ChoGiangSinh

 

CHỢ GIÁNG SINH

 

 

Mỗi lần vào dịp cuối năm, dân Âu châu có dịp đi chợ Giáng Sinh Strasbourg, vùng đông bắc Pháp, cách Paris 398 cây số. Năm nay là lần họp thứ 440 của cái “chợ” lâu đời nhất nước Pháp. Truyền thống chợ Strasbourg là từ các hội chợ  thời Trung cổ, được tái sinh năm 1991 do sáng kiến của ủy ban du lịch. Mỗi năm có một chủ đề và một xứ được mời danh dự. Năm nay là nước Nga.

 

Năm 1570, dưới ảnh hưởng của dân Tin lành chống lại “sự quá lố” của truyền thống Thiên Chúa giáo chỉ dùng tên các thánh, đă sinh ra “Chợ Chúa Hài Đồng” thay thế chợ Thánh Nicolas. Từ đó, sự thành công của nó tăng trưởng không ngừng, nhờ vào không những truyền thống thương mại mà c̣n cả tinh thần cởi mở khoan ḥa và nhân bản đă làm nên lịch sử cùng bản sắc riêng của nó. Mạnh mẽ về những truyền thống này, chợ Strasbourg gốc gác Tin lành nối lại những đức tính quan trọng nhất của lễ Giáng Sinh.  Ư nghĩa về sự chia sẻ, cởi mở và thống nhất đă tạo cảm hứng cho biết bao cuộc giao tiếp với khách thập phương. Người ta xem Strasbourg là thủ đô của mùa Noel. Vỏn vẹn 250 căn nhà gỗ cho cả  ngh́n ứng viên nên phải đặt dưới sự cứu xét của một ủy ban. Bởi không những chỉ trong ṿng 5 tuần lễ mà  doanh thu khoảng 60%  một năm làm ăn, nhưng c̣n v́ ai cũng muốn phô bày tài khéo của ḿnh phục vụ khách hàng. Và rất vui, rất chợ mà độc đáo không phải chợ.

 

Năm nay, chợ khai mạc ngày 28 tháng 11 và sẽ chấm dứt ngày 31 tháng 12.  Trong thời gian đó bầu không khí ở Strasbourg là độc nhất. Buổi chiều khi đêm bắt đầu th́ sự huyền diệu bao trùm, như thể  thành phố ư thức sự ra đi của mặt trời, cố gắng bù đắp hơi ấm và ánh sáng bằng sự nồng nàn mới: các cửa hàng sáng rực lên, đồ trang trí tô điểm mặt tiền nhà cửa hàng quán, hương thơm các gia vị và mùi quế gợi nhớ kỷ niệm thời thơ ấu, nhạc Giáng sinh rộn ră các nhà thờ…

Chợ trải dài trên nhiều đường trung tâm thành phố, nhất là quăng trường Broglie và khu Đại giáo đường. Mấy trăm nhà buôn cung ứng cho khách dạo chợ những món quà đặc biệt và đồ vật truyền thống trang trí cây  Noel  hay hang đá, cùng nhiều món thủ công đặc trưng của vùng này bằng gỗ. Ngoài ra c̣n có trăm thứ nhâm nhi như bánh ngọt, rượu nóng, món chiên tẩm bột… Tượng trưng ngày Giáng sinh, một cây thông to đặt ở quăng trường Kléber, nhiều nhóm ḥa nhạc cho ta chiêm ngưỡng cái đẹp của Đại giáo đường và các nhà thờ trong phố, vô số hoạt náo cho người thưởng ngoạn khám phá các truyền thống vùng Alsace. Và dĩ nhiên rất nhiều tṛ chơi dành cho trẻ con. Nhiều gia đ́nh đến từ xa. Thành phố sẵn sàng đón tiếp hai triệu người đến viếng từ khắp các xứ Âu châu. Tháng 12 trở thành tháng đầu tiên trong năm cho du khách.

Ma lực kỳ diệu chợ Giáng Sinh tùy thuộc rất nhiều vào ánh sáng đèn đuốc. Ṭa thị chính chi tiêu 255 ngh́n euros để trang hoàng trung tâm, các lối dẫn vào thành phố và nhiều khu du khách dạo chơi. Và một số tiền tương tự cho cửa hàng, với những chiếc đèn chùm thủy tinh tuyệt vời lủng lẳng ở khu phố cạnh Đại giáo đường. Trong cái rộn ràng thương mại, người ta vẫn không quên ư nghĩa sâu xa ngày Chúa chào đời: khoảng 60 hội thiện nguyện thay phiên nhau hoạt động.

Đặc biệt năm nay từ ngày 12 đến 25 tháng 12, lần đầu tiên khoảng mười lăm căn nhà gỗ và chừng ba chục nhà thủ công vùng Alsace đă thành lập chợ bỏ túi ở Forum Plaza, một trong những địa điểm chính của Tokyo. Đây là lần đầu tiên Strasbourg “xuất cảng” chợ của ḿnh. Ngân sách khoảng 567000 euros, do Nhật và vùng Alsace tài trợ. Theo lời thị trưởng Strasbourg th́ đây là cách giới thiệu Strasbourg ra ngoài Âu châu để động viên du khách và khuyến khích xí nghiệp Nhật đến lập nghiệp tại xứ ḿnh. Nhân dịp này, ông đă nhận ch́a khóa chiếc xe hơi Toyota Prius hỗn hợp xăng và điện đầu tiên đến Âu châu, trong khuôn khổ chương tŕnh bán hạn chế. Loại xe này sẽ thí nghiệm hàng trăm chiếc tại thành phố và ngoại ô Strasbourg vào năm 2010.

Có lẽ chợ Giáng sinh Strasbourg mang sắc thái độc đáo nhất thế giới. «Đi chợ» này chẳng khác ǵ… đi du lịch.

 

Xuân Sương

Paris, 24 Déc. 2009