Marc Chagall

                                             

                                                   Paris qua cửa sổ của tôi – tranh Chagall - 1913                                                                           

ĐỜI TÔI                                                                                  

Mai Ninh chuyển ngữ

 

Đoạn 8

 

Chỉ có quăng đường dài chia cách Paris và quê tôi đă giữ lại, không cho tôi trở về nhà ngay tức khắc hay ít nhất một tuần hoặc một tháng sau. Tôi c̣n muốn bịa ra những kỳ nghỉ nào đó, chỉ để có thể quay lại quê nhà.

Chính bảo tàng Louvre đă chấm dứt tất cả ngập ngừng ấy. Cứ đi quanh cái pḥng h́nh tṛn Véronèse cùng các pḥng trưng bày tranh Manet, Delacroix, Courbet, là tôi chẳng c̣n muốn ǵ khác nữa. 

Trong tưởng tượng của tôi, nước Nga giống như một tờ giấy mắc vào một cái dù mà quả khí xẹp treo ở đuôi nguội dần, rơi xuống từ từ theo năm tháng. Nghệ thuật Nga thời ấy đối với tôi là như vậy, hay tôi chẳng biết có ǵ khác nữa. Thường là thế khi tôi nghĩ tới nghệ thuật Nga và nói về nó, tôi có cùng cảm xúc rối loạn, lẫn lộn, đầy cay đắng và buồn bực. Như thể nghệ thuật nước này đă không thể tránh khỏi vị trí theo đuôi Tây phương. Nếu các hoạ sĩ Nga bị buộc phải trở thành học tṛ trường phái Tây phương th́ tôi tin rằng họ là những học tṛ chẳng mấy trung thành, do từ bản chất của họ. Gă người Nga theo thuyết hiện thực giỏi nhất đă gây sốc cho chủ nghĩa hiện thực của Courbet. Trường phái ấn tượng Nga đích thực nhất vẫn khiến người ta lúng túng khi so sánh với Monet và Pissarro.

Ở bảo tàng Louvre này, trước tranh của Manet, Millet và các hoạ sĩ khác, tôi đă hiểu tại sao sự kết hợp giữa ḿnh với nước Nga cùng nghệ thuật của nó không thể có được. Tại sao ngôn ngữ của tôi lại xa lạ với chúng. Tại sao người ta không có niềm tin nơi tôi. Lí do nào khiến các hội nghệ sĩ chẳng nh́n nhận tôi. Tại sao ở Nga, tôi chỉ là cái bánh xe thứ năm trong một cỗ xe.

Và v́ lẽ ǵ tất cả những điều tôi làm đều kỳ cục đối với họ, và những ǵ họ làm th́ tôi lại thấy chúng phù phiếm. Tại sao thế?

Tôi chẳng thể nói thêm nữa.

Tôi yêu nước Nga.

 

Paris, dường như tôi đă khám phá ra tất cả, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật của nghề nghiệp. Tôi bị thuyết phục ở mọi nơi, trong các bảo tàng và các pḥng hội họp. Có thể là trong hồn tôi, ư tưởng Đông phương đă thất lạc mất rồi; hay là vết chó cắn đă tác động lên đầu óc tôi chăng.

 Cũng chẳng phải lúc đó tôi đi t́m ư nghĩa của nghệ thuật chỉ trong nghề nghiệp.

 Đấy như là các Thượng Đế đang đứng trước tôi vậy.

            Tôi không muốn nghĩ tới nữa về phái tân cổ điển của David, của Ingres, về phái lăng mạn của Delacroix, về sự tái tạo các cận cảnh của môn đồ Cézanne và của phái lập thể. Tôi có cảm tưởng chúng tôi c̣n lượn lờ trên mặt của vấn đề, chúng tôi sợ lao vào trong hỗn mang, làm rạn nứt, làm đổ xuống dưới chân ḿnh cái mặt phẳng đă quen thuộc.    

Ngay sau hôm tới Paris, tôi đă đến pḥng triển lăm của các hoạ sĩ độc lập. Người bạn đi theo đă báo trước là không thể nào xem hết trong một ngày. Chẳng hạn trường hợp anh ta, mỗi lần đi xem, khi ra khỏi cửa là hắn mệt nhoài. Với lời cảnh cáo ấy và với cách riêng của ḿnh, tôi đă băng nhanh qua tất cả các pḥng đầu tiên như thể bị một ḍng nước cuồn cuộn rượt đuổi, và tôi xông thẳng vào những pḥng ở giữa. Như thế, tôi ǵn giữ được sức lực của ḿnh.

Tôi đă đi vào trung tâm hội hoạ Pháp của năm 1910. Bám chặt vào đó.

Không có viện mỹ thuật nào có thể cho tôi tất cả những điều mà tôi đă khám phá trong lúc ngấu nghiến các triển lăm ở Paris, ở các cửa hiệu và bảo tàng.

            Hăy bắt đầu bằng một phiên chợ, mà v́ không có tiền tôi chỉ mua một mẩu của trái dưa leo dài. Dù là người công nhân mặc bộ đồ thợ thuyền màu xanh hay những đệ tử nhiệt thành nhất của phái lập thể, tất cả đều cho thấy họ có một ham thích rơ ràng về đo lường, về sự sáng tỏ, họ có một ư thức chính xác về h́nh thể, về một thứ hội hoạ đúng nghĩa, ngay cả trong tác phẩm của các nghệ sĩ chưa nổi tiếng. Chẳng biết có ai có một ư niệm rơ hơn tôi không về cái khoảng cách hầu như chẳng vượt qua nổi giữa hội hoạ Pháp và các nước khác, từ trước đấy cho đến năm 1914. Chắc là người ta chẳng để tâm mấy. Riêng tôi, tôi không ngừng suy ngẫm.

            Sự khác biệt không phải do thiên bẩm, to lớn hay nhỏ bé, của một cá nhân hay một dân tộc. Nhiều sức mạnh khác, hữu cơ hay tâm lư-thể chất, đă là nguyên nhân, chúng mở sẵn đường cho âm nhạc, hội hoạ, văn chương, hay là cho giấc ngủ.

            Sau một thời gian sống trong một xưởng vẽ ở ngơ Maine, tôi dọn về “Tổ Ong”, một nơi thích hợp với túi tiền hơn. Tên này được đặt cho khu qui tụ hàng trăm xưởng vẽ bọc quanh miếng vườn nhỏ, rất gần ḷ mổ heo ḅ đường Vaugirard. Dân nghệ sĩ giang hồ tứ xứ tụ tập nơi đây. Trong khi ở các xưởng vẽ Nga người ta khóc thương một thứ kiểu mẫu đă bị xúc phạm, nơi đám người Ư vang lên tiếng hát ḥ và đàn ghi-ta, c̣n chỗ khu Do Thái họ căi nhau, th́ tôi, một ḿnh trong xưởng vẽ, trước ngọn đèn dầu. Nơi tôi ở chứa đầy tranh và vải bố, mà thực ra chẳng phải vải, đúng hơn là khăn bàn, chăn giường, áo ngủ của tôi đă xé ra từng mảnh.   

            Hai hay ba giờ sáng. Bầu trời xanh. B́nh minh thức giấc. Dưới kia, xa hơn, người ta cắt cổ súc vật. Những con ḅ rống lên, và tôi vẽ chúng. Tôi thức trắng như thế nhiều đêm. Đấy, đă một tuần rồi xưởng vẽ chẳng được chùi rửa. Khung tranh, vỏ trứng, mấy lon xúp rỗng rẻ tiền bừa bộn khắp nơi.

            Ngọn đèn của tôi thắp sáng, và tôi với nó.

            Nó cháy cho tới lúc ánh lửa đông cứng trong màu xanh của sớm mai.

            Lúc ấy tôi trèo lên chỗ nằm dưới mái nhà. Đáng lẽ nên xuống đường và mua chịu mấy cái bánh lưới liềm nóng, nhưng không, tôi lăn ra ngủ. Lát sau bà làm pḥng sẽ tới, chẳng rơ là bà đến dọn cho ngăn nắp cái xưởng này - thật ra có cần thiết lắm không ?, ít nhất chớ có đụng vào cái bàn của tôi ! - hay chỉ v́ bà ấy muốn leo lên đây với tôi.

            Trên sàn nhà, cạnh các tấm tranh sao lại từ Greco, Cézanne là cá ṃi c̣n thừa mà tôi chia ra làm hai, cái đầu cho ngày thứ nhất c̣n cái đuôi dành cho hôm sau. Và cám ơn trời, có cả mấy mẩu bánh ḿ.

            Nếu muốn vào xưởng vẽ th́ luôn luôn phải đợi, cho tôi đủ thời giờ thu dọn, mặc quần áo, v́ tôi đă quen thói khoả thân khi làm việc. Thường thường tôi không chịu đựng nổi một thứ quần áo nào cả, tôi chẳng muốn ăn mặc và tôi ăn vận thật lỗi thời.

            Chẳng ai mua tranh cho. Tôi cũng không nghĩ rằng điều này là khả thể. Chỉ có một lần, ông Mapel đă chịu trả hai mươi lăm quan cho một bức hoạ trưng ở pḥng triển lăm, nếu tôi không bán được cho ai khác.

            “Ồ, đúng thế, đợi nữa làm chi.”

            Tôi chẳng hiểu điều ǵ xảy ra bây giờ, khi mà hai mươi năm sau đó tranh tôi đều bán được. Người ta bảo rằng có một người Pháp chính cống, Gustave Coquiot, đă sưu tầm tác phẩm của tôi. Phải t́m gặp ông ấy để cám ơn.

            Và tôi, trước ngưỡng cửa chiến tranh, tôi đă gieo rắc gần bốn trăm tấm tranh ở khắp nơi : Đức, Hà Lan, Paris, mỗi nơi một chút. Thôi kệ. Ít nhất người đời sẽ chịu khó treo chúng lên tường khi chẳng tốn bao nhiêu.     

 

            Một lần tôi đă đi xem múa ba-lê của Diaghileff ở Paris, mục đích để gặp Bakst và Nijinsky. Trong suốt đời ḿnh Diaghileff không bao giờ biết là ông ấy cần đến gần tôi chăng, và với cách nào. Theo tôi, múa ba-lê có cùng một khởi điểm với hội “Thế giới của Nghệ thuật, Myr Iskoustwa” cũng do chính ông ta thành lập. Tất cả các khám phá, t́m kiếm, những “mới lạ” đă được sàng lọc, mài nhẵn với kiểu cách đep đẽ và sắc sảo, để có được tính thượng lưu.    

            C̣n tôi, con nhà thợ thuyền nên thường khi trong pḥng khánh tiết, do vô công rồi nghề, tôi đă định làm bẩn cái sàn gỗ bóng lộn.                

Cánh cửa hậu trường vừa mở, từ đằng xa, tôi nhác thấy Bakst. Ánh hung đỏ và ánh hồng  cười với tôi với nhiều quan tâm.

Nijinsky vội đến lắc vai tôi. Nhưng chưa ǵ đă lại chạy lên sân khấu có Karsawina đang chờ : người ta diễn vở “Quái ảnh của đoá hồng” hôm nay.

Ra vẻ ông bố, Bakst chặn anh ta lại : “Wazia, chờ chút, lại đây !” Và ông sửa chiếc cà-vạt cho Nijinsky. D’Annunzio đứng gần ông ta, nhỏ người, râu mép mỏng, đang tán tỉnh Ida Rubinstein. Bất ngờ, Bakst ném vào tôi một câu :

- Rốt cuộc cậu cũng tới đây ư ?

Tôi bối rối. Chính ông đă khuyên tôi không nên đi Paris, đă cảnh cáo là tôi sẽ có cái may mắn chết đói ở đấy và đừng ḥng trông cậy vào ông ta.

               Do hồi đó c̣n ở Pétersbourg, Bakst đă cho tôi một trăm quan với hi vọng tôi sẽ trở thành một người thợ phụ vẽ trang trí của ông. Nhưng khi thấy tôi vụng về phác mấy tấm h́nh kiểu đó th́ Bakst bỏ rơi tôi.

               Tuy nhiên, tôi cũng đă ra đi và bây giờ đang đứng trước mặt ông. Thật khó nói chuyện với Bakst, tôi biết ông ấy nóng nảy kinh khủng. Tôi cũng vậy, tuy không hề thấy ḿnh bị xúc phạm. Nhưng mà thế nào? Chẳng lẽ tôi phải ở lại nước Nga sao chứ ?

               Nơi ấy, hồi c̣n con nít, ở mỗi bước chân tôi đều cảm thấy – người ta khiến tôi như thế th́ đúng hơn – ḿnh là người Do Thái. Tôi đă không từng tham gia với nhóm nghệ sĩ trẻ đấy ư ? nhưng dù đă chấp nhận người ta cũng treo tranh tôi trong một góc thật lùi xa, tăm tối nhất. Theo lời khuyên của Bakst, tôi đă từng gửi vài tác phẩm đến cuộc triển lăm của “Myr Iskoustwa”. Chúng đă nằm im ĺm trong căn phố của một trong các thành viên của họ, giữa lúc hầu hết các hoạ sĩ Nga, dù tài năng hay tầm thường, đều được mời tham dự.

Rồi tôi suy nghĩ : chắc chắn v́ tôi là người Do Thái, v́ tôi không có tổ quốc.

Paris ! Không có chữ nào êm dịu hơn đối với tôi.

Nói đúng ra, vào lúc này, Bakst đến gặp tôi hay không cũng chẳng quan trọng ǵ. Nhưng chính ông ta, lúc chào từ biệt đă nói : “Tôi sẽ tới xem những thứ cậu làm.”

Rồi một ngày, ông ấy đến, và bảo : “Bây giờ, màu sắc cậu biết ca hát rồi đấy.” Đó là lời cuối cùng mà thầy Bakst nói với người học tṛ cũ của ḿnh. Có thể những ǵ Bakst thấy đă thuyết phục được ông chăng ? Rằng tôi đă từ bỏ cái ghét-tô của tôi và ở nơi đây, cái “Tổ Ong” này, tại Paris, trong nước Pháp, Âu Châu, tôi đă trở thành một người đàn ông.

Trong quá tŕnh t́m hiểu nghệ thuật, đă hơn một lần tôi lang thang trên đường Laffitte, chiêm ngưỡng hàng trăm tác phẩm của Renoir, Pissarro, của Monet ở nhà Durand- Ruel. Cửa hiệu của Vollard đặc biệt lôi cuốn tôi. Nhưng tôi nào dám bước vào. Nơi tủ kính tối. bụi bặm, chỉ có vài tờ báo cũ và một bức tượng nhỏ của Maillol, như thể nó lạc vào đấy. Tôi đưa mắt t́m tranh Cézanne. Chúng treo trên bức tường sâu cuối, không khung. Giáp mặt, dán mũi vào đó, và bất th́nh ĺnh tôi đụng phải chính Vollard. Ông ta một ḿnh giữa cửa hiệu, mặc một chiếc áo khoác. Tôi ngại bước vào. Ông ta có vẻ nhăn nhó không vui. Tôi chẳng dám.

Trái lại ở tiệm của Bernheim nơi công trường Madeleine, Các tủ kính được chiếu sáng như trong một đám cưới. Đây rồi Van Gogh, Gauguin, Matisse. Ta có thể nh́n, vào và ra như ư muốn. Tôi đă đến đấy một hay hai lần mỗi tuần. Nhưng chính ở bảo tàng Louvre là tôi thoải mái hơn cả.

Những người bạn thân đă mất từ lâu. Những lời cầu nguyện của họ, của tôi. Những tranh họ chiếu sáng gương mặt non trẻ của tôi. Rembrandt quyến rũ tôi, c̣n Chardin, Fouquet, Géricault đă hơn một lần khiến tôi dừng lại.

 

Một thằng bạn ở Tổ Ong vẽ tranh và đem chúng ra chợ bán. Một hôm, tôi bảo hắn: “Có thể tao cũng thế, sẽ bán được cái ǵ đó ở chợ.”

Hắn ta chuyên vẽ những phụ nữ mặc áo váy phồng dạo chơi trong công viên. Thứ này không thích hợp với tôi, nhưng tại sao không, một phong cảnh kiểu Corot ?

Tôi lấy một tấm ảnh chụp làm mẫu, nhưng càng cố để cho ra vẻ Corot tôi càng rời xa và cuối cùng tôi kết thúc bằng cái kiểu Chagall ! Thằng bạn chế riễu. Thế nhưng tôi chẳng ngạc nhiên khi thấy lại nó ít lâu sau, trong pḥng khách một người yêu tranh tài tử.

Với một thư kèm theo nhiều khen ngợi của Canudo, tôi đă đem khoảng năm mươi bức thuỷ hoạ đến giới thiệu với Doucet. Hi vọng mong manh là ông ấy sẽ mua cho một cái ǵ. Sau mười lăm phút chờ trong pḥng đợi, người giúp việc của ông ta trở ra trả lại xấp tranh. Hắn nói thay ông chủ : “Chúng tôi không cần “người tô màu giỏi nhất” của thời đại này.”

Một lá thư giới thiệu khác của Canudo với một đạo diễn điện ảnh th́ thành công hơn. Họ đang quay một cuốn phim trong đó có mặt các hoạ sĩ. Tôi là một trong bọn họ. Tất cả chúng tôi làm việc trong xưởng vẽ của một giáo sư. Tôi chẳng nhớ nữa, chính ông thầy hay là một trong các học tṛ của ông ta đă si t́nh người mẫu. Từ xưởng vẽ, tṛ chơi được chuyển ra một thềm sân cạnh bờ hồ, nơi có cái bàn bầy đầy thức ăn. Chúng tôi ngồi quanh bàn và ăn uống ngon lành trong khi họ thu h́nh. Tôi đă ăn thỏa thích.

Cảnh tiếp theo th́ tệ hơn, khi người ta đề nghị chúng tôi làm một cuộc du thuyền, mỗi người có một cô đi theo. Tôi đóng cặp với một cô gái trẻ khá tẻ nhạt và chẳng mấy ăn ảnh. Là nam nhi. tôi phải chèo thuyền, việc mà tôi không hề biết làm. Thuyền chúng tôi ở xa bờ. Người hướng dẫn kêu : “Lái thuyền đi chứ !” Nhưng có ǵ để lái đâu. Mặc kệ, tôi không phải tên đàn ông theo đúng ư họ. Cô gái rất giận dữ.

Tuy nhiên ở quầy trả lương, với bộ quần áo cặp dưới cánh tay, tôi cũng đă lănh được vài quan cho một ngày làm việc. Tiếc là tôi đă không xem cuốn phim. Về sau, ai đó bảo rằng đă nh́n thấy tôi trên màn ảnh.

 

Thời ấy hiếm có các buổi triển lăm cá nhân; hầu như chỉ Matisse và Bonnard làm vậy. Chúng tôi không có ư nghĩ này trong đầu. Tôi thường đến các xưởng vẽ và các viện mỹ thuật ở Montparnasse, đồng thời tôi hăng hái chuẩn bị cho các pḥng tranh. Nhưng làm thế nào khuân được những tấm tranh rất lộ liễu này đi qua khu Tổ Ong và cả Paris ? May quá, một người di dân dũng cảm đă chịu làm tất cả, nhất là có bao thứ để đùa giỡn.

Trên đường, cái xe chạy bằng chân của tôi đụng phải những chiếc khác cũng chở tranh của họ đến pḥng triển lăm. Tất cả hướng về mấy gian nhà gỗ gần công trường Alma. Chỉ ít lâu sau, cũng chính ở nơi này tôi đă tới xem để nhận biết cho rơ ràng điều ǵ đă phân biệt tranh của ḿnh với hội hoạ cổ điển của Pháp.

Cuối cùng, các bức hoạ đă được treo xong. C̣n một giờ nữa là khai mạc. Nhưng quan kiểm duyệt tiến đến chỗ tranh của tôi và ra lệnh hạ một tấm xuống, đấy là bức “Con lừa và đàn bà”. Tên bạn và tôi đă vội vàng thuyết phục ông ta :

-    Nhưng mà, thưa Ngài, không có ǵ như ngài nghĩ đâu, chẳng có tí ǵ khiêu dâm cả.

Thế là dàn xếp xong. Người ta lại treo nó lên. 

Do tôi than văn là đă bị truy hại đến tận pḥng triển lăm, vợ một người bác sĩ mà tôi thỉnh thoảng đến nhà họ để tiêu khiển cho đỡ buồn, đă bảo :

-    Sao ? Thế càng tốt, đáng cho cậu lắm ! Cậu đừng có mà vẽ mấy cái thứ như thế nữa !

Tôi chỉ mới hai mươi, thế mà tôi đă bắt đầu sợ hăi người đời.

Nhưng nhà thơ Rubiner đă đến xem, Cendrars cũng tới khích lệ chỉ bằng một ánh mắt. Đă hơn một lần v́ lo lắng cho tôi nên anh khuyên bảo, nhưng tôi chẳng nghe lời dù biết anh có lư. Anh thuyết phục rằng tôi có thể b́nh yên làm việc bên cạnh các nhà lập thể kiêu căng, mà đối với họ có thể tôi là một thứ chẳng ra ǵ. Mấy người này không làm phiền tôi đâu. Tôi nh́n nghiêng họ và nghĩ : ‘‘Mặc kệ, để họ ăn cho đă những quả lê vuông và những cái bàn tam giác !’’.    

Có lẽ những khuynh hướng đầu tiên của tôi hơi xa lạ với người Pháp. C̣n tôi, tôi chiêm ngưỡng chúng với biết bao yêu thương. Thật khó khăn quá. Tôi thầm nghĩ, nhưng nghệ thuật ấy có thể là một nghệ thuật rồ dại, một thứ thuỷ ngân rực rỡ, một linh hồn xanh, tung toé trên các tranh tôi.

Và tôi lại suy ngẫm, hăy hạ bệ phái tự nhiên, ấn tượng và phái lập thể hiện thực ! Chúng làm tôi buồn và khó chịu. Tất cả các vấn đề - thể tích, phối cảnh, Cézanne, phép tạo h́nh của dân da đen – đều cùng trên một tấm thảm. Chúng ta đi về đâu ? Cái thời đại ngợi ca loại nghệ thuật kỹ thuật và phong thần chủ nghĩa h́nh thức này là ǵ ?

Cầu xin cho sự điên loạn của chúng ta được chào đón hoan nghênh !

Một sự tắm rửa giải oan. Một cuộc cách mạng tận cùng chứ không phải chỉ trên bề mặt.  

Đừng bảo tôi ngông cuồng. Trái lại, tôi là người thực tế. Tôi yêu thương trái đất này.

 

Đă một thời gian tôi rời xa bờ rào quê hương và bây giờ tôi đang ẩn náu trong các câu lạc bộ, trong những nơi tụ tập các nhà thơ và hoạ sĩ Pháp.

Đây, Canudo. Râu cằm đen, mắt nhiệt t́nh. Mọi thứ sáu bạn sẽ gặp ở nhà ông nào Gleizes, Metzinger, nào de La Fresnaye, Léger, Raynal và cả Valentine de Saint-Point đi cùng với ba người trai trẻ thần tượng ḿnh; nào Segonzac, giáo sư ở viện ‘‘La Palette’’nơi tôi đă đôi lần đến làm việc; rồi Lhote, Luc-Albert Moreau và bao nhiêu người khác. Không khí dịu và nóng.

Delaunay rất náo động. Tôi không hiểu ông ta mấy. Ở triển lăm, tranh ông khiến tôi chú ư nhờ kích thước của chúng. Với vẻ chiến thắng ông vừa khuân chúng đến đầu mút gian nhà vừa nháy mắt, có nghĩa là ‘‘Thế th́ sao ?’’

Canudo đă đón tiếp tôi rất ân cần và tôi sẽ không quên. Ông kéo tôi đến chỗ này chỗ kia, ngay cả tổ chức một cuộc triển lăm tranh vẽ của tôi trong pḥng khách nhà ông vào một buổi tối. Chúng trải la liệt trên bàn, trên ghế, đủ mội nơi. Một lần, trong quán cà-phê, ông bảo :

-    Cái đầu của cậu làm tôi liên tưởng tới đấng Christ.

Và chụp một tờ báo, ông ném ngay xuống đất :

-    Cút đi ! Chẳng có cóc ǵ về ta trong đó !  

Với ông, Canudo, tôi đă ném ḿnh vào cái vực của biểu dương thắng lợi. Như thể những mảnh vỡ chói lọi toả khắp quanh ông. Như thể một đàn chim biển trắng hay những nụ bông điểm tuyết, từng dây nối nhau bay lên bầu trời. 

            Kia, một ngọn lửa khác nhẹ và âm vang, Blaise, người bạn thân Cendrars. Áo mạ crôm vớ chân đủ màu khác nhau. Những mảnh của mặt trời, của thống khổ và của những vần điệu. Những màu sắc. Thứ nghệ thuật cháy lỏng rực rỡ. Sự mê say các bức hoạ mới ra đời. Những đầu, những chân tay tách rời, những con ḅ biết bay.

            Tôi nhớ tất cả những thứ ấy, c̣n anh th́ sao, Cendrars ?     

            Anh là người đầu tiên tới nhà tôi ở Tổ Ong. Anh vừa đọc thơ của ḿnh cho tôi nghe vừa nh́n ra cửa sổ mở, và sâu vào mắt tôi anh mỉm cười với các bức tranh. Và chúng tôi cùng đùa cợt.

            Đây, André Salmon. Nhưng đâu ? Tôi nghe gọi tên ông ấy. Da mặt sáng và bóng lộn. Tôi vừa mới bắt tay ông ta.   

C̣n đây, Max Jacob. Anh giống một người Do Thái. Tôi thấy như thế khi anh ở cạnh Apollinaire. Một hôm chúng tôi rủ nhau đi ăn, nơi không xa Tổ Ong là mấy. Tôi đă không chắc là anh ta chỉ có bốn mươi xu trong túi. Và anh chàng th́ tưởng rằng tôi chẳng có ǵ để trả bữa ăn chăng ? Chúng tôi đă nhai xà-lách, nước sốt và muối. Sau đó từ từ leo lên nhà anh ở khu Montmartre. Anh ta có nhiều thời giờ rảnh rỗi và tôi th́ c̣n hơn thế nữa !

Cuối cùng, căn hộ của anh ấy đây, cái sân, khoảnh nhỏ u tối, cửa vào ở bên cạnh – một cái sân trong đúng kiểu của Witebsk. Những tấm tranh nhỏ treo ở lối vào, ngay bực thềm.

Chúng tôi đă nói ǵ với nhau ? bằng ngôn ngữ nào ? Tôi chẳng hiểu mấy. Nói đúng hơn, tôi sợ. Cặp mắt anh sáng ngời và chẳng ngừng quay đảo. Lồng ngực dăn ra kéo vào, lay động. Rồi bất ngờ, anh ta ngồi yên, nhưng cái miệng động đậy, hé ra, huưt sáo. Anh cười và cặp mắt, cái cằm, cánh tay anh ta cuốn hút tôi. Tôi tự nhủ, nếu ḿnh đi theo hắn, hắn sẽ ngốn ngấu cả người ḿnh rồi vất mấy mẩu xương ra ngoài cửa sổ mất thôi.  

Đây rồi, căn pḥng sát mái nhà của Apollinaire, vị Thượng Đế dịu dàng này. Bằng các câu thơ, bằng những con số, bằng những âm tiết thông thường, ông đă vẽ đường cho chúng ta.

Ông bước ra khỏi căn pḥng đầy góc cạnh của ḿnh, từ từ mỉm cười với tất cả khuôn mặt rộng. Mũi mài thật sắc sảo, cặp mắt hiền từ và bí ẩn biểu hiện khoái lạc. Ông đeo cái bụng của ḿnh như mang nặng một sưu tập gom toàn bộ các tác phẩm, hai chân cũng động đậy giống hai cánh tay.

Tại nhà ông, thiên hạ bàn căi sôi nổi. Một người đàn ông bé nhỏ ngồi trong góc pḥng. Apollinaire lại gần, đánh thức : ‘‘Này ông Walden, ông biết phải làm ǵ không ? Phải tổ chức một triển lăm các tác phẩm của chàng trai này. Ông không biết cậu ấy sao ? Ông Chagall…’’

Một hôm Apollinaire và tôi đi ăn tối với nhau ở hiệu của Baty ở khu Montparnasse. Trên đường, đột nhiên ông dừng bước :

-    Nh́n ḱa, Degas đấy ! Anh ta đang qua đường. Anh ta bị mù.

Một ḿnh, cặp lông mày nhíu lại, vẻ nhăn nhó, Degas bước những bước dài, tay đè nặng trên gậy.

            Trong bữa ăn tối, tôi hỏi Apollinaire tại sao không giới thiệu tôi với Picasso.

-    Picasso à ? Cậu muốn tự tử sao chứ ? Tất cả các bạn thân của ông ta đều chấm dứt như vậy.

Apollinaire cười khi trả lời tôi, như vẫn thế. Nh́n ông ăn tôi nghĩ : ‘‘Thực là đói như chó sói.’’ Có thể ông ta cần ăn nhiều như vậy cho trí óc của ḿnh. Có thể tài năng chính là ăn. Ăn, nhất là rượu, và những thứ c̣n lại có thể sẽ tự đến sau. Vừa ăn, Apollinaire như thể vừa hát, thức ăn vang dậy trong miệng. Rượu thánh thót trong ly, thịt thà kêu đôm đốp giữa những chiếc răng. Cùng lúc ấy ông chào bên phải bên trái. Đầy quen biết từ đủ mọi phía.

            Ô, Ô, Ô, A, A!

Và ở mỗi khắc tạm ngừng, ông cạn ly, hớn hớ với cái khăn chùi miệng. Bữa ăn xong, vừa xiêu vẹo nghiêng ngửa vừa liếm môi chúng tôi cuốc bộ về đến Tổ Ong.

-          Ông chưa bao giờ tới đây ư ? Đây là khu của bọn du mục, có đám người Ư, Do Thái ; có cả những cô gái trẻ. Có thể chúng ta sẽ thấy Cendrars trong quán cà-phê khu ấy, ở  Dantzig. Chúng ta sẽ tóm được anh ta. Anh sẽ mở cái miệng to bằng hai quả trứng và, như chớp, giấu ngay vào túi mấy tờ giấy ghi những câu thơ vừa mới viết. Chỗ này không xa ḷ mổ, nơi những gă đàn ông mạnh mẽ khéo léo đập chết những con ḅ tội nghiệp của tôi thật tàn bạo.

 

Tôi không dám đưa tranh ḿnh cho Apollinaire xem.

-    Tôi biết, ông là nguồn cảm hứng của phái lập thể. Nhưng tôi, tôi muốn điều khác.

Nhưng khác ǵ ? Tôi ngượng ngập. Chúng tôi đi qua cái hành lang tối, ở đấy nước nhỏ xuống không ngừng và rác rưởi chất thành đống. Nơi đầu ṿng cầu thang có chừng mười cánh cửa đánh số. Tôi mở cái của ḿnh. Apollinaire cẩn thận bước vào như thể ông sợ cả căn phố sẽ sụp xuống bất ngờ và chôn vùi ông dưới đống đổ nát.

            Cá nhân tôi không tin là khuynh hướng khoa học hoà hợp với nghệ thuật. Ấn tượng hay lập thể đều xa lạ đối với tôi. Tôi cảm thấy nghệ thuật chủ yếu là trạng thái của linh hồn. Linh hồn của tất cả đều thánh thiện, linh hồn của tất cả các động vật hai chân trên mọi điểm của địa cầu.

            Chỉ có trái tim lương thiện là hoàn toàn tự do, nó có một lập luận riêng, một lẽ phải riêng. Linh hồn mà tự nó đi đến mức ấy, được con người gọi là : văn học, tính phi luận lư là trong suốt nhất. Tôi không nói đến cái thuyết hiện thực già cỗi, không cả thuyết lăng mạn-biểu tượng vốn chẳng đem đến được ǵ bao nhiêu. Cũng không là loại thần thoại bí ẩn hay ngông cuồng nào đó. Nhưng mà là ǵ, hỡi Thượng Đế ?

            Các bạn sẽ bảo rằng, những trường phái này chỉ là một hành trang h́nh thức. Nghệ thuật nguyên thuỷ đă có sẵn sự hoàn thiện kỹ thuật mà các thế hệ ngày nay cố gắng đạt tới bằng cách làm xiếc và rơi tơm vào sự cách điệu. Tôi so sánh các hành trang h́nh thức này với Đức Giáo Hoàng ở La Mă, người ăn mặc hết sức lộng lẫy kế bên đấng Christ trần trụi. hay một ngôi nhà thờ trần thiết đẹp đẽ gần kề buổi cầu nguyện ngay giữa cánh đồng. 

            Apollinaire đă ngồi xuống. Ông đỏ mặt, phồng má, mỉm cười và thầm th́ : ‘‘Siêu nhiên !… ’’

            Ngay bữa sau, tôi nhận được một lá thư, một bài thơ tặng tôi tựa là ‘‘Rodztag’’ (ngày đỏ). Apollinaire, như một cơn mưa dội xuống, ư nghĩa những lời của ông đập vào chúng tôi. Chắc chắn là hôm nay ông mơ tới tranh màu nước, tới bề mặt mới của hội hoạ, đến các nhà thơ mang số phận bị xúc phạm, tới tất cả chúng tôi mà xưa kia ông đă nói một lời.

Ông ấy đă ra đi. đă tàn tạ ? hay vẫn c̣n đó với nụ cười rạng rỡ trên gương mặt đă chết của ḿnh.

            Và ngày giờ của tôi kéo lê trên quảng trường Concorde, hay gần vườn Luxembourg. Tôi nh́n Danton và Watteau, tôi ngắt những cánh lá. Ôi, giá tôi có thể ngồi dang chân trên con quái vật bằng đá có đầu sư tử ḿnh dê đuôi rồng, biết khạc lửa của nhà thờ Đức Bà, rồi dùng tay và chân vẽ được con đường của ḿnh trong bầu trời.

            Nó đây rồi ! Paris, ngươi là quê hương Witebsk thứ hai của ta !

            Tôi đă thường nói : tôi không phải là một nghệ sĩ. Này ! một con ḅ, th́ sao ? Thế nào cũng được ư ? Tôi đă nghĩ cả đến chuyện để h́nh ảnh ḿnh trên danh thiếp nữa đó. Nghe nói ở thời điểm ấy, chính con ḅ cái làm nên chính trị thế giới. Phái lập thể băm nó ra, phái biểu hiện vặn vẹo nó. Rồi bất th́nh ĺnh ở phía đông, những linh cảm này trở thành hiện thực.

            Tôi đă nh́n thấy tận mắt tranh của Derain, Juan Gris và những người khác co rút lại trong pḥng tranh Kahnweiler ra sao, màu mè tan tác. Dường như khi đến xem cuộc triển lăm của chính tôi tại Berlin, tôi đă đem theo với ḿnh những phần tử đầu tiên của thời kỳ giông băo.

            Trong căn nhà nhỏ hai pḥng của ban biên tập báo ‘‘Sturm’’, các tấm tranh của tôi, không khung, treo thật sát vào nhau; khoảng trăm bức màu nước trải trên những chiếc bàn.

            Trong lúc các hoạ phẩm của tôi đang chương lên ở Potsdamerstrasse, th́ gần đấy, người ta nạp đạn những khẩu đại bác. Làm ǵ được, nếu những biến cố thế gian chỉ xuất hiện với chúng ta sau khung vải, xuyên qua màu sắc, qua vật chất, dầy đặc thêm và dao dộng như độc khí ?

            Âu Châu khởi sự chiến tranh, Picasso ơi, chấm dứt lập thể.

            Serbie th́ có sao ! Tấn công tất cả những nông dân không giày dép đi. Hăy đốt cháy nước Nga và tất cả chúng tôi cùng với nó…           

Marc Chagall và Picasso, St Paul de Vence, 1955, ảnh của Philippe Halman.

…………………………………….

(c̣n tiếp)