TiengDong

Mai Ninh

Tiếng Động 18 - Munch - Le Cri

 

Hai cánh cửa trước trổ ra giàn bông giấy bên con ngơ cụt, một cánh mở nh́n sân sau lấp lánh ánh sáng của trời xanh mùa Tết. Không gian giữa các khung cửa ấy là chỗ ngồi viết. Viết ǵ ? trong tiếng ṿi nước xối xả từ nhà hàng xóm ào sang qua sân sau, và giọng hai ông bà nội cùng chị vú em đang dài ra, xúm xít dỗ ngọt đứa cháu biếng ăn ngoài cổng rào sân trước. Nhất là những c̣i xe, la ó, ḥ hét mừng thắng trận bóng đá ngàn năm một thuở của vạn người dân tràn ra đường phố c̣n oang vỡ trong đầu. Thế mà bỗng dưng tất cả đột nhiên im bặt, dù chỉ phút giây cũng đủ cho các sợi thần kinh được trùng xuống. Rồi từ một tầng lầu gần đây thanh thản thả ra những nốt dương cầm một bài Etude thanh thoát, chúng bay lên, lẩn vào các đám mây đọng bông trên mảnh trời lơ lửng sân sau. Tiếng đàn c̣n non, đôi khi ngập ngừng, trật nốt, làm nhớ cô gái nhỏ năm nào tập đàn vào những buổi trưa xa. Ngồi đó, ch́m vào mơ mộng, hồi tưởng rồi mong ước. Chẳng hẳn ước một không-tiếng-động mà giá được lựa chọn tiếng này thay tiếng khác. 

  

Đêm đầu tiên trở về thành phố, gió vốn thiếu lại bị chặn ngừng trước cửa kính căn lầu cao. Đêm ồn ào, đêm ngột ngạt. Lơ mơ, trăn trở măi mới thiếp đi nhờ thiếu ngủ. Chưa được bao lâu bị choảng dậy bất thần trong không gian c̣n đen của 4 giờ sáng. Điệu nhạc quen thuộc ‘‘Khi xưa ta về lại nhớ ta đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…’’ gióng lên từ dưới con đường. Kèn oang oang, trống thùng thùng chiêng xoang xoảng họa theo đánh nhịp. Vậy mà nằm yên đó, nghe và ngỡ ngàng, lại c̣n thêm chút ǵ thích thú. Ô, cơi đi về của anh Sơn sao nổi lên vào giấc này? Người ta yêu nhạc anh đến thích ứng vào hoàn cảnh, ngay cả trong tang chế? Nhưng khi chuyện đi về và cả ‘‘Anh nằm xuống sau một lần đă đến đây…’’ chấm dứt th́ đột nhiên đội kèn đám ma hứng khởi thổi bài Phật Giáo VN, nhịp điệu bất kể. Lúc đầu hồ hởi như đang thúc giục lực sĩ chạy đua, lúc sau lè nhè quả là khóc người chết. Rồi lại vùng lên chạy đua, rồi lại bất ngờ ỉ ôi kẻ quá cố. Kéo hai đầu chiếc gối áp chặt vào tai. Thở dài, tội cho người nằm đó. Hỏi ra mới biết đám tang phải lên đường giờ ấy để tránh kẹt xe, chứ không do ngày lành giờ tốt. Những đoàn đưa tang kèn trống đi qua phố phường im ĺm chưa kịp sáng ấy thả xuống giấy tiền giấy vàng như bươm bướm. Nhưng nh́n kỹ không thấy tiền có ảnh bác Hồ, mà nhiều nhất là ‘‘vé’’, vé 100 đô in h́nh tổng thống Hoa Kỳ, rồi đến các tờ màu hồng hay màu lá non có ảnh vua quan đội măo Trung Quốc. Chắc hẳn rất khó ḷng mua được bát cháo lú, trả tiền đ̣ sang sông hay hối lộ âm binh của Diêm Vương bằng tiền Việt.           

 

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt… Ở thành phố nêm người và xe cộ ấy th́ dợm bước ra đường là thấy loanh quanh và…nản. Nản mồ hôi, nản bụi bặm, nản tiếng xe rồ, c̣i bóp, đụng xe. Từ đụng xe hay chèn nhau dẫn tới chửi thề, căi lộn ngay giữa ḷng đường nghẹt cứng hoặc bên vỉa hè, đầu con hẻm. Lâu quá, sống xứ người không nghe chửi lộn, cái món bao giờ cũng có bài có bản. Ngày xưa con nít ṭ ṃ nghe khoái tai, ngày nay nghe nhọc ḷng mệt mỏi... nghĩ ngôn ngữ ḿnh càng giàu có, thật tượng h́nh tượng âm trong phạm trù này. Trong khi ngược lại, cầm tờ báo trên tay mà thấy chữ nghĩa sao bây giờ lắm lúc bị rút ngắn đến kỳ lạ :  trường chuyên XY, tour độc, bác bỏ đ́nh chỉ Vedan … Đọc cái tựa sau cùng trên một nhật báo mà giật ḿnh : Vedan thản nhiên thải nước đầy chất độc xuống sông, hôm trước báo chí vừa loan tin Vedan bị đóng cửa trong khi chờ điều tra thế mà qua dăm ngày đă được hoạt động lại? Hoá ra đọc vào bài mới hay “bác bỏ đ́nh chỉ Vedan” là chạy tít cho gọn câu “bác bỏ ư kiến không bắt Vedan đ́nh chỉ hoạt động’’. Bà chị họ già, giáo viên mẫu mực năm xưa, gỡ mục kỉnh, vất đoạch tờ báo xuống đất : ‘‘Viết thế th́ bố ai hiểu! báo với chí, ngôn với ngữ!”.  Vội đùa cho vui : ‘‘Ấy, viết thế mới khích người ta mua báo chứ chị!’’ Rồi kể lại chuyện đi ăn bún ốc gia truyền Hà Nội.

Một người đàn bà đẫy đà áo thun nhếch cao hơn bụng, quần jean chẽn vào quán, hướng xuống bà bán bún ngồi ghế đẩu đang đơm :

-         Cho một bát, vừa to vừa nhỏ!

Nghe vậy, ngừng và, thắc mắc hỏi chị bạn đă đưa đến đây : Sao bà ấy không gọi một bát vừa thôi cho gọn, lại kêu vừa to vừa nhỏ làm chi cho dài ḍng hở chị? Chị bạn đang ăn chưa kịp trả lời.

Một ông khác đă bước ngay sau :

-         Này, một chấm nóng, vừa to vừa nhỏ.

Chị bạn bấy giờ bật cười giải thích : Bún ốc ở đây có thể ăn nóng (nước dùng nóng chan thẳng vào bún, cách này gọi là chan) hay ăn nguội (nước dùng nguội để ngoài như ăn hủ tíu khô, thực khách nhấc từng gắp bún chấm vào nước ốc chứ không múc đổ từ từ vào bún, cách này gọi là chấm lạnh, cũng có thể ăn chấm nóng nếu muốn nước ốc nóng). C̣n vừa to vừa nhỏ là cho cả ốc lớn lẫn ốc bé. Hai việt kiều được chị mời đi ăn cười : Ḿnh nhà quê quá, đi ăn ở thủ đô chẳng phải dễ. Phải biết cách gọi, vắn tắt nhất nhưng đầy đủ, bà hàng mới không nhầm lẫn, y hệt như một ‘‘đá đen’’ hay ‘‘nâu nóng’’. Và cả tấm bảng kẻ xanh đỏ ‘‘Sơn sửa nữ, Cạo tỉa nam’’ trước một cửa hiệu cắt tóc, sơn móng tay nam nữ dựng giữa phố đông người.  

Một cô cháu sau này nghe chuyện liền bảo :

-         Cái ấy không hay bằng giai thoại khác, cũng ở Hà Nội, trong một hiệu ăn đặc sản bán thịt chú vâu và nàng ụt, hầu bàn lớn tiếng xướng vào nhà bếp c̣m-măng của ba thực khách : “Hai lợn ăn thêm, một chó mới vào!”

Ồ không, những chuyện đi ăn này nào phải tiếng động, đấy là ngôn ngữ.

Nhưng có đôi khi chẳng dễ tách rời tiếng nói và tiếng động, và cũng không phải bao giờ chúng cũng đinh tai nhức óc ở xứ này. Thành thị ồn đến nổ đầu, trở về vũng biển lại chẳng ngờ nghe thấy những tiếng ŕ rầm tan vào bóng đêm u uất một cảnh chợ âm hồn. Trời sập tối đă lâu, con đường từ trên núi xuống biển ṿng ngang mấy ngôi chùa và nhà cửa um tùm cây cối. Đường gần chân núi chỉ leo heo ánh đèn treo cổng vài căn nhà, không đủ chiếu các khúc quanh. Ở một khuỷu đường, dưới tán cây đen sẫm và cành lá lao xao trong gió phát ra tiếng ŕ rầm như cất từ ḷng đất. Chơi mắt nh́n kỹ mới thấy loáng thoáng ánh lờ nhờ của manh áo, của chiếc nón lá che sương, của những nải chuối sáp, chuối sứ bày ngay trên sỏi đất. Vậy mà họ có đến gần chục người đang mua bán. Những người đàn bà lao động cực nhọc, thợ khuân gạch khuân hồ, quét đường, nhặt ve chai…suốt cả một ngày, giờ tụ về đây trong đêm tối để bán mua vài nải chuối mấy quả cam, dăm gói lá thuốc nam. Hay phải chăng chỉ để gặp gỡ, chuyện tṛ, than thở. Hẳn là thế, bởi hầu như không thấy bóng họ động đậy, không nh́n thấy cử chỉ mua và bán. Chỉ cây lá nghiêng chao cùng gió và những lập loè đom đóm bay quanh. Đêm tối khiến họ ngại cất to tiếng để nói với nhau b́nh thường, hay cái th́ thầm là do vất vả khuân vác cả ngày đă ră rời mỏi mệt? Một khác biệt vô cùng giữa âm thanh rủ rỉ phận người ấy với giọng đơn đớt, đanh đảnh trong khắp phố phường thủ đô vốn khi xưa thanh lịch.  

 

Biển này phía tây nên sáng sớm mây thường về phủ các con thuyền đánh cá sơn đỏ sơn xanh neo đầy khoảnh vịnh. Đi càng xa khúc đường ṿng càng vắng xe, người tập thể dục hay chạy bộ thưa hơn. Sương giờ ấy chưa tan và sóng dồn lên trắng xoá. Vậy mà nhiều ngày đạp xe qua đây vào giấc đó, ngay từ xa đă nghe tiếng người đàn ông ấy. Ông ta gầy lỏng khỏng, đứng lênh khênh trên bờ lề lát các ô thạch bản mài nhẵn. Mặt hướng thẳng ra biển, miệng la lớn mắng mỏ giận dữ. Cứ mỗi câu tung ra là cánh tay phải phất lên theo như để thảy tất cả lời nói xuống nước. Cố gióng tai cũng chẳng thể nào nghe rơ ông ta chửi ǵ, trừ mấy chữ lập đi lập lại : cá, cua, ṣ, hến, cho đă đời, cha mẹ mày, mày làm ǵ tao. Có lúc ông không rủa nữa mà tiến sát bờ kè, chúc đầu gào vào những bọt sóng nổ bung trên các phiến đá. Một vài khách bộ hành đi qua liền tách xa dăm bước, họ không ngó, không tỏ vẻ ngạc nhiên thể như cảnh tượng này đă quá quen thuộc. Chẳng phải bao giờ ông cũng đứng đó một ḿnh. Có vài buổi sáng một người khác trẻ hơn, hai tay khoanh sau mu đầu trọc, một chân mang dép cao-su nhảy ḷ c̣ quanh ông ấy, chân kia khỏng khiu đen như khúc củi cháy co lên thành một con c̣. Thoạt đầu cứ tưởng anh ta bị liệt nhưng thỉnh thoảng anh lại đổi chân và tiếp tục bành bạch, lúc nhanh lúc chậm, miệng hát ba nốt mi son đô, mi son đô. Hai người cứ thế diễn một màn kịch múa bi hài. Người đàn ông chẳng hề để ư tới đồng nghiệp, ông xê dịch từ bờ kè ra lề đường, anh nọ cứ thế quanh theo, không một lời hay ánh nh́n trao đổi. Chỉ khi ông kia chúc đầu vào các phiến đá th́ anh ta ngừng, hai chân chạm đất, tay buông thơng, đợi chờ.

Không biết sao lại cố gắng đạp xe ra biển đúng vào khoảng đó để bắt gặp họ trong b́nh minh xám. Để nghe tiếng dép cao-su bẹp bẹp trên mặt đá hoa cương của hè đường, và những câu chửi rủa càng lúc càng to hơn nhưng lù mù ư nghĩa, nên tiếng nói đă biến thành tiếng động. Chúng bỗng quen thuộc như vóc h́nh dễ tổn thương của hai người đàn ông ấy. Cho đến một hôm, trên khúc đường ṿng giữa núi và biển đó chợt xuất hiện một bóng người đi về phía họ, ngược chiều gió. Dáng anh này cao hơn, mớ tóc lù xù bay vuốt về sau càng lộ gương mặt hóm với g̣ má nhô. Áo sơ-mi dài gần chạm gấu chiếc quần ngắn trên đầu gối, hai vai co lên rụt xuống nhịp nhàng. Linh cảm bảo đây là diễn viên thứ ba c̣n thiếu của màn kịch.

Nhân vật mới từ sương và bóng núi đi tới, sau lưng không một ai, chỉ có nền biển xám nhập nhoà những con tàu đen trắng ngoài khơi. Khi anh ta đến gần mới thấy miệng mở to, không vành môi, không răng, một lỗ bầu dục đen ngỏm. Nghe như có tiếng o o từ đó phát ra. Có thực chăng, hay đấy chỉ là gió. Chợt chững người. Edward Munch. Đến đúng chỗ hai người nọ, ‘‘tiếng kêu’’ bỗng ngừng, gió tự nhiên lặng, những sợi tóc dài như các tua cờ rách tươm bươm rũ xuống. Hai nhân vật kia cũng chẳng thèm quay nh́n, nhưng cùng thôi nhảy lưng tưng và thôi rủa xả. Ba người đứng yên, ba thân thể thơng thượt, gương mặt lặng lờ quay về biển, miệng mồm khép kín. Tất cả bỗng im phắc, bất động, một bức tranh, một tấm ảnh. Những tiếng hát tiếng kêu, gào và chửi bên ngoài cùng với tiếng nói ẩn ức rút từ ruột gan con người đă được tung hê vào biển mênh mông? Sóng chợt biết câm. Một thinh lặng bất thần, ngỡ ngàng, trầm uất. Nhưng phút giây thôi, rồi tiếng kêu xoay người tiếp tục bước, miệng lại há to thành lỗ đen, cặp vai nhoi nhoi đều đặn theo bước chân. Tiếng rủa và tiếng hát kia lại quay ra diễn tiếp vở tuồng. Cùng lúc ấy taxi, gắn máy ồ ồ xành xạch, và tiếng c̣i rao mài dao mài kéo chói tai của cái loa gắn trên chiếc xe ba gác từ một khu phố đông dân cư ồn ồn đổ ra. Chúng đập vỡ, phá tan không gian yên ả sớm mai, át luôn cả sóng biển. Nhưng cũng nhờ thế mới có thể kéo ḿnh ra khỏi cái vùng không- tiếng- động của bức tranh lạ lùng, lạnh băng kia để nhấn chân lên bàn đạp, tiếp tục con đường trong gió lộng. Trở về với sân trước sân sau và khoảng ngồi nghĩ ngợi.    

 

Mai Ninh

(tháng chạp, Mậu Tí)