VungVeNgoaiGiao

 

VỤNG VỀ NGOẠI GIAO

 

 

Mấy hôm nay truyền thông Pháp luôn nhắc đi nhắc lại một điều : Tổng thống Nicolas Sarkozy đă làm một cử chỉ ngoại giao rất... hố là không mời Nữ hoàng Elizabeth của Anh sang tham dự buổi lễ kỷ niệm đồng minh đổ bộ giải phóng Pháp khỏi nanh vuốt Hitler ngày 6 tháng 6 năm 1944 (năm nay là năm thứ 65) sẽ tổ chức vào ngày 6 tháng 6 sắp tới.

 

Dân chúng bên kia biển Manche nói đây là cái tát cho mọi người Anh và nhân viên chính phủ hoàng gia rất phẫn nộ.  Họ nhắc đến cuộc viếng thăm nước Anh năm ngoái của Tổng thống Pháp và phu nhân Carla đă được bà hoàng đối xử ưu ái như thế nào, đă được dân Anh tŕu mến ra sao… Vậy mà bây giờ Sarko chỉ muốn đứng riêng với tổng thống Mỹ Obama thôi. Người ta tự hỏi làm sao sự vụng về này có thể xảy ra, các cố vấn tổng thống đâu, các bộ trưởng đâu, không ai thấy đây là điều kỳ cục sao, và nhất là Carla đâu ? chẳng lẽ không ai có ảnh hưởng ǵ lên quyết định sốc nổi của Sarko? Trước phản ứng của dân Anh, điện Élysée thả lơi «dĩ nhiên Nữ hoàng là người được hân hoan chào đón».  Trải thảm đỏ mà mời có khi nữ hoàng c̣n không nhận lời, đằng này chỉ nói khơi khơi vậy, chẳng lẽ nữ hoàng đ̣i đi ? Nhân viên chính phủ Pháp c̣n cà kê giải thích rằng buổi lễ chính chỉ làm tại nghĩa trang... Mỹ ở Colleville-sur-Mer (th́ có ǵ cấm mời Nữ hoàng ?), rằng toàn bộ các lễ nghi có màu Pháp-Mỹ thôi, nhắm vào sự kiện nhậm chức của Obama, rằng «c̣n có ngày 6 tháng 6 khác mà». Sau đó chính phủ Pháp nói «có gửi giấy mời chính phủ Anh» nhưng không nêu mời ai đích danh, cũng không chọn lựa một nhân vật nào trong hoàng gia. Daily Mail của Anh cho đây là một quyết định đáng giận. Tờ báo này cũng nhắc lại là Nữ hoàng Anh đồng thời cũng là vua của Canada, không mời bà là một điều sỉ nhục cho cả quân đội Anh và Canada đă xả thân cứu nguy nước Pháp.  Chưa kể  bà hoàng là vị nguyên thủ quốc gia duy nhất đă tham gia cuộc thế chiến thứ hai vào thời son trẻ (đă đi nhiều nơi ủy lạo quân nhân), nay c̣n tại vị. Riêng Gordon Brown, ma lanh, đă viết thư xin tham dự buổi lễ và chính phủ Pháp chấp nhận. Điều này cũng khiến hoàng gia trách móc thủ tướng của ḿnh chỉ nghĩ riêng tư cá nhân, không nghĩ đến chuyện đề nghị mời hoàng gia. Ai cũng muốn được độc quyền gần gũi người quyền lực nhất thế giới, Barack Obama !

 

Báo chí Anh rùm beng : làm sao lại không mời Nữ hoàng ? Quên kiểu ǵ vậy ? Tai tiếng quá !  Đâu phải chỉ một ḿnh máu Mỹ đă đổ ngày 6-6-1944 ? Dọc dài các bờ biển Normandie c̣n chứng kiến một phần tuổi trẻ Anh đă hy sinh tại đó mà. Vậy th́ linh hồn họ phải được tưởng niệm chứ. Nhiều nhà b́nh luận Pháp cho rằng không mời Nữ hoàng, không mời thủ tướng Canada, và cũng không có Úc là điều không chịu đựng được, rất đáng xấu hổ. Buổi lễ này phải hoặc không làm, hoặc mời rộng răi, không thể làm lễ chỉ nhắc tên các nước tham dự mà không có đại diện nước ấy tham dự. Rằng dân Pháp sống trong mơ tưởng là muốn chứng tỏ cho khắp hành tinh thấy là ḿnh ngang hàng với Mỹ, không bị nằm dưới một nước trẻ chỉ mới hai trăm năm. Rằng thường trong các cuộc gặp gỡ gọi là «hữu nghị», Pháp muốn tạo mối liên hệ mới với Mỹ, là bạn bè của Mỹ, nên nếu mở rộng ṿng mời tham dự sẽ không c̣n «mặt đối mặt» riêng với Mỹ nữa. Obama sẽ đến khoảng một ngày thôi, và chưa đến mà người ta đă nhắc hoài về việc sẽ... đổ bộ của ông, nhiều hơn cuộc đổ bộ đồng minh. Rằng đối với các người quyết định và tổ chức, có lẽ buổi lễ tưởng niệm không quan trọng bằng cách dàn cảnh cho hai vị tổng thống mới tinh vừa đồng hành vừa là đối thủ, vừa đồng minh vừa cạnh tranh - cái tṛ xưa cũ của mối liên hệ Pháp-Mỹ - đối diện nhau.

 

Ai cũng biết tổng thống Sarkozy có cái bịnh ham muốn sự vĩ đại (folie de grandeur), nhưng một quyết định ngoại giao như vậy thật là đáng tiếc, không những cho cá nhân ông mà c̣n cho toàn nước Pháp. Ngoài những luận cứ ngoại giao và lịch sử, nếu có bà hoàng bên cạnh sẽ giúp Sarko nhiều hơn chứ : như có bà mẹ già khả kính bên cạnh, và thêm một người để cả hành tinh chiêm ngưỡng sẽ giảm bớt «áp lực» của Obama đè nặng Sarko, từ vóc dáng đến phong cách. Dù chỉ là cái danh hăo thôi, bà cũng là vua của Liên hiệp Anh dính líu đến nhiều nước và được người ta trọng vọng, cách cư xử của Sarko vô t́nh gây nên những bất b́nh vô bổ.

 

Để chữa lỗi lầm, chỉ có cách là trải thảm đỏ cho bà hoàng thôi. Nhưng đă trễ rồi.

 

Xuân Sương

Paris, 5-2009