ phải đảm nhận trách nhiệm ấy?

 

B́nh thường, khi người ta đă hết trông cậy vào giới chính trị nói chung và kẻ cầm quyền nói riêng, th́ vấn đề trí thức lại được đặt ra bởi ngay chính những người trí thức. Hoài niệm về vai tṛ của kẻ sĩ thời xưa hay trực giác về trách nhiệm xă hội của bản thân trước những hiểm họa sắp tới? Dù sao, vài tiếng thét của sự đau khổ và căm giận đă vang lên, như một hồi kèn đánh thức và một h́nh thức kiểm điểm lại hàng ngũ, trong niềm hy vọng rằng một sự trăn trở sẽ réo gọi những thao thức tương tự. Nhưng liệu người trí thức Việt Nam ngày nay c̣n có tiềm năng trở về với cái chức năng của ḿnh, sau mấy mươi năm đào nhiệm trước uy thế của các thành phần quan liêu hoặc quân phiệt? Để t́m lại một cương vị xă hội mà đáng lẽ họ chẳng bao giờ được phép đánh mất, bằng sự cố gắng vươn tới cái kích thước tập thể mà đất nước đang trông đợi.

 

 

8. Đối Thoại, Hoà Giải, Dấn Thân

 

 

Xây dựng một xă hội công dân tự chủ, tập hợp lại một dân tộc, phân ră, giành lại chánh quyền cho nhân dân, thúc đẩy tổ quốc cất cánh vào quỹ đạo phát triển... Đó là những nhiệm vụ khổng lồ đang chờ đợi sự tham gia của tầng lớp trí thức Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ thứ 21. Với điều kiện là tập thể trí thức dân tộc này phải hồi sinh, từ sự thoát xác đồng thời của hai đội ngũ đối kháng nhớn nhác cũ, di sản của những mâu thuẫn của thế kỷ thứ 20 và của những chọn lựa chính trị quốc gia nông nổi. Một sự thoát thai bắt buộc phải vượt qua nhiều giai đoạn thử thách, những yêu cầu khó khăn do t́nh h́nh khách quan áp đặt: đối thoại, ḥa giải và nhập cuộc thêm một lần nữa, song trên một cơ sở khác.

 

Đầu tiên là yêu cầu đối thoại. Thế giới và cả Việt Nam nữa đă thay đổi sâu sắc từ 1975 và 1990. Bên ngoài, một trật tự thế giới mới đang thành h́nh, với sự lắng dịu của đối kháng Đông Tây và sự rừng rực của những mâu thuẫn Nam Bắc. Trong nhà, hiểm họa mất nước hoặc giải thể quốc gia ngày càng hiển hiện song song với cái ư thức rằng thảm trạng của xứ sở ngày nay xuất phát từ sự sụp đổ của cả phe «quốc gia» lẫn phe «cộng sản», nghĩa là từ sự phá sản không cách xa nhau bao lâu của cả hai chiến lược đấu tranh đă được áp dụng hầu đưa tổ quốc vào thế kỷ thứ 20: dựa lên chủ nghĩa cộng sản để giành độc lập và làm cách mạng xă hội, dựa lên các chánh quyền tư bản nước ngoài để tranh thủ tự do và kiến thiết đất nước. Đă đến lúc chúng ta cần phải đánh giá lại không nhân nhượng toàn bộ đoạn đường đă qua, và cùng suy nghĩ về một hướng tiến khác cho Việt Nam. BởI v́, «nếu chúng ta cũng ngậm miệng th́ ai sẽ nói đây?» (A. Schopenhauer)

 

Tuy nhiên, một cuộc đối thoại chân chính giữa trí thức bao hàm một số điều kiện cần được tôn trọng: sự vất bỏ mọi điều kiêng kị, sự tôn trọng kẻ đối thoại, cố gắng vươn tới kích thước của những vấn đề đặt ra, sự tuân thủ các nguyên tắc luận lư, và một ngôn ngữ trung thực. Nếu dựa vào những ǵ đă được viết ra từ nhiều năm nay ở ngoài nước, và nhất là từ sau một bài tự bạch nóng bỏng, th́ con đường đối thoại c̣n đầy chông gai. Làm sao có trao đổi, khi các vùng đất mà «thiên thần c̣n sợ giẫm tới» vẫn tồn tại, thái độ trịch thượng c̣n bàng bạc trong một thứ ngôn ngữ hằn học và lăng mạ, các tâm hồn nhí nhách vẫn ẩn nấp sau những mỹ từ to và kêu. Chỉ có cơ hội cho sự đấu khẩu chính trị thuần túy, khi lối lập luận phổ biến hơn hết - ngoài các thói gán ư, phỏng đoán, trộn lẫn - lại cũng chính là cái thứ «ngụy lư nhân hệ» (17) lộ liễu và méo mó nhất.

 

Trong khi đó, yêu cầu khách quan của t́nh h́nh là tiến đến ḥa giải. Đây là một đề tài đă được bàn tới khá nhiều v́ tầm quan trọng của nó trong sự nghiệp xây dựng lại quê hương. Bước đầu của chính sách ḥa giải - ḥa giải giữa những con người với nhau - đă được quan niệm và thực hiện từ nhiều năm nay. Cần phải đưa vấn đề lên một mức độ cao hơn: ḥa giải giữa hai đội ngũ trí thức, bắt đầu bằng những kẻ dám chấp nhận «bị ném đá cả từ hai phía» (1B). Ḥa giải khác với quy phục hay chiêu hồi: nó không bao hàm điều kiện là anh phải rời bỏ đội ngũ để nhảy sang phía bên kia, mà đ̣i hỏi sự tôn trọng quá tŕnh và kinh nghiệm sống của mỗi người trong một tập hợp mới. Nhưng sự ḥa giải giữa trí thức không thể chỉ dừng lại trên một t́nh cảm chung chung về sự cần thiết của một chủ trương đúng đắn, nó phải tỏa rộng và tiến sâu vào một lộ tŕnh hành động nhằm cô lập các tập đoàn phi dân tộc và khơi dậy trở lại niềm tin nơi quần chúng.

 

Nghĩa là, rốt cục, vẫn trở về với yêu cầu nhập cuộc. Trí thức không thể chỉ là kẻ biết nói nhưng không dám làm. Thiên chức phê phán ở đây bao gồm cả ba mặt nhận thức, phát biểu và phấn đấu - nhất là khi truyền thống văn hóa Đông Phương lại luôn luôn gắn chặt «đạo» với «sống đạo». Làm ǵ có sự giới hạn «người trí thức chỉ tranh luận ư kiến», v́ «khi đi vào hành động, họ sẽ bước qua ranh giới của người làm chính trị» (18) - trừ phi chấp nhận tự giam chung thân trong cái tháp ngà của đôi ngoặc kép, hoặc hiểu chính trị theo cái nghĩa chật hẹp của sự giành giật chánh quyền. «Đứng về phe nước mắt» (19) chính là tấc ḷng của đă hơn một thế hệ trí thức đối với đời, nghĩa là với chính trị trong nghĩa nguyên thủy. Có điều, già hơn một kinh nghiệm đau xót, từ đây họ sẽ biết dè dặt hơn, khi được các nhà chính trị mon men đến thân mật vỗ vai, và không quên rằng, bên cạnh quyền đấu tranh chính trị được công nhận cho hầu hết mọi người, c̣n có cái bổn phận của riêng người trí thức là phải dấn thân - ngay trong đấu tranh chính trị - trên những giá trị nhân bản.

 

Một ước mơ, một ngày, phải thành hiện thực. Như tại bao quốc gia tiên tiến khác, một tập thể trí thức Việt Nam hồi sinh sẽ là lương tri của mọi cuộc đấu tranh chính trị ngày mai, dù thuận chiều hay ngược hướng với nhau. Và cái tập thể này chỉ có khả năng hoàn tất nghĩa vụ ấy, mặc dù những khác biệt khác, khi nó hiện hữu tự thân và tự giác - nghĩa là tồn tại như một tầng lớp đặc biệt, đồng thời ư thức được đặc trưng của bản thân tầng lớp. Không phải như một đảng phái chính trị đă đành, nhưng cũng không phải như một giai cấp (20) hoặc bộ phận của một giai cấp - bởi v́ trong trường hợp đó, nó sẽ có quyền lợi riêng tư để đe dọa tinh thần phê phán. Trí thức chỉ có thể là một loại người đặc thù, v́ là thành viên của một tầng lớp xă hội không kém đặc biệt, với một chức năng tập thể đă và chỉ được kư thác trong một thứ tuyên ngôn không thành văn bản: xuất thân từ mọi giai tầng xă hội, để bảo vệ và tôn vinh những giá trị cao đẹp và vĩnh cửu của loài người trên quê hương ḿnh.

 

 

Phạm Trọng Luật
Hợp Lưu, 10/1992

 

___________________

 

 

 

CHÚ GIẢI & THƯ MỤC



(01) Bài viết này là một suy nghĩ tổng hợp về những vấn đề do Dương Thu Hương đặt ra, dựa trên các bài chính luận của tác giả đă đăng ở trong nước và tại hải ngoại.

(1A) Cốt Lơi của Cải Cách Xă Hội. Đoàn Kết, số 423, 05/1990. Tr. 39-41.

(1B) Tự Bạch về Tiểu Thuyết Vô Đề. Diễn Đàn, số 06, 03/1992. Tr. 22-26. Đọc và so sánh với bài dưới.

(1C)  Tự Kiểm Điểm: Tôi Đă Phạm Tội Nhẹ Dạ và Cả Tin. Đoàn Kết, số 428, 11/1990. Tr. 33-36. Đọc và so sánh với bài trên.

(1D) Lại Phải Nói Tới Vài Điều Ông Nguyễn Thanh Hà Nói Lại. Đoàn Kết, số 411, 03/1989. Tr. 36-37.

(1E) Đôi Điều Suy Nghĩ về Nhân Cách của Người Trí Thức. Đoàn Kết, số 399, 02/1988. Tr. 34-35.

(1F) Chức Năng Nhận Thức và Trách Nhiệm Công Dân của Nhà Văn. Đoàn Kết, số 419, 12/1989. Tr. 40-41.

 

(02) Tác giả phân biệt, dưới khái niệm «cuộc chiến tranh 30 năm ở Đông Dương», cho đến năm 1977: 1) trong khuôn khổ của lịch sử thế giới, «cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I» (1946-1954), «cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II» (1965-1973); 2) trong khuôn khổ của lịch sử địa phương, «cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ I» (1945-1954), «cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ II» (1959-1973), «cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ III» (1973-1975), «cuộc chiến tranh Campuchea» (1970-1975), cuộc chiến tranh ở Lào chỉ được xem như một phó sản của các cuộc chiến tranh Việt Nam. Dĩ nhiên, đây chỉ là một quan điểm. Xem: Fifield, Russell H. The Thirty Years War in Indochina: A Conceptual Framework. Asian Survey, tập 17, số 09, 1977. Tr. 857-879.

 

(03)  Trần Dần. Nhất Định Thắng & Hăy Đi Măi. Trong: Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc. Paris: Sudasie, 1983 (In lần thứ nhất tại Saigon, 1959?)

 

(04) Luận điệu rất phổ biến trong suốt thời kỳ chiến tranh ở miền Nam, và ngay cả bây giờ trong một giới chính trị nào đó tại hải ngoại.

 

(05) Những nhận định đầy phẫn nộ về Đảng Cộng Sản Việt Nam trong bài này có thể làm nhiều người khó chịu. Thật ra, chúng chỉ liên quan đến cái chánh đảng đă cầm quyền trên cả nước từ 1975, cụ thể là các cấp lănh đạo Đảng, và hoàn toàn không nhắm vào thành phần «đảng viên b́nh thường» - những kẻ từng hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng để rồi cuối cùng đă bị phản bội hoàn toàn.

 

(06)  Trần Văn Giàu. Nguyên Nhân Chủ Yếu của Sự Lạc Hậu về Khoa Học Xă Hội là Do Sự Lănh Đạo của Đảng. Đoàn Kết, số 408, 12/1988. Tr. 26.

 

(07)  Nguyễn Minh Châu. Hăy Đọc Lời Ai Điếu cho Một Giai Đoạn Văn Nghệ Minh Họa. Đoàn Kết, số 399, 02/1988. Tr. 32-34.

 

(08)  Nguyễn Văn Huy. Trường Hợp Dương Thu Hương & Trần B́nh Nam, Hiện Tượng Dương Thu Hương (trích đăng). Thông Luận, số 48, 04/1992. Tr. 10.

 

(09) «Trí thức được định nghĩa là người trách nhiệm; không do một kiến thức, một niềm tin, một học thuyết, hay một khả năng nào, mà bởi một ư chí» («Responsable, ainsi se définit l'intellectuel; non en raison d'un savoir, d'une croyance, d'une doctrine, non à cause d'une compétence, mais en fonction d'une volonté»). Xem:  Châtelet, François. Intellectuel et Société. Trong: Encyclopaedia universalis. P. 1249-1252.

 

(10) Phùng Quán. Lời Mẹ Dặn. Trong : Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc. Paris: Sudasie, 1983 (In lần thứ nhất tại Saigon, 1959?)

 

(11) «Une critique impitoyable de tout ce qui existe, impitoyable dans le sens où la critique ne reculera ni devant ses propres conclusion, ni devant le conflit avec le pouvoir, quel qu'il soit». Trích dẫn bởi P. Baran. Xem: Baran, Paul A. Qu’est Qu’un Intellectuel? Partisans, số 22, 10/1965. Tr. 41-46.

 

(12)  Khiêu Sâmphan. L' Économie du Cambodge et Ses Problèmes d'Industrialisation. Paris, 1960.

(13) Nguyên tắc làm nền tảng cho đạo lư cộng sản này, thật ra, là do Karl Marx tiếp nhận của công giáo nguyên thủy, thông qua Louis Blanc (Blanc, Louis. L'Organisation du travail. Paris: Ed. Prévot, 1839). Xem:  Popper, Karl R. The Open Society and Its Enemies. Q. 1, The Spell of Plato. London: RKP, 1974. Ch. 5, ct. 29, tr. 241.

 

(14)  «Les philosophes n'ont fait qu 'interpréter le monde de différentes manières; mais ce qui importe, c'est de le transformer»  ( Karl Marx, «Thèses sur Feuerbach», 1845).

 

(15) Dân tộc Anh biết trọng truyền thống và các vĩ nhân của họ, nhưng cũng yêu dân chủ và biết nh́n tới tương lai. Churchill là một vị anh hùng của nước Anh trong cuộc thế chiến thứ hai. Nhưng khi ông không thành công trong thời b́nh, người dân Anh đă bỏ phiếu mời ông về vườn. Chẳng ai có thể nhân danh bất cứ cái ǵ để đ̣i hỏi nhân dân Việt Nam phải c̣ng lưng gánh chịu từ gần 20 năm nay sự tàn bạo, ngu dốt và bất lực của một ông «Thánh Dỏm» mạo xưng là «Thánh Dóng».

 

(16) Quan điểm thường được tŕnh bày trên nguyệt san Thông Luận, đặc biệt trong:  Phạm Ngọc Lân, Một Tập Hợp Dân Tộc Mới. Thông Luận, số 12, 01/1991. Tr. 4-7.

 

(17) «Ad hominem» là loại ngụy lư theo đó, một mệnh là đúng hay sai không do ở sự đối chiếu với thực tại, mà do ở người nói. Nhiều người, để bác bỏ bản «Tự Bạch», bỗng dưng «phát hiện» ra rằng: Dương Thu Hương là c̣ mồi chính trị (hoặc của Đảng Cộng Sản Việt Nam, hoặc của ngoại bang), một nhà văn tầm thường, và ngay cả một phụ nữ không nhan sắc! Chúng ta sẽ biết tôn trọng người khác, khi nào chính bản thân ta chấp nhận được hai sự thực đơn giản: 1) sự đồng ư hoặc bất đồng ư với nhau thường chỉ có thể đạt tới trên một hay nhiều điểm, chẳng bao giờ trên tất cả mọi điểm ; 2) địch thủ sai (đúng) chưa có nghĩa là ta đúng (sai). Sự đả đảo hay tung hô, lúc đó vô nghĩa, sẽ nhường chỗ cho đối thoại.

 

(18)  Ng. V. Trí thức. Diễn Đàn, số 06, 03/1992. Tr. 11.

 

(19) Dương Tường. Để Ghi Trên Mộ Chí Sau Này. Diễn Đàn, số 04, 01/1992. Tr. 32.

 

(20) Có người xem tầng lớp trí thức như một giai cấp và khẳng định sự tồn tại của một  «giai cấp trí thức nho giáo», mang đủ tính chất  «tự nó và cho nó»  như một «giai cấp chức vụ». Một, định nghĩa này h́nh như chỉ giới hạn vào thiểu số hiển nho (quan lại) ; trong trường hợp đó, nó bỏ ra ngoài cái đa số hàn nho và vai tṛ xă hội vô cùng quan trọng của thành phần này. Hai, nếu nó bao gồm cả hai thành phần, khó ḷng xem tập hợp này như một giai cấp: hiển nho và hàn nho không cùng chia sẻ những điều kiện sống giống nhau về vật chất, mặc dù có chung một hệ tư tưởng; nhưng hệ tư tưởng trở thành tiêu chuẩn chính để định nghĩa giai cấp từ hồi nào? Xem:  Trịnh Văn Thảo. Những Cái Cầu Sắp Sập. Thông Luận, số 50, 06/1992. Tr. 10-12.