Marc Chagall

Marc CHAGall

            

                                                                              Điệu múa, tranh Chagall.                 

ĐỜI TÔI                                                                               

Mai Ninh chuyển ngữ

 

Đoạn 13

     Đưa tôi vào một căn pḥng tối, Effross bảo : Đấy, những bức tường này dành cho cậu, làm ǵ tùy ư. Đó là một căn phố đă bị huỷ hoại hoàn toàn, những người chủ trốn đi đă bỏ lại. Effross chỉ tiếp :

- Cậu xem đấy, đây là băng ghế cho khán giả; kia là sân khấu.

Nói cho đúng, tôi chỉ thấy nơi đó là dấu tích của một nhà bếp, c̣n chỗ này....

     ‘‘Hăy đập đi thứ kịch trường cũ kỹ nực mùi tỏi và mồ hôi. Hoan hô... ’’

Và thế là tôi nhào đến với mấy bức tường.

     Những mảnh bố trải trên sàn. Thợ và diến viên tha hồ dẫm lên. Những căn pḥng, hành lang đang được sửa chữa; vỏ cây bào lẫn lộn với túp màu cùng các phác hoạ của tôi. Ở mỗi bước chân, thiên hạ hất lên nào đầu thuốc lá nào vỏ bánh ḿ.

     Tôi cũng thế, tôi nằm dài trên sàn gỗ. Đôi lúc tôi thấy nằm như vậy cũng êm ái. Ở quê tôi, người ta đặt người chết ngay trên đất. Và những người thân thuộc cũng ngồi bệt trên đất khóc thương. Tôi thích gần với đất như thế, thầm th́ với nó nỗi muộn phiền cùng lời cầu nguyện. Nhớ lại một cụ tổ khá xa, người đă vẽ những bức tranh trong nhà thờ của Mohileff. Và tôi khóc.

     Tại sao một trăm năm trước cụ ấy chẳng gọi tôi đến giúp ? Ít nhất, bây giờ, trước bàn thờ tối thượng cụ sẽ cầu nguyện, sẽ che chở cho tôi.

     ‘‘Ông nội có râu của cháu, xin hăy nhỏ lên cháu một hay hai giọt của sự thật vĩnh hằng’’

     Để an ủi ḿnh, tôi đă kêu Effroïm, người gác cổng nhà hát, đi t́m sữa và bánh ḿ. Nhưng sữa nào phải là sữa; bánh ḿ chẳng phải bánh ḿ. Sữa pha nước, pha hồ. Banh ḿ là lúa mạch, rơm rạ, với cái màu thuốc lá. Mà có thể đây là sữa thật, đă vắt ra từ một con ḅ làm cách mạng đấy. Hay là, đúng hơn, gă gác cổng đă đơn giản rót nước vào hũ rồi trộn thêm một thứ ǵ đó mà tôi không rơ, và tên vô lại ấy đă đem cho tôi uống. Nơ như máu trắng, hay tệ hơn thế nữa. Vậy mà tôi đă ăn, đă uống, đă tự đốt cháy ḿnh.

     Tôi vẫn nh́n ra gă gác cổng này trong đầu, đại diện duy nhất của công nhân trong nhà hát. Cái mũi của hắn, cái nghèo khó, tính biếng nhác, hay làm bậy; lũ chấy ḅ từ hắn sang tôi rồi quay ngược lại. Thường thường hắn đứng một chỗ, chẳng làm ǵ và cười hăng hắc.

- Mày cười cái ǵ, tên đần ?

- Tôi chỉ biết nh́n ông hay nh́n tranh ông thôi. Cái này lẫn cái kia đều buồn cười như nhau !

Effroïm, anh đang ở đâu ? Phải, anh chỉ là một người gác cổng, nhưng đôi lần anh đă ngẫu nhiên ngồi ở quầy bán vé và làm cả việc soát vé nữa. Tôi đă có ư nghĩ nên cho anh ta lên sân khấu. Tại sao không ? Người ta đă tuyển cả bà vợ của một người gác cửa khác đấy. Kích thước thân h́nh bà ta khiến tôi nghĩ tới một thanh gỗ ẩm phủ đầy tuyết.Trong các buổi tập thử, bà ta gào, rống lên như một con ngựa chứng mang bầu. Ngay cả với kẻ thù, tôi cũng không cầu cho họ phải vô t́nh nh́n thấy bộ ngực bà ấy. Thật khủng khiếp !

Cạnh đó là văn pḥng của giám đốc Granowsky. Trong khi chờ đợi nhà hát hoàn thành, ông ta chẳng có mấy việc. Căn pḥng chật hẹp. Ông ta đang ở trên giường, nâng niu thân xác của ḿnh, bên dưới giường là vỏ cây bào.

‘‘Ngài khoẻ không, Alexeï Michaïlowitch(*) ?’’

Ông ta nằm đó nghỉ ngơi, mỉm cười hay là hờn dỗi và càu nhàu. Đă hơn một lần, những lời nói sắc bén của ông, kiểu đàn bà hay kiểu đàn ông, đă phóng thẳng vào tôi hoặc vào mấy người khách đến thăm khác. Chẳng hiểu ngày nay ông ta c̣n mỉm cười nữa không, Granowsky.

Nhưng mà y như sữa của Effroïm đem đến, nụ cười của ông ấy đă an ủi tôi ít nhiều. Tôi chưa bao giờ dám hỏi ông ta có chút thiện cảm ǵ với tôi không. Thế là tôi đă ra đi mà chẳng biết được điều đó.

Với tôi, làm việc cho nhà hát đă là một ước mơ từ lâu. Hồi năm 1911, Tugendhold từng viết ở đâu đó rằng những vật thể trên tranh tôi rất sống động. Ông ấy bảo tôi có thể vẽ được những cảnh trí mang tính cách tâm lư cho sân khấu. Tôi đă suy nghĩ về điều đó. Quả thế, ít lâu sau, ông đă căn dặn Taïroff, quản lư của nhà hát, nên nghĩ đến tôi cho vở ‘‘Những con rối của Windsor’’. Nhưng ba chúng tôi đă gặp nhau để rồi đơn giản chia tay.   

Vào lúc chấm dứt thời gian ngụ cư ở Witebsk năm 1919, và sau khi đă giúp cho các ngành nghệ thuật cùng những nghệ sĩ, cả bạn hữu lẫn kẻ thù, được du nhập vào nơi ấy, tôi đă hân hoan nhận được lời mời của Granowsky và Effross. Họ muốn tôi đến làm việc để khánh thành một kịch trường Do Thái mới. Chính Effross đă cố t́nh mời tôi.

Effross ư ? Cặp chân dài vô tận. Không ồn ào cũng không lặng lẽ. Ông ta sống. Di động qua phải qua trái, bên trên bên dưới. Tất cả đều sáng ngời : cặp kính, cḥm râu cằm. Chỗ này và chỗ kia, ông ấy ở mọi nơi. Đấy là một trong những người bạn thân mà tôi yêu mến và xứng đáng được như thế.

C̣n Granowsky th́ tôi đă nghe nói đến lần đầu ở Pétersbourg, trong thời chiến tranh. Là học tṛ của Rheinhardt, thỉnh thoảng ông dựng những vở kịch về xă hội, rất thịnh hành sau khi vở Œdipe của Rheinhardt được tŕnh diễn ở Nga. Cũng lúc ấy, ông tổ chức cả các buổi kịch Do Thái. Đoàn hát gồm những người làm đủ mọi nghề, và cùng với họ ông lập nên trường dạy kịch. Tôi đă dự vài buổi tŕnh diễn theo kiểu hiện thực của Stanislawsky và đă không dấu giếm sự khó chịu của ḿnh.

V́ thế, tôi lo ngại lúc đến Mạc Tư Khoa. Tôi có cảm giác là ít nhất vào buổi đầu thế nào chúng tôi cũng có những bất đồng. Tôi, một thằng người luôn luôn lo lắng và dễ bị hỗn loạn bởi những điều rất nhỏ, c̣n ông ấy, típ người tự tin, hơi thích nhạo báng. Và, điều chính yếu : ông ta chẳng có ǵ là Chagall cả.

Họ đề nghị tôi vẽ tranh trên tường trong pḥng tŕnh diễn và dàn cảnh vở đầu tiên. A, tôi nghĩ, đây là cơ hội lật đổ loại kịch trường Do Thái cũ kỹ, thứ chủ nghĩa dựa vào thuyết tự nhiên tâm lư, những bộ râu đeo đẳng của nó. Ở kia, trên các bức tường, ít nhất tôi có thể thoải mái và tự do phóng lên đó tất cả những ǵ, đối với tôi, thật cần thiết cho sự tái sinh của kịch nghệ quốc gia. Tôi đă chẳng đề nghị với kịch sĩ Michaëls là nên lôi ra một con mắt của anh ta để gắn vào cái mặt nạ đấy sao ?     

Tôi bắt đầu làm việc. Một tấm tranh cho bức tường chính : ‘‘Giới thiệu về tân kịch nghệ quốc gia’’. Trên những bức tường ngăn các pḥng, trần nhà và màn phông là h́nh vẽ tổ tiên của người kịch sĩ hiện đại – một nhạc sĩ b́nh dân, một anh hề giúp vui trong đám cưới, người đàn bà đang nhảy múa, người chép kinh Thora, gă thi sĩ mơ mộng đầu tiên, và cuối cùng là đôi t́nh nhân thời đại bay lượn trên sân khấu. Các món ăn, bánh quy và trái cây bầy trên những chiếc bàn phủ khăn là h́nh ảnh tôi trang hoàng các màn phông. 

Tôi đợi chờ được tiếp xúc với nhóm kịch sĩ. Như tôi đă âm thầm cầu nguyện, quản lư và các diễn viên đi ngang qua, họ nói :

‘‘Hăy đồng ư với nhau. Chúng ta cùng lật đổ tất cả những thứ cũ rích. Hăy tạo ra một nhiệm mầu !’’

Các kịch sĩ thương mến tôi. Họ thường ném cho tôi một mẩu bánh ḿ, ít súp, hay một nụ cười, niềm hi vọng.

Bấy giờ, Granowsky đang từ từ bước qua sự tái hiện của Rheinhardt và của Stanislawsky để tiến tới những chân trời khác. Và khi tôi có mặt ở đấy th́ ông ta c̣n vương vất trong những thế giới nào đó. Chẳng hiểu tại sao ông ấy không bao giờ tâm sự với tôi. Về phía ḿnh, tôi cũng chẳng dám.

Người đă đập vỡ tấm kính ngăn cách là diễn viên Michaëls, một người có nỗi khát khao như tất cả chúng tôi. Đă hơn một lần anh ta lại gần tôi, mắt và trán dô ra, tóc trong gió. Cái mũi ngắn, cặp môi dầy. Anh ấy chăm chú vào các ư tưởng, đi trước chúng, và bằng sự bén nhạy của cánh tay cùng thân thể đă lao thẳng vào điều chính yếu. Không thể nào quên nổi !

Anh nh́n ngắm tác phẩm của tôi, năn nỉ tôi cho mượn mấy phác thảo. Anh muốn có được sự giao cảm, tập cho quen và cố gắng hiểu chúng. Sau một hay hai tháng, anh vui vẻ báo tin :

‘‘Anh biết không, tôi đă nghiên cứu các phác thảo của anh. Tôi đă hiểu chúng. Điều này khiến tôi thay đổi toàn bộ nhân vật của ḿnh. Từ nay, tôi biết sử dụng thân thể, cử động, lời nói một cách khác. Mọi người nh́n tôi và không hiểu chuyện ǵ đă xảy ra.’’

Để trả lời anh, tôi mỉm cười. Anh ta cười lại.

Những diễn viên khác thận trọng tiến đến trước tranh tôi khi tôi đang đứng trên chiếc thang cao; họ cũng vậy, muốn thử xem có nh́n ra được một cái ǵ đó, cố gắng để hiểu. Họ không thể tự ḿnh biến hoá hay sao ?  

Tất cả đều thiếu thốn. Chẳng đủ vải để may quần áo và làm phông. Hôm trước ngày khánh thành nhà hát, người ta đem tới cho tôi mấy bộ com-lê đă ṃn. Tôi vội vàng đem nhuộm, và khám phá ra những đầu thuốc lá, cùi bánh ḿ trong mấy cái túi. Tôi không thể vào cả pḥng tŕnh diễn vào đêm khai mạc v́ đă bị bao nhiêu màu sơn bắn tung toé lên người. Vài giây trước lúc mở màn, tôi c̣n chạy ra sân khấu để vội vă vẽ nốt vài chỗ cốt yếu.

Bất ngờ, một đụng độ xảy ra. Granowsky đă treo một chiếc khăn lau bát chính hiệu. Tôi thở dài, hét lên :

- Một cái giẻ chùi bát ?

Granowsky phản công ngay :

- Ai là giám đốc ở đây, anh hay tôi ?

Lẽ đương nhiên, buổi diễn đầu tiên ấy, theo tôi, không được toàn hảo. Nhưng tôi nghĩ là công việc của ḿnh đă hoàn tất.

 

     Nhà hát ‘‘Habima’’đă đề nghị tôi dàn cảnh cho vở ‘‘Dibbouk’’. Tôi chẳng biết tính sao. Cả hai nhà hát này lúc bấy giờ đang ḱnh nhau. Nhưng tôi không thể không làm cho ‘‘Habima’’. Ở đó, các diễn viên không diễn kịch mà họ nguyện cầu trong khoe khoang, họ cũng thế, đáng tiếc cho kịch nghệ của Stanislawsky

     Nếu câu chuyện của tôi và Granowsky, theo lối nói của ông ta, không thành được, th́ đối với Wachtangoff tôi c̣n xa cách hơn nữa. Quản lư của Habima và cũng là diễn viên chuyên về  kịch của Stanislawsky, những dàn dựng của ông chưa được biết đến vào thời ấy. Tôi cảm thấy khó t́m ra một ngôn ngữ chung cho hai chúng tôi. Tôi luôn đáp lại t́nh thương mến, sự gắn bó bằng một tấm ḷng tương tự, nhưng trước những nghi hoặc, do dự, th́ tôi ra đi.

     Có mặt ở các buổi tổng dượt đầu tiên của vở ‘‘Dibbouk’’ và nghe Wachtangoff nói, tôi đă nghĩ : ‘‘Đó là một người xứ Géorgie. Chúng tôi gặp nhau lần đầu. Ông ta im lặng. Cả hai lúng túng quan sát nhau. Chắc chắn rằng ông ấy nh́n thấy trong mắt tôi cái hỗn độn, vô trật tự kiểu phương đông, một thứ nghệ thuật xa lạ, chẳng thể hiểu được’’.

     Việc ǵ tôi phải bối rối, đỏ mặt và xọc mắt vào ông ta. Tôi sẽ chích cho ông ấy một liều độc dược. Một ngày nào đó ông ta sẽ nhớ tới nó, dù có mặt tôi hay sau lưng tôi. Rồi sẽ có những người khác đi theo và diễn đạt, trong một h́nh thức b́nh dân hơn, sáng sủa và rơ ràng hơn, những lời nói và tiếng thở dài của tôi.  

Cuối cùng, Zémach, giám đốc của Habima, đă lôi tôi ra khỏi suy nghĩ của ḿnh :

‘‘Này Marc Zacharowitch, theo anh, ta nên dựng vở ‘‘Dibbouk’’ thế nào?’’

- Tốt hơn hết là ông nên hỏi ư Wachtangoff - tôi đáp.

     Im lặng.

     Wachtangoff đă chậm răi trả lời rằng tất cả những sự biến dạng, bóp méo này đều xa lạ đối với ông ta. Rằng chỉ có con đường của Stanislawsky là đúng.

     Hiếm khi tôi nổi giận đến như thế.

     ‘‘Nếu vậy, tại sao c̣n làm phiền đến tôi ?’’ Nhưng tôi tự chế ngự, đáp lại rằng tôi không nghĩ đó là con đường đưa đến sự phục sinh cho kịch nghệ Do Thái. Và quay về phía Zémach, tôi nói :

     ‘‘Rồi thế nào th́ ông cũng sẽ dựng nó theo ư tưởng của tôi, ngay cả nếu tôi không có đấy ! Chẳng có cách nào khác hơn.’’

     Trút xong gánh nặng, tôi bỏ đi. Trên đường về nhà, tôi nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với Ansky, tác giả Dibbouk. Nhận ra tôi trong buổi tiếp tân, ông ấy đă ôm lấy và vui vẻ nói :    

 ‘‘Anh biết không, tôi có một vở, ‘‘Dibbouk’’. Chỉ có anh mới thực hiện được. Tôi đă nghĩ đến anh.’’

Nhưng tôi sẽ làm được ǵ ?

Thiên hạ đă kể lại là một năm sau đó, Wachtangoff đă bỏ hàng giờ trước các tranh vẽ trên tường của tôi trong nhà hát của Granowsky;  và tại Habima (chính Zémach đă thú nhận với tôi) người ta đă đặt một nghệ sĩ khác vẽ theo kiểu Chagall. Tôi cũng nghe nói, bây giờ ở chỗ Granowsky người ta c̣n đi xa hơn cả Chagall nữa !

Tốt thôi !

 

Làm việc ở kịch trường nhưng tôi không quên gia đ́nh ḿnh ở Malachowka, trong một thôn quê bé nhỏ gần Mạc Tư Khoa.

Để đến đấy, trước nhất tôi phải xếp hàng trong mấy giờ đồng hồ mới có nổi tấm vé tàu, rồi một cuộc xếp hàng khác để ra tới được sân ga. Mặc áo choàng ngắn với cái quần rộng, tôi khổ sở chịu đựng sự chen lấn của đám đông. Nhiều phụ nữ bán sữa với các bi-đông bằng thép mềm va vào lưng tôi không thương xót, Họ dẫm cả lên chân tôi. Đám dân quê xô đẩy. Đứng hay nằm trên đất họ cũng bắt chấy. Hạt bí nẩy tanh tách giữa răng họ, bắn cả vào tay và mặt tôi.

Rồi đến tối, khi con tàu buốt giá chầm chậm khởi hành th́ những tiếng hát ai oán và ầm ĩ vang khắp toa tàu mù khói. Tôi tưởng ḿnh đang bay lên trời qua những hàng cây lá nhỏ, qua tuyết, qua các đám khói, cùng với mấy người đàn bà phục phịch và các gă nông dân râu ria không ngừng làm dấu thánh giá này. Những cái bi-đông rỗng sữa nhưng chứa đầy tiền lẻ kêu vang như trống. Cuối cùng th́ con tàu cũng ngừng lại và tôi bước xuống. Cứ vậy, mỗi ngày.

Trời đă khuya, tôi băng qua các cánh đồng hoang vắng, cảm tưởng có một con chó sói đang núp trong tuyết. Một con chó sói, không nghi ngờ ǵ nữa !

Tôi xê dịch, lùi ra sau, thận trọng tiến tới, cho đến lúc phải thừa nhận rằng đấy không phải là chó sói. Một con chó đáng thương, bất động.

Buổi sáng, tôi lại trên con đường ấy đến Mạc Tư Khoa. Trời chưa sáng. Bầu trời xanh tím. Đồng bằng bao quanh bạn hàng ngàn cây số. Những hàng cây vui vẻ đội trên đầu bạn. Trên sân ga, lại các bà bán sữa với bi-đông đựng thứ nước mang màu sữa lợt cùng đám dân quê nặng mùi. Con tàu chở hàng nặng nề ḅ, cập rập v́ lạnh. Người ta xấn tới, xô đẩy để chiếm chỗ trên những bậc thang buốt giá.

Bất ngờ, một tiếng kêu thất thanh. Một cô gái quê nằm bẹp dí, cô ta đă rơi vào tuyết, dưới bánh xe của một toa tàu, cô rú lên dữ dội. Máu tím từ cái chân bị găy lan ra trên tuyết.

- Ôi ! Các anh ơi !  Có nghe không tiếng cô nức nở gọi.

Thiên hạ đào, bới, nhấc cô lên và đem đi, như đống phân bón.

Người ta đă nh́n thấy đủ mọi điều.

…………………………………........................................................................................................

(c̣n tiếp)

(*) Vua nước Nga từ 1645 đến 1676, đă cho ra bộ luật về nông nô.