JobDauTienCuaToi

                       JOB ĐẦU TIÊN CỦA TÔI

                                                              David Lodge

 

 

Khi đề cập đến Weber trong lớp nhập môn lư thuyết xă hội học, tôi thường nói với sinh viên không cần phải là Tin Lành mới có đạo đức Tin Lành. Ví dụ trường hợp ḿnh: cha Do Thái, mẹ Thiên Chúa và v́ gốc gác ấy, tôi dị ứng mỗi lần nghe tiếng «nghỉ hè» hàm nghĩa thời gian và  bạc tiền phung phí. Tích lũy, tích lũy: đó là phương châm của tôi, vấn đề chính là ấn phẩm, phích hay mẩu giấy mỏng dính hứa hẹn số Anh kim nhà băng sẽ chuyển nếu người có nó ch́a ra! Cần lao! Làm vượt sức ḿnh! Tuyệt hảo lên! Chỉ giản dị bằng cách tận tụy với công việc! Bọn sinh viên lún đít trên ghế, đầu óc bận rộn t́m cách nào vừa moi được tiền  trợ cấp thất nghiệp vừa đón ô-tô x́-tốp qua Hy Lạp hè này, mắt xuyên qua râu tóc lồm xồm nh́n tôi ban nụ cười nửa khoan hồng nửa hoài nghi. Đôi khi để cố cho chúng hiểu nói ǵ, tôi kể về  job đầu tiên của ḿnh.

Lâu lắm rồi, nói cho chính xác là một ngày hè năm 1952 (thường bắt đầu như vậy), lúc mười bảy tuổi ba phần tư, tôi được job đầu tiên tại Luân đôn, bán báo và tạp chí trên xe đẩy nhỏ ở nhà ga Waterloo. Chỉ là việc tạm bợ lấp khoảng trống mấy tuần lễ giữa tú tài (ưu hạng, cần chính xác vậy không?) và nhập đại học. Về phương diện tài chánh th́ tôi chẳng cần làm việc, đồng lương ba lia, mười si-ling (ngay cả đă tính đến nạn lạm phát thời đó rồi)  thực t́nh không đáng với lộ tŕnh ngày ngày đi  về từ Greenwich, nơi cư ngụ. Chỉ là vấn đề nguyên tắc. Bố tôi, dùng khoảng ba chục nhân sự trong xí nghiệp quần áo may sẵn (tính chuyển giao cho tôi là con trai duy nhất), chẳng thấy học cao hơn đem lại lợi ích ǵ, muốn ít ra tôi không phè phỡn ở nhà trong khi chờ tựu trường. Chính bố đă t́m thấy cái rao vặt trong Evening Standard; chẳng hỏi han, bố điện thoại đến viên quản lư tiệm báo thuyết phục ông ta thâu nhận tôi tạm thời. Mẹ đọc bản tin, nhận xét :  «Họ nói rơ ràng: «t́m con trai đă thôi học» mà ».

Bố nói:

- Nó vừa thôi học, không phải à?

Là người kiến thức, mẹ nhấn mạnh:

- «Thôi học» nghĩa là đứa vô tích sự bị trường đuổi. Đó là cách nói trại đi. Hơn nữa đồng lương cũng na ná cách nói đó.

Từ khi lấy bố, đầu óc khôi hài Ái nhĩ lan của mẹ thấm chất cay độc khá Do Thái. Bố đốp:

- Chẳng quan trọng, cho nó ư thức về cuộc đời thực tế. Trước khi vục đầu vào sách hơn ba năm nữa.

- Cái đó th́ đúng, phải để mắt nghỉ ngơi.

Cuộc tṛ chuyện này trong bếp. Tôi nghe, ngồi ở pḥng ăn đang khám nghiệm bộ tem sưu tập (tính giá trị theo danh mục Stanley Gibbons: dám cả mấy ngàn lia, ngay dù chẳng có ư định bán). Thực ra cuộc đàm thoại cố hướng đến tôi để tôi có sẵn câu trả lời khi phải phục tùng đề nghị. Loại kẻ hở ngoại giao này làm trơn tru một cách lư tưởng bộ máy đời sống gia đ́nh tôi.

Bố vào pḥng ăn. Giả vờ ngạc nhiên:

- À con đây! Bố t́m ra cho con việc làm.

Tôi hỏi không dao động. Đă quyết định sẽ làm.

- Loại việc ǵ?

Sáng thứ hai sau, vừa đúng tám rưởi, tôi tới tiệm tŕnh diện, cái đảo xanh lá cây giữa nhà ga. Nhân viên bàn giấy đổ xuống từ các tàu ngoại ô ồ ạt từng đợt ngang trước cửa tiệm chẳng khác ma đuổi, chỉ kịp th́ giờ chộp tờ báo hoặc tạp chí trên quầy cho chuyến xe điện ngầm hay chuyến buưt sắp tới. Bên trong cửa hàng, văn pḥng chút xíu chật hẹp không thoáng khí là chỗ ông Hoskyns, ngồi sau bàn ngổn ngang biên nhận và vô số vết bẩn tṛn tṛn của ly trà. Ông ta nhỏ con mệt lữ, cáu bẳn, rơ ràng bị cơn đau tim hành hạ hay ǵ ǵ tương tự, bởi nửa mặt bên phải bị liệt và góc môi trên đính vào cái móc nhỏ đầu sợi dây vàng nối liền với mắt kiếng. Diễn đạt bằng góc miệng bên kia, ông hỏi tôi sẽ thối lại bao nhiêu cho tờ mười si-ling, khi khách mua ba món giá chín xu, hai si-ling và sáu xu, một xu và hai pha-ting. Cố ḱm nỗi ham muốn lưu ư ông ta là ḿnh vừa được nhận một cách huy hoàng trong kỳ thi toán gồm cả thống kê, tôi kiên nhẫn trả lời với sự nhanh lẹ dường như rất ấn tượng với ông. Rồi ông Hoskyns dẫn tôi ra ngoài nơi có hai thằng nhởn nhơ cạnh ba sạp báo di động. Là mấy cái xe bằng gỗ sơn xanh lá cây, trang bị hai bên giá cắm để bày tạp chí và nhật tŕnh. Trước khi trở vào hang, ông Hoskyns khạc:

- Ray, Mitch! ma mới đây. Chỉ cho nó mánh khoé nghề nghiệp đi!

Ray là thằng bé trạc cỡ tôi, mặc dầu nhắm chừng tôi cho nó kém hơn một tuổi. Điếu thuốc trễ ở môi dưới thỉnh thoảng chuyển từ bên này qua bên kia không cần dùng tay như muốn chứng tỏ ít nhất về điểm này nó ăn đứt ông chủ. Tay thọc sâu trong túi áo bờ lu dông đồ thừa nhà binh, mang giày bốt nặng nề dưới gấu quần sổ. Mitch th́ (không biết đó là biệt danh hay giản lược tên họ) thấp bé khó định tuổi. Cái mơm tí hon bẩn thỉu khiến nó giống khỉ, gặm móng tay liên tục. Mặc sơ mi không cổ, áo vét và quần kiểu sọc khác nhau, loại rẻ tiền trẻ con giới thợ thuyền thường bận ngày chủ nhật bắt chước bố chúng; áo vét nâu quần xanh dương đều trong t́nh trạng tồi tàn. Chúng ḍ xét tôi chiếc quần nỉ fla-nen xám áo vét màu đồng phục trung học mà mẹ khuyên nên “kết liễu” trong khi làm việc, v́ sau đó chẳng tích sự ǵ cho tôi nữa.

Ray hỏi dạng vào chuyện:

- Tại sao mày muốn làm công việc cứt đái này?

Tôi giải thích:

- Chỉ một tháng thôi. Chờ vào đại học.

- Đại học? Mày muốn nói Oxford, Cambridge? Với cuộc đua bơi xuồng và mọi thứ ồn ào đó hả? (Phải nhớ rằng năm 1952,  học cao đẳng là hiện tượng hiếm hoi hơn bây giờ nhiều).

- Không, đại học Luân đôn. Viện kinh tế.

- Để làm ǵ?

- Để lấy bằng.

- Cái đó ích ǵ cho mày?

Tôi t́m cách trả lời ngắn gọn giản dị. Cuối cùng nói:

- Sau đó có thể được địa vị khá trong xă hội.

Tránh không xác định rằng về phần ḿnh chẳng cần t́m địa vị bởi đă được ấm thân với xí nghiệp thịnh vượng rồi. Vừa gặm đầu ngón tay, Mitch chằm chằm nh́n tôi như thằng lùn hoang dại sững sờ trước sự xuất hiện giữa rừng tên thám hiểm da trắng.

Ông Hoskyns tḥ đầu khỏi cửa vẻ giận dữ:

- Tao tưởng đă bảo “tụi bay chỉ cho nó mánh khoé nghề nghiệp” rồi chứ hả?

Mánh khoé nghề nghiệp tương đối giản dị. Chất báo và tạp chí lên xe đẩy tới bến tàu sắp chạy. Thời đó không có sạp báo trên bến Waterloo Station, và chúng tôi ở đó chờ hành khách  đă qua trạm soát vé mà chưa có ǵ đọc cho chuyến đi. Khách ngon nhất là chuyến tàu đi Southampton và khách các chuyến vượt Đại tây dương (bạn c̣n nhớ không?), bởi luôn luôn có nhiều khách Mỹ muốn tống hết tiền lẻ Anh cho nhẹ túi. Rồi theo thứ tự tầm mức quan trọng, các tàu tốc hành về nơi nghỉ mát và các thủ phủ tây nam, đặc biệt là Bournemouth Belle, toàn toa giường nằm với chao đèn nhỏ màu hồng sau cửa sổ che rèm.  Xế chiều gần tối, đám đông dân ngoại ô chồng chất trở lại trong cùng chuyến tàu bẩn thỉu đă đi buổi sáng, nhiều lắm là mua tờ báo. Nhiệm vụ chúng tôi giản dị là ngược xuôi khắp nhà ga mời mọc khách hàng. Khi gần hết báo dự trữ, quay về tiệm rinh mớ khác lên xe. Brenda, thiếu phụ trẻ dễ chịu, đă có chồng, tóc tai uốn quăn chải chuốt, bán báo sau quầy, đưa những ǵ chúng tôi hỏi và ghi số lượng.

Việc làm này tôi không ghét. Về phương diện xă hội th́ nhà ga là nơi hấp dẫn.  Sự phân tầng hết sức tinh tế của hệ thống giai cấp xă hội Anh quốc được phơi bày nơi ấy với minh họa cực kỳ sung măn. Thấy mọi hạng người qua đó, chỉ cần vễnh tai ṭ ṃ là chộp được giây phút tràn trề cảm xúc đời người: vợ chồng hay t́nh nhân chia tay hoặc tái ngộ, gia đ́nh dời nhà đổi cuộc sống mới trong các nước tự trị, quân nhân đi đánh nhau ở chiến trường xa xôi, vợ chồng đi hưởng tuần trăng mật sẽ… làm chuyện thường làm trong tuần trăng mật. Về mục này tôi chỉ có ư tưởng rất mơ hồ, mải lo gạo bài c̣n th́ giờ quái nào nghĩ ngợi đến t́nh ái, nói chi đến chuyện kiếm cách thay thế nỗi cô đơn. Ngày thứ hai, khi Ray bảo phải để trên xe đẩy vài số Khoái lạc của tên thủ dâm, tôi ngây thơ đi hỏi Brenda. Chưa bao giờ nghe tiếng đó. Về phần thực tập th́ vào năm mười bốn, bố đă cảnh giác một cách hữu hiệu chống loại thói quen này bằng bài đít-cua về mọi việc ở đời. (Đít-cua cũng nhằm tưởng tượng nói với mẹ trong khi tôi nghe được từ pḥng ăn. Bố nói giọng sấm rền “Hồi trẻ, chẳng bao giờ anh phí phạm sức lực, em hiểu anh nói ǵ chứ? Anh giữ để dùng đúng lúc đúng nơi”. Mẹ trả lời “Hiển nhiên”). Brenda tía tai, càu nhàu đi than phiền với ông Hoskyns, ông tuôn khỏi văn pḥng chẳng khác quỷ dữ, một bên mặt trơ  ́, bên kia cáu giận.

- Nghĩa là sao, xúc phạn Brenda như vậy à? Tốt hơn nên rửa miệng bằng xà pḥng đi nhóc à, không th́ tao đá đít khỏi cửa.

Bắt gặp vẻ nai vàng ngơ ngác chân thành của tôi, ông b́nh tĩnh lại:

- Sao, thằng Ray mớm mày vậy hả?

Ông ta lầm bầm vai rung rung v́ nén cười khiến sợi dây vàng leng keng.

- Được rồi, tao sẽ nói với nó vài tiếng. Nhưng lần sau đừng có ngốc vậy.

Đầu bên kia pḥng Ray và Mitch theo dơi màn này, khoái trá thúc chỏ nhau. Về xó ḿnh, ông ta vừa nh́n qua vai bảo tôi:

- Nhân thể lưu ư mày là không bao giờ Sức khoẻ, hữu hiệu trên xe đẩy hết cả. (Chuyện này, thông thường tôi phải giải thích cho bọn học tṛ rằng Sức khoẻ, hữu hiệu vào thời đó là một trong những ấn phẩm hiếm hoi bán tự do, trong đó h́nh đàn bà khoả thân nấp rất kiểu cách trên đụn cát hay cầm quả bóng trong tay với tầm cao chiến thuật).

Cuối ngày, chúng tôi mang tiền bán được cho ông Hoskyns tính toán ghi sổ. Ngày đầu tôi đưa ông ba lia mười lăm si-ling sáu xu, Mitch năm lia bảy si-ling tám xu, Ray bảy lia năm xu. Chẳng có ǵ ngạc nhiên khi tôi thua xa hai đứa, chúng nó biết giờ và bến khởi hành tàu nào tới lui tấp nập cho kết quả mỹ măn. Từ bữa thứ sáu đó, ngày nhộn nhịp nhất trong tuần, tôi hầu như bắt kịp Mitch – tám lia mười chín si-ling sáu xu đối với chín lia một si-ling sáu xu của nó – nhưng Ray th́ được mười lia,  mười lăm si-ling chín xu.

- Trong một ngày, tụi bây kiếm được nhiều nhất bao nhiêu?

Tôi hỏi trong khi chúng tôi rời tiệm vừa bọc túi chút lương c̣m và sắp hoà tan vào đám đông về nhà. Ngay cả đă đếm xỉa đến kinh nghiệm chúng, tôi vẫn khó chịu  thấy mấy đứa sơ đẳng này lại có khả năng kiếm số thu nhiều hơn ḿnh. Điều này khổ tâm hơn là tṛ nghịch Khoái lạc của tên  thủ dâm. Mitch trả lời:

- Một bữa thứ sáu, Ray bán được mười một lia mười chín si-ling sáu xu. Đó là kỷ lục tuyệt đối.

Công thức chết người! Giống tên nghiện ngửi thấy mùi rượu. Việc làm này đối với tôi th́nh ĺnh biến thành cuộc tranh đua, như trong lớp, như khi thi, chỉ khác là trong khi cạnh tranh thành tích được đo đếm bằng đồng lia, si-ling và xu thay v́ điểm khen. Tôi quyết định đánh bại kỷ lục của Ray thứ sáu tới. Vẫn c̣n nhớ nỗi dao động đột ngột hoài nghi phết trên mặt Ray và Mitch khi ông Hoskyns tuyên bố số thành của tôi:

-         Mười hai lia chẵn! Hoan hô cu cậu! Tao tin là chưa bao giờ ai làm  được hơn vậy.

Hôm sau thứ bảy, để ư thấy Ray chuyên cần tấn công hàng dài khách nghỉ hè chờ lấy tàu đặc biệt đến vùng biển, đón khách ngay cả trước khi họ xuống bến nơi tôi và Mitch ŕnh khách. Khi ông Hoskyns tính toán cuối ngày, té ra Ray thâu được mười hai lia, bảy si-ling tám xu, kỷ lục mới, đáng khen hơn nữa v́ hôm đó thứ bảy.

    Bỗng nhiên chúng tôi bị tinh thần cạnh tranh dày ṿ không nguôi. Về phương diện tài chánh, điều đó ngu xuẩn bởi chẳng đứa nào đụng tới phần trăm số bán - khác với ông Hoskyns, chắc chắn, ông biểu lộ sự hài ḷng hiểu được khi thấy tiền bán tăng hằng ngày, hằng tuần. Nghe tiếng xe đẩy về cuối chiều, ông ra khỏi văn pḥng đón chúng tôi với nụ cười lệch lạc, sợi dây vàng loáng dưới mặt trời nhờn nhợt xuyên qua kính bám bụi. Kỷ lục cũ mười một lia mười chín si-ling sáu xu  dường như sắp thành số tiền không đáng kể, mà bất cứ đứa nào trong chúng tôi chẳng cần cố gắng cũng đạt được dù ngày thứ hai hay thứ ba trời mưa. Ngày thứ sáu lần thứ ba từ khi tôi nhận việc, ba chúng tôi thâu được năm chục lia. Mặt Ray nhợt nhạt căng thẳng chờ ông Hoskyns tuyên bố thương số c̣n Mitch th́ gặm móng tay chẳng khác tên ăn thịt người quá đói tự thu nhỏ lại ngấu nghiến chính ḿnh. Nó gặt được mười bốn lia, mười si-ling ba xu, Ray mười tám lia bốn si-ling chín xu, và tôi mười chín lia một si-ling ba xu.

    Tuần kế là tuần cuối cùng của tôi. Biết vậy, Ray và Mitch cố gắng nhiệt cuồng để hơn tôi, và tôi cũng hung hăng nhận thách thức đó. Đúng là chúng tôi chạy, với xe đẩy từ bến này sang bến khác, ngay từ lúc tàu vừa chuyển bánh và tàu khác khách bắt đầu lên. Nhận diện người Mỹ vẻ có máu mặt trong đám tàu hỗn độn đến cảng xuống thuyền, ch́a trước mũi họ các tạp chí đắt tiền nhất, VogueHarper’s Bazaar, giá mỗi tờ nửa couronne. Trên «Bournemouth Belle», chúng tôi bắt thóp ngay chàng nào sẵn sàng xài tiền không tính toán, tạo ấn tượng cho cô bồ bằng cách mua các tạp chí chắc chắn chẳng đọc tờ nào. Thay đổi nhiều lần trong ngày cách tŕnh bày báo dự trữ tùy theo khách hàng mỗi lúc. Rút ngắn thời gian được quyền ăn trưa và thay v́ nghỉ uống trà, chúng tôi vừa làm việc vừa uống. Về số thu, chúng tôi thực hiện một ṿng suưt soát, Ray và tôi cách ngày: khi nó khi tôi hơn thua nhau ít si-ling. Nhưng sự chạm sức quyết định vào thứ sáu, sẽ là ngày cuối của tôi, bởi nhờ  mấy giờ phụ trội, không phải đi làm ngày thứ bảy. Cả nó và tôi đều tin chắc rằng thứ sáu đó sẽ phá kỷ lục, và một trong hai đứa sẽ đạt con số ảo thuật hai mươi lia trong một ngày - tính chạy một dặm chỉ trong bốn phút thôi.

Chúng tôi hoạt động quên ḿnh sau xe đẩy xuyên nhà ga, chiếm các điểm chủ chốt  gần toa hạng nhất tàu tốc hành; liếc xéo ganh tị đống báo dự trữ đứa kia vơi đi. Cứ như mấy ông hàng thảm, chúng tôi bắt chuyện khách bất ngờ, quấy rầy cho đến khi họ mua cái ǵ, xía vào t́nh thân mật gia đ́nh giă từ thảm thiết, đập cửa kính nhiều căn pḥng hành khách đă thiu ngủ an lành. Có lúc thấy Ray chạy cạnh con tàu đang chuyển bánh bán cho được tờ Nhà và Vườn.

Tổng kết Mitch được mười lăm lia tám si-ling sáu xu, Ray hai mươi lia một si-ling chín xu, c̣n tôi,  hai mươi mốt lia hai si-ling sáu xu. Ray quay lại kinh tởm và bị xúc phạm, nghiền nát mẩu thuốc dưới gót. Mitch rủa  lầm bầm và làm chảy máu đầu ngón tay cụt ngủn. Bất chợt tim tôi se lại. Tương lai mở trước mặt tôi hồng như đèn tàu «Bournemouth Belle» .  Tôi có mọi lư do để hy vọng rằng trong vài năm nữa sẽ ngồi dùng bữa trưa trên ghế nệm êm ái tiệm Pullman; và ngay cả nếu tôi không nghi ngờ ǵ th́ cũng với khoảng thời gian không dài hơn, sẽ lấy xe lửa để đáp tàu Queen Mary với một học bổng bên Mỹ, tôi linh cảm ngày nào đó sẽ đạt tới chân trời rộng mở. Trong khi Ray và Mitch, tương lai giới hạn vào viễn ảnh đẩy xe báo hết bến này đến bến kia, và có thể cuối cùng tăng chức bán hàng sau két tiền cửa tiệm - hoặc có vẻ thực hơn, trở thành phu khuân vác hay nhân viên quét dọn. Th́nh ĺnh tôi hối tiếc đă tạo nên sự cạnh tranh số tiền thu và tước mất của chúng ḷng hả hê đánh gục tôi ít nhất trên địa hạt này. Nhưng cái tồi tệ nhất đang chờ.

Ông Hoskyns trả lương tôi: ba tờ một lia và mười si-ling. «Mày làm việc giỏi, nhóc ạ. Từ khi có mày, số bán trên xe đẩy đem về nhiều lợi. Mày đă chứng tỏ cho hai thằng lười nhác ngu ngốc này thế nào là làm việc chăm chỉ». Rồi quay sang Ray và Mitch “C̣n hai thằng kia, coi chừng điều tao nói. Tốt hơn tụi bay nên tiếp tục điều khiển cái đít khi nó đi rồi. Kể từ bây giờ nếu tụi bay không đem về số tiền khoảng đó mỗi thứ sáu,  th́ phải cung cấp cho tao lư do chính đáng - hiểu chưa?”.

Hôm sau, bố mẹ nói chuyện trong bếp. Mẹ nói: “Nó có vẻ khép kín. Anh tin là nó đang si t́nh không ?”.

Bố làu nhàu mỉa mai:

- Đang si t́nh? Nó bị táo bón th́ đúng hơn, vậy thôi.

- Chiều hôm qua về nhà, nó có vẻ ủ rủ. Có cảm tưởng hầu như nó tiếc phải ngưng việc.

Bố đáp:

-         Chắc nó đang tự hỏi cuối cùng, lên đại học có phải là điều tốt hay không. Nếu vậy, nó chỉ việc đến làm việc ngay với anh, nếu muốn.

Tôi ào vào bếp la lên:

-         Con sẽ giải thích tại sao con ủ rủ!

Mẹ nói:

-         Đáng lẽ con không nên nghe bên cửa.

-         Tại v́ con nh́n thấy tận mắt bọn tư bản bóc lột dân lao động như thế nào! Chúng nó khích người này chống lại người kia, đẩy họ vào chỗ tranh chấp nhau và hốt hết lợi lộc. Con không muốn dính líu ǵ với hệ thống này nữa!

Bố qụy xuống ghế trong nhà bếp ôm đầu rên rỉ. «Tôi biết mà, biết là cuối cùng sẽ xảy ra như vậy! Thằng con trai độc nhất của tôi, v́ nó tôi đă chịu cực khổ bao lâu nay, bây giờ nó mất hết lư trí rồi! Tôi đă làm ǵ để đáng bị như vậy hả Trời?».

 

Đó, tại sao tôi trở thành nhà xă hội học. Job đầu tiên cũng là job cuối cùng. (Đối với tôi, hoạt động hiện tại của ḿnh không phải là «job»: đọc sách rồi kể lại nội dung cho đám thính giả chăm chú; tôi sẵn sàng trả tiền ngồi nghe nếu  họ không trả lương cho tôi). Như bạn thấy đó, tôi không vào thế giới áp-phe; tôi vào cuộc đời đại học, nơi đạo đức Tin Lành ít non nớt hơn cho đồng loại. Nhưng nét mặt Ray và Mitch cứ ám tôi hoài hệt lần cuối cùng thấy chúng, nét mặt chậm chạp hiểu  rằng sẽ bắt buộc duy tŕ nhịp điệu quỷ quái của việc làm, mức độ bán không thể có thực, vô hạn, và không thêm xu nào, nếu không th́ bị đả kích và nhục mạ thường trực. Lỗi tại tôi mọi đàng.

Sau bài giảng về Weber, thông thường tôi quay về Marx và Engels.

 

MIÊNG

Paris, Juin 2004

 

Dịch theo bản Pháp văn Mon premier job trong «L’Homme qui ne voulait plus se lever», do Suzanne V. Mayoux dịch từ tiếng Anh.- Ed. Rivages, 1997