DienAnh_unicode

 

Mai Ninh

 

Những cuộn phim, ở nhiều nơi khác

    Chiếc tàu to lớn lộng lẫy nhất lịch sử lướt sóng chưa được năm ngày, bất ngờ một tảng băng do trời đặt để không đúng chỗ đă hất tung con tàu vào huyền thoại. Đó là ngày 15 tháng 4 năm 1912, kết cuộc định mệnh của Titanic. Một bi kịch như thể cơn mơ, hăy nghe đấy, trong tiếng đàn vĩ cầm đứt ruột, cả một con tàu huy hoàng bỗng phút chốc ch́m khuất muôn đời trong ḷng Bắc Đại Tây Dương với một ngàn năm trăm hành khách.

    Nhưng từ bi kịch đó, năm 1998 này, thế giới vừa tấn phong một vị tân hoàng đế: "King James", vị vua đầu tiên của triều đại Cameron đă tự xưng là vua của h́nh ảnh. Theo báo chí và bao nhiêu quảng cáo về Titanic, ai cũng biết J. Cameron chủ tâm thực hiện đúng sự thật một trăm phần trăm về thời gian con tàu bị đắm, khung cảnh và đề co, và ông đă làm với ư thức, không phơi bày sự giàu có một cách quá đáng. Điều Cameron chú trọng là làm sống lại một thời đại, tái tạo một không gian như sự thật. Tuy nhiên đó không phải là điều tinh tế nhất. Về phương diện xă hội, trong Titanic, chỉ đơn giản có hai loại người tiêu biểu, một là loại nhà giàu trưởng giả, huênh hoang, ngay cả ngu đần, hai là đám dân nghèo rất nhân bản, nồng nhiệt và bị khinh miệt. Jack và Rose - đôi nhân vật chính nhưng không có thật, được hư cấu để hướng dẫn truyện phim và thêm tính chất trữ t́nh- chỉ bắt gặp có hai bản người khuôn đúc nản ḷng này, trong định mệnh khắt khe và ngắn ngủi của họ.

    Ở đoạn cuối bi kịch, thái độ và hành động dù của người thuộc loại này hay loại kia, can đảm hoặc hèn nhát, phẩm cách hay lố bịch, tất cả đều quá đáng, làm rơ rệt thêm cái nh́n đơn sơ, giản lược về con người ở phim Titanic. Trong lănh thổ của vua James, một số dân thượng lưu hạng nhất, ăn chơi hoang đàng, họ phân chia đất đai - tầng trên cao tráng lệ và hầm tàu bít bùng chen chúc - với đám cùng đinh loại hạng ba, nằm tầng dưới chót. Người ta tự hỏi: J. Cameron đă vô t́nh hay cố ư gạt bỏ những con người trung b́nh giản dị là thứ hạng nh́, mà nếu kể cho thấu, con số có thể lên đến hàng triệu! Đó là khối khán giả cũng biết lo âu, sợ hăi với ư nghĩ: có lúc ḿnh sẽ bị lôi xuống tầng cuối con tàu và chết ch́m trong ḷng đại dương như thế.

   

    Nếu quên đi vương quốc của King James, được xây dựng trên con số hai trăm triệu đô la của thế kỷ 20, ta sẽ thấy, trong thời gian gần đây, với phương tiện khiêm tốn hơn, cũng có những nhà điện ảnh đă kéo lên hồi c̣i cấp báo về những nguy cơ "đắm tàu". Đấy là những cuộn phim thực hiện ở nhiều nơi khác. Một miền Bắc nước Anh với nạn thất nghiệp như hoàng hôn hiu hắt tràn trải trên Sheffield, một thành phố kỹ nghệ phồn thịnh nay đă bị bỏ hoang. "Phải kiếm ngay ra tiền" là mối lo đăng đẵng của Gaz - vai chính trong "The Full Monty" - một công nhân không có việc làm, hằng ngày phải đến chầu chực vô vọng ở văn pḥng t́m việc sở tại. Anh ta phải có ngay một trăm bảng Anh, nếu không, cô vợ cũ đang đe dọa truất quyền thăm thằng con, nguồn an ủi và hy vọng duy nhất trong cuộc đời đă hỏng bét của Gaz. Thế nên, khi bắt gặp một đám các bà xếp hàng, chịu bỏ ra mười bảng Anh để vào xem màn biểu diễn thoát y của bọn "Chippendale" trong một pḥng cấm đàn ông, Gaz chợt nghĩ: Tại sao ḿnh không thể làm được như những gă ma cô kiếm tiền dễ như chơi ấy?

    Peter Cattaneo đă tung ra sự thách đố đó qua cuộn phim của ḿnh. Một thách đố nhỏ nhoi. Dĩ nhiên. Không thấm vào đâu. Đúng thế. Nhưng thực sự hữu ích nhờ ở tính chất bé nhỏ, chẳng đáng kể và huyễn hoặc ấy. Bởi nghĩ cho cùng, trong cơi nhân gian này, những áp bức luôn luôn bắt đầu bằng cách lột trần những con người mà chúng muốn chế ngự. Ở đây, chính nhờ vào màn thoát y, những người đàn ông trong Tṛ Chơi Lớn đă t́m lại được chút phẩm giá, dù trong khoảnh khắc. Tuy nhiều điện ảnh gia đă đưa chủ đề sôi bỏng của cuối thế kỷ này là nạn thất nghiệp lên màn ảnh, nhưng nếu The Full Monty là cuốn phim vừa xúc động vừa khôi hài đă đem lại một thành công hăn hữu là nhờ tài năng của Peter Cattaneo, đă biết sử dụng hai đặc điểm: tài nghệ và ḷng nhân ái.

    Cũng không xa Sheffield là mấy, ở một ngoại ô mục rữa của Luân Đôn, ta lại bắt gặp những tâm hồn chới với, chân trong chân ngoài trước vực sâu hun hút. Điều tai hại là tuy đối diện với nguy cơ hủy diệt, mỗi cá nhân vẫn co quắp sau bức tường câm nín, không có sự trao đổi để cảm thông, không cả lời nói để cứu rỗi nhau. Như thể đó là cuộc đời, là điều được định sẵn mất rồi, chẳng thể nào khác. Có phải v́ đă lớn lên từ thế giới ấy nên Gary Oldman, một diễn viên nổi tiếng, đă thực hiện cuốn phim đầu tay về những con người bị kết án phải chung thân ở bước đường cùng, như một phim tự truyện? "Nil by Mouth" là câu chuyện một gia đ́nh, đúng hơn là một tập thể những con người bị ràng buộc với nhau. Nhân vật chính Ray, một gă đàn ông thô lỗ mạnh bạo, nát rượu, sống nhờ những xoay sở gian lận. Valerie, người đàn bà sống với anh ta, có đứa con riêng, tím bầm trong những cơn giận dữ của Ray. Janet, mẹ của Valerie, công nhân nhà máy, một thân phận khổ đau âm thầm, phải bảo vệ đứa con gái và dấm dúi tiền cho thằng con trai nghiện ngập, không lối thoát.

    Hoàn cảnh gia đ́nh này chẳng có ǵ phi thường, ngoài sức tưởng tượng. Nhưng tất cả nghệ thuật của nhà đạo diễn là làm sao lôi cuốn khán giả hội nhập vào những rối rắm đời thường của mỗi nhân vật, trôi giạt cùng với họ vào con sông đời đen đục. Với Gary Oldman, người xem đă cảm thấy trước từng tia lửa, từng tiếng động báo hiệu cơn địa chấn. Như trong cảnh chính, Ray vũ phu đánh vợ, đập phá nhà cửa. Đến khi Valerie đă thoát chạy, c̣n một ḿnh, anh ta lại uống, vật vă, kêu gào tên vợ, ḥ hét, van lạy, rồi lại tóm lấy chai rượu... Đối diện với h́nh ảnh nhớp nhúa qua tấm gương, Ray tự xỉ vả, gọi xin t́nh yêu lẫn chửi rủa. Bộ mặt quỷ dữ một khi rạn nứt đă lộ ra những mảnh vụn ghép vào với nhau, h́nh thành một gă đàn ông thất thểu, đong đưa trong tuyệt vọng và cuồng điên.

    Có người bảo rằng, cảnh phim ấy đi quá sự thật đời thường, quá đen tối, tàn bạo, quá nhiều thống khổ. Nhưng không thể chối căi, đó là màn kích động nhất trong phim, như thể nhà đạo diễn và diễn viên (Ray Winstone) đă cùng nhau tuột xuống tận cùng hủy hoại, để từ đó bật phát những tia sáng rọi vào tâm thức. Bên cạnh họ, máy quay phim ḍ t́m những vết thương vừa sâu vừa thầm kín, rồi chiếu ra những h́nh ảnh không phải với mục đích khiến người xem quay cuồng chóng mặt, mà để đem ta tới gần một sự thật chông chênh, đào thoát - Sự thật về những người đàn ông phải gào rống lên để hiện hữu, và về những người đàn bà không bao giờ khước từ sự chịu đựng khủng khiếp của kiếp người.

    Những nỗi đau của họ là nỗi đau rất tầm thường. Thế giới của họ chẳng có ǵ hay ho để nh́n ngắm. Nhưng chính trong những tiếng kêu, chửi rủa, đập phá náo loạn ấy, vẫn phập phồng một hơi thở, đâu đó có điều ǵ c̣n khẽ khàng động đậy, gần giống như T́nh Yêu. V́ cuối cùng, mỗi thành viên trong tập thể xâu xé ấy đều cần đến sự có mặt của nhau để sống c̣n. Nil by Mouth, một cuộn phim khác thường, vừa thô bạo vừa đầy liêm sỉ.

    Những định mệnh lênh đênh ch́m nổi ấy c̣n xuất hiện trong những cuộn phim khác nữa, ngay cả ở Mỹ như Jackie Brown, The Big Lebowski...Và, xa xôi hơn, những xứ Châu Á, dù đang ngầy ngật trong cơn sốt tài chánh, cũng rọi chiếu tới chúng ta những h́nh ảnh vừa đáng mừng vừa đáng lo ngại như Goodbye South, Goodbye (Đài Loan), Grains De Sable (Nhật)....Mừng, v́ những nhà làm phim tài giỏi xuất hiện càng ngày càng nhiều. Âu lo, bởi họ mang đến cùng một thông điệp: nguy cơ ch́m tàu cũng xảy ra ở bao nhiêu nơi khác!

    Bên cạnh những nhận ch́m của xă hội vật chất, c̣n có nhiều con sóng tàn bạo đập phá, cuốn trôi định mệnh con người. Chúng cuộn lên từ các cuộc chiến tranh ư thức hệ, tôn giáo, sắc tộc...Trong hai năm 1997-1998, từ những xứ sở bị xâu xé bởi chiến tranh, một số nhà điện ảnh tài năng đă cống hiến cho chúng ta những cuốn phim đầy xúc cảm và thấm thía.

    Không hẳn là một cuộn phim về chiến tranh hay ḥa b́nh giữa người Do Thái và dân tộc Palestine, "Chronique d'une Disparition" của Elia Suleiman là một bài thơ tự do và chiêm nghiệm, gần như một dông dài về cuộc sống thường nhật của những người Ả Rập trên phần đất Do Thái. H́nh ảnh của những sự kiện xảy ra trong phần đầu "Nazareth, nhật kư riêng tư" có vẻ chẳng liên hệ ǵ với nhau: Một đám bạn bè câu cá giữa biển, cặp vợ chồng già nấu ăn, đọc sách trong căn nhà của họ, và cả một người bán hàng lưu niệm nhàn rỗi mà sự an phận và tính kiên nhẫn được biểu hiện trong từng cử chỉ. Mỗi ngày, sau quầy hàng, anh ta chậm răi chiết một thứ nước màu xanh đỏ vào những ống thủy tinh. Đậy nút, dán nhăn...trong cửa hàng vắng lặng, không người vào xem. Bầy lạc đà bằng gỗ bày trên kệ chông chênh, chỉ chực đổ xuống. Anh ta đi đến dựng lên ngay ngắn, ngắm nghiá, xếp đặt. Rồi lũ đồ chơi ấy lại ngă xuống. Người bán hàng lại đến dựng lên. Nhiều lần. B́nh thản.

Nhưng những cảnh tượng cá biệt ấy đă được một người đàn ông trẻ, lặng lẽ và cô độc, thu vào trong ống kính làm thành một cuộn phim lồng trong một cuộn phim. Chính Elia Suleiman tự đóng vai người thu h́nh ấy. Ông muốn quay và kể với chúng ta những điều khác hẳn bao nhiêu cliché đă được phơi bày ngh́n lần trên truyền h́nh hay các màn ảnh tuyên truyền từ trước đến nay. Có một điều rơ rệt, ông đă chủ tâm để khán giả nhận ra bản chất tuy nóng nảy nhưng ḥa ái của người Palestine, ít nhất là nơi người dân b́nh dị: Một buổi sáng đẹp trời, hay có thể là trong một buổi trưa im vắng, vài người đàn ông ngồi nhẩn nha ở hàng hiên một quán cà phê đầu góc phố. Chuyện ǵ sẽ xảy ra, khi bỗng dưng một chiếc xe hơi ào tới, thắng rột, ngừng ngay trước quán? Từ trên xe, tài xế và người ngồi bên cạnh tung cửa nhảy ra, xáp ngay vào nhau gây gỗ, chửi rủa. Thậm chí vật lộn, chĩa súng. Có khi là hai cha con, khi là người quen biết. Mọi người, ngay cả chủ quán vội chạy ra can ngăn. Chỉ cần vài ba câu giảng giải đạo nghĩa, thế là hai kẻ vũ phu kia ngoan ngoăn hiền lành trở vào trong xe. Và chiếc xe cũ kỹ nổ máy lăn bánh, để lại đám bụi đường. Tất cả b́nh thản về lại chỗ cũ như không có ǵ xảy ra, chẳng có ǵ quan trọng!

    Người phóng viên E. Suleiman đă đi đứng, theo dơi. Anh ta không ở hẳn nơi nào nhưng có mặt ở mọi nơi, bỏ thời giờ để quan sát, ngay cả ngồi bệt ở bệ cửa cả buổi trưa nắng cháy để mơ mộng(!), và đợi chờ...một chuyện hoang đường nào đó xảy ra. Rồi một ngày, sự kiên nhẫn của anh ta đă được đền bù. Trong một con đường vắng, chiếc xe nhà binh đổ xuống một đội quân Do Thái. Đám binh sĩ nhảy xuống đứng dàn hàng trước bờ tường để...tiểu tiện. Chẳng may cho một anh lính bị bạn bè xô đẩy nên đánh rơi chiếc talkie-walkie, dụng cụ truyền tin và để canh chừng, kiểm soát. Chàng quay phim đă chụp lấy cơ hội ấy để dựng lên phần thứ nh́ của câu chuyện: "Jérusalem, nhật kư chính trị".

    Chính trị, bởi v́, dù E. Suleiman có dè chừng một cái nh́n bắt buộc mang tính cách chính trị về t́nh h́nh Palestine, ông cũng không thể tách khỏi sự ràng buộc với những ǵ xảy ra trên phần đất Do Thái mà ở đó, mọi biên giới chẳng dễ dàng đập đổ. Phần thứ hai này là một câu chuyện thủ đoạn, trong đó nhà điện ảnh bỗng trở thành người điều giải, anh ta đă đưa chiếc talkie-walkie cho một người phụ nữ để cô ta sử dụng như một tṛ chơi, gieo rắc hỗn loạn, biến đội binh Do Thái thành những con rối mặc đồng phục, và điều khiển chúng như trong một màn múa.

    Giữa tính chất hài hước viễn vông và ư thức dấn thân cam kết, E. Suleiman đă lên tiếng khuyến cáo một sự vắng mặt, một mất mát về sự hiện hữu lẫn về chính kiến. Ông đă đưa lên màn ảnh chân dung xót xa của một người Palestine trên đường t́m kiếm lư lịch của ḿnh. Và trong một cuộc phỏng vấn, E. Suleiman đă nói: - Với Chronique d'une Disparition, tôi muốn khai mở một không gian suy tưởng, thứ không gian ngoài lănh thổ.

    Một cuộc hành tŕnh đi t́m sự sống và nhân phẩm khác đă bắt đầu trong thành phố Sarajevo, khung cảnh dựng phim "Le Cercle Parfait" của Ademir Kenovic. Một thành phố bị phong tỏa, tra tấn, một thành phố không c̣n sự sống. Những ngôi nhà tan hoang, bao bờ tường ghim đầy dấu đạn, những con đường không bóng người. Tuy thế, con người vẫn trốn chui trốn nhũi để sống sót giữa những âm thanh không ngừng nghỉ của súng đạn, c̣i báo động, bom nổ. Trong khung cảnh ấy, Hamza, một nhà thơ của Sarajevo, thất thểu trở về nhà với trái tim tan nát. Vợ và con ông đă bị mang đi nơi khác. Và, nhà thơ đă bắt gặp hai đứa bé trai 7 và 9 tuổi, Adis và Kerim, thất lạc sau một trận hỏa hoạn. Trang trại của chúng đă bị đốt cháy, bố mẹ cũng không c̣n. Chúng đang trên đường đi t́m một người họ hàng di tản. Từ đấy, bắt đầu cuộc hành tŕnh của nhà thơ và hai đứa bé lạc loài, trong một Sarajevo đổ nát, không điện không nước, không thức ăn, giữa mùa đông băng giá. Càng đáng lo sợ hơn cho những con người rất dễ dàng trượt ngă: một thi sĩ vùi nỗi đau trong men rượu, hai đứa bé mồ côi mà một th́ câm điếc.

    Chẳng cần sao rập những h́nh ảnh đă lên khuôn, cũng không phải trương bầy quá lố những cảnh tượng thê thảm, Ademir Kenovic đă tả được một ngọn lửa trong rừng lửa. Điều này chắc chắn nhờ chính bản thân ông đă sống hằng ngày trong ác mộng ấy. Nhà làm phim không bênh vực một luận thuyết nào về sự xung đột hủy hoại xứ sở ông. Cái nh́n của Kenovic là mắt nh́n của một thường dân ngoài đường phố, của những con người bỗng nhiên bị tấn công tàn bạo, từ mọi phía, và họ chẳng kịp hiểu tại sao!

    Từ liên hệ sống c̣n dần dần chuyển đổi sang liên hệ t́nh cảm. Giữa nhà thi sĩ bất hạnh và hai em bé mà bỗng dưng ông ta phải gánh vác, bắt đầu là những khám phá, sau là làm quen, rồi cuối cùng chuyển tới thương yêu. Một buổi sáng thức dậy, thấy giường ướt, cậu nhỏ Adis lắp bắp: "Tôi đă nằm mơ và sợ quá". Nhà thơ ngắt lời đứa bé, hay để nói với chính ḿnh: "Giấc mơ không thể làm mi sợ hăi. Nó không thể nào dữ tợn bằng thực tế!". Nghĩ cho cùng, phải chăng ông ta cũng thế, chỉ c̣n muốn níu giữ mỗi cơn mơ? Mỗi lần sự thật quá cùng cực, nhà thơ tưởng tượng ḿnh bị treo cổ, như một cách phủi hết mọi trách nhiệm nặng nề.

    Kenovic đă dành cho khán giả những điều hoang tưởng rất thực tế, và bằng một thứ xúc giác vô tận. Trong một cơn báo động, một bé gái đă ao ước giá được câm điếc như Kerim để khỏi phải nghe từng lằn đạn rít, từng loạt bom nổ điên loạn. Nhưng cậu nhỏ đă t́m cách để cho cô bé/chúng ta hiểu rằng, đó chỉ là một nhầm lẫn. Cậu cũng cảm nhận cùng nỗi sợ hăi lo âu như bao người khác. Cậu nh́n ra nó trên khuôn mặt họ, ngửi ra điều đó trong không khí. Và, Kenovic đă chia đều nỗi sợ ấy cho chúng ta. Tuy thế, trong thứ không gian bao trùm chết chóc, Kenovic vẫn khư khư chỉ muốn nh́n ra, từ đó, mỗi một điều là sự sống mà thôi.

    Đấy là một cuốn phim, ở một nơi khác, nó khác hẳn cách nh́n lạm dụng ảo tưởng, hết sức giá lạnh của J. Cameron khi phơi bày h́nh ảnh hàng trăm xác người cứng đờ, lềnh bềnh trên mặt đại dương.