Marc Chagall

 

Marc Chagall

               

                        Cô dâu chú rể của Tháp Eiffel 1938                       

                                

                                                                           

ĐỜI TÔI                                                                                  

Mai Ninh chuyển ngữ

 

Đoạn 9

 

Do đang ở Bá Linh nên tôi chỉ cảm thấy vở kịch đẫm máu sẽ bắt đầu không trước một tháng. Vở kịch, v́ nó, trái đất cùng Chagall này sẽ hoá thành một sân khấu mới mà trên đó sẽ có những buổi tŕnh diễn tập thể rộng lớn.  

Không có linh cảm nào đủ gây lo lắng, để ngăn cản tôi đừng quay lại Nga. Tôi nuôi ư định về quê hương ba tháng, một phần dự đám cưới đứa em gái, và phần kia là để gặp lại “nàng”. Vâng, cái tiểu thuyết ái t́nh thứ tư và cuối cùng này suưt nữa tan biến mất trong bốn năm tôi sống tại nước ngoài. Vào thời gian cuối tôi ở Paris, nó chỉ c̣n là một tệp thư. Thêm một năm nữa thôi, có lẽ tất cả sẽ chấm dứt giữa chúng tôi.

Sau mấy ngày ngắn ngủi ở Bá Linh, tôi đă lên đường về Nga.

Vừa đến Vilna, tôi đă thốt lên với một phụ nữ Pháp đi cùng chuyến : “Nh́n xem, nước Nga này đây !” Thêm nữa, xém một chút th́ gă phu khuân vác đă biến mất với tất cả hành lư của tôi.

Nhưng Nga hoàng muốn đến thăm Odessa và gặp gỡ các phái đoàn ở nhà ga. Nên không thể nào ra khỏi nơi ấy.

Tôi c̣n nhớ, người ta đưa chúng tôi, bọn học tṛ, vào gần thành phố chào đón Nga hoàng. Ông đến Witebsk để duyệt binh, đội binh sẵn sàng lao vào cuộc chiến (Nga- Nhật). Chúng tôi lên đường trước cả b́nh minh. Từng đám học tṛ con nít, vừa náo động vừa buồn ngủ, gặp nhau trên đường. Chúng đi hàng dài tiến về những cánh đồng phủ tuyết. Chúng tôi đứng thành hàng dọc theo bờ đường. Cứ thế, chân trong tuyết, mỏi cổ chờ đoàn xe hoàng gia. Trong lo sợ xảy ra khủng bố, xe lửa đă ngừng lại giữa đồng. Rồi cuối cùng, từ xa, Nga hoàng xuất hiện, rất nhợt nhạt trong bộ đồ lính trơn.  

Mỗi người chúng tôi đều muốn nh́n thấy ông ta gần hơn, nhưng lại bị chồng chất lên nhau như những con cừu, khó mà cựa quậy. Bất ngờ, một đứa con trai nhỏ tách ra khỏi đám học tṛ. Nó tiến về phía Nga hoàng, tay giơ trên đầu một bản thỉnh nguyện. Tức th́, hoàng đế Nicolas được một đám mây gồm có các ông hoàng, bộ trưởng, tướng lănh sáng ngời trong y phục lễ hội, bao phủ ngay. Cao lớn, vạm vỡ, tóc trắng hay hói đầu, ngực gắn đầy huân chương, khắc khổ hoặc tươi cười, họ cưỡi ngựa hay bước đi theo sau Nga hoàng.

Tuyết rơi phất phơ. Xa gần trong không gian vang vọng những chào mừng của hàng ngàn binh lính. Không khí buốt lạnh thấm nhập tiếng quốc ca, rồi thỉnh thoảng biến nó thành các âm thanh rên rỉ. Nhạc trỗi lên không ngừng cùng một lúc, ở nhiều nơi.

Người phủ tuyết, Nga hoàng dẫn đầu đội quân, hơi nghiêng người chào. Các trung đoàn lần lượt diễn hành trước ông ta và đi ra chiến trường.

“Nhưng mà thành phố này là một thành phố giết chóc ! Và chúng ta, chúng ta đây này, lại bị kẹt trong nhà ga !” Tôi đă nói với người đàn bà đồng hành như thế.

“Ôi những con người khốn khổ, nhất là bà đấy… Nhưng đừng lo, tôi sẽ đưa bà lên một toa tàu. Và bà sẽ tới Tzarskoyé chỗ nhà viên thượng nghị sĩ của tôi. Bà sẽ là quản gia ở đấy”.

Đây đă là nước nga chưa ?

Tôi đă không nhận rơ được nước Nga.

Tôi đă từng nh́n thấy nó chưa? Đâu rồi Novgorod, Rostow, Kiew ? Đâu, chúng ở đâu ?

Tôi, tôi đă chỉ nh́n thấy Pétrograd, Moscou, một ngoại ô của Lyozno và Witebsk.

Cái nơi sau cùng này là một xứ sở riêng biệt; một thành phố kỳ quặc, đau khổ, một thành phố chán chường. Một thành phố đầy các cô gái trẻ mà v́ thiếu thời gian và đầu óc, tôi đă không cả đến gần.

Hàng chục, hàng trăm nhà thờ Do Thái, tiệm bán thịt, người qua lại.

Có phải đó đă là nước Nga ?

Đấy chỉ là thành phố của tôi, cái của tôi, mà tôi đă t́m lại được. Tôi trở về đây với bao niềm xúc động.

 

Chính trong thời gian này tôi đă vẽ bộ tranh về Witebsk năm 1914. Tôi đă vẽ tất cả những ǵ ḿnh nh́n thấy. Tôi vẽ ở cửa sổ pḥng tôi, chẳng bao giờ tôi đi ra đường với hộp màu trên tay. Tôi tự hài ḷng với một giậu cây, một cột đường, một sàn nhà, một cái ghế.

Đây này, một cụ già khiêm tốn ngồi ở bàn, trước ấm nước, dựa lưng vào ghế. Tôi lấy mắt hỏi :

- Cụ là ai ?

- Sao, cậu không biết tôi à ? Cậu chưa bao giờ nghe nói tới nhà thuyết giáo của Slouzk ư?

- Thế à, vậy cháu xin cụ hăy đến nhà cháu. Cháu sẽ làm cho cụ… Ôi, tôi sẽ nói thế nào đây ?...”

Làm sao giảng giải cho cụ ta ? Tôi sợ cụ sẽ đứng dậy và bỏ đi. Nhưng cụ cũng đến, ngồi trên một cái ghế và thiếp ngủ ngay. Các bạn đă thấy ông già toàn xanh mà tôi đă vẽ chưa ?  Chính cụ ta đấy.

Một ông lăo khác đi qua trước nhà chúng tôi. Tóc bạc, vẻ buồn bă. Một cái túi trên lưng. Tôi tự hỏi, liệu ông ta có thể mở miệng xin bố thí hay không ?  Thật thế, ông chẳng nói năng ǵ, bước vào và kín đáo đứng ở cửa. Cứ thế, ông ta sẽ đứng đây lâu chăng. Và nếu chẳng ai cho ǵ, ông sẽ đi ra như đă đến, khộng một lời.

- Này ông ơi - tôi nói với ông lăo - hăy nghỉ chút đă. Ngồi xuống đi. Thế này này. Chẳng sao cả đúng không? Ông sẽ nghỉ ngơi. Cháu sẽ biếu ông hai mươi xu. Hăy mặc mỗi chiếc áo cầu nguyện của cha cháu và ngồi xuống đó.

Bạn đă thấy bức tranh lăo già đang cầu kinh ở nhà tôi chứ ? Là ông ta đấy.

        Thật tốt, khi người ta có thể làm việc trong sự b́nh yên. Đôi khi đứng trước tôi là một khuôn mặt vừa thật bi thảm và già héo, đến nỗi nó có vẻ như một thiên thần. Nhưng tôi chẳng thể nào ngồi như vậy được trong quá nửa giờ… Bộ mặt này bốc mùi nặng quá.

- Xong rồi ông ạ, ông có thể đi được.

Bạn đă thấy bức tranh cụ già đọc sách của tôi chưa ? Chính là ông ấy đấy.

        Tôi vẽ, tôi vẽ và cuối cùng, dù làm ra vẻ khó khăn tôi cũng đă đội chiếc ṿng đám cưới vào một buổi tối trời mưa, thật đích thực, giống như trên tranh tôi. Người ta đă ban phúc cho tôi, như một việc nên làm. Nhưng bạn biết đâu rằng, trước buổi lễ thiêng liêng ấy là một trường hài kịch.

Thế này đây.

        Đối với cha mẹ và tất cả cái gia đ́nh đông đúc của… vâng, của vợ tôi th́ nguồn gốc của tôi chẳng ai ưa thích. Sao ư ? Cha tôi, một người chạy hàng tầm thường. Ông tôi….

        C̣n họ, hăy nghĩ xem, họ có những ba tiệm bán nữ trang trong tỉnh chúng tôi. Nào nhẫn, nào kẹp, nào ṿng vàng chiếu sáng, lấp lánh muôn màu trong các tủ kính. Đồng hồ treo tường, đồng hồ báo thức reo khắp nơi.

        Khi đă quá quen thuộc với khung cảnh trong những ngôi nhà khác th́ nhà nàng thật huyền diệu. Ba lần mỗi tuần, ở nhà họ, người ta làm các ổ bánh khổng lồ với táo, với pho mát, với hạt cây thuốc phiện, mà chỉ nh́n thôi tôi sẽ ngất xỉu. Người ta dọn các khay bánh ấy vào bữa ăn sáng, mỗi người ngốn ngấu ngon lành như nổi cơn điên, như bị tính tham ăn mê sảng tóm lấy. C̣n ở nhà chúng tôi, tất cả chỉ là một tĩnh vật đơn giản kiểu Chardin.

        Bố họ được ăn nho đến khoái khẩu, như bố tôi ăn hành vậy. Và gà vịt, thứ lễ vật mà gia đ́nh tôi chỉ hiến tế mỗi năm một lần vào ngày trước lễ Xá Tội, th́ nó chẳng hề thiếu vắng trên bàn ăn nhà họ.  

        Ông của nàng, một cụ già có bộ râu dài chuyên quanh quẩn trong nhà, t́m kiếm những cuốn sách, những hộ chiếu Nga và tất cả những ǵ rơi xuống trước mắt là ông cụ vất vào ḷ sưởi, đốt chúng. Cụ chẳng thể nào chịu đựng được ư nghĩ là các đứa cháu ḿnh đi học ở những trường dạy tiếng Nga. Vô ích, vô ích ! Tất cả phải vào trường đạo Do Thái, để trở thành giáo sĩ ! Chính cụ cũng chẳng làm ǵ ngoài việc suốt ngày cầu kinh. Và vào ngày lễ Xá Tội th́ ông cụ hoàn toàn mê sảng. Nhưng mà cụ đă quá già để chịu đựng phải nhịn ăn. Chính vị trưởng giáo đă cho cụ được phép uống vài giọt sữa trong ngày chay tịnh đó. Khi vợ tôi đút th́a sữa, cụ đă dàn dụa nước mắt, những giọt lệ lăn qua cḥm râu, rơi vào sữa. Ông cụ tuyệt vọng, cái th́a run rẩy, chỉ đủ làm ướt miệng ông vào ngày ăn chay ấy.

        Tôi chẳng c̣n đủ sức để nói. Đầu quay ṃng ṃng.

        Bà mẹ vị hôn thê của tôi nói với con gái :

- Này con, h́nh như nó bôi phấn đỏ lên má. Nó sẽ là một thằng chồng ra sao, cái thằng con trai hồng hào như con gái này chứ ? Nó sẽ chẳng bao giờ biết kiếm sống !

Nhưng làm ǵ được nếu nàng muốn thế. Không thể nào thuyết phục.

- Con gái ạ, con sẽ tàn héo với nó thôi; con sẽ héo úa để chẳng được ǵ. Hơn nữa, nó là nghệ sĩ, đó là cái thứ ǵ cơ chứ ? Và thiên hạ sẽ nói sao ? …

Cứ như thế, gia đ́nh hôn thê bàn tán về tôi. C̣n nàng, sáng và tối, nàng đem đến xưởng vẽ cho tôi những chiếc bánh ngọt ngào của nhà ḿnh, cá nướng, sữa đun sôi, nhiều thứ hàng vải trang trí, ngay cả các tấm gỗ tôi dùng làm giá tranh.

        Tôi mở cửa sổ pḥng ḿnh, không khí xanh, t́nh yêu và hoa đă bay ùa vào cùng với nàng. Từ lâu rồi, dù mặc toàn trắng hay toàn đen, nàng đă bay qua tranh, hướng dẫn nghệ thuật của tôi. Tôi chẳng bao giờ hoàn tất một bức tranh, một khắc hoạ mà không hỏi ư kiến xem nàng ừ hay không.

        Ôi, cha mẹ, anh em nàng th́ có hề chi. Thượng Đế sẽ lo cho họ !

        C̣n ông bố thương tội của tôi. Tôi nói với ông :

- Bố à, đám cưới của con...

Cứ ở cái điểm này th́ cả ông và tôi đều thấy nên đi ngủ là hơn ! Có đáng dính líu tới những người thượng lưu ấy không ?

        Nhưng rồi… v́ tôi đến nhà hôn thê của ḿnh rất trễ giờ nên hội đồng người Do Thái đều đă có mặt. Quanh cái bàn dài có vị giáo trưởng, một ông lăo khôn ngoan, hơi tinh quái, có những người trưởng giả to lớn vóc dáng bề thế, cùng tất cả nhóm dân Do Thái khiêm nhường mà trong khi chờ đợi sự xuất hiện của tôi cùng… bữa cơm tối, ruột họ đă quặn lại. V́ nếu không có tôi, sẽ chẳng có bữa ăn nào cả. Tôi biết vậy và tôi chơi đùa với sự bồn chồn của họ.

        Chao ơi, rằng tối nay là buổi tối quan trọng nhất đời tôi, rằng tí nữa, không âm nhạc, trên nền vàng của bức tường, không có sao và không bầu trời, dưới cái tán che màu đỏ, người ta gả vợ cho tôi, bất kể những kẻ háu ăn ấy !   

        C̣n tôi, sao giờ phút này trịnh trọng quá, tôi tái người đi giữa đám đông, Nào cha mẹ, bạn bè, người quen kẻ thuộc, đầy tớ… ngồi, đứng, đi đi lại lại. Trong lồng ngực họ đă sẵn sàng những giọt nước mắt, nụ cười, hoa giấy. Tât cả những thứ thích hợp để tung phủ lên chú rể. 

        Người ta chờ tôi và, trong khi ấy, họ tán chuyện. Họ đă bối rối khi nh́n nhận rằng “hắn ta” là một nghệ sĩ.

- Vả lại, nghe đâu hắn đă nổi tiếng nữa đấy…Và hắn nhận được cả tiền bán tranh. Các người có biết không?

- Dù sao đi nữa, đó chẳng phải là cách kiếm tiền để sống- một người khác thở dài.

- Ông nói ǵ ? C̣n tiếng tăm và danh dự nữa chứ !

- Mà này, cha anh ta là ai ? – người thứ ba hỏi.  

- A, tôi biết – Họ cùng im lặng.

Tôi ngờ rằng, nếu người ta bỏ tôi vào trong quan tài, vẻ mặt tôi sẽ mềm dịu hơn, ít cứng ngắc hơn là cái mặt nạ đang ngồi cạnh cô vợ tương lai của tôi. Thật tiếc bao nhiêu cho sự nhút nhát đần độn ấy. Nó đă ngăn cản không cho tôi sờ tay vào cái núi nho, các thứ trái cây, tới những món ăn không đếm xuể và ngon tuyệt vời bày trên bàn đám cưới. 

        Sau nửa giờ đồng hồ - tôi nói ǵ thế nhỉ, trước thế nữa ấy chứ, những người trong hội đồng tỏ ra vội vă - những ban phúc tuôn chảy trên hai đầu chúng tôi bị khoanh trong cái tán màu đỏ. Đấy là rượu vang hay những lời nguyền. Tôi hoang mang, mất cả đầu óc. Người ta quay chung quanh tôi. Xúc động, tôi nắm hai bàn tay mảnh mai, gầy guộc của vợ ḿnh. Tôi muốn cùng nàng chạy trốn khỏi nơi này, về miền quê, muốn hôn nàng và cười toang lên. Nhưng sau lễ cưới, anh em vợ đă đưa tôi về nhà tôi, trong khi chị của họ, vợ tôi, ở lại nhà bố mẹ cô ấy. Thật đúng là đỉnh điểm của thứ hoàn hảo tuân theo nghi thức !  

        Cuối cùng, một ḿnh với nhau ở đồng quê. Rừng, những cây thông, sự vắng vẻ. Mặt trăng đằng sau khu rừng. Con heo trong chuồng, chú ngựa sau cửa sổ, trong những cánh đồng. Bầu trời tím.

        Đây không chỉ là tuần trăng mật, mà c̣n là trăng sữa. Không xa nơi chúng tôi, có một đàn ḅ thuộc về quân đội, đang gặm cỏ. Tất cả mỗi buổi sáng, mấy người lính bán những xô đầy sữa có vài xu. Vợ tôi, vốn đă được nuôi lớn chuyên bằng bánh ngọt, bắt ḿnh tôi uống. V́ thế, đến mùa thu th́ tôi đă khó ḷng cài nổi quần áo.

        Đến gần trưa, căn pḥng chúng tôi sáng lên như một tấm tranh phi thường trong các pḥng triển lăm lớn ở Paris. Tôi đă là người chiến thắng. Tôi đuổi theo một con chuột đang hân hoan nhảy nhót trên giá vẽ. Vợ tôi thấy thế, nghĩ rằng : “Hoá ra anh ấy cũng có khả năng giết được một thứ ǵ đó”.

        Nhưng chiến tranh đă gầm gừ trên thân phận tôi. Châu Âu đă khép lại cánh cửa của nó trước mắt tôi.

 

        Tôi lục t́m trong túi giấy chứng nhận của Paris và vội đến gặp ông tỉnh trưởng, xin cho tôi ra đi. Nhưng giấy tờ đă bị niêm phong, gắn xi, tôi buồn rầu rời khỏi nơi đó. Tôi cảm thấy ḿnh đă phủ đầy râu, đầy lông, trần trụi.

        Ôi Paris !

        Ông tỉnh trưởng này biết ǵ về hội hoạ cơ chứ !

        Những chuyến xe lửa chất đầy lính tráng, những khuôn mặt rộng, g̣ má cao, xám xịt, đầy bụi. Họ núi chặt, bám leo ở những bậc thang nơi cửa tàu, trên nóc các toa. Họ đi Sebez, đi Mohileff, họ tiến dần ra trận mạc.

        Tại sao người ta không gọi tôi ?

        C̣n phải chờ đến phiên ḿnh.

Mà ra đó, tôi sẽ làm ǵ ? Ngắm nh́n các cánh đồng cỏ, cây cối, bầu trời, những đám mây, máu và ruột người hay sao ? Dường như họ chẳng cần tôi. Tôi không đàng hoàng đứng đắn, chẳng được tích sự ǵ, lại ốm o chẳng có thịt. Có màu sắc ư, ǵ ? Nào hồng trên má, nào xanh trong mắt, tất cả mấy thứ này không làm nên một người lính.

        Quân lính, nông dân đội mũ len và đi giầy cỏ gai bước ngang qua. Họ ăn uống, bốc mùi nồng nực. Mùi của mặt trận, những hơi thở nực cá ṃi, thuốc lá, bọ rận. Tôi nghe, tôi ngửi thấy những trận đánh, các loạt pháo kích, các người lính bị chôn vùi trong chiến hào.

        Những tù binh đầu tiên được giải đến. Đây, một tên người Đức to con với vóc vác lực sĩ, có hàm râu mấy tháng chưa cạo. Hắn ta ủ rũ, ngủ gà ngủ gật. Nếu chẳng phải là đang trong chiến tranh, tôi đă gợi chuyện và hỏi thăm về Walden, về những bức hoạ của tôi đă bị giam lại ở Đức.

        Một gă lính bị thương khác nh́n tôi với vẻ trách móc. Hắn tái nhợt, già cỗi và gầy yếu như ông nội râu ria của tôi.

………………………………….

(c̣n tiếp)