BUỔI H̉A NHẠC TẾT TÂY

 

Nếu một buổi ḥa nhạc được tổ chức lần đầu tiên tại thính trường Vienne nước Áo vào đêm 31-12-1939, th́ từ 1941, buổi ḥa nhạc ngày 1-1 trở thành truyền thống độc đáo và sang trọng của thủ đô này, nhằm vinh danh gia đ́nh Strauss tài năng.  Họ gồm Johann Strauss-cha, Johann Strauss-con cùng hai em trai Josef và Eduard,  là các nhà soạn nhạc trứ danh vào thế kỷ 19. Nổi tiếng nhất là Johann Strauss-con (Strauss II), được mệnh danh “Vua của nhạc valse”, như bản Le Beau Danube Bleu c̣n măi với thời gian, mà nhạc sĩ Phạm Duy đă thêm lời, cho Ḍng Sông Xanh chảy vào đất Việt.

Năm 1958, lần đầu tiên chương trình truyền h́nh toàn Âu châu eurovision đưa buổi hòa tấu đến mọi nhà. Nên ngày tết Tây, nếu không được đi Vienne dự, th́ từ 11g15 cứ ôm cái tivi là có thể góp mặt với 50 triệu người trong 90 nước cũng đang thưởng thức trực tiếp. Rồi từ 2006, dân Phi châu và Mỹ La tinh đă được lắc lư với chương tŕnh độc nhất này. Việt Nam chưa nghe nói tới.

Việc phát h́nh buổi diễn có giá trị quảng cáo rất cao cho thành phố Vienne cũng như cho thành phố Thánh Remo của Ư – là nơi đă cung cấp hoa tặng để trưng bày trong pḥng nhạc với hệ thống truyền âm ngoại hạng này, từ năm 1980. Măi đến 2014, ban tổ chức Vienne mới dùng đến các nhà cung cấp xứ ḿnh.

 

Description: Musikverein, Goldener Saal, Wiener Philharmoniker

 

Nhạc trưởng

Được làm nhạc trưởng cho buổi ḥa tấu đầu năm là cực kỳ vinh dự. Mỗi năm các nhạc sĩ b́nh chọn một nhạc trưởng tài hoa trên thế giới, và đầu năm 2017, là một chàng trẻ tuổi… vốn gịng hào kiệt âm nhạc, cha thổi trombone, mẹ giáo sư dạy hát. Người Vénézuéla, Gustavo Dudamel Raminez, sinh năm 1981, là nhạc trưởng trẻ nhất trong lịch sử đứng trước khán giả thính pḥng Vienne. Hồi mới 6 tuổi ông đă “giải mă” được bản giao hưởng thứ 5 của Beethoven, 1999 điều hành Dàn ḥa tấu Simón Bolíva cho giới trẻ, 2009 điều khiển Dàn nhạc giao hưởng Los Angeles, 2012 điều khiển buổi ḥa nhạc “Summer Night” trong vườn hoa lâu đài Schobrunn ở Vienne.

 

 

Từ 1958, thường chấm dứt chương tŕnh với Le Beau Danube bleu của Strauss-con rồi Marche de Radetzky của Strauss-bố (Buổi ḥa nhạc đầu năm của Pháp cũng chấm dứt chương tŕnh bằng bài này). Nó vui nhộn hàm ư mang hạnh phúc cho mọi người trong năm mới. Khán giả hồn nhiên vỗ tay theo nhịp và nhạc trưởng quay về phía họ, điều khiển cùng lúc với ban nhạc. V́ vậy năm 2005 bản nhạc này không được Vienne tŕnh diễn, nhằm chia sẻ nỗi đau và tôn trọng nạn nhân trận sóng thần châu Á.

 

Về bài Le Danuble Bleu, có một giai thoại nhỏ vui vui. Là một lần, để cám ơn chính phủ Áo đã cứu ḿnh, nhóm người Việt vượt biên đă hát bài Ḍng Sông Xanh trong một dịp lễ kỷ niệm. Dân Áo chưng hửng. Chẳng biết có giống chuyện mặc áo dài cho tượng Venus không. V́ đây là bản nhạc chưa ai dám đặt thêm lời từ hơn một thế kỷ, khi tác giả của nó không làm! Giống dân ǵ mà cừ thế, chủ nhà chỉ có nhạc, khách có cả lời ! Và dĩ nhiên tay vỗ râm ran.

 

Description: Résultat de recherche d'images pour "gustavo dudamel photos"

Gustavo Dudamel Raminez

 

Mua vé

 

Có 3 buổi ḥa nhạc: tổng dượt, 11g ngày 30-12; giao thừa, 19g30 ngày 31-12; và tết, 11g15. Ngày 2-1 mỗi năm phải lo mua cho năm sau, trên 1744 ghế trong pḥng chỉ 900 vé được bán, phần c̣n lại dành cho gia đ́nh ban nhạc, đối tác và mạnh thường quân. Tới 28-2 khóa sổ, rồi bốc thăm. Nếu dịp may cười với ḿnh th́ bắt đầu cuối tháng 3 được thông báo qua bưu điện cùng tất cả chi tiết thanh toán. Sau đó mọi liên lạc là qua điện thư.  Dù với 35 ơ-rô là giá chót chỉ đứng, thấy cái lưng cột, hay 1090 ơ-rô là giá nhất, th́ cũng là may rủi.  

 

Ban nhạc… kỳ thị

 

Việc tuyển nhạc công phải tuân thủ một truyền thống cực kỳ khắt khe quy củ. Họ chỉ tuyển người trong Opéra d’État de Vienne, đã hành nghề ở đó ít nhất 3 năm, phải thuộc phái nam và thuần chủng Âu châu.

 

Về điều kiện thứ nhất, từ khi thành lập ban nhạc bị quư bà chỉ trích thậm tệ, bởi chỉ có vài bà được chọn dự khuyết. Dù sao ở Áo, điều này hoàn toàn hợp pháp. Măi đến 1993 mới có luật bắt buộc phải có sự b́nh đẳng trong lĩnh vực công, quư bà mới được quan tâm. Nhưng bộ luật thọc gậy vào truyền thống lâu đời này khiến cho t́nh trạng hơi bị lúng túng: từ nay các hội đoàn Áo bị lôi kéo giữa hai… lằn đạn: hoặc giữ truyền thống cũ là bỏ quư bà ra ngoài và mất tài trợ từ khu vực công, hoặc nhận nguồn tài trợ quư báu này th́ phải mở ṿng tay đón quý bà. Sau nhiều thay đổi, từ năm 1996 mới có phụ nữ tham gia vào ban nhạc.

 

Về điều kiện thứ hai, mãi đến năm 2001 lần đầu tiên mới có một nhạc công vi-ô-lông lai Á châu. Dù rất bị chỉ trích, các vị trách nhiệm ban nhạc quan niệm rằng như vậy mới giữ được tinh thần, giữ được cái “hồn” và phẩm chất hảo hạng của buổi diễn.

 

Ư kiến

 

Trong hồi kư, một cựu chủ tịch Dàn nhạc giao hưởng của Vienne đă viết vào năm 1970 rằng ông thấy không đúng đắn khi các người dự tuyển phải tŕnh bày sau tấm b́nh phong, là cách thu xếp từ sau Thế chiến thứ II, để bảo đảm tính khách quan trong việc đánh giá tài năng. Ông đă tranh đấu nhiều, nhất là từ khi ngồi ghế chủ tịch, bởi ông quan niệm rằng nghệ sĩ là một phần con người, không những chỉ nghe mà c̣n phải nh́n thấy họ để có phán đoán con người toàn diện. Một lần, khi tấm b́nh phong kéo ra th́ ban giám khảo sững sờ, v́ người được xem là tài ba nhất hôm đó là… người Nhật! Và anh Samourai đă không được chấp nhận vào ban nhạc chỉ v́ bề ngoài không phải người Âu!

 

Năm 1996, trả lời trên truyền thanh về những kỳ thị khắt khe này, cây sáo số một của Dàn nhạc giao hưởng của Vienne nói rằng khởi đầu, họ đă đặc biệt cân nhắc thẩm định về tính cách con người của Vienne, về cách thức mà âm nhạc đă h́nh thành ở đây. Nên nó liên quan không chỉ đến khả năng kỹ thuật, mà tới cả linh hồn, là cái không thể tách rời khỏi cội rễ văn hóa của họ. Rằng nên chấp nhận quan niệm “kỳ thị” để giữ cái chính, hơn là quan niệm “nhân quyền” để có một ban nhạc không cùng “đẳng cấp” bằng hiện tại. 

 

Năm 2003, một thành viên trả lời xanh dờn cho một tạp chí: “Ba bà là quá lắm rồi. Khi nào có 20% quư bà th́ ban nhạc coi như tiêu. Chúng tôi đă làm một sai lầm, và hối tiếc một cách chua chát”.  Ôi trời, có ai sống được mà không cần đàn bà? Nhưng đến năm 2007 th́ ban nhạc có được 4 bà !

 

Về âm nhạc của gia đ́nh Strauss, nhờ đó mà có buổi ḥa nhạc tuyệt vời mỗi đầu năm, chúng ta vẫn có thể nhắc lại lời Hoàng Đế François-Josept (1830-1916): “Thật lạ lùng, âm nhạc của quư ông cũng trẻ trung như quư ông vậy. Sau từng ấy tháng năm, nó chẳng có một nếp nhăn nào”. Và chắc chắn qua nhiều thế hệ nữa, làn da âm nhạc của gia đ́nh này vẫn măi măi bóng bẩy dịu dàng.

 

XuânSương-Paris

Tháng 1-2017