HocThucTriTHuc1

HỌC THỨC & TRÍ THỨC:

Lịch sử một trận phân thân

(I)

 

Phạm Trọng Luật

«Hăy thèm muốn được như người vừa nằm xuống:

ông đă vinh danh tổ quốc của ông và thế gian này

bằng một sự nghiệp vĩ đại, một hành động to tát...

Ông là một thời điểm của ư thức làm người»

(Lời ai điếu của Anatole France truớc linh cửu Emile Zola)

_________________________________

Bàn về sự xuất hiện của khái niệm «trí thức» trong bối cảnh lịch sử của nó đ̣i hỏi một bài viết khá dài, bao gồm vừa sự tŕnh bày một cuộc tranh luận lư thuyết, vừa sự tường thuật những diễn biến quan trọng trong hơn 10 năm, vừa sự giới thiệu các nhân vật mấu chốt của một giai đoạn lịch sử nước ngoài.

Để bạn đọc tiện theo dơi, chúng tôi xin cắt bài viết làm 3 phần: phần ư tưởng (bài I, về cuộc tranh luận xuất phát từ khái niệm «trí thức»), phần sự kiện (bài II, về cuộc tranh chấp giữa hai phe «xét lại» và «chống xét lại» bản án Dreyfus từ 1894 đến 1908), và phần tiểu truyện (bài III, về thân thế và sự nghiệp của các nhân vật chính trong cuộc, đă được điểm trước ở các bài I và II bằng dấu * ).

V́ thời giờ eo hẹp không cho phép hoàn tất cả 3 bài như dự định, xin công bố phần tiểu truyện vào tháng sau. Mặt khác, trong 2 bài đưa lên mạng tháng này có thể c̣n một số thiếu sót cần được bổ túc; mong quư độc giả vui ḷng lượng thứ trong khi chờ đợi cập nhật.  Mặt khác, v́ các quy chiếu về tác phẩm trong phần chú thích đều phải thu gọn, xin vui ḷng sử dụng song song phần Thư Mục.      

Phạm Trọng Luật

__________________________________

Thế nào là người trí thức? Ai là trí thức? Các câu hỏi trên chỉ thực sự sáng tỏ khi ta ngừng trộn lẫn hai danh từ, tuy gần gũi song lại thuộc về hai hệ vấn đề khác nhau: «người học thức» và «người trí thức».

 

Hệ quy chiếu của từ «người học thức» hay người có học là «cái học», và cái học này th́ khác nhau, tùy nơi, tùy thời - về nội dung, về phong cách, về công dụng... Cái học của ta hồi đầu thế kỷ 19 chẳng hạn là học làm «chính nhân quân tử» của Nho gia, thứ học thuật đă dẫn dân tộc vào ṿng nô lệ, trong khi cái học của Phương Tây là học làm chủ thiên nhiên, thứ học thuật đă đưa các nước Âu Mỹ lên làm ông chủ của cả thế giới, và ngày nay đang có khuynh hướng trở thành chuẩn mực toàn cầu. Hệ quy chiếu của khái niệm «người trí thức», nh́n xa là triết lư Khai Sáng – thứ triết lư «hăy dám biết, dám sử dụng khả năng hiểu biết của chính ḿnh» [01] để phê phán tất cả ở Kant -, nh́n gần là các vụ án Dreyfus năm 1894 và vụ xử Zola năm 1898 ở Pháp - bởi v́ chính vào thời điểm ấy, nơi đây [02], mà «intellectuels» đă xuất hiện như một thuật ngữ với ư nghĩa «người trí thức» ta hiểu ngày nay, khi một dúm người đă «dám biết» rằng người ta đang chà đạp lên chân lưcông lư v́ cố t́nh xử oan một kẻ vô tội, và đă «dám đứng dậy» nhân danh chính những giá trị nhân bản ấy - nhân bản theo nghĩa là nếu không có chúng, ta không c̣n là con người - để bênh vực, dù chỉ một cá nhân, chống lại cả một hệ thống quyền lực (nhà nước, quân đội, một phần nhà thờ và dư luận), bất chấp mọi nguy hiểm và ngay cả cái chết có thể đang treo lủng lẳng trên đầu!

 

Đấy là điểm khác nhau giữa hai hệ quy chiếu, giữa một từ thông thường (xă hội nào cũng có người học thức, theo nghĩa là được đào tạo trên cơ sở hệ thống học thuật đương tồn) và một khái niệm xă hội học (chức năng phê phán [03] tồn tại trong mọi xă hội, nhưng có chăng loại người có đủ bản lĩnh và ư chí để đứng ra nhận lănh nghĩa vụ phê phán đó trong mọi xă hội?). Nếu «người học thức» đồng nghĩa với «người trí thức», th́ kẻ có nhiều bằng cấp nhất hay có bằng cấp cao nhất (giả định có sự tương ứng thực sự giữa bằng cấp với vốn học hay tŕnh độ thực học) sẽ đương nhiên là nhà trí thức lớn nhất, và có lẽ vấn đề «thế nào là người trí thức? và ai là người trí thức?» cũng không bao giờ cần đặt ra, và sẽ không trở đi trở lại vào những «thời điểm chuyển ḿnh» của đất nước như ta thường chứng kiến. Nhưng ai trong chúng ta lại không cảm nhận sâu sắc rằng vấn đề trí thức thực chất không đơn giản như vậy? Bàn về người trí thức, nhất là người trí thức Việt Nam, mà không phân biệt trên nguyên tắc và ngay từ đầu hai thực thể không hoàn toàn trùng hợp trên, dễ đưa đến những ngộ nhận hoặc bi đát, hoặc tiếu lâm, có khi cả hai – khi qua ḍng lịch sử dân tộc, cả nhà nho thời xưa lẫn chuyên gia Tây học ngày nay, hoặc đều hoàn toàn có khả năng và thực sự đă từng làm «người trí thức», hoặc chưa hề có đủ bản lĩnh và tư cách để được xem là «người trí thức» theo nghĩa hiện đại. Bi đát như khi người ta đánh giá giới «trí thức Việt Nam» là những kẻ «học lóm», «thích làm quan», «pḥ chính thống» [04]. Tiếu lâm như khi người ta liều lĩnh lập thuyết, định nghĩa trí thức là kẻ «có khuynh hướng muốn biết»! [05]

 

Học thức? Trí thức? Hai thực thể hay một? Chính quyền nào cũng ra công chiêu dụ kẻ có học phục vụ cho hắn, bởi v́ nhà nước nào cũng cần loại người có «tư bản kư hiệu», mặt chữ hay con số. Nhưng chính quyền nào mà không bị cám dỗ bỏ tù vài anh trí thức, bởi v́ có nhà nước nào lại không sợ bị phê phán, nhất là phê phán đúng? Để thấy rơ sự nhập nhằng chữ nghĩa này hơn, hăy trở lại với cuộc phân thân, không phải trên những trang giấy phân tích của Immanuel Kant, mà trên xương thịt đau đớn của một xă hội giằng co giữa sự thật và dối trá, giữa lẽ phải và sự sai trái, giữa Dr Jekyll và Mr Hyde (Mr Hyde nh́n từ đỉnh cao của quyền thế, tất nhiên): xă hội Pháp vào buổi giao thời giữa hai thế kỷ 19 - 20, trong cơn quằn quại đau đẻ của một loại người mới, qua một bi hài kịch có đủ cả nhân, lễ, nghĩa, trí, tín,... và đầy hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, sầu, bi,... với nhiều ch́m nổi, đảo lộn c̣n hấp dẫn hơn khối phim gián điệp của Hollywood. Quư độc giả có thể theo dơi cặn kẽ các trang sử trên trong phần sự kiện (bài II), trước khi trở lại với phần ư tưởng dưới đây.

*

Ngày 11-1-1898, ngay khi kẻ phạm tội phản quốc đích thực là Ferdinand Walsin Esterházy* được toà án chiến tranh nhất trí xử trắng án, cuộc tranh đấu v́ chân lư và công lư hầu giải oan cho đại úy Alfred Dreyfus* dường như đă vĩnh viễn thất bại. Những phút giây đó về sau được Léon Blum* trung thực ghi nhớ như sau: «Chuyện tha bổng Esterházy, nhất trí, rơi xuống đầu chúng tôi như một nhát chùy... Rồi sẽ ra sao? Chúng tôi sẽ làm ǵ đây? Sự vô tội của Esterházy đă được pháp luật công nhận; bằng chứng Picquart* đưa ra bị bác bỏ; chuyện xét lại bản án bây giờ không thể làm được nữa rồi. Từ nay nó sẽ đụng đầu với một hệ thống chống trả khép kín, đủ bộ, hoàn hảo. Chúng tôi đứng như trời trồng, rụng rời, tuyệt vọng, những mảnh vỡ của cuộc vận động trong tay. Đấy là một trong những khoảnh khoắc khi sự tin tưởng chợt rời bỏ ta, khi người ta bỗng cảm thấy cô đơn và lạc lơng trong một thế giới vĩnh viễn cừu địch, khi cả vũ trụ cũng tuồng như tháo rỗng không c̣n ai... » [06]

Từ ngày hôm trước, tin rằng sẽ không có một phiên xử chân thật và công chính, Emile Zola* đă cật lực làm việc trên bản thảo một bức thư ngỏ gửi tổng thống Félix Faure. Thay v́ đưa cho Eugène Fasquelle phát hành như hai thư trước, lần này ông mang đến giao cho toà soạn nhật báo B́nh Minh (L’Aurore), v́ muốn nhân cơ hội này buộc tội song song loại báo chí hạ cấp. Hoàn toàn bị chinh phục bởi giọng văn dơng dạc của tác giả, ông chủ bút Georges Clemenceau* đề nghị dùng điệp khúc «tôi buộc tội» ở phần cuối thư làm tựa bài, và tổ chức một đợt phát hành đặc biệt (300000 ngàn số, với một đội ngũ trẻ rao bán trên khắp đường phố Paris).

Ngày 13-1-1898, Tôi Buộc Tội ra mắt độc giả trên suốt trang nhất. Ngày «vĩ đại nhất của Vụ Án» theo tập kư ức của Léon Blum, cái ngày đă trả lại sức sống và hăng say cho cuộc vận động vào đúng lúc tuyệt vọng nhất, và đảo ngược hoàn toàn t́nh thế. Ở đây, Zola nhận định: «Chỉ ngày hôm nay vụ án mới bắt đầu, bởi v́ chỉ từ hôm nay mới có hai lập trường rơ ràng: một bên, những kẻ có tội không muốn bị ánh sáng chân lư soi rọi đến; bên kia, những người yêu chuộng công lư lại sẵn sàng hy sinh cả tính mạng ḿnh để chân lư soi sáng tất cả». Trước khi dấn thân: «Đưa ra những lời buộc tội này, đâu phải tôi không biết rằng tôi đă vi phạm các điều 30 và 31 của luật báo chí được ban hành ngày 29-7-1881, nhằm trừng trị loại tội phỉ báng, nhưng tôi đă liều thân một cách cố ư» ... «Và hành động mà tôi hoàn tất ở đây hôm nay chỉ là một phương tiện cách mạng để thúc đẩy cho chân lư và công lư bùng nổ sớm hơn». Bằng sự thách thức chính quyền: «Lời phản đối nóng bỏng của tôi chỉ là tiếng thét của tâm hồn. Hăy dám đưa tôi ra trước ṭa đại h́nh, và dám để cho cuộc điều tra diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật! Tôi chờ» [07].

Emile Zola không phải là quân nhân, nếu muốn truy tố th́ phải xử ông công khai trước một ṭa án dân sự, và nơi đây, vụ xử kín Dreyfus của nền công lư chui sẽ phải chường mặt ra trước vành móng ngựa của công luận, trước hội thẩm đoàn của công dân Pháp. Trong khi chờ đợi, từ nay mọi người đều biết rằng vụ xử Dreyfus đă không diễn ra một cách minh bạch, là bất hợp pháp. Đấy là kế hoạch, là thách thức của tác giả Tôi Buộc Tội.

 

Quả bom chữ tức tốc gây chấn động trong dư luận. Nhà báo Octave Mirbeau phát biểu trên tờ B́nh Luận: «Bơi ngược ḍng những thành kiến nóng bỏng, đơn thân đ̣i hỏi sự thật và công lư trước một đám đông tru tréo, tôi nghĩ đấy là hành động can đảm hiếm có nhất, cao đẹp nhất mà một người có thể thực hiện» [08], trong khi Léon Blum đánh giá Tôi Buộc Tội  là «kiệt tác». Tuy nhiên, vào thời điểm đó, bài viết là đối tượng của nhiều đả kích hơn là tán thưởng. Tổng Hội Sinh Viên Paris phổ biến tức th́ một thư ngỏ gửi tác giả: «Chúng tôi đặt quân đội trên mọi nghi ngờ, v́ quân đội là biểu hiện cao quư nhất của tổ quốc, và các vị thống lĩnh quân đội là những người bảo vệ danh dự quốc gia» [09].

Ngày 15-1-1898, kiến nghị đầu tiên đ̣i xét lại vụ xử đại úy Dreyfus ra mắt trên báo dưới tựa đề Kháng Nghị : nó chỉ gồm vỏn vẹn có một câu: «Chúng tôi kư tên dưới đây, phản đối sự vi phạm các h́nh thức pháp lư trong vụ án năm 1894, và phản đối những bí ẩn bao quanh phiên xử Esterházy, kiên quyết đ̣i hỏi phải xét lại vụ án» [10]. Ngày hôm đó và liên tiếp trong nhiều ngày sau, số người đồng ư kư tên dưới kháng nghị trên B́nh MinhThế Kỷ (Le Siècle) ngày càng tăng: ngoài một số văn nghệ sĩ và các nghề tự do, đa số thuộc giáo giới hay sinh viên đại học (một số thạc sĩ [agrégés], nhưng nhiều nhất là cấp cử nhân [licenciés] văn chương và khoa học), bên cạnh những thành phần xă hội khác như thương gia, công nhân, ...

Ngày 23-1, Georges Clémenceau phấn khởi viết trên B́nh Minh: «Bao trí thức đến từ mọi góc trời để cùng tụ tập không lay chuyển trên một ư tưởng, phải chăng đây là điềm lành?», từ «intellectuels» được viết nghiêng (đánh dấu sự hiếm hoi của cách dùng như danh từ, và có lẽ đă được vay mượn từ một tác giả đương thời là Henry Berenger*), c̣n những người kư kiến nghị vẫn tiếp tục được gọi là «protestataires». Ngày 1-2, Maurice Barrès* b́nh luận trong mục Sổ Tay trên Nhật Báo (Le Journal) về cái gọi là «Kháng nghị của trí thức!» («Protestation des intellectuels!», có cả dấu chấm than): «Tóm lại, không kể dân Do Thái và Tin Lành, danh sách gọi là trí thức gồm đa số là bọn ngốc với ngoại kiều, cuối cùng cũng có được một vài anh Pháp tốt bụng». Anatole France* giải thích: «Gọi chúng ta là trí thức, người ta muốn phỉ báng trí tuệ» [11]. Thế là lời chế nhạo được hân hoan chấp nhận từ đấy như một nhăn hiệu quư phái. Rồi, với thời gian, ḍng chữ phản đối trong kháng nghị hoá thân một cách bất ngờ và quá đáng thành «Tuyên ngôn của người trí thức» («Manifeste des intellectuels») trong kư ức tập thể.

Điều quan trọng là từ nay người trí thức có mặt - nghĩa là dù muốn dù không cũng trở thành đối tượng phải định nghĩa, đánh giá. .Đối với viện sĩ Maurice Barrès, đây là «loại cá nhân tự thuyết phục ḿnh rằng nền tảng xă hội phải được đặt trên luận lư học, không biết rằng nó có thể được xây dựng trên nhiều tất yếu chẳng những có trước mà có thể c̣n rất xa lạ với trí tuệ cá nhân» và tất nhiên là hắn chỉ đáng bị chê bai: «Tất cả các nhà quư tộc của tư duy này cố t́nh phô trương là họ không suy nghĩ như số đông hèn hạ» ... «Các vị ấy không c̣n cảm thấy đồng thuận một cách tự phát với nhóm tự nhiên (đồng bào) của ḿnh nữa»;hay c̣n tệ hơn, phỉ nhổ không nhân nhượng: «Những tên ngu ngốc đáng thương, chúng tự cảm thấy xấu hổ khi phải suy nghĩ như người Pháp b́nh thường! Bọn mạo xưng trí thức này là cặn bă tự nhiên của xă hội trong cố gắng tạo cho ḿnh một thành phần ưu tú... Những thiên tài đẻ non, những đầu óc nhiễm độc mà tờ B́nh Minh ra sức gom góp đó chỉ đáng được hưởng ḷng thương hại độ lượng của chúng ta, giống như bầy lợn Ấn Độ mà các vị trưởng pḥng thí nghiệm Pasteur truyền cho bệnh dại. Hẳn là những con vật khốn nạn này phải bị giết đi, hay chí ít cũng phải bị nhốt chặt trong các chuồng thật chắc, nhưng đứng trên b́nh diện triết học mà nói, thật là bất công nếu ta chửi rủa chúng. T́nh trạng bi thảm của chúng là điều kiện không thể thiếu cho sự tiến bộ khoa học. Con chó bị mổ lấy mất bộ óc đă có những đóng góp đáng kể cho ngành tâm sinh lư học đầy hứa hẹn» [12]. 

Tuy nhiên, định nghĩa phỉ báng xuất sắc nhất trong năm chỉ xuất hiện như quà Giáng Sinh trên tờ Miền Đông Cộng Hoà,không kư tên: «Thuộc giống có xương sống, loài có vú, đi hai chân như anh với tôi, trí thức xuất hiện trên hành tinh của ta khoảng cuối năm ân huệ 1897. Thường con vật này sống bằng thịt người, nó nhậu tướng tá như con khác đớp các thầy ḍng. Với tính háu ăn quái lạ, thay v́ rễ cây thiến đối với nó đă trở thành nhạt nhẽo, nó tự làm bít tết thịt thượng cấp, miếng ngon (cao) nhất với nước chấm Picquart, chứ sao! Đạo của nó: thường là tín đồ Do Thái hay Tin Lành, hiếm khi là Cơ Đốc. Thần tượng của nó: một tên Do Thái ba chân đă bị tống cho Quỷ. Loại kư sinh này thường đến từ các Đại Học, nó đặc biệt thích văn chương, khoa học, ngay cả y khoa. Phát triển tự sinh, chúng sà xuống nước Pháp như giặc châu chấu, chúng không phá hoại mùa màng mà tấn công vào các định chế» [13].

 

*

 

Vấn đề nằm ở chỗ đó: «giặc trí thức» tấn công vào các định chế! Và đánh ngay vào cái thiết chế quan trọng nhất trong bối cảnh chiến tranh đang đe dọa: quân đội với bộ máy quân pháp, trong khi t́nh thế không thể nào rơ ràng hơn, như bộ trưởng Bộ Chiến Tranh Jean-Baptiste Billot đă phát biểu ngày 18-11-1896: «Ṭa án chiến tranh, trong cấu tạo b́nh thường và sau một cuộc hội thẩm cũng b́nh thường, đă nhất trí phán quyết [Dreyfus có tội] trong sự hiểu biết đầu đuôi ngọn nguồn. Hội đồng xét duyệt cũng đă nhất trí bác bỏ đơn khiếu nại của kẻ bị kết án. Như thế là việc đă xử, và không ai c̣n được phép trở lui lại phiên xử nữa» [14].Do đó, đ̣i xét lại vụ án là điều chắc chắn không thể chấp nhận được: không ai được phép đánh giá một giả định c̣n đáng nghi ngờ tương đương với «uy quyền của việc đă xử»; cũng không ai được phép nâng cá nhân của một nghi can lên ngang tầm với loại định chế quốc gia thiết yếu như quân đội. Đấy là quan điểm của bộ máy nhà nước.

 

Trong xă hội công dân, loại đ̣i hỏi vô lư nói trên cũng bị xem là biểu hiện của chứng tự đại hoang tưởng. Trong Ư Nghĩa Quốc Gia, Ernest Judet ghi lại lời phản kháng của một nhân vật đại học: «May mắn thay, khá nhiều người trong chúng tôi c̣n là người Pháp chân chính, và chúng tôi tin tưởng ở tổ quốc. Chúng tôi không thiết làm người trí thức; đối với chúng tôi, làm người thông minh thôi cũng đă quá đủ» ... «Trí thức hay thông minh, đấy chính là sự phân biệt, hỡi ôi! một sự đối lập đáng ghi nhớ». Đối với viện sĩ Ferdinand Brunetière *: «Chỉ mỗi sự kiện là mới đây người ta vừa tạo ra từ Trí Thức này để chỉ loại người sống trong các pḥng thí nghiệm và thư viện như một đẳng cấp quư phái, chỉ sự kiện đó thôi cũng đủ để tố cáo một trong những lệch lạc lố bịch nhất của thời đại chúng ta, tôi muốn nói cái kỳ vọng nâng các nhà văn, nhà khoa học, giáo sư, nhà ngữ học lên cấp siêu nhân. Khả năng trí thức, mà tất nhiên là tôi không hề xem thường, chỉ có giá trị tương đối. Đối với tôi, trên b́nh diện xă hội, tôi đánh giá mức tôi luyện của ư chí, sức mạnh của cá tính, sự chắc chắn trong phán xét và kinh nghiệm thực tiễn cao hơn. V́ thế, tôi không ngần ngại đặt nhà nông hay thương gia này, trong số những người tôi quen biết, trên cả nhà sinh học hay toán học kia mà tôi không muốn nêu tên» ... «Tôi không thấy với danh nghĩa ǵ một giáo sư tiếng Tây Tạng có thể cai trị người khác, hay v́ lư lẽ ǵ một kiến thức dù là độc nhất vô nhị về chất kinin hay xinconin lại có thể tạo ra cái quyền bắt thiên hạ phải kính trọng và tuân lệnh» ... «Lá thư Tôi Buộc Tội của Zola là cả một lâu đài của sự ngu ngốc, ngạo mạn và khiếm nhă. Đối với tôi, việc tiểu thuyết gia này chĩa bút vào vấn đề quân pháp cũng láo lếu và lố lăng chẳng kém chi chuyện một đại úy hiến binh chĩa dùi cui vào vấn đề ngữ pháp hay âm luật [15].

 

Dreyfus có tội, đơn giản v́ ṭa án chiến tranh đă xử hắn có tội, thế nên khi đ̣i xét lại bản án, mấy ông «trí thức» này chỉ «tự cho ḿnh cái quyền mà họ không có» để «lư sự càn một cách đầy uy tín về những việc nằm ngoài khả năng của các vị; và, rốt cục, họ chỉ làm được mỗi việc là gây bối rối, đánh lạc hướng, và làm dư luận cực kỳ hoang mang. Bởi v́ các vị biết những điều chúng ta không biết, chúng ta đâm ra tin tưởng cả những điều mà họ không biết. Rồi tự nói tự nghe măi thành tự tin, các vị ấy áp đặt được cả thói quen tự tin của họ lên chúng ta»... «Nào phương pháp khoa học, nào tinh hoa của sự thông minh, nào tôn trọng sự thật; thực ra, tất cả những từ ngữ vĩ đại này chỉ được dùng để che đậy cao vọng của Chủ nghĩa cá nhân, và cái Chủ nghĩa cá nhân này, dù nói đi nói lại bao lần cũng không đủ, chính là căn bệnh trầm kha của thời đại» [15].

Với quan điểm chỉ công nhận giá trị hiểu biết rất tương đối của giới chuyên gia, lẽ ra nhà văn cũng phải... tự cấm ḿnh phát biểu về bản án. Trên thực tế, tập sách mỏng của Brunetière đă gây ra khá nhiều tranh luận: ngoài tiểu luận của nhà xă hội học Emile Durkheim (Chủ Nghĩa Cá Nhân và Người Trí Thức), bài báo của triết gia Alphonse Darlu (Ngài Brunetière và Chủ Nghĩa Cá Nhân) [16], có thể kể một bài trả lời đốp chát và trực tiếp hơn của nhà thơ vô chính phủ Pierre Quillard (Chống Tính Không Thể Sai của Gươm Kiếm). Sau khi nhại ông viện sĩ bằng câu tự chửi: «Việc ǵ đến mày, đồ thơ thẩn, thằng viết nhăng nhít, đồ ngu!», nhà thơ trả lời: «Tôi không hề tin rằng giới thi sĩ kết hợp thành một giống người cao cấp trên đời này, và tôi rất sợ bọn quan liêu; nhưng tôi cũng không nghĩ rằng ḷng yêu cái đẹp và tính hài ḥa cân đối lại bao hàm sự tất yếu phải mất quyền công dân, và ngăn cấm ai lấy thái độ trước các cuộc tranh chấp giữa người với người, hay sự xung khắc giữa các ư kiến» [17].

*

Bởi v́ nước Pháp là một nền cộng ḥa - của chung của toàn dân chứ không phải là của riêng của một chính đảng, một giai cấp nào hay của quân đội –, và bởi v́ các vấn đề chân lư hay công lư đặt ra ở đây không phải là những câu hỏi siêu h́nh (Chân lư là ǵ? Công lư là ǵ?) mà hoàn toàn có thể được giải đáp một cách vô cùng thực tiễn (Dreyfus hay Esterházy là tác giả «bản kê»? Quít làm cam chịu có phải là một phán quyết công chính chăng?), nên ngay cả các chuyên gia theo nghĩa của Brunetière cũng kư kiến nghị đ̣i xét lại vụ án, trong tư cách công dân như bao thành phần khác. Với 17 danh sách chữ kư, sự thành công của Kháng Nghị buộc địch thủ của «đảng trí thức» cũng phải lên tiếng bằng cùng một phương tiện: kiến nghị từ nay trở thành một vũ khí đấu tranh chính trị phổ biến trong chế độ dân chủ.

Ngày 19-1-1898, Tuyên Ngôn Vô Sản củanhóm dân biểu thuộc cánh xă hội ở Hạ Viện ra đời: «Vụ Dreyfus đă trở thành đấu trường rào kín của hai địch thủ tư sản: bọn cơ hội và bọn tăng lữ. Chúng đồng ư với nhau giam giữ nhân dân trong điều kiện giám hộ, đè bẹp các công đoàn, nhằm kéo dài bằng mọi cách chế độ tư bản. Nhưng chúng gây hấn với nhau để chia chác quyền lợi xă hội, tranh giành quyền khai thác nền Cộng Ḥa và bóc lột nhân dân, y hệt như các thị tộc mọi rợ vẫn thỏa thuận với nhau để cướp bóc, rồi sau đó quay ra tranh chiến chung quanh chiến lợi phẩm» ... «Hỡi người vô sản, đừng đầu quân vào bất cứ phe đảng nào trong cuộc nội chiến này của giai cấp tư sản» [18]. Ngay ngày hôm sau, Clémenceau b́nh luận trên tờ B́nh Minh: «Các nhà xă hội chủ nghĩa vừa đưa ra một tuyên ngôn trong đó có đủ thứ hết, trừ lời kêu gọi công lư và sự đoàn kết vượt lên trên mọi tập hợp chính trị nhất thời giữa con người với nhau. Khi quyền con người của một cá nhân bị xúc phạm, sự xúc phạm đó đe dọa nhân quyền của tất cả mọi người», trong khi Charles Péguy đánh giá nó «c̣n thâm hiểm hơn cả lời tuyên bố của một bộ trưởng chính phủ» [19].

Sự can thiệp này không ngăn cản tác giả bản tuyên ngôn «vô sản» sản xuất tiếp một kiến nghị đầy khẩu hiệu: «Những người kư tên dưới đây: Tuy không quan tâm đến các nhân vật liên hệ trong vụ Dreyfus-Esterházy, phản đối sự vi phạm những h́nh thức pháp lư trong phiên xử năm 1894, cũng như những sắp đặt mù mờ, ám muội chung quanh chuyện ô nhục về các ṭa án chiến tranh; Căm thù phản đối chủ nghĩa quân phiệt, sự bất công, nhu nhược, hèn nhát của những kẻ mệnh danh là đại diện cho nền công lư dân sự và quân sự, cũng như của các giáo phái. Đả đảo bọn áo măo pháp quan; đả đảo bọn kê-pi, gươm kiếm; đả đảo bọn áo ḍng, que nước phép; đả đảo bộ ba ác hại, tai ương của nhân loại! Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chúng tôi chống tất cả mọi xâm phạm vào tự do, nhân quyền và công lư. Đả đảo chủ nghĩa tư bản và sự bóc lột. Đả đảo thói xử kín! Đả đảo bọn sĩ quan và thầy ḍng! Quốc tế các dân tộc muôn năm!»[20]

Sự ra đời của kiến nghị «đấu tranh giai cấp» trên dẫn tới một kiến nghị thứ ba, ôn ḥa hơn, v́ chỉ kêu gọi duy tŕ những bảo đảm pháp định trước một không khí xă hội ngày càng căng và nặng: «Những người kư tên dưới đây: Sửng sốt trước những vi phạm bất thường trong vụ án Dreyfus và sự bí mật bao quanh phiên xử Esterházy; Mặt khác, tin chắc rằng sự duy tŕ những bảo đảm pháp định như biện pháp duy nhất có thể bảo vệ người công dân trong một nước tự do hiện đang là điều lưu ư của toàn thể quốc gia; Ngạc nhiên trước lệnh lục soát tư gia của trung tá Picquart, cũng như trước những vụ lục soát không kém phần bất hợp pháp khác gán cho sĩ quan này; Xúc động trước những biện pháp sơ thẩm của cấp quân quyền; Đồng yêu cầu Quốc Hội duy tŕ những bảo đảm pháp định của người công dân chống mọi độc đoán» [21]

Ngày 25-10-1898, ba thạc sĩ Louis Dausset, Gabriel Syveton và Henri Vaugeois thảo ra một kiến nghị thứ tư, đặt trọng tâm trên hai giá trị chính của phe chống Dreyfus và «chống xét lại»: tổ quốc, quân đội. «Những người kư tên dưới đây: Vô cùng xúc động khi nh́n thấy cuộc phiến động thuộc vào loại tai hại nhất hiện nay vẫn tŕ trệ và ngày càng trở nên trầm trọng; tin chắc rằng nó không thể kéo dài hơn nữa mà không làm tiêu vong ngay cả những quyền lợi sống c̣n của Tổ quốc Pháp, và đặc biệt là loại quyền lợi đă được vinh quang đặt vào tay quân đội; đồng thời cũng tin chắc rằng khi phát biểu như thế, họ chỉ nói lên ư kiến của cả nước Pháp... Đồng quyết tâm: làm mọi cách trong giới hạn nghĩa vụ nghề nghiệp của ḿnh để duy tŕ những truyền thống của Tổ Quốc Pháp trong cuộc giao lưu với ḍng tiến bộ về tư tưởng và phong tục của nhân loại; vượt lên trên mọi tinh thần bè phái để đoàn kết, tập hợp và hành động một cách hữu ích trong chiều hướng đó, bằng lời nói, câu văn, bằng tác phong gương mẫu; đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết phải có để nối kết, xuyên suốt thời gian, mọi thế hệ của một dân tộc vĩ đại» [22].

Mặc dù có nhiều kiến nghị, thật ra nước Pháp chỉ bị xẻ đôi. Mặt khác, để thêm phần kiến hiệu, các cuộc đấu tranh tư tưởng thường được định chế hóa. Ngày 4-6-1898, Liên Minh Bảo Vệ Nhân Quyền và Quyền Công Dân(Ligue pour la Défense des Droits de l’Homme et du Citoyen)triệu tập đại hội đầu tiên của những người bị/được đối phương gọi là «đảng trí thức» để bầu lên một Ban Chấp Hành Trung Ương với 32 thành viên: bên cạnh Ludovic Trarieux (thượng nghị sĩ, chủ tịch), Emile Duclaux (nhà sinh học, giám đốc Viện Pasteur, phó chủ tịch), Edouard Grimaux (nhà hoá học, phó chủ tịch), c̣n có nhiều tên tuổi thuộc giới đại học, nghề tự do, báo chí... [23]. Ngày 31-12, Liên Minh Tổ Quốc Pháp (Ligue de la Patrie française) cũng ra đời, và dựa trên lời mời gọi «kỷ luật hoá trí thông minh» của Maurice Barrès, tự nhận là «đảng của sự thông minh và khả năng» [24]để đối lập với «đảng trí thức» nói trên; sau đó, tổ chức này cũng họp phiên đầu tiên ngày 19-1-1899 để thành lập một Ban Chấp Hành: ngoài François Coppée (viện sĩ, chủ tịch danh dự), và Jules Lemaître (viện sĩ, chủ tịch), Louis Dausset (thạc sĩ văn học, tổng thư kư), Gabriel Syveton (thạc sĩ sử học, thủ quỹ)... trong số thành viên của Ban Lănh Đạo, c̣n có Maurice Barrès, Ferdinand Brunetière, Charles Maurras*, ... [25]

 

Không kể bộ máy chính quyền luôn luôn phủ nhận sự tồn tại của «sự vụ Dreyfus», tương quan lực lượng trong xă hội công dân vào thời điểm đó cũng nghiêng hẳn về phía các tổ chức bênh vực quân đội và nhà nước.

 

Ngoài Liên Minh Tổ Quốc Pháp (20000 hội viên ngay khi thành lập, từ 300 đến 500000 hội viên năm sau), phe «chống xét lại» c̣n có thể trông cậy trên một tổ chức chính trị theo khuynh hướng «quốc gia», cũng vừa được thành lập trong cùng mục đích, là Hành Động Pháp [26] của Henri Vaugeois và Charles Maưrras, song song với 2 tổ chức bài Do Thái tích cực là Liên Minh Những Người Yêu Nước [27] của Paul Déroulède* và Tây Phương Vĩ Đại [28] của Jules Guerin* (xem bài II). Mặt khác, căn cứ trên số người đă kư tên trên kiến nghị hay ghi tên vào tổ chức, nó c̣n có thể dựa trên nhiều hậu thuẫn lớn trong lĩnh vực văn hoá: 22 viện sĩ của Hàn Lâm Viện Pháp (ngoài các vị trên, có thể kể thêm: Paul Bourget, Albert de Mun, José-Maria de Heredia, Albert Sorel...), một bộ phận quan trọng của giới văn nghệ sĩ (Maurice Barrès, René Bazin, Paul Bourget, Alphonse và Léon Daudet, Frédéric Mistral, Paul Valéry, Jules Verne, Degas, Renoir, Vincent d’Indy...), một số nhà khoa học (Emile Picard, Camille Jordan, Joseph Boussinesq), một phần Đại Học (giáo sư và sinh viên các phân khoa Luật và Y), nhiều nhật báo (Chống Do Thái của Jules Guérin, Nhật Báo (400-500000 bản), Nhật Báo Nhỏ (1000000 bản), Không Nhân Nhượng, Quốc Kỳ của Paul Déroulède, Tia Sáng, Tiếng Dội Paris, Tiếng Tự Do (90000 bản) của Edouard Drumont*, Thánh Giá (150000 ở Paris + 410000 bản ở tỉnh),Người Hành Hương...), và nguyệt san (Hành Động Pháp của Vaugeois, Tạp Chí Hai Thế Giới của Ferdinand Brunetière).

 

Phía «xét lại», ngoài 5 thượng nghị sĩ can đảm trong Ban Chấp Hành và một số nhà văn (Emile Zola, Anatole France, Charles Péguy, Pierre Quillard, André Gide, Marcel Proust), nhà báo (Georges Clémenceau, Bernard-Lazare, Octave Mirbeau), luật sư (Edgar Demange, Fernand Labori), nhà chính trị (Jean Jaurès, Léon Blum) đă lần lượt nhập cuộc, Liên Minh Bảo Vệ Nhân Quyền và Quyền Công Dân (8000 hội viên sau một năm tồn tại) có thể dựa trên hậu thuẫn của một số nhà khoa học thuộc các định chế như Hàn Lâm Viện Khoa Học (Henri Poincaré, Paul Appell, Gaston Darboux, Joseph Bertrand, Maurice Lévy, Charles Friedel, Gabriel Lippmann, Gaston Bonnier), Viện Pasteur (Emile Duclaux, Emile Roux, Elie và Olga Metchnikoff), giáo sư và sinh viên Trường Pháp Điển (Paul Meyer, Paul Viollet, Auguste Molinier, Arthur Giry), Trường Quốc Gia Sư Phạm (Georges Perrot, Lucien Herr, Paul Dupuy, Jules Tannery, Gabriel Monod), các Phân Khoa Văn Học và Khoa Học ở Đại Học (Emile Chartier tức Alain, Alphonse Darlu, Emile Durkheim, Marcel Mauss, Célestin Bouglé, Charles Seignobos, Daniel và Elie Halévy, François Simiand, Charles Rist...), một số nhật báo (B́nh Minh, Cộng Ḥa Nhỏ (100000 bản), Thế Kỷ), và vài tạp chí (Tạp Chí Xă Hội Chủ Nghĩa, Tạp Chí Trắng,...)

 

Không chỉ các định chế công mới bị phân hóa, mà ngay cả những «pḥng khách» [29] chính trị và văn học đương thời của giới thượng lưu, một đặc điểm của xă hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 - cũng bị ảnh hưởng, trở thành nơi hội họp rạch ṛi của hoặc phe «xét lại» hoặc phe «chống xét lại», với những cuộc đoạn tuyệt, tẩy chay âm thầm hay ồn ào. Mặt khác, thành viên của 2 khối không ngừng kích bác lẫn nhau: đối với Barrès chẳng hạn, Emile Zola suy nghĩ như người «Venise mất gốc», bây giờ «giữa ông ta với tôi có dăy núi Alpes» [30]. Đổ vỡ trở thành quy luật - với vài ngoại lệ để xác lập quy luật, tất nhiên; nổi tiếng nhất là cuộc t́nh giữa Maurice Barrès và Anna de Noailles, chàng thủ lĩnh phe «chống xét lại», nàng cổ động viên tích cực của bên «xét lại»: ở đây yêu nhau là nh́n nhau chứ không phải là nh́n về cùng một hướng, và trên giường th́ làm chuyện khác tuyệt đối không để ông Dreyfus nằm giữa.

*

Nước Pháp bị chia đôi, nhưng đường phân thủy ở đây không phải là sự đối lập giữa tả với hữu như thường lệ: phe tả (xă hội chủ nghĩa) và cực tả (vô chính phủ) đă chọn đứng ngoài cuộc như đă thấy qua Tuyên Ngôn Vô Sản nghị quyết đấu tranh giai cấp. Cũng không phải chỉ là đường ranh chủng tộc - thân Do Thái hay bài Do Thái -, dù sau này triết gia Hannah Arendt đă xem vụ án Dreyfus như khởi điểm trên con đường dẫn đến chủ nghĩa bài Do Thái hiện đại mà biểu hiện là chế độ phát xít Đức. Có một cái ǵ cao, rộng, sâu hơn trong hệ quy chiếu đương thời của cả hai phía: một bên, quyền lợi quốc gia, truyền thống và văn hoá Pháp ở «đảng thông minh»; bên kia, những giá trị nhân bản phổ quát của triết lư Khai Sáng và triết lư Nhân Quyền ở «đảng trí thức».

Trong Thư Gửi Tuổi Trẻ, Emile Zola kêu gọi giới trẻ và sinh viên xuống đường biểu t́nh chống Scheurer-Kestner* (xem bài II): «Hăy trả lời: "Chúng tôi đi về phía nhân loại, phía chân lư, phía công lư"» - chân lư và công lư ở đây hiểu như những giá trị phổ quát, tất nhiên phải được áp dụng cho tất cả mọi người. Và khi ra ṭa, trước khi giao việc biện hộ cho luật sư, nhà văn c̣n đọc Tuyên Bố Trước Hội Thẩm Đoàn (Déclaration au jury) như sau: «Tất cả đều có vẻ chống tôi, Thượng và Hạ Viện, Chính phủ, Quân đội, những tờ báo nhiều độc giả và phần công luận bị chúng đầu độc. Trong khi tôi chỉ có vỏn vẹn một ư nghĩ, một lư tưởng [phổ quát] về chân lư và công lư. Nhưng tôi hoàn toàn an tâm, tôi sẽ thắng ... Tôi không muốn đất nước tôi sống trong dối trá, trong bất công. Người ta có thể đánh gục tôi tại đây. Một ngày kia, đất nước này sẽ cám ơn tôi đă cứu danh dự cho nước Pháp» [31].

Đối với Maurice Barrès, nhà tư tưởng của «đảng thông minh và khả năng», bọn lư thuyết gia ở Đại Học - «đám siêu h́nh gia lổn nhổn» – «đălư luận một cách trừu tượng, bất chấp những đ̣i hỏi của "chủ nghĩa tương đối", nghĩa là yêu cầu phán xét tất cả "trong tương quan với nước Pháp"» ... «Say đắm trong một thứ chủ nghĩa Kant bệnh hoạn, họ nhắc đi nhắc lại ... : "Tôi phải luôn luôn hành động sao cho chính bản thân tôi có thể mong mỏi rằng hành động của ḿnh được dùng như quy luật phổ quát". Không đâu, thưa quư vị, hăy để loại từ ngữ vĩ đại, vĩnh cửu, và phổ quát đó qua một bên, và bởi v́ quư vị là người Pháp, hăy lo hành động sao cho phù hợp với quyền lợi của nước Pháp, ngay từ bây giờ» [32]. Charles Maurras cũng chẩn bệnh tương tự:«Đúng là chủ nghĩa Kant và thứ đại học phê phán đă được dùng như chất xi-măng để cấu kết bọn trí thức lại với nhau», tạo cơ hội cho Barrès khuyên răn: «Phải canh chừng Đại Học. Nó góp tay vào việc tàn phá những nguyên lư của nước Pháp, hủy năo chúng ta; dưới danhnghĩa chuyển hoá chúng ta thành công dân của nhân loại, nó đánh ta bật rễ khỏi đất tổ, đồng thời đánh văng cả lư tưởng quốc gia» [33].

 

Chân lư phổ quát ư? Đối với Maurice Barrès : «Ở mặt trừu tượng, người ta có thể chủ trương luận điểm này hay luận điểm kia, người ta có thể tùy theo tâm ư ḿnh, ca ngợi hay dè bỉu quân đội, quân pháp, cuộc đấu tranh chủng tộc. Nhưng ở đây không có chỗ cho tâm ư, v́ cược đặt [cụ thể] là nước Pháp, và tất cả những vấn đề trên phải được xem xét dựa trên quyền lợi của nước Pháp». Nói cách khác: «chỉ có những sự thật của nước Pháp», và đó là: một, đối với Charles Maurras chẳng hạn, quốc gia Pháp đang bị đe dọa bởi «liên hiệp tứ bang» (Do Thái, Tin Lành, Hội Tam Điểm [34], và bọn ngoại kiều), do đó, cần được cấu trúc lại chung quanh 2 định chế vững chắc nhất là quân đội và nhà thờ Cơ Đốc giáo – v́ vậy, Barrès khẳng định: «Không được phàn nàn về chủ nghĩa bài Do Thái trong thời thế này, khi ai cũng nhận thấy rằng thế lực khổng lồ của dân Do Thái đang đe dọa "khuynh đảo" nhà nước Pháp»; và hai, cũng theo Barrès: «Dreyfus hoàn toàn có khả năng phản bội, điều này tôi kết luận từ sắc tộc của hắn»! Một quan điểm được chiến hữu Edouard Drumont hưởng ứng tức th́: phản bội là «số mạng của hạng người này, và vận rủa trên sắc tộc này, tất cả đều là tiền định» [35]

 

Công lư phổ quát ư? Theo Maurice Barrès, «chỉ có công lư trong cùng một sắc tộc, trong khi Dreyfus là đại diện của một sắc tộc khác», do đó, nhất thiết phải xử tội hắn «theo đạo lư của người Pháp và theo nền công lư của nước Pháp». Mặt khác, «không thể hủy bỏ quyền tài phán quân sự, bởi v́ nhiều lỗi lầm nhỏ và nhẹ ở thường dân sẽ có những hậu quả vô cùng to lớn, nặng nề khi do quân nhân vi phạm» [36]. Đặt lại «uy quyền của việc đă xử» bởi một toà án chiến tranh, vô h́nh trung, là đánh vào quân đội. Đối với viện sĩ Ferdinand Brunetière, bổn phận công dân đầu tiên là phải bênh vực quân đội: một mặt bởi v́, đúng như «bản năng của quần chúng đă cảm nhận, trong vụ xử tai tiếng đáng buồn này, bất chấp mọi ngụy biện, quân đội của nước Pháp, ngày nay cũng như hôm qua, chính là nước Pháp»; mặt khác, quân đội c̣n là một bảo đảm cho nền dân chủ, v́ «nếu không có quân đội, chính nền dân chủ cũng có nguy cơ tiêu vong». Và tất nhiên, viện sĩ Jules Lemaître chỉ có thể hoàn toàn đồng ư: «Hồn ta không phân biệt với hồn Quân đội. Quân đội chính là tổ quốc tập trung lại và trỗi dậy để bảo tồn sự trường cửu của ḿnh. Đấy có thể là phần cao quư nhất của tổ quốc nh́n qua hầu hết các vị tướng lĩnh, và toàn thể đất nước lần lượt nh́n qua từng quân nhân» [37]

 

Thật ra, càng phát biểu các nhà tư tuởng của «đảng thông minh và khả năng» càng phơi bày những luận điểm dễ phản bác. Chủ nghĩa toàn nhân loại không chỉ xuất phát từ triết lư Khai Sáng mang quốc tịch Đức với Immanuel Kant, nó c̣n hiển hiện trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Pháp năm 1789. «Thật đáng buồn, đáng lo cho thế kỷ 20 đang khai mở! Một trăm năm sau tuyên ngôn nhân quyền, một trăm năm sau hành động bao dung và giải phóng cao quư nhất, người ta lại trở về các cuộc chiến tranh tôn giáo, về cái ghê tởm và ngu xuẩn nhất trong các thứ cuồng tín» [38], với học thuyết về «liên hiệp tứ bang» của Maurras, với chủ nghĩa bài Do Thái mù quáng của tập đoàn Barrès, Déroulède, Guérin....

Chân lư đặc thù của nước Pháp ư? Đó là «Luật pháp đă cúi đầu trước gươm kiếm», nói như Clémenceau.Và thật là dễ dàng cho Zola vẽ lại cảnh tượng mà nước Pháp đă và c̣n đang phơi bày trước mắt thế giới từ ba năm nay: «một Quốc Hội v́ sợ mất nhiệm kỳ nên không biết dùng nó như thế nào nữa, một chính phủ run rẩy mỗi giờ mỗi phút sợ bị lật đổ, sau khi đă bỏ rơi đất nước vào tay bọn phản động và kẻ đầu độc dư luận, bây giờ phải làm thêm những nhượng bộ tai hại nhất, ngỏ hầu làm chủ được t́nh thế thêm vài ngày» ... «Mà đă hết đâu, điều nghiêm trọng và đau đớn nhất là người ta đă để cho cả nước bị đầu độc bởi loại báo chí hạ cấp, bị nó nhồi sọ một cách vô liêm sỉ nào dối trá, phỉ báng, nào bôi bẩn, lăng mạ đến mức phát điên. Chủ nghĩa bài Do Thái chỉ là sự khai thác thô bạo thù hận tổ tông để thức tỉnh nhiệt t́nh tôn giáo nơi một dân tộc không c̣n đủ ḷng tin để đến nhà thờ. Chủ nghĩa quốc gia cũng chỉ là sự khai thác thô bạo tương tự t́nh yêu nước cao quư, thứ chiến thuật chính trị ghê tởm có thể dẫn thẳng đến nội chiến, ngày nào người ta có thể thuyết phục nửa này của quốc gia rằng nửa kia đă phản bội, đă bán đứng nước Pháp cho ngoại bang, chỉ v́ nó có những suy nghĩ khác» [39].

Công lư đặc thù của nước Pháp ư? Thử nghĩ đến t́nh cảnh này của nước Pháp và đối chiếu với các quốc gia văn minh khác: «Một toà án chiến tranh thứ nhất đă lầm lẫn kết án kẻ vô tội, v́ không biết đủ luật và vụng về khi xét xử. Một toà án chiến tranh thứ hai tha bổng kẻ có tội, do đă có thể bị lừa lần nữa bởi một mưu toan dối trá và gian lận vào loại vô liêm sỉ nhất. Nhưng một toà án chiến tranh thứ ba c̣n dám chối bỏ cả điều đă hiển nhiên như ban ngày và lại kết án kẻ vô tội lần nữa, khi mọi sự đă sáng tỏ, khi được toà án tối cao của quốc gia đặt vào tay nhiệm vụ vinh quang là sửa đổi ngộ phán. Đấy là điều vô phương cứu chữa, tội ác lớn nhất đă bị vi phạm. Xưa, Jésus cũng chỉ bị kết án có một lần! Thà để tất cả sụp đổ, để nước Pháp làm mồi cho loạn phe đảng, để tổ quốc bốc cháy tan hoang trong tro gạch, để ngay chính quân đội mất danh dự, c̣n hơn là thú nhận rằng chiến hữu có thể lầm lạc, tướng lĩnh có thể là kẻ dối trá và gian lận. Tư tưởng phải bị đóng đinh, gươm kiếm phải tiếp tục làm vua chúa» [40]

Danh dự của tổ quốc và của quân đội ư? Charles Péguy trả lời: «Chúng tôi nói, chỉ một bất công, một tội ác, một chuyện phi pháp thôi - nhất là khi nó đă được chính thức ghi nhận rồi xác nhận lại -, một sự phỉ nhổ vào công lư và luật pháp - nhất là khi nó đă được chấp nhận một cách phổ quát, hợp pháp, và dễ dăi trên cả nước -, chỉ một tội ác, một bội ước, một điều ô uế như thế thôi là đủ để làm mất danh dự, để lăng nhục một dân tộc» [40]. Emile Zola giả định: «Ví thử cuộc chiến tranh giữa Pháp với Đức xảy ra nay mai, nước Pháp sẽ bị đặt ngay dưới một đe dọa kinh khủng: trước cả khi phát súng đầu của trận đánh đầu tiên nổ ra, Đức quốc công bố tập hồ sơ về Esterházy; tôi nói rằng chưa đánh chúng ta đă là kẻ chiến bại trước mắt thế giới mà không tự vệ nổi. Cả quân đội ta đă bị thương tổn nặng trong sự kính trọng và tin tưởng cần phải có đối với cấp lănh đạo, ba ṭa án chiến tranh của ta bị xác nhận là bất công và hiểm ác, tất cả cuộc phiêu lưu quái quỷ này phơi bày sự đồi trụy của chúng ta giữa thanh thiên bạch nhật, và tổ quốc sụp đổ, chúng ta chỉ c̣n là đất nước của những kẻ dối trá và gian lận». Trước mắt, một nước Pháp văn minh đang sửa soạn đón tiếp cả thế giới trong cuộc Triển Lăm Quốc Tế nhằm kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng 1789, nhà văn hỏi: «chúng ta sẽ ăn mừng nền kỹ nghệ, khoa học, mỹ thuật quốc gia, sẽ trưng bày những thành tựu của ta trong suốt thế kỷ, liệu chúng ta có dám trưng bày nền công lư quốc gia chăng?», khi ở đất nước này «kẻ vô tội bị kết án hai lần, chân lư bị vùi dập, công lư bị ám sát»? [41].
Phát biểu những điều đơn giản trên là rơi vào chủ nghĩa cá nhân ư? Nhà xă hội học Emile Durkheim trả lời: Thật ra, «để kết án dễ dàng chủ nghĩa cá nhân, người ta đă trộn lẫn nó với chủ nghĩa vị lợi hẹp ḥi và với chủ nghĩa ích kỷ vị lợi ở Spencer và các nhà kinh tế» ... Chủ nghĩa cá nhân «chính là một tôn giáo trong đó con người vừa là tín đồ, vừa là Thượng Đế»; nói là tôn giáo cá nhân chủnghĩa, «bởi v́ nó lấy con người làm đối tượng, và con người chính là một cá nhân theo định nghĩa» ... «Chưa ở đâu quyền cá nhân được khẳng định với nhiều nghị lực hơn, bởi v́ cá nhân ở đây được nâng lên hàng chí thánh». Và nếu cá nhân «có quyền nhận hưởng sự tôn kính tôn giáo đó, chính là v́ nó mang trong ḷng cái ǵ đó của cả nhân loại. Chính nhân loại mới là đáng tôn kính và thiêng liêng; song tính nhân loại lại không hiện hữu toàn bộ trong một đơn vị mà được phân bố rộng khắp nơi mỗi cá nhân» ... «Rốt cuộc, chủ nghĩa cá nhân hiểu như trên chính là sự vinh danh, không phải cái thằng tôi này mà là cá nhân nói chung. Động cơ của nó không phải là chủ nghĩa ích kỷ mà là cảm t́nh với tất cả những ǵ là con người, một ḷng trắc ẩn rộng lớn hơn trước mọi nỗi đau đớn, mọi nỗi thống khổ của người đời, một nhu cầu xoa dịu hay khắc phục chúng nồng nhiệt hơn, một khao khát công lư lớn hơn» [42].
Vâng, đúng là «giáo điều đầu tiên của sự tôn thờ con người này là tính tự chủ của lư trí, và nghi thức đầu tiên của nó là sự tự do suy xét» ... «Vâng, đúng là chủ nghĩa cá nhân thường đi đôi với một thứ thuyết chủ trí nào đó, bởi v́ tự do tư duy chính là quyền tự do đầu tiên» ... Nhưng «điều nó đ̣i hỏi cho mỗi người là quyền hiểu biết những ǵ có thể biết một cách chính đáng; chứ nó không mảy may xác lập một thứ quyền không có khả năng nào đó tôi không hiểu nổi» ... V́ thế, khi người ta đ̣i hỏi một số người phải tuân theo một ư kiến không phải của họ, th́ cũng «phải biện minh cho bắt buộc phải tuân hành đ̣i hỏi trên của họ, trong trường hợp đặc biệt này, bằng cách chứng minh cho họ thấy rằng họ không có khả năng. Ngược lại, nếu đấy là một trong những vấn đề thuộc phạm vi của khả năng xét đoán thường t́nh, một đ̣i hỏi từ nhiệm tương tự là hoàn toàn trái với lẽ phải, và do đó, với điều phải làm» ... « Như vậy, nếu trong thời gian gần đây, một số văn nghệ sĩ và nhất là các nhà khoa học nghĩ rằng họ phải từ chối tán đồng một phán quyết mà tính hợp pháp có vẻ đáng nghi ngờ, ... th́ đấy không phải là họ tự ban cho ḿnh đặc quyền nào tôi không biết như một thứ quyền kiểm soát tối cao trên việc đă xử. Đấy chỉ là, với tư cách con người, họ muốn thực thi tất cả quyền làm người, và giữ cho ḿnh một vấn đề chỉ tùy thuộc lư trí mà thôi» [43].      

*

Thế nào là người trí thức? Nh́n qua loại tư tưởng và giá trị biểu hiện trong cuộc tranh đấu điển h́nh của những người bị hay được gọi là «đảng trí thức» nói trên, và nh́n qua phong cách của bản thân con người tiêu biểu nhất là Emile Zola, chúng ta có thể phác hoạ một mẫu h́nh lư tưởng về «người trí thức», đối chiếu với những kẻ chắc chắn là cũng thuộc về thành phần có học, song lại không chia sẻ các tư tưởng và giá trị ấy trong «đảng thông minh và khả năng».

 

Trước hết, có thể định nghĩa «người trí thức» là kẻ làm giao diện giữa nhân loại với đất nước của anh ta. Một mặt, trí thức là kẻ phải nhân danh con người, nhân danh lương tri, để du nhập, bảo vệ và truyền bá những giá trị phổ quát cao quư nhất của loài người (chân lư, công lư, nhân quyền, tự do, b́nh đẳng), ngay trên quê hương và ngay trong ḷng truyền thống văn hoá của ḿnh, đối lập với chánh quyền của ḿnh khi cần. Mặt khác, cũngchính anh ta là kẻ phải nhân danh con người, nhân danh lương tri, để phổ biến và bênh vực các giá trị đặc thù cùng với những quyền lợi chính đáng nhất của dân tộc và quốc gia ḿnh (độc lập, tự do, b́nh đẳng, an ninh, đối với láng giềng), nếu cần trước toàn thể thế giới.

 

Nhận diện những giá trị phổ quát hay đặc thù nói trên, ở mức độ cuộc sống cụ thể hàng ngày, không phải là điều khó khăn đến mức phải là chuyên gia mới làm nổi. Vấn đề trí thức, như vậy, không phải chỉ là biết – do đó, trí thức không nhất thiết phải là người lao động bằng trí óc-, mà thực sự là phát biểu và hành động – song điều này lại đ̣i hỏi một tấm ḷng - ḷng trắc ẩn để trăn trở, ḷng can đảm để hành động như ở Emile Zola. «Tôi bị ám ảnh, không tài nào ngủ được nữa. Phải tự giải toả thôi. Tôi cảm thấy hèn nhát nếu cứ giữ im lặng» [44]. Rồi nhà văn dấn thân t́m cách giải oan cho Alfred Dreyfus, người ông không hề quen biết, chưa từng gặp. Với một cái giá phải trả khổng lồ: bản thân ông và gia đ́nh bị xúc phạm, giấc mơ bước vào Hàn Lâm Viện tiêu tan, Bắc Đẩu Bội Tinh bị thu hồi, gia sản bị tịch biên, tự do bị tước đoạt, đến nỗi phải trốn ra nước ngoài lánh nạn, và cuối cùng có lẽ đă chết không phải do tai nạn mà bị ám sát.

 

Người trí thức kiểu đó, khi thành công, vẫn không tự nh́n thấy tầm vóc của ḿnh. «Giờ đây, khi cuộc tranh đấu đă kết thúc, tôi không muốn được hoan nghênh hay tán thưởng, ngay cả khi người ta nghĩ rằng tôi có thể đă là một trong những bàn tay hữu ích. Tôi chẳng có công lao ǵ cả. Ư nghĩa của việc phải làm đẹp quá, người quá! Chính chân lư đă thắng, đâu thể có kết quả nào khác được. Ngay từ giờ phút đầu, tôi đă biết chắc như thế và biết chắc rằng tôi sẽ tham gia, sự chắc chắn này làm giảm bớt mức can đảm người ta gán cho tôi. Tất cả chỉ đơn giản như thế»[45]. Ngược lại, vẫn khắc khoải. «Có điều, tôi phải nói thêm rằng tai cũng như mắt tôi sẽ rộng mở, măi măi. Tôi cũng hơi giống chị An [46] chút đỉnh, cứ ngày đêm âu lo ŕnh đường chân trời xem chuyện ǵ có thể xảy tới, và xin thú thực luôn rằng tôi hằng nuôi một hy vọng dai dẵng: nh́n thấy chân lư cũng như công lư một ngày kia tiến đến, đến thật nhiều, từ bao cánh đồng xa tít, nơi tương lai đâm chồi nẩy lộc. Và đến giờ tôi vẫn chờ» [47].

 

Nhưng Emile không may bằng chị Anne. Hai chàng kỵ sĩ về kịp, cứu kịp Alfred  với Marianne. Nhưng Zola không c̣n đó để trông thấy chân lư và công lư chiến thắng, để chào mừng Dreyfus và nước Pháp t́m lại được danh dự. Để nh́n thấy Clémenceau lên cầm quyền thủ tướng, Picquart cầm đầu quân đội. Để nh́n thấy lời tiên tri «một ngày kia, đất nước này sẽ cám ơn tôi đă cứu danh dự cho nước Pháp» trở thành hiện thực khi người ta đưa linh cửu ông vào đền Panthéon.

 

Vinh dự thay, oái oăm thay cho kẻ sĩ, xin lỗi, cho người trí thức đă viết những ḍng này gửi tổng thống Loubet: «Để đền bù thiệt hại, người ta hứa với chúng tôi công lư của Lịch Sử. Thứ ấy, giống như thiên đường của đạo Cơ Đốc, người ta dùng nó để giữ chân những kẻ đă khốn khổ c̣n bị đánh lừa này trên mặt đất, khi họ bị cái đói siết họng. Cứ chịu khổ đi các bạn, cứ ăn tiếp miếng bánh khô bánh lạt của bạn đi, cứ ngủ tiếp trên đất cứng, trong khi những kẻ sung sướng trên trái đất này th́ ngủ trong chăn êm nệm ấm và sống bằng của ngọt. Cũng thế, cứ để bọn gian ác đứng trên cao đi, c̣n  kẻ công chính như bạn, cứ để bị đẩy xuống hố. Và người ta c̣n hứa thêm: khi chúng ta chết hết, chính chúng tôi sẽ được dựng tượng. Đối với tôi, như thế cũng được, và tôi c̣n hy vọng rằng sự trả thù của Lịch Sử sẽ đứng đắn hơn những thú vui ở thiên đường. Tuy nhiên, một chút công lư trên thế gian này chắc sẽ làm tôi thỏa măn hơn» [48]. 

 

Ở thế giới bên kia, có lẽ ông sẽ thấy gần gũi hơn với những lời khen tặng này của văn hữu và chiến hữu Anatole France: «Phải nhắc lại cuộc đấu tranh của Zola cho công lư và sự thật, có thể nào tôi giữ im lặng về những kẻ đă hăm hở hăm hại một người vô tội, rồi tự cảm thấy hụt hẫng nếu người đó được cứu thoát, c̣n tới tấp tấn công nạn nhân với sự liều lĩnh tuyệt vọng của nỗi sợ hăi? Làm sao có thể đẩy họ ra khỏi tầm mắt chúng ta, khi tôi phải cho thấy Zola, tay không và yếu đuối, vẫn sừng sững trước mặt họ? Giữ im lặng trước những dối trá của họ ư? Như thế là ỉm đi sự ngay thẳng hiên ngang của ông. Giữ im lặng trước những tội ác của họ ư? Như thế là ỉm đi phẩm hạnh của ông. Giữ im lặng trước sự nhục mạ và những điều vu khống họ đă ném theo ông ư? Như thế là ỉm đi những tán thưởng và vinh dự ông nhận được. Giữ im lặng trước nỗi nhục nhă của họ ư? Như thế là ỉm đi sự vinh quang của ông. Không, tôi phải nói chứ! Hăy thèm muốn được như người vừa nằm xuống: ông đă vinh danh tổ quốc của ông và thế gian này bằng một sự nghiệp vĩ đại, một hành động to tát. Hăy thèm muốn được như người vừa nằm xuống: vận mệnh và con tim của ông đă dành cho ông số phận lớn lao nhất. Ông là một thời điểm của ư thức làm người» [49]

 

 

Phạm Trọng Luật

 

 

__________________
 
 
THƯ MỤC

 

 

 

Boudet, Jacques. Les Mots de l’histoire: dictionnaire. Paris: Larousse, 1998.

Bredin, Jean-Denis. Présentation. Trong: Zola, Emile. L’Affaire Dreyfus :la vérité en marche. Paris: Impr. nationale, 1992. Tr. 7-30

Brunetière, Ferdinand. Après le procès. Revue des Deux Mondes, 15-3-1898 & Brunetière, Ferdinand. Après le procès. Paris: Perrin & Cie, 1898.

Charle, Christophe. Naissance des «intellectuels»: 1880-1900. Paris: Les Editions de Minuit, 1990.

DITL (Dictionnaire International des Termes Littéraires, http://www.ditl.info)

Drouin, Michel. Dir.L’Affaire Dreyfus. Dictionnaire sous la dir. de Michel Drouin.Paris: Flammarion, 2006.

Durkheim, Emile. L’Individualisme et les intellectuels (1898). Trong: Durkheim, Emile. La Science sociale et l’action. Paris: PUF, 1987.

Gervereau, Laurent. Dir.L’affaire Dreyfus et le tournant du siècle (1894-1910). Sous la dir. de Laurent Gervereau et Christophe Prochasson. Paris: BDIC, 1994.

Johnston, William M. The Origin of the Term ‘Intellectual’ in French Novels and Essays of the 1890’s. Journal of European Studies, 4, 1974, tr. 43-56.

Julliard, Jacques. Dir.Dictionnaire des intellectuels français. Sous la dir. de Jacques Julliard et Michel Winock1 1 1 . Paris : Ed. du Seuil, 1996. Tr. 390

Kant, Immanuel. Réponse à la question: qu'est-ce-que les Lumières? Trong: La Philosophie de l'histoire (Opuscules), Paris: Denoel-Gonthier, 1972. 

Leymarie, Michel. Dir. L’Histoire des intellectuels aujourd’hui. Sous la dir. de Michel Leymarie, Jean-François Sirinelli. Paris : PUF, 2003.

Minaudier, Jean-Pierre. Le Temps des radicaux (http://www.minaudier.com/ documents/france/ancienprogramme/france-06-radicale.doc).

Ory, Pascal & Sirinelli, Jean-François. Les Intellectuels en France: de l’affaire Dreyfus à nos jours. Paris: A. Colin, 1986.

Sirinelli, Jean-François. Intellectuels et passions françaises. Paris: Fayard, 1990.

Winock1, Michel. Ed. L’Affaire Dreyfus.Présentation par Michel Winock1 1 1 . Paris: Ed. du Seuil, 1998.

Winock2, Michel. Le Siècle des intellectuels. Paris: Ed. du Seuil, 1997.

Zola, Emile. L’Affaire Dreyfus :la vérité en marche. Présentation de Jean-Denis Bredin. Paris: Impr. nationale, 1992.

 

 



[01] «Thế nào là Khai Sáng? Đó là sự thoát ly của con người ra khỏi điều kiện vị thành niên của hắn, do chính hắn tạo ra, để làm người trưởng thành. Vị thành niên là kẻ không có khả năng tự vận dụng lấy khả năng hiểu biết mà không có sự lănh đạo của người khác, điều kiện vị thành niên do chính hắn phải chịu trách nhiệm, bởi v́ căn nguyên của nó không nằm ở sự thiếu hụt khả năng hiểu biết, mà ở sự thiếu vắng quyết tâm và can đảm sử dụng nó mà không có sự điều khiển của người khác. Hăy dám biết. Hăy có can đảm tự sử dụng khả năng hiểu biết của chính ḿnh. Đó là phương châm của Khai Sáng» («Qu'est-ce-que les Lumières? La sortie de l'homme de sa Minorité, dont il est lui-même responsable. Minorité, c'est-à-dire incapacité de se servir de son entendement sans la direction d'autrui, minorité dont il est lui-même responsable, puisque la cause en réside non dans un défaut de l'entendement, mais dans un manque de décision et de courage de s'en servir sans la direction d'autrui. Sapere aude! Aie le courage de te servir de ton propre entendement. Voilà la devise des Lumières» (Kant, tr. 46). V́ đây là một bài viết nhắm vào đại chúng của Kant, nên chúng tôi dịch entendement (Vernunft) là «khả năng hiểu biết» thay v́ «tri năng» hay «giác tính» như ở các tác giả khác.

[02] Theo The Oxford English Dictionary, danh từ«intellectual» có thể đă được dùng từ giữa thế kỷ 17 ở Anh quốc. Mặt khác, theo William M. Johnston, ngay ở Pháp, «intellectuel» như danh từ cũng đă được dùng để chỉ thành phần học thức dấn thân vào chính trị bởi Maurice Barrès, Paul Bourget và nhất là Henry Bérenger, song thường là giới hạn trong lĩnh vực văn học: «trí thức» là nhân vật tiểu thuyết trước khi hoá thân làm nhân vật lịch sử (Xem: Johnston). Tuy nhiên, chỉ từ sau các vụ xử Alfred Dreyfus và Emile Zola ở Pháp, «l’intellectuel» mới trở thành khái niệm theo nghĩa hiện đại, do tính phổ quát của những giá trị đặt cược và tính tiêu biểu của phong cách hành xử ở cả hai bên tranh chấp. Đây không chỉ là một dấu mốc quan trọng của lịch sử nước Pháp nói riêng, mà của cả lịch sử văn hoá thế giới nói chung. Lịch sử phát triển của tầng lớp trí thức ở các nước Âu Châu sau đó đều quy chiếu về biến cố này (Xem: Leymarie & Sirinelli).

[03] Dù xem xă hội như một sinh thể có những nhu cầu đặc thù, hay một hệ thống tổng quát bao gồm nhiều hệ chức năng (thích nghi vào môi trường chung quanh (adaptation), định nghĩa và thực hiện những mục đích tập thể (goal-attainment), hợp nhất các đơn vị của hệ thống (integration), duy tŕ các khuôn mẫu văn hoá (pattern-maintenance), nếu dùng thuật ngữ của Talcott Parsons chẳng hạn), «phê phán» là một trong nhiều chức năng đường hoành chính yếu, nếu không phải là cái quan trọng nhất. Không có chức năng này, sẽ không có sự phân biệt đúng sai, phải trái, tốt xấu, lợi hại, v. v... Xă hội sẽ không thể tiến hoá, không có hiểu biết, không có đạo lư, không biết nên giữ ǵ bỏ ǵ, không dự kiến nổi tương lai, không tránh trước được những tai họa sắp tới, v. v...

[04] Các h́nh dung từ này đều ít nhiều có thể được áp dụng cho người học thức Việt Nam, nhưng tự bản thân, chúng là sự phủ nhận ngay chính khái niệm «trí thức» theo nghĩa hiện đại. Nói là bi đát, bởi v́ nếu quả giới khoa bảng Việt Nam hành xử đúng như thế, th́ điều này có nghĩa là đất nước ta không có loại người đáng gọi là «trí thức». Mặt khác, chúng cũng đều có điểm đáng châm chước phần nào, v́ nói cho cùng, đấy là... «gia tài của mẹ». «Học lóm» ư? Cái học của chúng ta trước kia là học theo Trung Hoa, ngày nay là học theo Phương Tây; như vậy, trong một nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đều là kẻ «học lóm», bởi v́ trừ phi sinh trưởng và được đào tạo theo đúng quy tŕnh ngay tại nôi sinh, chúng ta chỉ có thể thu nhập hai nền học thuật trên một cách dở dang, vá víu và thiếu sót. «Thích làm quan», «pḥ chính thống» ư? Nho học được dung nạp vào Việt Nam chính là để đào tạo quan lại cho triều đ́nh, chỉ khi không đỗ làm quan được người ta mới về quê gơ đầu trẻ. Trách một người được đào tạo để làm quan là «thích làm quan» nghe không ổn lắm, và trách con cháu họ «pḥ chính thống» phần nào là trách họ đă thừa hưởng được cái «mem» («gien» văn hoá) của cha ông để lại. Tất nhiên, «châm chước phần nào» không có nghĩa là cổ vũ duy tŕ. Giải bài toán trí thức Việt Nam, thực chất có lẽ là đi t́m giải đáp cho một trong những câu hỏi, nếu không phải là câu hỏi mấu chốt: v́ sao, với một nền học thuật cổ hủ, xưa ta lại đă có những nhà nho đáng được gọi là «trí thức» hơn bao người tân học, với hàng tá kiến thức thực dụng ngày nay?

[05] «Khuynh hướng muốn biết» không xuất phát từ ông giáo sư Mỹ tên James V. Schall nào đó, mà thật ra là từ... Aristote. Quyển Siêu H́nh Học(Metaphysics) của triết gia cổ Hy Lạp bắt đầu như sau: «Là người, tự nhiên ai cũng có ư muốn hiểu biết(All men by nature desire to know)».Dù gọi là «ư muốn hiểu biết» hay «khuynh hướng muốn biết», đây chính là cái ư tưởng thuộc tầng cơ sở trong nhận thức luận của Aristote, bởi v́ theo ông, chính từ nền đáy này mà con người đă dần dần xây dựng thêm các tầng trên: kinh nghiệm, kỹ năng, rồi triết học và khoa học. Và bởi v́ nó là đặc tính chung của con người nên, một mặt, ai cũng có (chứ không chỉ riêng một tập hợp người nào thôi!), và mặt khác, hiển nhiên là nó phải được biểu thị bằng loại câu hỏi «tại sao?», và được biểu lộ sớm nhất ở trẻ con. Biến nó thành đặc trưng của «người trí thức», đồng thời là tiêu chuẩn để định nghĩa loại người này, người ta đă vô t́nh dẫn đến một hệ quả quái đản: trẻ con không những chỉ là người trí thức, mà c̣n là những nhà trí thức chân chính và vĩ đại nhất, bởi v́ và chỉ v́... chúng luôn mồm thắc mắc «tại sao?»!

[06] «L’acquittement d’Esterházy , à l’unanimité, tomba sur nous comme un coup de massue... Qu’allions nous devenir? Qu’allions nous faire? L’innocence d’Esterházy est juridiquement reconnue : le témoignage de Picquart était disqualifié; la révision devenait impossible. elle se heurtait désormais à un système de résistance clos, complet, parfait. Nous restions là, atterrés, désespérés, devant les débris de notre oeuvre rompue entre nos mains. Ce fut un de ces moments où toute croyance se retire, où l’on se sent isolé et perdu dans un monde à jamais hostile, où l’univers même paraît se dépeupler, se vider... » (Blum, Léon. Souvenirs sur l’Affaire. Drouin, tr. 68).

[07] «C’est d’aujourd’hui seulement que l’affaire commence, puisque aujourd’ hui seulement les positions sont nettes: d’une part, les coupables qui ne veulent pas que la lumière se fasse; de l’autre, les justiciers qui donneront leur vie pour qu’elle soit faite» ... «En portant ces accusations, je n’ignore pas que je me mets sous le coup des articles 30 et 31 de la loi sur la presse du 29 juillet 1881, qui punit les délits de diffamation. Et c’est volontairement que je m’expose » ... «Et l’acte que j’accomplis ici n’est qu’un moyen révolutionnaire pour hâter l’explosion de la vérité et de la justice» ... «Ma protestation enflammée n’est que le cri de mon âme. Qu’on ose donc me traduire en cour d’assises et que l’enquête ait lieu au grand jour! J’attends» (J’accuse! L’Aurore, 13-1-1898).

[08]Octave Mirbeau: «Remonter le courant des passions déchaînées; réclamer, seul, contre toute une foule hurlante, la vérité et la justice, voilà je pense, l’acte de courage le plus rare et le plus beau qu’il soit donné à un homme d’accomplir» (La Critique, 5-2-1898). Léon Blum: «chef-d’oeuvre» (Bredin, tr. 19)

[09]Association générale des Etudiants: «Nous mettons au-dessus de tout soupçon l’armée, qui est la plus noble expression de la patrie, et ses chefs qui sont les gardiens de l’honneur nationale» (Gervereau & Prochasson, tr. 20).

[10] «Une protestation»: «Les soussignés, protestant contre la violation des formes juridiques au procès de 1894, et contre les mystères qui ont entouré l’affaire Esterhazy, persistent à demander la révision» (L’Aurore, 14-1-1898).

[11] Georges Clémenceau: «N’est-ce pas un signe, tous ces intellectuels venus de tous les coins de l’horizon, qui se groupent sur une idée et s’y tiennent inébranlables?» (Winock1, tr. 23). Ernest Judet: «Nous sommes heureusement un bon nombre de braves gens qui croyons encore à la patrie et qui sommes de vrais Français. Nous ne nous soucions pas d’être des «intellectuels»; nous nous contentons d’être des intelligents» ... « Intellectuels et intelligents, voilà une distinction, hélas! une opposition, bonne à retenir» (Le Sens de la patrie. Le Petit Journal. Boudet, tr. 562). Maurice Barrès: «En résumé, les juifs et les protestants mis à part, la liste dite des intellectuels est faite d’une majorité de nigauds et puis d’étrangers – et enfin de quelques bons Français» (Ory & Sirinelli, tr. 6). Anatole France: «En nous appelant des intellectuels, on jetait l’injure à l’intelligence» (Bredin, tr. 18).

[12] «Individu qui se persuade que la société doit se fonder sur la logique et qui méconnaît qu’elle repose en fait sur des nécessités antérieures et peut être étrangères à la raison individuelle» (Ory & Sirinelli, tr. 20) «Tous ces aristocrates de la pensée tiennent à afficher qu’ils ne pensent pas comme la vile foule» ... «Ils ne se sentent plus spontanément d’accord avec leur groupe naturel» (Gervereau & Prochasson, tr. 21) «Pauvres nigauds qui seraient honteux de penser comme de sim­ples Français! Ces prétendus intellectuels sont un déchet fatal dans l’effort tenté par la société pour créer une élite... Ces génies mal venus, ces pauvres esprits empoisonnés, dont L’Aurore dresse la collection, méritent une sorte d’indulgente pitié, analogue de celle que nous inspirent les cochons d’Inde auxquels les maîtres du laboratoire Pasteur communiquent la rage. Sans doute, ces malheureux aximaux doivent être abattus, ou du moins gardés dans des cages solides, mais philosophiquement il serait injuste de les maudire. Leur triste état est une condition indispensable du progrès scientifique. Le chien décérébré a rendu des services considérables aux études de psycho-physiologie qui sont d’un grand avenir»... (Le Journal, 1-2-1898).

[13] «L’intellectuel, genre vertébré, espèce des mammifères, bipède comme vous et moi, a fait son apparition sur notre planète vers la fin de l’an de grâce 1897. Cet animal se nourrit généralement de chair humaine, mange du général à tous les repas, comme d’aucuns mangent du curé. D’une voracité étonnante, en échange du garance, qui lui est devenu fade, il va s’offrir quelques biftecks de magistrature, un suprême à la Picquart, quoi! Sa religion : juif ou huguenot, rarement catholique. Son idole: un juif à trois pieds qu’on a envoyé au diable. Ce parasite nous vient le plus souvent de l’Université, il affectionne particulièrement les lettres, les sciences, voir la médecine. Se développe par génération spontanée, s’abat sur la France comme une nuée de sauterelles, n’attaque pas les récoltes, s’en prend aux institutions» (L’Est républicain, 14-12-1898).

[14] «Le conseil de guerre, régulièrement composé, a régulièrement délibéré, et, en pleine connaissance de cause, a prononcé sa sentence à l’unanimité des voix. Le conseil de révision a rejeté, à l’unanimité des voix, le pourvoi du condamné. Il y a donc chose jugée, et il n’est permis à personne de revenir sur ce procès»(Winock1, tr. 142).

[15] Ernest Judet: «Nous sommes heureusement un bon nombre de braves gens qui croyons encore à la patrie et qui sommes de vrais Français. Nous ne nous soucions pas d’être des «intellectuels»; nous nous contentons d’être des intelligents» ... « Intellectuels et intelligents, voilà une distinction, hélas! une opposition, bonne à retenir» (Le Sens de la patrie. Le Petit Journal. Boudet, tr. 562). Ferdinand Brunetière: «Le seul fait que l’on ait récemment créé ce mot d’Intellectuels pour désigner, comme une sorte de caste nobiliaire, la gens qui vivent dans les laboratoires et les bibliothèques, ce fait seul dénonce un des travers les plus ridicules de notre époque, je veut dire la prétention de hausser les écrivains, les savants, les professeurs, les philologues au rang de surhommes. Les aptitudes intellectuelles, que certes je ne méprise pas, n’ont qu’une valeur relative. Pour moi, dans l’ordre social, j’estime plus haut la trempe de la volonté, la force du caractère, la sûreté du juge­ment, l’expérience pratique. Ainsi, je n’hésite pas a placer tel agriculteur ou tel négociant, que je connais, fort au-dessus de tel érudit ou de tel biologiste ou de tel mathématicien qu’il ne me plaît pas de nommer»... «Je ne vois pas ce qu’un professeur de tibétain a de titres pour gouverner ses semblables, ni ce qu’une connaissance unique des propriétés de la quinine ou de la cinchonine confère de droits à l’obéissance et au respect des autres hommes» ... «La lettre J’accuse de Zola est un momument de sottise, d’outrecuidance et d’incongruité. L’immixion de ce romancier dans un problème de justice militaire ne me paraît pas moins impertinente et saugrenue que le serait l’intervention d’un capitaine de gendarmerie dans une question de syntaxe ou de prosodie» ... (Brunetière)

[15] [Ces intellectuels] «s’arrogent des droits qu’ils n’ont pas», ... «déraisonnent avec autorité sur des choses de leur incompétence; et, finalement ils ne réussissent qu’à déconcerter, à dérouter, à troubler fortement l’opinion. Parce qu’ils savent des choses que nous ne savons pas, nous leur faisons crédit de celles qu’ils ignorent. Accoutumés qu’ils sont à s’écouter parler, leur assurance nous impose» ... «Méthode scientifique, aristocratie de l’intelligence, respect de la vérité, tous ces grands mots ne servent qu’à couvrir les prétentions de l’Individualisme, et l’Individualisme, nous ne saurions trop le redire, est la grande maladie du temps présent» (Brunetière)

[16] Durkheim, Emile. L’individualisme et les Intellectuels.Revue Bleue, 7-1898 (Sẽ dịch và đăng trên AMVC). & Darlu, Alphonse. M. Brunetière et l’individualisme. Revue de Métaphysique et de Morale, 5-1898.

[17] «"De quoi te mêles-tu, poète lyrique, barbouilleur de papier, imbécile!" Je n’estime pas que les poètes lyriques constituent dans le monde une race supérieure et j’ai horreur du mandiranat; mais je ne pense pas non plus que l’amour de la beauté et de l’harmonie comporte nécessairement la déchéance civique et interdise de prendre parti dans le conflit des hommes et des idées» (Quillard, Pierre. Contre l’infaillibilité du sabre. Drouin, tr. 69).

[18] «L’affaire Dreyfus est devenue le champs clos de deux factions rivales de la bourgeoisie: les opportunistes et les cléricaux. Ils sont d’accord pour tenir le peuple en tutelle, pour écraser les syndicats ouvriers, pour prolonger par tous les moyens le régime capitaliste. Mais ils se querellent pour le partage des bénéfices sociaux, et ils se disputent l’exploitation de la République et du peuple, comme ces clans barbares qui s’entendent pour piller et qui se battent ensuite autour du butin» ... «Prolétaires, ne vous enrôlez dans aucun des clans de cette guerre civile bourgeoise» (Winock1, tr. 24 & Minaudier, Fr 6.12).

[19]Georges Clémenceau :«Les socialistes viennent de produire un manifeste où tout se trouve, hors le cri de justice et de solidarité humaine au-dessus des groupements politiques d’un jour. Quant le droit d’un seul est lésé, c’est le droit de tous qui est menacé» (L’Aurore, 20-1-1898). Charles Péguy: [Ce manifeste est] «plus sournois qu’une déclaration ministérielle» (Drouin, tr. 72)

[20] «Les soussignés: Se désintéressant de toutes les personnages mises en cause dans l’affaire Dreyfus-Esterházy, protestent néanmoins contre la violation des formes juridiques au procès de 1894, et contre les combinaisons louches et suspectes qui ont entouré cette scandaleuse affaire des conseils de guerre; Protestent surtout de leur haine contre le militarisme, contre les iniquités, les veuleries et lâchetés acccomplies journellement par les pseudo-représentants de la justice civile et militaire, ainsi que des sectes religieuses. A bas la toque et la robe, le képi et le sabre, la soutane et le goupillon, sinistre trilogie, fléau de l’humanité! Dans la crise actuelle, nous sommes contre toute atteinte à la liberté, au droit et à la justice. A bas le capitalisme et l’exploitation! A bas le huis-clos! A bas les sabreurs et les jésuites!  Vive l’Internationale des peuples!» (Julliard & Winock1 , tr. 390)

[21]«Les soussignés: frappés des irrégularités commises dans le procès Dreyfus de 1894, et du mystère qui a entouré le procès du commandant Esterhazy; persuadés d’autre part que la nation tout entière est intéressée au maintien des garanties légales, seules protection des citoyens dans un pays libre; étonnés des perquisitions faites chez le lieutenant-colonel Picquart et des perquisitions non moins illégales attribuées à ce dernier officier, émus des procédés d’information judiciaire employés par l’autorité militaire, demandent à la Chambre de maintenir les garanties légales des citoyens contre tout arbitraire» (Julliard & Winock1, tr. 385).

[22] «Les soussignés: Émus de voir se prolonger et s’aggraver la plus funeste des agitations; persuadés qu’elle ne saurait durer davantage sans compromettre mortellement les intérêts vitaux de la Patrie française, et notamment ceux dont le glorieux dépôt est au mains de l’armée nationale; persuadés aussi qu’en le disant, ils expriment l’opinion de la France... Ont résolu: de travailler, dans les limites de leur devoir professionnel, à maintenir, en les conciliant avec le progrès des idées et des moeurs, les traditions de la Patrie française; de s’unir et de se grouper, en dehors de tout esprit de secte, pour agir utilement dans ce sens par la parole, par les écrits et par l’exemple; et de fortifier l’esprit de solidarité qui doit relier entre elles, à travers le temps, toutes les générations d’un grand peuple» (Drouin, tr. 404)

[23] Liên Minh Bảo Vệ Nhân Quyền và Quyền Công Dân (1898-....): Tổ chức được thành lập nhân vụ án Dreyfus, do các Thượng Nghị Viên Ludovic Trarieux và Auguste Scheurer-Kestner khởi động ngay khi Emile Zola vừa bị kết án tù. Dưới sự chỉ đạo của các hội viên cấp tiến rồi xă hội, Liên Minh đă đóng một vai tṛ quyết định trong cuộc đấu tranh nhằm tách rời Nhà Nước cũng như Xă Hội khỏi Nhà Thờ, dân chủ hoá xă hội, và bảo đảm hoà b́nh trong suốt thời kỳ Đệ Tam Cộng Ḥa. Với 2 cơ quan ngôn luận là Tập San Nhân Quyền (Cahiers des Droits de l’Homme,ra đời năm 1920) và tờ Hàng Ngày (La Quotidienne, từ năm 1923), Liên Minh nay vẫn c̣n tồn tại và tiếp tục đấu tranh cho tự do và nhân quyền ở trong cũng như ngoài nước Pháp.

[24] C’est à Barrès, qui souhaite la voir fournir «une discipline aux intelligences», qu’elle doit son nom et son « lancement »[comme le] «parti de l’intelligence et des capacités» (Ory & Sirinelli, tr. 23)

[25]Liên Minh Tổ Quốc Pháp (1898-1905): Tổ chức cộng ḥa hữu khuynh Pháp, được thành lập cũng nhân vụ án Dreyfus vào năm 1898, nhằm tập hợp những người «chống xét lại» thuộc thành phần học thức và thượng lưu, với 2 nhà tư tưởng chính là Maurice Barrès và Jules Lemaître. Mặc dù không sống sót sau vụ án Dreyfus, tổ chức này đánh dấu bước chuyển tiếp của chủ nghĩa quốc gia, từ quan niệm mở (độc lập, tự quyết dân tộc, chống thực dân và đế quốc) của các chính đảng tả khuynh và xă hội, sang quan niệm đóng (bài ngoại, chống sắc tộc thiểu số) của các chính đảng hữu khuynh vào cuối thế kỷ 19.

[26] Hành Động Pháp (L’Action Française): Tổ chức bảo hoàng hữu khuynh, cũng được thành lập nhân vụ án Dreyfus, với cơ quan ngôn luận là tạp chí, sau đổi thành nhật báo L’Action française, và lực lượngxung kíchlà Comité d’action française, sau đổi thànhLigue d’action française. Dưới ảnh hưởng của Charles Maurras, phong trào chủ trương một thứ «chủ nghĩa quốc gia toàn vẹn», trong một chế độ quân chủ kế truyền và tản quyền, chống đại nghị, đồng thời lấy Nhà Thờ Cơ Đốc làm điểm tựa để bảo đảm trật tự xă hội. Từ 1908 đến 1936, những nhóm bán nhật báo của phong trào tự biến thành tổ chức đấu tranh cho chế độ quân chủ, gọi là «cổ động viên bảo hoàng» (Camelots du roi, camelot là trẻ bán báo). Bị Nhà Thờ kết án từ năm 1926 đến 1939, phong trào xuống dốc dần, cho đến khi bị cấm hẳn sau thế chiến II v́ đă ủng hộ chính quyền bù nh́n Vichy của thống chế Pétain.

[27] Liên Minh Những Người Yêu Nước (Ligue des patriotes,1882-1889): Tổ chức cực hữu Pháp do Paul Déroulède dựng lên vào tháng 5-1882, với cơ quan ngôn luận là nhật báo Quốc Kỳ (Le Drapeau). Đă từng ủng hộ tướng Boulanger, đứng vào phe «chống xét lại» trong vụ xử oan Dreyfus. Bị giải tán vào tháng 2-1889.

[28] Tây Phương Vĩ Đại (Grand Occident de France): Tổ chức cực hữu bài Do Thái và Hội Tam Điểm do Jules Guérin thành lập năm 1899, với cơ quan ngôn luận là nhật báo Chống Do Thái (Antijuif). Tên tổ chức được đặt như trên để đối lập với Grand Orient de France của Hội Tam Điểm. Khi Guérin bị kết án 10 năm tù v́ tội đảo chính hụt, tổ chức được giao cho Xavier Vallat và Henry Coston cai quản. Một thành viên khác của tổ chức là Lucien Pemjean c̣n cho ra đời vào cuối thập niên 1930 một nhật báo ngắn ngủi tên là Grand Occident.

[29] Một sinh hoạt văn hoá chính trị đặc sắc của xă hội thượng lưu Pháp từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Hầu hết do các bà quư tộc hay trưởng giả - thường là đẹp, thông minh và sắc sảo - đứng ra tổ chức vào một ngày trong tuần, pḥng tiếp (salons) là nơi gặp gỡ không chính thức của các giới văn học, chính trị, khoa học,... một h́nh thức đối trọng với các viện hàn lâm, nơi đàn bà chưa đặt chân vào được. Ảnh hưởng của loại pḥng tiếp này rất lớn: những nhân vật tăm tiếng trong mọi giới đến đây để bàn luận về các biến cố văn hoá, chính trị, đọc hoặc ngay cả tŕnh bày các tác phẩm triết học và văn học, do đó, góp phần không nhỏ vào công cuộc giải phóng phụ nữ, sửa đổi phong tục tập quán, gạn lọc ngôn ngữ, kích động óc sáng tạo. Mặt khác, một nhà văn hay nhà khoa học có thể nổi tiếng và bước vào viện hàn lâm, một nhà chính trị có thể t́m được ghế quan chức... nhờ lui tới những pḥng tiếp này. Theo Marcel Proust, vụ án Dreyfus cũng làm đảo lộn tất cả mặt kính vạn hoa xă hội ở đây: «Tất cả những ai là Do Thái rơi tuột xuống dưới, dù là mệnh phụ lịch sự, và những nhà  quốc gia không tên tuổi leo lên lấy chỗ của họ» («Tout ce qui est juif passa en bas, fut-ce la dame élégante, et des nationalistes obscurs montent prendre sa place») (À la recherche du temps perdu)

[30] Maurice Barrès: Zola pense en «Vénitien déraciné» ... «entre lui et moi il y a les Alpes» (Bredin, tr. 19)

[31]«Tout semble être contre moi, les deux Chambres, le pouvoir civil, le pouvoir militaire, les journaux à grand tirage, l’opinion publique qu’ils ont empoisonnée. Et je n’ai pour moi que l’idée, un idéal de vérité et de justice. Et je suis tranquille, je vaincrai ... Je n’ai pas voulu que mon pays restât dans le mensonge et dans l’injustice. On peut me frapper ici. Un jour, la France me remerciera d’avoir aidé à sauver son honneur» (Déclaration au jury. L’Aurore, 22-2-1898).

[32] [Maurice Barrès] dénonçait dans le dreyfuscisme«une orgie de métaphysiens, raisonnant dans l’abstrait, ignorant la nécessité du "relativisme" c’est-à-dire de tout juger "par rapport à la France"» (Winock1, tr. 149). Maurice Barrès: «C’est ce que n’entendront jamais, je le crois bien, les théoriciens de l'Université ivres d’un kantisme malsain. Ils répètent ...: "Je dois toujours agir de telle sorte que je puisse vouloir que mon action serve de règle universelle". Nullement, messieurs, laissez ces grands mots de toujours et d'universelle et puisque vous êtes français, préoccupez vous d'agir selon l'intérêt français à cette date» (L'état de la question. Le Journal, 4-10-1898. Winock1, tr. 154).

[33] Charles Maurras: «C’est bien le kantisme et l’université criticiste qui servent de ciment à tous ces intellectuels» (Intellectuel(s), DITL). Maurice Barrès: «Il faut surveiller l’Université. Elle contribue à détruire les principes français, à nous décérébrer; sous prétexte de nous faire citoyen de l’humanité, elle nous déracine de notre sol, de notre idéal aussi» (Julliard & Winock1, tr. 372-373).

[34] Tổ chức ít nhiều mang tính chất hội kín. Hội viên mới phải được các hội viên cũ đồng ư kếp nạp, và phải trải qua một thứ nghi lễ thụ pháp thừa hưởng từ các phường hội thợ nề thời Trung Cổ. Mặc dù mục đích công khai của Hội là hoạt động từ thiện trong tinh thần huynh đệ, thực chất đây là một tổ chức tương thân tương trợ kín đáo giữa các hội viên. Do đó, nó thường bị chống đối ở nhiều nơi, v́ bị xem là một thứ nhóm quyền lợi có khả năng gây áp lực và lũng đoạn trong tất cả mọi lĩnh vực quan trọng.

[35] Maurice Barrès: «In abstracto on peut soutenir cette thèse-ci et cette thèse-là, on peut, selon le coeur qu’on a, apprécier ou déprécier l'armée, la justice militaire, les luttes de race. Mais il ne s'agit pas de votre coeur; il s'agit de la France et ces questions doivent être traitées par rapport à l'intérêt de la France» (Winock1, tr. 154) ... «Il n’y a que des vérités françaises»(Xem : Intellectuel(s), DITL) ... «Il ne faut point se plaindre du mouvement antisémite dans l'instant où l'on constate la puissance énorme de la nationalité juive qui menace de "chambardement" l'Etat français» (Winock1, tr. 154). «Que Dreyfus est capable de trahir, je le conclus de sa race» (Drouin, tr. 123). [...] Edouard Drumont: [La trahison est] «la fatalité du type et la malédiction de la race» (Gervereau & Prochasson, tr. 12). Về tư tưởng và lư thuyết quốc gia của Charles Maurras, xin xem bài III)

[36] «Il n’y a de justice qu’à l’intérieur d’une même espèce, [or, Dreyfus est] «le représentant d’une espèce différente», [d’où] la nécessité de le juger «selon la moralité française et selon notre justice» (Drouin, tr. 123). «Il ne faut pas supprimer la juridiction militaire parce que certaines fautes insignifiantes chez le civil deviennent par leurs conséquences très graves chez le militaires» (Winock1, tr. 154)

[37] Ferdinand Brunetière: «L’instinct de la foule l’a bien senti, dans ce procès tristement fameux, qu’en dépit de tous les sophismes, l’armée de la France, aujourd’hui comme jadis, c’était la France elle-même»... «Sans l’armée, c’est la démocratie qui serait elle-même en danger de périr» (Winock1, tr. 146). Jules Lemaître: «Notre âme n’est pas distincte de celle de l’Armée. L’Armée, c’est la nation ramassée et debout pour assurer sa propre durée. C’est peut-être, par la très grande majorité de ses chefs, le meilleur de la nation, et c’est tour à tour, par ses soldats, la nation entière» (Lemaître, Jules. La Patrie française: Première conférence. 1899. Gervereau & Prochasson, tr. 24)

[38] «Quelle tristesse, quelle inquiétude pour le vingtième siècle qui va s’ouvrir! Cent ans après la déclaration des droits de l’homme, cent ans après l’acte suprême de tolérance et d’émancipation, on en revient aux guerres de religion, au plus odieux et au plus sot des fanatismes» (Lettre à la jeunesse. Zola, tr. 73)

[39] Georges Clémenceau: «La loi s’inclinait devant le sabre» (Drouin, tr. 74). Emile Zola: «Et voilà donc à quel douloureux spectacle nous assistons depuis trois ans: un Parlement qui ne sait comment user de son mandat, dans la crainte de le perdre, un gouvernement qui, après avoir laissé tomber la France aux mains des réacteurs, des empoisonneurs publics, tremble à chaque heure d’être renversé, fait les pires concessions aux ennemis du régime qu’il représente, pour en être simplement le maître quelques jours de plus» ...«Mais ce n’est pas tout, le plus grave et le plus douloureux est qu’on a laissé empoisonner le pays par une presse immonde, qui l’a gorgé avec impudence de mensonges, de calomnies, d’ordures et d’outrages, jusqu’à le rendre fou. L’antisémitisme n’a été que l’exploitation grossière de haines ancestrales pour réveiller les passions religieuses chez un peuple d’incroyants qui n’allaient plus à l’église. Le nationalisme n’a été que l’exploitation tout aussi grossière du noble amour de la patrie, tactique d’abominable politique qui mènera droit le pays à la guerre civile, le jour où l’on aura convaicu une moitié de Français que l’autre moitié les trahit et lesvend à l’étranger, du moment qu’elle pense autrement» (Lettre au Sénat. L’Aurore, 29-5-1900. Zola, tr. 181-182)

[40] «Songe-t-on à cette situation atroce qui nous est faite, parmi les nations civilisées? Un premier conseil de guerre, trompé dans son ignorance des lois, dans sa maladresse à juger, condamne un innocent. Un second conseil de guerre, qui a pu être trompé encore par le plus impudent complot de mensonges et de fraudes, acquitte un coupable. Un troisième conseil de guerre, quand la lumière est faite, quand la plus haute magistrature du pays veut lui laisser la gloire de réparer l’erreur, ose nier le plein jour et de nouveau condamne l’innocent. C’est l’irréparable, le crime suprême a été commis. On n’avait condamné Jésus qu’une fois. Mais que tout croule, que la France soit en proie aux factions, que la patrie en feu s’abîme dans les décombres, que l’armée elle-même y laisse son honneur, plutôt que de confesser que des camarades se sont trompés et que des chefs ont pu être des menteurs et des faussaires!  L’idée sera crucifiée, le sabre doit rester roi» (Le Cinquième acte. L’Aurore, 12-9-1899. Zola, tr. 152).

[40] «Nous disions, une seule injustice, un seul crime, une seule illégalité, surtout si elle est officiellement enregistrée, confirmée, une seule injure à la justice et au droit, surtout si elle est universellement, légalement, nationalement, commodément acceptée, un seul crime rompt et suffit à rompre tout le pacte social, tout le contrat social, une seule forfaiture, un seul déshonneur suffit à perdre l’honneur, à déshonorer tout un peuple» (Péguy, Charles. Notre jeunesse. Winock1, tr. 151).

[41] «Eh bien, j’admets qu’une guerre éclate demain entre la France et l’Allemagne, et nous voilà sous l’épouvantable menace : avant même qu’on ait tiré un coup de fusil, avant qu’une bataille soit livrée, l’Allemagne publie en une brochure le dossier Esterházy; et je dis que la bataille est perdue, que nous sommes battus devant le monde entier, sans même avoir pu nous défendre. Notre armée est atteinte dans le respect et dans la foi qu’elle doit à ses chefs, trois de nos conseils de guerre sont convaincus d’iniquité et de cruauté, toute la monstrueuse aventure crie notre déchéance sous le soleil, et la patrie croule, nous ne sommes plus qu’une nation de menteurs et de faussaires» (Lettres au Sénat. L’Aurore, 29-5-1900. Zola, tr. 187) ... «Sans doute les étrangers viendront à notre Exposition ... Nous fêtons notre industrie, nos sciences, nos arts, nous exposons nos travaux du siècle. Oserons-nous exposer notre justice?» (Lettre à Mme Dreyfus. L’Aurore, 29-9-1899. Zola, tr. 169). «Alors, dans quelques mois, les peuples vont venir, et ce qu’ils trouveront, ce sera l’innocent condamné deux fois, la vérité souffletée, la justice assassinée» (Le cinquième acte. L’Aurore, 12-9-1899. Zola, tr. 153).

[42] «Pour faire facilement le procès de l’individualisme, on le confond avec l’utilitarisme étroit et l’égoisme utilitaire de Spencer et des économistes» ... «C’est une religion dont l’homme est, à la fois, le fidèle et le Dieu ... Mais cette religion est individualiste, puisqu’elle a l’homme pour l’objet, et que l’hommes est un individu par définition» ... «Nulle part, les droits de l’individu ne sont affirmés avec plus d’énergie, puisque l’individu y est mis au rang des choses sacro-saintes» ... «S’il a droit à ce respect religieux, c’est qu’il a en lui quelque chose de l’humanité. C’est l’humanité qui est respectable et sacrée; or elle n’est pas toute en lui. Elle est répandue chez tous ses semblabes» ... «En définitive, l’individualisme ainsi entendu, c’est la glorification, non du moi mais de l’individu en général. Il a pour ressort, non l’égoïsme, mais la sympathie pour tout ce qui est homme, une pitié plus large pour toutes les douleurs, pour toutes les misères humaines, un plus ardent besoin de les combattre et de les adoucir, une plus grande soif de justice» ... (Durkheim, tr. 261-278)

[43] «Ce culte de l’homme a pour premier dogme l’autonomie de la raison, et pour premier rite le libre examen»... «Oui, il est bien vrai que l’individualisme ne va pas sans un certain intellectualisme; car la liberté de la pensée est la première des libertés» ... «Ce qu’il exige, c’est le droit, pour chaque individu, de connaître des choses dont il peut légitimement connaître; mais il ne consacre nullement je ne sais quel droit à l’incompétence» ... «C’est pourquoi, quand on vient sommer certains hommes de se rallier à un sentiment qui n’est pas le leur ... il faut encore justifier dans l’espèce la docilité qu’on leur demande, en leur démontrant leur incompétence. Que si, au contraire, il s’agit d’une de ces questions qui ressortissent, par définition, au jugement commun, une pareille abdication est contraire à toute raison et, par conséquent, au devoir» ...«Si donc, dans ces temps derniers, un certain nombre d’artistes, mais surtout de savants, ont cru devoir refuser leur assentiment à un jugement dont la légalité leur paraissait suspecte, ce n’est pas que ... ils s’attribuent je ne sais quels privilèges spéciaux et comme un droit éminent de contrôle sur la chose jugée ? Mais c’est que, étant hommes, ils entendent exercer tout leur droit d’hommes et retenir par devers eux une affaire qui relève de la seule raison» (Durkheim, tr. 261-278)

[44]«J’étais hanté, je n’en dormais plus, il a fallu que je me soulage. Je trouvais lâche de me taire» (Bredin, tr. 13)

[45]«Maintenant que la bonne oeuvre est faite, je ne veux ni applaudissements ni récompense, même si l’on estime que j’ai pu en être un des utiles ouvriers. Je n’ai eu aucun mérite, la cause était si belle, si humaine! C’est la vérité qui a vaincu, et il ne pouvait en être autrement. Dès la première heure, j’en ai eu la certitude, j’ai marché à coup sûr, ce qui diminue mon courage. Cela était tout simple» (Justice. L’Aurore, 5-6-1899. Zola, tr. 141)

[46] Anne là nhân vật trong truyện cổ tích Râu Xanh (Barbe Bleue) của Charles Perrault. Trong truyện, Râu Xanh đưa cả chùm ch́a khoá lâu đài cho vợ khi đi vắng, dặn có thể mở tất cả các cửa, trừ một căn pḥng nhỏ. Người vợ không nghe, ṭ ṃ mở cửa pḥng cấm và nh́n thấy xác của những bà vợ trước. Khi về, nh́n chiếc ch́a khoá vấy máu không rửa được, Râu Xanh hiểu ngay và nhất quyết giết vợ. Người vợ xin phép cầu nguyện trước khi chết, đồng thời nhờ chị tên là Anne leo lên tháp canh, trông ngóng 2 người em trai đến cứu. Rốt cục, nhờ các kỵ sĩ này đến kịp, cô em thoát chết. H́nh tượng chị Anne lo âu ṃn mỏi nh́n đường chân trời chờ người đến cứu cô em được Emile Zola dùng ở đây để diễn tả nỗi khắc khoải trông chờ chân lư và công lư sáng tỏ trên đất nước ông.

[47]«Seulement, je dois ajouter que mes oreilles et mes yeux vont rester grands ouverts. Je suis un peu comme soeur Anne, je m’inquiète jour et nuit de ce qui se passe à l’horizon, j’avoue même que j’ai la tenace espérance de voir bientôt beaucoup de vérité, beaucoup de justice, nous arriver des champs lointains où pousse l’avenir... Et j’attends toujours» (Lettre à M. Loubet. L’Aurore, 22-12-1900. Zola,tr.209)

[48] «On nous a bien promis, en dédommagement, la justice de l’Histoire. C’est un peu comme le paradis catholique, qui sert à faire patienter sur terre les misérables dupes que la faim étrangle. Souffrez, mes amis, mangez votre pain sec, couchez sur la dure, pendant que les heureux de ce monde dorment dans la plume et vivent de friandises. De même, laissez les scélérats tenir le haut du pavé, tandis que vous, les justes, on vous pousse au ruisseau. Et l’on ajoute que, lorsque nous serons tous morts, c’est nous qui aurons les statues. Pour moi, je veux bien, et j’espère même que la revanche de l’Histoire sera plus sérieuse que les délices du paradis. Un peu de justice sur cette terre m’aurait pourtant fait plaisir» (Lettre à M. Loubet. L’Aurore, 22-12-1900.Zola,tr.207-208).    

[49]«Devant rappeler la lutte entreprise par Zola pour la justice et la vérité, m’est-il possible de garder le silence sur ces hommes acharnés à la ruine d’un innocent et qui, se sentant perdu s’il était sauvé, l’accablaient avec l’audace désespérée de la peur? Comment les écarter de notre vue, alors que je dois montrer Zola se dressant, faible et désarmé devant eux? Puis-je taire leurs mensonges? Ce serait taire sa droiture héroïque. Puis je taire leurs crimes? Ce serait taire sa vertu. Puis je taire les outrages et les calomnies dont ils l’ont poursuivi? Ce serait taire sa récompense et ses honneurs. Puis-je taire leur honte? Ce serait taire sa gloire. Non, je parlerai. Envions-le: il a honoré sa patrie et le monde par une oeuvre immense et un grand acte. Envions-le, sa destinée et son coeur lui firent le sort le plus grand. Il fut un moment de la conscience humaine» (Bredin, tr. 26-27)