Sarko

 

SARKOZY VÀ NGHỀ TỔNG THỐNG

 

Sự chia rẽ giữa hai phe tả hữu của Pháp luôn luôn trầm trọng và phe nào lên cũng chỉ muốn dùng người đảng ḿnh, tổng thống Sarkozy là người đầu tiên bỏ lệ ấy, «chiêu hiền đăi sĩ» nên đă chiếm được cảm t́nh dân Pháp. Nhưng chiếm được cảm t́nh đă khó, giữ được cảm t́nh ấy càng khó hơn. Và phê b́nh chỉ trích luôn luôn dễ hơn thực hiện, ba hoa phóng tướng vẫn dễ hơn thực hành. Đó là điều có lẽ Sarkozy đang thấm thía v́ mấy tháng vừa qua số điểm của ông xuống chưa từng thấy, có lúc chỉ còn 36 % tin cậy, là điểm thấp nhất từ ngày ông bước vào điện Élysée (mùa thu 2007 lên 69%). Ngoài những bất mãn về mãi lực, về kinh tế, những cải tổ thuế thừa kế mà người dân cho rằng ông thiên vị người giàu…,  thì chuyện cưới Carla Bruni đã góp phần không nhỏ khiến uy tín ông giảm sút, mặc dù dân Pháp rất cởi mở trong chuyện đời tư.

 

Ngày 24-4-2008 trên kênh truyền hình nhà nước France 2, ông có 90 phút trực tiếp để chinh phục lại lòng dân: 45 phút đầu các phóng viên truyền hình phỏng vấn, 45 phút sau  các nhà chính trị học, báo chí và chính trị gia tả hữu nhận xét về những gì ông vừa nói, thỉnh thoảng chiếu lại đoạn phim liên quan đến vấn đề bàn cãi.

 

Dĩ nhiên phái tả chỉ trích kịch liệt. Và mặc dầu sự khiêm tốn phô diễn quá e rằng do khéo léo, sự khăng khăng quyết đoán sẽ trở thành cứng đầu, và đó là điều độc hại cho dân chúng, nhưng phần đông người ta không ác cảm lắm với buổi truyền hình, dầu số người nghe chỉ gần 12 triệu (trước kia 18 hay 15 triệu). Đó chỉ là mở ngỏ cho ông một «ân huệ » thôi, còn lấy lại được niềm tin của dân chúng hay không thì phải chờ lâu dài về các chính sách sẽ áp dụng. Mà nói chung chính sách của ông rất bị phản đối. Dân Pháp thường bảo thủ không thích thay đổi trong khi các đề nghị của chính phủ hoàn toàn bất lợi cho hiện tại, nghĩa là phải hy sinh cho tương lai, ví dụ từ năm 2012 phải làm việc 41 năm thay vì 40 trong tư chức, 37 năm rưỡi trong công chức như hiện thời. Đó là một trong 55 cải tổ, cùng với việc năm 2009 một nửa công chức về hưu không thay thế, khoảng 23000 người, số c̣n lại sẽ bằng năm 1912. Như vậy công chức phải làm việc tích cực hơn, không lè phè như năm 1996 thủ tướng Alain Juppé (1995-1997) đã gọi là “mỡ xấu”. Sang năm cũng sẽ bỏ 19000 ghế giáo viên các cấp và bớt giờ học vì thời gian học sinh Pháp đến trường nhiều nhất Âu châu... là những điều mà từ vài tháng nay khiến giới trẻ khắp nước cứ thỉnh thoảng xuống đường. Và thay v́ bàn bạc trước với các nghiệp đoàn th́ chính phủ Pháp có thói quen làm luật cái đă, bị phản đối biểu t́nh mới thương thuyết sau và luôn luôn ra luật vào dịp gần hè, thiên hạ đi nghỉ cả tháng về th́ mọi việc đă an bài. Dân Pháp đă quen lệ và cũng chấp nhận điều này, dù bất măn cũng cho rằng như vậy là «biết làm chính trị».  

 

Về hình thức, nói chung các nhà báo và chính trị gia nhận xét là diễn từ của tổng thống rất tốt, độc đáo, năng lực, can đảm và khiêm tốn. Can đảm và khiêm tốn vì Sarkozy biết nhận lỗi, ít  nhất 5 lần ông nói có “nhầm lẫn” của chính phủ. Tổng thống mới một năm mà làm lỗi như vậy cũng hơi nhiều, nhưng biết nhận lỗi như vậy cũng rất ít. Ông hứa sẽ sửa chữa lỗi lầm, tức là cũng “sai đâu sửa đấy”, chỉ ngại “sửa đâu sai đấy”... Dư luận vẫn thường dễ xúc động, nhìn thấy ông tổng thống coi trời bằng vung nói năng ào ào việc gì cũng chỉ cần ông trở bàn tay là xong, giờ có vẻ nhũn nhặn, hiểu là nghề tổng thống coi vậy mà không phải vậy, nên nhiều người nhất thời động lòng. Nhưng cũng nhiều người thất vọng vì đó là hình ảnh một Sarko “quá khác”, họ thích Sarko vẫn đặc biệt Sarko, ăn nói bạt mạng ngang tàng và thuyết phục - mặc dầu sẽ dẫn tới bến bờ nào th́ chỉ trời mới biết, ai mà chẳng có chút máu phiêu lưu. Ông nói cứ mỗi 10 phút phải lấy một quyết định (v́ ông can thiệp vào mọi chuyện lớn nhỏ), và ông cống hiến thời gian vô hạn cho chức vụ, tự bào chữa những khó khăn gặp phải như giá xăng dầu tăng gấp đôi so với lúc đắc cử, giá đồng Euro quá cao, khủng hoảng tài chánh và kinh tế... toàn là những điều ngoài khả năng nắm bắt của một tổng thống. Ông cũng biết bị dân chúng ghét nhưng làm bất kỳ điều gì cũng luôn luôn có cái không đồng ý, rằng ông ở ghế này để can đảm làm cái điều mà từ lâu không ai dám làm. Thật tình nước Pháp là một nước đã già, ai cũng thấy cần thay đổi nhưng ngại, giờ đùng một lúc đưa ra 55 cải tổ làm sao không đụng chạm giới nọ người kia. Ở Pháp bảo hiểm xă hội quá tốt cũng là cách để người ta lợi dụng khe hở. Đă có người khai bịnh nằm nhà thương mổ, đồng nghiệp vào thăm lại gặp một người hoàn toàn khác. Cứ da tai tái râu ria loàm xoàm th́ các ông tây bà đầm biết đấy là đâu.

 

Về nội dung, tổng thống Sarkozy vẫn tiếp tục các cải cách mà ông tin sẽ mang lại kết quả tốt sau nhiệm kỳ 5 năm. Nghĩa là trong đó bao gồm việc dẫn độ dân nhập cư bất hợp pháp ra biên giới, với con số chỉ định năm nay là 26000 người. Ông nói nước Pháp không nên tự nhận lỗi và không thể mang gánh nặng mãi trên vai - đây là giọng điệu của Le Pen, lănh tụ phe cực hữu. Và dân Pháp cũng lạ lắm, cứ đ̣i măi lực cao làm ít chơi nhiều, đồng thời cũng muốn bao che cho những người nhập cư lậu, đụng tới những người này là thiên hạ lục đục xuống đường phản đối.

 

Người ta cho rằng chưa có một tổng thống nào có đủ điều kiện thuận lợi như Sarkozy khoảng 8 tháng đầu, để cải cách. Vậy mà tất cả những gì ông đã hứa trong cuộc tranh cử giờ chỉ là ảo tưởng. Ông còn 4 năm đ̣ể cật lực chuộc lại lỗi lầm, điều này rất quan trọng bởi nếu không, ông lại phải chịu trách nhiệm là đã đào hố ngăn cách thêm giữa dân chúng và giới cầm quyền.  Sarkozy là tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ Cộng hoà Pháp (từ 28-9-1958) ly dị và kết hôn trong khi tại chức, và cũng là vị tổng thống đầu tiên có vợ người mẫu-ca sĩ. Và nếu nếu điều này góp phần vào sự xuống điểm của ông thì oái oăm thay, Carla Sarkozy lại chinh phục cảm tình ở các nước bà đến cùng chồng với tư cách “mẫu nghi” của Pháp, ngay cả người nổi tiếng khắt khe là Nữ hoàng Anh quốc - trừ phi bà vua này giả lả xă giao.

Xuân Sương

Paris, Mai 2008