YSL

 

Khoảng 2 giờ trưa ngày 6-6-2008, tổng thống Sarkozy và phu nhân, bà Bernadette Chirac cùng rất nhiều nhân vật tiếng tăm, nghệ sĩ và người mẫu đă tham dự tang lễ Yves Saint Laurent tại nhà thờ Saint-Roch, Paris. Đây là nhà tạo mốt đầu tiên được 3 đời tổng thống Pháp trao tặng Bắc đẩu bội tinh và bước vào viện bảo tàng Metropolitain Museum Nữu Ước từ khi c̣n sống. Cũng là người đầu tiên dám cho phụ nữ mặc quần, bận smoking và áo lính Phi châu, đă đưa nghành may mặc lên hàng nghệ thuật.

 

 

 

Yves Saint Laurent (1936-2008), NGƯỜI YÊU ĐÀN BÀ

 

Sinh ngày 1-8-1936 tại Algérie và nhút nhát đến Paris với các bản phác thảo thời trang vào năm 19 tuổi, Y Saint Laurent được Christian Dior nhận ngay vào cộng tác, để tháng 11-1957 đảm đương trọng trách đứng đầu xí nghiệp Dior khi ông này đột ngột bị «Chúa triệu lên trời để may mặc lại cho các thiên thần». Cái tang này đă khiến YSL ngẩn ngơ hụt hẫng v́ không c̣n ai bên cạnh để phê b́nh cái này được cái kia không. Vậy mà hai tháng sau ông chào đời bộ sưu tập đầu tiên Trapèze, kiểu áo h́nh tam giác buông lơi đă biến mất từ đầu thế kỷ 18,  được mệnh danh là «người cứu nguy nước Pháp» thoát khỏi kiểu áo bó eo thời đó. Thành công tức khắc. Nó đă đưa YSL đôi mắt màu hoa cà nhạt sau cặp kính dày vào danh sách  những nhà tạo mốt danh tiếng nhất thế giới để không bao giờ bước ra nữa, cho đến ngày mất vào chúa nhật 1-6-2008 v́ có u trong năo.

 

Cuộc đời :

 

Cuộc đời ông là huyền thoại. Tự học, cả thẹn kín đáo gần như ẩn lánh vậy mà ông đă đưa tên tuổi ḿnh thành thương hiệu quốc tế với logo giản dị YSL đan nhau. Sau cái giản dị đó ẩn ḿnh một thế giới thượng lưu xa hoa không kém phần kỳ bí với giới đời thường. Có lẽ nhờ xuất thân trong một gia đ́nh sung túc bố là nhân viên hăng bảo hiểm, mẹ có đôi mắt xanh xinh đẹp, cộng với sắc màu rực rỡ phương đông xứ Algérie của trái cây và hương liệu, đă là nguồn cảm hứng vô biên cho một đầu óc tràn trề tưởng tượng và sáng tạo. Mệt v́ bạn học quá ồn ào náo loạn, ông thu ḿnh vào sở thích riêng là vẽ vời lăng quăng và rất sớm đă chứng tỏ có tài. Năm 11 tuổi xem vở kịch Ecole des Femmes của Molière ông bị ấn tượng đến nỗi về nhà tự chế tạo các h́nh mẫu bằng cạc tông rồi quấn vải lên và tự làm sống động sân khấu nhỏ của ḿnh. 18 tuổi ông đoạt giải nhất cuộc thi do thế giới vải len tài trợ với chiếc rốp dự cốc tay, màu đen.

 

Nghề nghiệp :

 

Cách mạng lệ thường, năm 1960 ông đưa vào tủ áo phụ nữ chiếc bờ lu dông da màu đen đă gây sốc cho thân chủ Dior lúc đó vẫn sang trọng nhă nhặn. Cùng năm, YSL đi quân dịch và v́ bị suy nhược tinh thần nên chỉ ở mấy tháng. Khi về, công việc của ông đă được giao cho người khác. Cũng là cái may cho giới ăn diện v́ nhờ vậy tháng giêng 1962 ông mở tiệm riêng với sự cộng tác tài chánh của bạn thân Pierre Bergé để từ đó tha hồ biến tạo lịch sử thời trang. Ông đă giải phóng đàn bà trong cách ăn mặc, lịch lăm thoải mái mang dáng vẻ mạnh bạo nam nhi với chiếc quần mà vào những năm 60 họ chỉ có thể bận váy đi làm. Cũng là người đầu tiên cho đàn bà bận smoking, vẽ kiểu cho tài tử Catherine Deneuve vào năm 1962 và 4 năm sau tung ra thị trường. Kiểu áo lưỡng tính này giải phóng phụ nữ mọi lứa tuổi mọi thành phần và hiện vẫn c̣n là mốt. Và nếu trang phục ban ngày nhă nhặn th́ ngược lại trang phục ban đêm là sự phóng túng đột phá về màu sắc và kiểu cọ. Điều này đă gây không ít b́nh luận khi ông biến chế các kiểu mẫu từ đông phương, từ Ma rốc, đến Nga đến Phi châu… . Người ta chỉ trích kiểu rốp mỏng như sương khói chỉ che bằng chiếc lông đà điểu, bộ sưu tập áo thụng thịu kiểu Phi châu với nữ trang là các con ṣ, rồi lại bộ giày xăng đan liền gót với áo chẽn chật hẹp mà đàn bà chỉ bận trong thời chiến… Ông cho biết tạo bộ sưu tập này là một cách phản đối hóm hỉnh cái váy dài của những năm 70 mà ai ai cũng mặc như các cô gái du cư, chỉ cái là mọi người lấy điều đó làm nghiêm chỉnh quá.  Loại xăng đan liền gót này đă, đang và c̣n tiếp tục nện vang các con đường trên khắp địa cầu, ông đă đi trước thời ḿnh khá xa. Ông quan niệm cái mốt không phải chỉ trang trí cho người phụ nữ, mà phải trấn an, phải cho họ niềm tự tin chính ḿnh. Người ta gọi YSL là «hoàng tử bé của thời trang cao cấp».

 

Say mê hội hoạ, xi nê, sân khấu và nhạc kịch, ông đă vẽ kiểu áo cho nhiều phim và kịch, cũng là tác giả các bộ áo tŕnh diễn cho Johnny Halliday và Sylvie Vartan một thời. Từ cách chọn vải đến kiểu may, ông luôn luôn nghĩ phải mặc quần áo cho người đàn bà trần truồng mà vẫn tôn trọng cử động tự nhiên của họ, phải vuốt ve các đường nét, kéo dài cặp gị, làm nổi bật tấm lưng ong.  Ông quan niệm sự lịch lăm phải thả lỏng như một nụ hôn kín đáo. Và điều hối tiếc duy nhất của ông là đă không tạo ra quần jean. Dĩ nhiên «quần jean» ở đây không phải kiểu chúng ta thấy nhan nhăn mỗi ngày. Để mọi người có thể diện mẫu mă của ḿnh, năm 1966 ông thành lập cửa hàng may sẵn đầu tiên do Catherine Deneuve khai mạc. Từ đó mỗi năm sản xuất 4 bộ sưu tập, phát triển vương quốc YSL khoảng 200 cửa hàng trên thế giới.

 

V́ quan niệm «không có lịch lăm tâm hồn th́ không có sự lịch lăm», ông rất ghét cái gọi là «mốt» mỗi năm 2 mùa, cho rằng những người đàn bà chạy theo mốt là nguy hiểm v́ sẽ đánh mất cái sâu sắc, cái cách riêng và dáng vẻ lịch thiệp tự nhiên của ḿnh. Một kiểu quần áo làm ḿnh thoải mái là một thẻ thông hành hợp lệ. Ông cũng muốn thay thế chữ lịch sự bằng chữ quyến rũ, bật lửa cho ḷng ham muốn, v́ vậy ông là người đă làm cách mạng nhiều lần cho phái yếu. Khác với phần đông các nhà tạo mốt chạy loạn khắp hành tinh t́m cảm hứng và ư tưởng để chuẩn bị bộ sưu tập sắp tới, YSL t́m cảm hứng bên trong chính ḿnh. Đọc sách về Ấn độ hay Ai Cập có h́nh ảnh, những nơi chưa hề đặt chân đến, th́ trí tưởng tượng càng dạt dào thăng hoa đẩy ông sáng tạo. Xem các bộ sưu tập của ông, không ai nghĩ đó chỉ là thời thượng, mà là tất cả một vũ trụ đang bày tỏ văn hoá bằng hội hoạ, bằng âm nhạc, bằng văn chương…  

 

Vào những năm 80-90, các bộ sưu tập của YSL không c̣n gây sốc nữa. Ông là bậc thầy trên các con đường khắp thế giới. Tất cả đều nổi bật và  tráng lệ theo kiểu cách của ông. Người ta tổ chức triển lăm các bộ sưu tập của ông nhiều nơi, từ Nữu Ước đến Leningrad, các kiểu thời trang của ông đă ảnh hưởng nhiều đến các nhà tạo mốt Pháp,Ư, Anh cho mẫu mă hiện đại.

 

Vinh quang :

 

Về con người cá nhân YSL th́ người ta biết được rất ít. Ông thú nhận bị khớp mỗi lần có cuộc tŕnh diễn thời trang, vậy mà năm 1971 không ngần ngại làm người mẫu quảng cáo nước hoa đàn ông do ḿnh chế tạo. Tấm h́nh YSL rất kín đáo chỉ… bận duy nhất cặp kính, bay khắp thế giới, gây ngạc nhiên thú vị cho giới tiêu dùng. Ông là người tạo mốt đầu tiên bước vào viện bảo tàng trong khi c̣n sống, năm 1983 Metropolitain Museum ở Nữu Ước vinh danh ông bằng các bộ sưu tập YSL.  Năm 1985 YSL nhận giải Oscar  nhà tạo mẫu vĩ đại nhất về toàn bộ sưu tập ông đă sáng chế cho Opéra de Paris, và được Bắc đẩu bội tinh do tổng thống Mitterrand trao tặng. Năm 2001 nhận giải Bông Hồng Vàng tại Ư dành cho nhân vật trong giới văn hoá, và Bắc đẩu bội tinh hạng ba do tổng thống Chirac vinh thăng. Tháng giêng năm sau ông tuyên bố về hưu, một cuộc tŕnh diễn thời trang cuối cùng của  40 năm sáng tạo. Tháng 12-2007 nhận từ tổng thống Sarkozy huy hiệu Đại tứ đẳng Bắc đẩu bội tinh trong ṿng thân mật tại nhà riêng, v́ lúc này ông đă đau yếu. Tại Paris, ngày 12-7-1998 trong trận cuối của cúp thế giới ở Stade de France, 300 người mẫu đă tŕnh diễn toàn bộ sưu tập 40 năm YSL trước 80000 khán giả và hơn 170 đài truyền h́nh khắp thế giới.

 

«Càng lúc tôi càng cô độc. Tôi không ra ngoài được. Tôi sợ thế giới bên ngoài, sợ đường sá, sợ đám đông. Chỉ ở nhà tôi mới thấy dễ chịu, với con chó, bút ch́ và giấy…». Bây giờ thi hài  sẽ trở về nơi sinh trưởng để ông ẩn ḿnh trong khu vườn nhà ở Marrakech, thành phố màu hồng tự cho là đẹp nhất thế giới. Nằm trong ḷng đất, ông sẽ không c̣n nỗi sợ hăi này nữa và có niềm vui thú là một trong những người ít ỏi cuối cùng giữ được bí mật của thời trang cao cấp. 

 

Xuân Sương

Paris, juin 2008