IngridBetancourt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

INGRID BETANCOURT

 

Sinh ngày 25-12-1961, Ingrid là con gái của cựu bộ trưởng bộ giáo dục Colombie. Mẹ gốc Ý, nổi tiếng nhan sắc và làm phụ tá thị trưởng Bogota, lo vấn đề xã hội, chủ yếu dân nghèo và trẻ em đường phố.

Vào những năm 60, bố làm phó giám đốc Unesco nên Ingrid có dịp sống ở Paris  thời tiểu học, thời trung học ở Colombie, sau trở lại Paris vào đại học Khoa học chính trị, có thầy giáo là Dominique de Villepin, thủ tướng Pháp (*). Với chức vụ đó, bố Ingrid tiếp đủ khách tiếng tăm thế giới và ngay từ nhỏ dưới gầm bàn, Ingrid hầu như được nghe vấn đề chính trị mỗi ngày. Trong số bạn bè của bố mẹ có nhà văn G. G. Marquez và thi sĩ Pablo Neruda mà Ingrid rất yêu quý và gia đình chị giữ tình bạn chặt chẽ êm đẹp mãi đến khi Pablo qua đời vào năm 1973.

 

Bố Ingrid thường xuyên du lịch khắp nơi vì chức vụ. Ông say mê trong sự trao đổi giữa các nền văn hoá và thường sống trên hai chuyến máy bay hết cuộc họp nọ đến cuộc họp kia. Một ngày mẹ Ingrid chán cảnh sống vương giả quá xa vời với cảnh khổ hằng ngày bà thường quan tâm, không tháp tùng chồng nữa. Nhưng ông không hiểu lòng vợ, không nghe lời bà. Cho đến một hôm bà xách gói ra đi. Thiên đường của Ingrid sụp đổ lúc mười ba tuổi : bố mẹ ly dị. Và vì có ảnh hưởng lớn với chính quyền nên toà cho ông được quyền giữ con, cay cú bị vợ bỏ ông cấm chị em Ingrid không được gặp mẹ. Dĩ nhiên hai cô không tôn trọng điều cấm đoán này.

 

 Khi Ingrid sang Paris học trường chính trị, mẹ cô làm việc tại toà đại sứ Colombie ở Paris. Hai mẹ con ríu rít với nhau nhưng cô muốn sống riêng, đam mê học hỏi, tìm hiểu tại sao những nước tự do như nước Pháp có thể tránh nạn tham nhũng, trong khi quê hương cô nó lại là môn thể thao quốc gia của tất cả các nhà cầm quyền và những người làm chính trị. Với quyết định đó, cô cần tiền để sống, như định mệnh an bài xui khiến cô gặp trong tiệm ăn một người đàn ông trẻ với đứa con trai nhỏ. Vợ chồng vừa ly dị và hiện ông ta cần tìm một cô giữ em. Thế là Ingrid có việc làm, 19 tuổi. Và hai người bước vào đời nhau, cùng chia xẻ quan điểm chính trị, cùng có cái nhìn chung về thế giới – chỉ khác là trong mắt  Fabrice Delloye người Pháp làm việc tại bộ ngoại giao thì Colombie mà Ingrid thương yêu là một nước biến động và bạo lực.

 

Rồi Fabrice thuyên chuyển đi Seychelles. Lợi dụng dịp một tuổi của con gái đầu lòng vào gần cuối năm 1985, chị tổ chức sinh nhựt cho con cùng lúc lễ Giáng Sinh và mời bố mẹ đến, người này không biết người kia sẽ có mặt. Cuối cùng bữa tiệc sinh nhựt đầu đời của con chị là chất keo hàn gắn gia đình đã xa cách mười năm. Mấy tháng trước đó mẹ chị đã về Bogota ứng cử vào hạ viện, giờ trở thành mối liên hệ ưu tiên của chị với quê hương. Mẹ con điện thoại nhau mỗi ngày và qua đó chị nắm được tình hình điêu đứng của Colombie. Trong khi mẹ tranh đấu mỗi ngày, trong khi đồng bào cực khổ, chị cảm thấy đời sống của vợ một nhà ngoại giao Pháp giữa vườn địa đàng bỗng trở nên vô nghĩa. Hè năm sau vì chồng bận việc, chị lấy cớ giới thiệu quê hương cho con, dẫn nó về Colombie hai tháng. Mẹ xuôi ngược ở quốc hội với nhiều dự án xây dựng và hiểu nỗi thấp thỏm bối rối của con, bà dẫn chị cùng đi thăm khu dân cư chuyên buôn lậu, phạm pháp, làm giàu rất nhanh và giết nhau trong nháy mắt. Qua cách hứa hẹn với công dân ở đây của các nhà chính trị, chị hiểu tại sao bố th́ thách thức và mẹ thì quan niệm muốn sửa đổi phải sát cánh với họ. Ít hôm sau chị tuyên bố với mẹ sẽ bước vào chính trường. Được tham dự nhiều buổi họp Quốc hội với mẹ, Ingrid thấy rõ phần đông nghị viên không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đất nước. Và vì đã từng đam mê khoa chính trị, đã hiểu bánh xe nhà nước nhiêu khê như thế nào, hiểu rằng chuyện quốc gia đại sự tùy thuộc rất nhiều vào cá nhân người được bầu lên, chị nói với mẹ một ngày nào đó con sẽ ngồi ở đây. Lời nói bất chợt mà không phải vô t́nh, chỉ là diễn tả điều trong tâm vẫn băn khoăn lo lắng.

 

Năm 1988 đứa con trai ra đời. Lúc này chồng chị đã thuyên chuyển qua Los Angeles. Chị tiếp tục sống với những thảm họa của Colombie qua lời kể của mẹ và bị dằng xé giữa chồng và đất nước. Hè năm sau chị đưa con về Pháp với cái cớ giới thiệu  với ông bà nội, kỳ thực là để có thời gian suy nghĩ về hoàn cảnh riêng của ḿnh và của Colombie yêu dấu. Mấy tháng sau chị sắp va ly từ giă chồng con bay về quê, một đất nước tàn khốc v́ ma túy, buôn lậu và tham nhũng. Lịch sử đau đớn gia đ́nh lại lặp lại, hệt mẹ chị cách đó mười lăm năm trước. May là sự chia tay giữa Ingrid và Fabrice êm đẹp. Hơn một năm sau v́ lợi ích cho các con, anh thuyên chuyển đến Bogota cho chúng được gần gũi mẹ, thủ đô của đất nước mà anh muốn trả mọi giá để tránh xa. Năm 1996 khi gia đ́nh bị đe dọa, chị tức tốc đem các con gửi anh đang làm việc ở Auckland (Tân Tây lan).

 

Ở Bogota, hằng ngày thấy các ông to trên báo chí và trên truyền h́nh chẳng ai có khả năng đưa đất nước đi lên, ngoài chuyện ham danh vị quyền lực và tiền bạc, Ingrid rất xốn xang. Dân tộc nào lănh tụ ấy. May là Colombie có một Ingrid Bétancourt. Chị ứng cử vào Hạ viện. Để diễn tả ao ước và chủ trương của ḿnh trong cuộc chạy đua làm nghị viên, chị nhờ anh bạn vẽ quảng cáo diễn đạt ư ḿnh. Thế là anh đem đến cho chị cái... bao cao su ngừa thai. Bạn bè hoảng hốt nhưng chị hoan hỉ chấp nhận : bầu cho chị tức là nghiă nào đó mang một cái bao cao su an toàn về chính trị. Đó là năm 1994, thời kỳ sida đang hoành hành, góp sức vào nạn tham nhũng từ thấp đến cao tàn phá dân tộc Colombie. Chị điện thoại cho tất cả bạn bè hay quen biết sẵn sàng ủng hộ, chỉ để xin họ gửi cho vài trăm hay vài ngàn bao cao su. Và chị đứng ở ngă tư phân phát, vắn tắt tự giới thiệu tên và quan điểm, rằng trong chính trị tham nhũng tương đương với sida. “Biếu anh cái bao này để anh nhớ đến tôi ngày bầu cử”. Các ông tủm tỉm, có ông trả lời đúng rồi, với cái này th́ không ai quên cô được. Lúc này Ingrid  33 tuổi, trẻ đẹp, kiến thức, tự tin, can đảm và hết ḷng yêu nước, cố đem sức ḿnh vực Colombie ra khỏi hố sâu. Tấm áp phích cái bao cao su bên cạnh h́nh Ingrid và cảnh chị đang cổ động ngoài đường bay khắp nơi, trên truyền h́nh, trên các báo. Một sáng kiến trẻ trung táo bạo, mới lạ và thông minh. Kết quả Ingrid trúng cử huy hoàng, tỉ số cao ngoài sức tưởng tượng mặc dầu vào thời điểm đó dân Colombie chưa hề biết Ingrid là ai. Nhưng trong nghị trường, các đồng nghiệp quay mặt chỗ khác khi trông thấy chị, họ bỏ đi nếu vô t́nh có chị ngồi gần. Bởi v́ chị quá khác họ : nói to lên những ǵ người khác chỉ th́ thầm, và thẳng thắn chỉ trích các bậc cha mẹ của dân chỉ lo ăn trên ngồi trước rút ruột dân bỏ túi.

 

Năm 1998 chị được bầu vào Thượng viện với khẩu hiệu “Ingrid, là không khí”. Là không khí cho một Colombie ngột ngạt, không c̣n hy vọng, không cả ước mơ. Trong mấy năm làm nghị sĩ, cho đến ngày bị bắt cóc, chị luôn tranh đấu một cách vô vọng cho dân tộc, tự đứng lên sau mỗi lần suưt ngă qụy v́ những cuộc phỏng vấn truyền thanh truyền h́nh bị cắt xén bóp méo, những dàn cảnh gắn ghép cường điệu cốt t́nh phá hại thanh danh chị.

 

Đang chuẩn bị cho cuộc ứng cử tổng thống th́ ngày 23-2-2002 Ingrid bị FARC (Forces armées révolutionnaires de Colombie : Lực lượng quân đội cách mạng của Colombie) bắt cóc. Lúc đó chị đang di chuyển trên đoạn đường đă được báo trước là có chiến binh FARC, nhưng chị bảo tài xế cứ tiếp tục, và đang viết giấy nhận mọi trách nhiệm về quyết định này th́ bị bắt, sau khi đă tránh qua được nhiều trạm. V́ Ingrid có quốc tịch Pháp khi kết hôn với Fabrice Delloye nên chính phủ Pháp đặc biệt quan tâm, đă nhiều lần kêu gọi FARC phóng thích Ingrid. Ngay cả một chiếc máy bay nhà binh Pháp đă đáp xuống phi trường Brésil ngày 9-7-2003 thử giải phóng Ingrid nhưng bị thất bại, đă gây căng thẳng ngoại giao giữa Colombie, Brésil với Pháp,  từ đó FARC hiểu hơn về giá trị của con tin nên việc cứu Ingrid càng thêm rắc rối về sau. Và khi báo chí Brésil loan tin, thủ tướng Pháp Dominique de Villepin phải chính thức xin lỗi. Điều này gây bút chiến trên báo Pháp một thời. 

 

Đă rất nhiều tổ chức, nhiều cuộc diễu hành kêu gọi và tranh đấu cho sự tự do của Ingrid. Tháng 10-2007, truyền h́nh Pháp chiếu h́nh Ingrid  đầu cúi xuống, không nói lời nào và yếu đuối bịnh hoạn, đă gây xúc động cho cả nước. Năm nay, trong đêm 28/29-3, điện Élysée đă gửi một chiếc máy bay kín đáo hạ cánh xuống Cayenne ở Guyane thuộc Pháp, chiếc máy bay y tế chờ vụ Ingrid được giải quyết là sẵn sàng cứu nguy sức khoẻ chị ngay, sau khi một trung gian hoà giải người Colombie xác nhận ngày hôm trước rằng Ingrid bị bịnh hépatite B và nhiều bệnh nguy hại khác do bị ngược đăi sau 5 lần chị cố vượt ngục, do thiếu dinh dưỡng chăm sóc.

 

Ngày 2-4-2008, điện Élysée lại gửi đi một chuyến bay y tế, và tổng thống Pháp kêu gọi FARC làm một cử chỉ nhân đạo. Nhưng FARC đ̣i điều kiện là một vùng đông nam Colombie phải giải trang và giải phóng các tù nhân FARC. Điều này tổng thống Colombie hoàn toàn bác bỏ. Có lần tổng thống Sarkozy đă nói “Pháp có thể giúp đỡ FARC, sẽ sắp xếp các tổ chức khủng bố vào Cộng đồng Âu châu để có được có một cương vị khả kính hơn, nếu họ giải phóng các con tin”. FARC tuyên bố rằng Pháp là một nước tư bản, tổng thống phe hữu, và họ không lường được giới hạn sự thành thật của tổng thống Pháp đến đâu. Họ đánh giá hành động của Sarkozy là ngây thơ và việc đưa các người đi cứu Ingrid là một phiêu lưu nguy hiểm.

 

Chú  nhật 6-4, “Marche blanche” (Bước trắng) được tổ chức tại Paris và nhiều thành phố lớn của Pháp kêu gọi giải phóng Ingrid. Tại Colombie người ta cũng đă diễu hành khắp nơi với h́nh phóng to Ingrid cúi xuống buồn rầu - tấm h́nh từ mùa đông năm ngoái - kêu gọi cho tự do của chị cùng vài ngàn con tin khác mà theo thư Ingrid là mọi người ở  đây “sống như những xác chết”. Tên tuổi và bóng h́nh Ingrid tràn ngập Colombie.

 

Năm 2007 ngày sinh nhật 46 của Ingrid, chồng sau của chị là Don Juan Carlos Lecompte với sự tài trợ của ca sĩ Pháp Renaud, đă thả 22000 h́nh hai con Ingrid là Mélanie và Lorenzo từ không phận Colombie vùng biên giới Vénézuela và Brésil, xuống khu rừng nơi Ingrid bị giam giữ. Bởi trong  thư viết cho mẹ, Ingrid nói chị cẩn thận giữ một h́nh quảng cáo nước hoa đàn ông v́ nghĩ đó là con trai ḿnh, khiến anh cảm động t́m cách gửi ảnh thực của con cho chị. Kèm theo h́nh là câu «Cho Ingrid của Juan Carlos». Trong khi cùng ngày, ủy ban ủng hộ Ingrid tổ chức chiến dịch Lửa của Hy vọng, đề nghị mỗi nhà thắp ngọn nến đặt ở cửa sổ hay ban công để tỏ ḷng đoàn kết với chị và các con tin khác. Mới đây, đài phát thanh RFI nhận trọng trách phát lời nhắn của hai con Ingrid bằng tiếng Tây Ban Nha mỗi thứ 2, thứ 4 và thứ 6 từ đây cho đến ngày chị được phóng thích. Hy vọng chị nghe được theo như thư cho biết là trong rừng, đài Tây Ban Nha khá rơ vào khoảng 5 giờ sáng.

 

Là chị công dân danh dự của thành phố Bordeau, Ingrid Bétancourt được mệnh danh «Jeanne d’Arc của Colombie» do những hoạt động can đảm và kiên tŕ chống tham nhũng  của chị. Ngày 7-4 ngọn lửa Olympique chạy ngang Paris cũng không ngăn được đám tuyết rơi trái mùa, cũng như chuyến bay y tế của điện Élysée đành phải quay về không có Ingrid, sau 7 ngày đợi chờ và hy vọng.

 

 

Xuân Sương

Paris, Avril 2008

(*) Từ tháng 5-2005 đến tháng 5-2007