Marc Chagall

          Marc Chagall

      

 

Đi Tôi*

 

Marc Chagall sinh ở Wibebsk (nước Nga), là con cả của một gia đ́nh Do Thái b́nh dân có chín đứa con. Ông đă sống cả tuổi thiếu thời trong cái thành phố nhỏ “buồn và vui” ấy. Cậu bé Marc lớn lên trong một thế giới đầy hơi ấm và ḷng tin mà sau này cậu đă tả lại trong tự truyện “Đời Tôi” (Ma Vie, năm  1921) , cũng như đă thể hiện nó trong rất nhiều tác phẩm hội họa của ḿnh.

Bố mẹ Chagall không biết chữ. Bố ông là người chỉ biết ngâm cái ṃi trong thùng nước mắm và rút từ túi ra những chiếc bánh cùng mấy quả lê tái lạnh, làm quà cho các con vào mỗi buổi tối mỏi mệt từ hăng trở về, trên con đường phản chiếu ánh trăng. Và mẹ của ông, một phụ nữ bé nhỏ mà Marc tin rằng “tài năng của tôi đă ẩn giấu đâu đấy trong bà”.

Cuốn tự truyện thơ mộng và dịu dàng, đầy màu sắc như tranh ông. Người ta gặp trong đó những nhân vật ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng linh động, như thật như hư, từ vị hôn thê hay mấy người hàng xóm.. tới ông chú bà cô, rồi có cả những con người nặng quyền chức, rất cụ thể mà ông đă tiếp cận trong quăng đời phải xa gia đ́nh đi Pétersbourg học nghề. Rồi từ nơi ấy, người đọc lại lên đường tới thủ đô nước Pháp cùng với chàng thanh niên tên Marc đầy hưng phấn : “Ở Paris, dường như tôi đă khám phá ra tất cả, nhất là trong lănh vực nghệ thuật”. Những năm tháng sống tại đấy cho ông bao cơ hội gặp gỡ các tài năng tên tuổi, nhưng không ngừng suy tư về nghệ thuật, về quê hương. Tuy vậy chúng chẳng kéo dài được. Một ngày, ông lên đường trở lại Witebsk để dự đám cưới em gái và cũng v́ quá nhớ người yêu. Nhưng sau đám cưới, lúc muốn quay về Paris th́ “chiến tranh đă gầm gừ trên thân phận tôi. Dưới mắt tôi, Âu châu đă khép lại cánh cửa của nó”. Kẹt ở quê nhà, ông đă trải qua một thời kỳ đầy gian nan, bức xúc trong cuộc sống và trong tinh thần.

Tất cả đă thật sinh động, đau đớn nhưng đẹp, trong Đời Tôi - tác phẩm văn chương duy nhất của Marc Chagall. 

Mai Ninh giới thiệu và chuyển ngữ.

 

Đoạn 1 **

Vật đầu tiên đập vào mắt tôi là chiếc thùng gỗ. Mộc mạc, vuông vức, nửa trũng nửa bầu bầu. Cái thùng tạp hóa. Một khi nằm trong đó là tôi lấp đầy nó hoàn toàn.

     Một trận hỏa hoạn đă bùng cháy đúng vào lúc tôi chào đời, tại vùng phụ cận tỉnh Witebsk, trong một căn nhà nhỏ nằm gần mặt đường, sau một nhà tù. Cả tỉnh đă bốc cháy luôn với khu trú ngụ của người Do Thái nghèo khổ. Người ta di chuyển cả giường, nệm, bà mẹ và đứa trẻ sơ sinh dưới chân bà ấy về một nơi an toàn, phía cuối thành phố.

     Nhưng trước hết, tôi là một đứa trẻ đă chết ngay khi vừa mới lọt ḷng. Tôi đă không muốn sống. Hăy tưởng tượng xem, một bong bóng trắng không c̣n muốn sống. Giống như nó nhét đầy tranh của Chagall vậy! Người ta châm mũi kim, người ta nhúng nó vào chậu nước. Cuối cùng, nó cũng phải trả cho đời một tiếng kêu yếu ớt.

     Điều cốt yếu, tôi là đứa bé sơ sinh đă chết lúc ra đời. Tôi ao ước các nhà tâm lư học đừng rút ra từ đó những kết luận không tốt. Xin hăy làm phúc.

     Tuy nhiên, căn nhà nhỏ nằm kề mặt đường Peskovatik ấy chẳng hề suy chuyển trong trận hỏa hoạn. Cách đây không lâu tôi đă nh́n thấy nó.

     Cha tôi vừa có tí tiền đă bán nó đi. Căn nhà  gợi cho tôi h́nh ảnh cái cục u trên đầu một giáo sĩ Do Thái mặc toàn màu xanh mà tôi đă vẽ, hay là một củ khoai tây bị ném vào cái thùng phi đựng cá ṃi ngâm trong nước mắm. Từ chiều cao hiện thời của tôi, khi nh́n ngắm lại căn nhà này, làm sao thở nổi trong ấy ?

     Khi ông nội tôi, người có hàm râu dài và đen, đă chết một cách vinh dự, th́ cha tôi mua ngôi nhà khác với vài đồng rúp. Chung quanh nhà mới không có nhà tế bần, nhà thương điên như ở Peskovatik, mà là nhà thờ, cửa hiệu buôn bán, những giáo đường Do Thái giản dị, vĩnh cửu giống như h́nh ảnh các ngôi nhà trong những bích họa của Giotto. Quanh tôi, đủ hạng người Do Thái từ già đến trẻ, họ đi lại, quay tṛn hay lưng tưng chạy nhảy, từ chỗ này sang chỗ khác, từ dân Javitch đến Bejlines.

      Này nhé, một người ăn mày chạy về nhà, một ông nhà giàu trở về nhà, thằng bé con chạy tới nhà, một ông bố đi vào nhà… Thời ấy chưa có chiếu bóng, người ta chỉ biết đi về nhà hay ra cửa hiệu. Đó, những ǵ tôi c̣n nhớ sau cái thùng gỗ.

 

     Tôi chẳng nói ǵ đâu về bầu trời, về những v́ sao thơ ấu của tôi. Đó là những v́ sao dịu dàng của riêng tôi, chúng theo tôi đến trường và chờ đợi trên đường lúc tôi trở về. Những v́ sao khốn khổ, hăy tha thứ cho ta. Ta đă để các ngươi cô độc trên đỉnh cao chóng mặt ấy.

     Thành phố của tôi buồn và vui.

     Ta đă quan sát ngươi ở ngưỡng cửa của thời ta thơ ấu. Dưới con mắt trẻ nhỏ, ngươi thật sáng tỏ. Khi các hàng rào cản trở tầm nh́n th́ ta trèo lên cái trụ đường. Và nếu như thế hăy c̣n vướng víu, th́ ta trèo lên mái nhà. Tại sao chẳng được chứ? Ông của ta cũng đă trèo lên đó cơ mà ! Và ta được tha hồ nh́n ngắm.

Nơi đây, ở con đường Pokrowskaja này, tôi đă được ra đời lần thứ hai.

 

Không biết các bạn đă nh́n thấy đôi lần nào chưa, trên những bức họa Florentins, một trong các nhân vật có bộ râu không cắt xén, cặp mắt vừa nâu vừa mờ tro bụi, một màu vàng cháy và đầy nếp nhăn ? Chính là cha tôi đấy.

     Hay là bạn đă thấy những mặt người vừa mang vẻ thánh lại vừa ngu đần (con xin lỗi bố) của Agade, th́ cũng chính là cha tôi.

     Bố c̣n nhớ không? Con đă vẽ bố. Chân dung bố đáng lẽ phải đem lại hiệu lực của một ngọn nến bùng cháy và tắt ngấm cùng một lúc. Và mùi hương của nó, ôi mùi của giấc ngủ.

     Nên kể về cha tôi chăng?

     Nếu một người chẳng có ǵ đáng giá th́ có chi để nói về ? Thế nên thật khó cho tôi t́m ra các từ ngữ đúng để kể về ông.

     Ông nội tôi, thầy giảng đạo, đă chẳng tưởng tượng ra được ǵ đáng làm hơn là cho đứa con trai lớn của ḿnh – cha tôi – vào chân chạy việc cho hăng cá ṃi ngay từ lúc nó c̣n nhỏ, và đứa con trai út vào hiệu cắt tóc. A, không ! Cha tôi không phải là chân chạy hàng mà chỉ là một người thợ trong ba mươi hai năm. Ông phải nhấc bao nhiêu tấn hàng nặng, tim tôi co thắt lại khi thấy ông khuân những gánh nặng này, hay lúc ông khuấy những con cá ṃi với hai bàn tay tê cóng. Lăo chủ to xệ đứng bên cạnh như một con thú nhồi cỏ.

     Quần áo ông nhiều khi láng nhẫy nước mắm cá ṃi. Những làn nước óng ánh rơi xuống từ mọi phía. Chỉ có gượng mặt ông, khi vàng ủng khi sáng láng, là thỉnh thoảng điểm một nụ cười, nó từ đâu đến vậy ?

     Ông thở hào hển trên con đường phản chiếu ánh trăng. Vài bóng bộ hành tăm tối đi qua. Bỗng nhiên tôi nh́n thấy hàm răng ông sáng ngời. Tôi liên tưởng đến hàm răng con mèo, con ḅ, những chiếc răng tầm thường, chẳng có ǵ đáng nói. Đối với tôi, tất cả ở ông như có ǵ bí ẩn và buồn bă. Một h́nh ảnh không dễ hiểu, chẳng đến gần được.

     Luôn luôn mệt mỏi, lo âu, chỉ trong mắt ông là chiếu ra tia sáng dịu dàng, một thứ màu xanh xám. Ông trở về nhà trong bộ quần áo bẩn thỉu và đầy mỡ, chiếc khăn tay đỏ đă xỉn màu giắt ở cái túi rỗng, cao lênh khênh và gầy ốm. Bóng đêm đi cùng với ông vào nhà.

     Từ trong túi, ông lôi ra một chồng bánh và mấy quả lê tái lạnh. Từ bàn tay nhăn nheo nâu sậm, ông chia cho mấy đứa con. Chúng trôi vào miệng ngon lành hơn, thơm tho hơn, và cũng tinh khiết hơn là nếu bọn tôi lấy ăn từ đĩa trên bàn. Một buổi tối không có bánh không có những quả lê lôi ra từ túi bố, là một buổi tối buồn bă đối với bọn tôi. Cái trái tim b́nh dân thơ mộng, bị tàn héo trong câm lặng kia chỉ thân thiết, yêu dấu đối với tôi.

     Cho đến những năm làm việc cuối cùng, ông chỉ lănh được hai chục đồng rúp khiêm nhường. Vài đồng tiền thưởng nhỏ của khách hàng chẳng làm tăng được bao nhiêu cái ngân quỹ của ông. Tuy thế, khi nh́n tấm ảnh chụp hồi ông c̣n trẻ và cách ăn mặc của chúng tôi, tôi thấy rằng cha không phải là người nghèo mạt. Ông đă khá vững vàng về bề ngoài và về tài chính khi cưới mẹ tôi, bởi v́ ông đă tặng một chiếc khăn quàng rực rỡ cho vị hôn thê của ḿnh, một cô gái bé nhỏ mà sau đám cưới vẫn có thể lớn thêm.

     Sau khi cưới vợ, ông đă ngưng đưa tiền lương cho bố mà giữ lại để xây dựng gia đ́nh.

     Trước tiên, hăy cho tôi được hoàn tất h́nh dáng của ông nội tôi, người có bộ râu xồm xoàm. Tôi không biết ông dạy học lâu chăng. Người ta bảo ông là người đáng kính.

     Cách đây mười năm, khi viếng thăm khu nghĩa trang với bà tôi, trước mộ ông tôi đă ngỡ ông là một vị thánh. Ông yên nghỉ cạnh bờ sông, bên cái hàng rào đen có ḍng nước đục chảy ngang, ở dưới chân đồi, cạnh những vị thánh khác cũng chết từ lâu. Dù đă đổ nát, mộ ông vẫn c̣n giữ được cái bia khắc chữ Hy Bá Lai xưa : “Ở đây yên nghỉ…”. Bà tôi chỉ tay nói : ‘‘Đây là mộ ông nội cháu, cha của bố cháu và là người chồng đầu tiên của ta”. Bà mấp máy đôi môi, bà không biết khóc, th́ thầm từng tiếng, hoặc lời nói của chính ḿnh hoặc những lời cầu nguyện. Tôi khóc khi nghe bà rên rỉ, tôi nghiêng người trên mộ như thể tôi là tấm bia đá và ngọn đồi này chính là ông tôi. Cơ hồ như tấm bia mọc lên từ ḷng đất hay ngọn đồi chính là cái tủ nào đó, trong đấy một vật đă vị khóa lại muôn đời.

     “ Tôi lạy ḿnh David ạ, hăy cầu nguyện cho chúng ta, Bachewa của ḿnh đây. Hăy phù hộ cho Chaty, con trai ḿnh đang bệnh, cho thằng Zoussy ốm yếu và con của chúng nó. Hăy phù hộ cho chúng nên người ngay thật với Thượng Đế và nhân gian”.

     Không như với ông, tôi rất gần bà. Một người đàn bà được cấu tạo bằng một tấm khăn quấn ngang đầu, một cái váy nhỏ và một khuôn mặt đầy nếp nhăn. Với thân người cao chẳng quá một thước nhưng có một trái tim nung nấu t́nh thương cho những đứa con yêu dấu và cho cuốn kinh cầu nguyện. Là quả phụ, khi được sự chấp thuận của mục sư, bà đă tái hôn với người ông thứ hai của tôi, ông ấy chính là bố của mẹ tôi và cũng là một người góa bụa.

     Thế là mẹ tôi lên nắm quyền.

 

     Luôn luôn trái tim tôi thổn thức khi viếng mộ mẹ tôi trong ngày giỗ của bà.

     H́nh như con thấy mẹ, mẹ ạ. Mẹ từ từ đến với con, thật chậm chạp đến nỗi con muốn nâng đỡ mẹ. Mẹ cười với nụ cười của con. Ôi nụ cười này là nụ cười của con !

     Mẹ tôi sinh ra ở Lyozno mà tôi đă từng vẽ căn nhà của vị mục sư ở đó. Trước cửa nhà có một hàng rào, và trước hàng rào là những con heo. Giáo trưởng hay không giáo trưởng, ông này mỉm cười khi đi ngang qua nhà, hai bàn tay cọ cọ bên hông, thập tự sáng trên ngực, ông sẽ làm dấu thánh giá trên tôi. Những con heo như các con chó nhỏ, chạy đến mừng ông.

     Mẹ là con gái đầu ḷng của ông tôi, người đă dùng nửa đời người để nghỉ ngơi bên ḷ sưởi, một phần tư đời trong nhà thờ và phần tư c̣n lại trong tiệm bán thịt. Ông cụ chỉ biết sống nhàn hạ cho đến lúc mà bà tôi không c̣n chèo chống nổi nữa và đă chết ở cái tuổi hăy c̣n xuân sắc. Chỉ lúc ấy ông mới bắt đầu cựa quậy, và nhân đó, mấy con ḅ cái, mấy chú ḅ non cũng động đậy luôn thể.

     Có thật rằng mẹ tôi thấp lùn quá chăng ? Có phải cha tôi đă cưới bà mà không nh́n xem bà ra sao ? Không, chẳng phải như thế ! Dưới mắt bọn tôi, mẹ là một biểu thị hiếm có, nhất là trong giới dân chúng sống ở ngoại ô này. Nhưng tôi không muốn nói những điều tốt đẹp, quá đẹp về mẹ tôi, một khi người chẳng c̣n nữa. Đôi khi tôi không muốn nói, chỉ muốn thổn thức khóc.

     Ở ngưỡng cửa nghĩa trang, tôi lao vào, nhẹ hơn ngọn lửa, hơn một bóng không gian, tôi chạy vào và tuôn trào nước mắt. Tôi thấy ḍng sông trôi đi xa, cây cầu tít tắp, nhưng mặt đất và ngôi mộ th́ đến gần cái hàng rào của vĩnh cửu. Đây là linh hồn tôi. Hăy t́m kiếm tôi nơi này, những bức tranh của tôi, sự ra đời của tôi. Ôi buồn !

      Tôi là ai ?

     Người qua đường ! Người sẽ mỉm cười, người sẽ ngạc nhiên, sẽ cười to, có phải thế không ?

     Biển hồ của đau khổ, tóc bạc trước tuổi, c̣n đôi mắt – một thành phố của nước mắt, một linh hồn tựa không phải là linh hồn, một khối óc chẳng c̣n là khối óc.

     Hắn ta có điều ǵ vậy ?  Người qua đường tự hỏi.

     Tôi nh́n thấy mẹ cai quản cả nhà, hướng dẫn cha tôi, không ngừng xây dựng những ngôi nhà nhỏ, mở tiệm chạp phô, đem về đó cả xe hàng hóa. Chẳng phải bà có tiền mua mà là mua chịu. Dùng ngôn ngữ nào đây để diễn tả sự tươi cười của bà trước cửa hàng hay ở bàn ăn, hoặc lúc bà kiên nhẫn ngồi chờ một người hàng xóm nào đó để có thể trút ra hết nỗi muộn phiền.

     Buổi tối, lúc cửa hiệu đă đóng cửa, bọn nhỏ đă về nhà, cha thiu thiu ngủ ở bàn, ngọn đèn thầm lặng, những chiếc ghế buồn thiu. C̣n ngoài trời ư ? Chẳng biết được khi ấy bầu trời ở đâu, thiên nhiên ẩn náu chỗ nào ! Không phải rằng chúng tôi tạo nên sự im lặng, mà chỉ là tất cả như bất động đấy thôi. Mẹ ngồi trước cái ḷ sưởi cao, một tay trên bàn, tay kia trên bụng. Đầu bà vươn lên cao với mái tóc cài đầy kẹp. Bà gơ tay lên chiếc bàn phủ vải sáp. Khi bà gơ nhiều lần như thế có nghĩa là : ‘‘ Tất cả vào giường đi. Con cái ǵ đâu ! Tôi chẳng có ai mà tṛ chuyện !’’.

      Bà rất thích nói chuyện, quay đảo, co kéo từng chữ, đến nỗi mà người nghe đâm ra lúng túng. Không thay đổi tư thế, chẳng mở miệng, chỉ hơi động đôi môi, mái tóc đứng thẳng, bà đặt câu hỏi, rồi im, rồi lại nói, như một bà vua. Nhưng bà nói một ḿnh, chẳng ai nghe cả. Chỉ ḿnh tôi, ngồi ở xa, tôi theo dơi bà.

     Mẹ bảo : ‘‘Nói chuyện với mẹ đi con’’, nhưng tôi là một đứa con nít, c̣n mẹ tôi, một bà hoàng ! Nói ǵ đây ? Bà đâm cáu, càng gơ nhiều hơn lên mặt bàn. Và căn nhà như phủ một bức màn buồn thảm,

     Thứ sáu, sau bữa ăn tối của lễ thánh trong tuần, luôn luôn vào lúc chưa cầu kinh xong th́ cha đă ngủ gật. Đôi mắt mẹ trở nên buồn bă, bà nói với tám đứa con của ḿnh : ‘‘Các con, chúng ta hát bài của thầy đạo đi, hát với mẹ đi !’’. Mấy đứa nhỏ cất tiếng hát rồi chẳng mấy chốc đâm buồn ngủ. Bà bắt đầu khóc. ‘‘Mẹ khóc rồi ! Thế th́ con không hát nữa’’.

     Tôi muốn nói, tài năng của tôi đă ẩn giấu đâu đó trong bà. Chính bà đă truyền cho tôi tất cả, trừ trí tuệ của bà mà thôi.

     Thời tôi c̣n ở trong nhà đường Javitch, bà lại gần pḥng, gơ cửa rồi hỏi :

-         Con à, con có trong đó chứ ? Con đang làm ǵ vậy ? Bella ở trong đó với con, phải không ? Con ăn cơm chứ ?

-         Mẹ nh́n này, mẹ thích không ?

Bà quan sát bức tranh tôi vẽ với một đôi mắt ! Chỉ có Thượng Đế mới biết đôi mắt ấy thế nào. Tôi đợi chờ lời phán quyết. Cuối cùng, bà chậm răi :

-         Ừ, con trai, mẹ thấy con có tài. Nhưng hăy nghe mẹ nói. Có thể rồi con sẽ là một người chạy hàng. Mẹ tội cho con với đôi vai gầy yếu. Mà mấy thứ này đây, từ đâu tới nhà ta ?!

Bà không những là mẹ bọn tôi mà c̣n là mẹ của mấy người em gái của bà nữa. Nếu một trong các cô ấy phải lấy chồng th́ mẹ tôi là người quyết định xem chàng rể ấy có xứng đáng không. Chính bà phán xét, ḍ hỏi. Nếu nhà anh ta ở tỉnh khác, bà cũng đến tận nơi, ngay sau khi có được địa chỉ là bà đi thẳng vào cửa hiệu trước mặt, mua một món ǵ đó, rồi bắt đầu hỏi chuyện. Ngay buổi tối hôm ấy, bà thử nh́n qua cửa sổ nhà chú rể.

Bao nhiêu năm đă qua, từ ngày bà qua đời.

Mẹ ơi, mẹ ở đâu bây giờ ? trên trời hay dưới đất ? Con đang ở đây, xa mẹ muôn trùng. Con sẽ thoải mái hơn nếu được gần mẹ. Ít nhất nếu con có thể nh́n thấy mộ mẹ, tay sờ tấm bia đá. À, mẹ ơi, con chẳng thể cầu nguyện được nữa, và càng ngày càng hiếm khi con khóc. Nhưng linh hồn con nhớ tới mẹ, tới chính ḿnh, và tư tưởng con bị hao ṃn bởi bao phiền muộn.

Con không đ̣i mẹ cầu nguyện cho con. Mẹ cũng biết rằng con đă nhận bao nhiêu đau đớn. Mẹ bé bỏng, hăy cho con biết ở bên kia thế giới, ở thiên đường tận mấy tầng mây kia, t́nh thương của con có an ủi mẹ không ? Liệu những lời này có thể dệt thành một nỗi dịu dàng êm ái làm quà tặng mẹ hay chăng ?

………….(c̣n tiếp)

Tranh Marc Chagall – Đến thăm ông bà nội

 

………………………………………………………………………………………………………

* Chuyển ngữ theo bản tiếng Pháp “Ma Vie”, nxb Stock, 1993.

** Do người dịch phân đoạn