ChungToiDi

CHỪNG TÔI ĐI…

 

Normandie, thứ hai

 

-      Làm ǵ đó bà Nguyễn?

-      Viết thư cho con.

-      Sướng nhỉ, có con để viết thư. (Trầm ngâm) Lần cuối nó thăm bà là lúc nào?

-      Từ tết.

-      Tám tháng rồi. Vậy cũng được, cũng hơn là tôi chẳng có con để thăm.

Hai cụ nh́n nhau. Ánh đèn nê ông nhàn nhạt trắng và chiếc áo bà Nguyễn bông hoa màu xanh bầm dập. Bà Thomas dong dỏng, hơn bảy mươi mà c̣n phong độ, chép miệng:

-      Mới đó mà đă bốn ngày rồi. Phải chi được ở đây lâu lâu bà nhỉ. Khí biển tốt cho tụi ḿnh lắm bà.

-      Nhất là nếu bà có được bộ bikini màu đỏ trong cửa hàng hôm qua th́ càng tuyệt.

Hai cụ ph́ cười chân t́nh, mắt nhíu sụp xuống. Bà Thomas vùng đứng lên hát oang oang, uốn éo nhảy rồi điệu đàng ẹo tay bên hông làm người mẫu:

-      Hồi xưa tôi chỉ diện màu đỏ thôi bà ạ. Mỗi lần ra đường là phải biết nhé, chàng nào chẳng lé mắt.

-      Tôi có thấy ông Tây nào bị lé đâu?

Hai bà cười ha hả. Bà Thomas lắc đầu mơ màng:

-      Thời gian nhanh quá. Tôi c̣n thấy ḿnh đi nhảy đầm với tụi bạn và uống cả Vodka kia mà. À này, bữa cơm tối nào cũng được nhâm nhi chút Calvados, thích quá bà nhỉ. Chủ nhà quả là phước đức. Ông Henri lại c̣n kèo nài “Cho thêm tí nữa đi con gái. Hồi xưa một ḿnh ông uống cả chai lận mà”. Các cụ chẳng khác trẻ con được đi chơi tay cầm que kem tay cầm bong bóng.

Hôm mới xuống, đài truyền thanh phỏng vấn, khi hỏi được đi hè như vầy vous thích không, một cụ trả lời :

-      Tuyệt vời. Cả chục năm nay tôi chưa được đi hè.

-      Con cụ không bao giờ dẫn cụ đi hè sao?

-      Ối, nó cóc cần biết đến tôi nữa.

Tối, ngồi tṛ chuyện sau bữa cơm, bà Nguyễn nói ông trả lời vậy con ông nghe, nó buồn tội nghiệp. Cụ hứ một tiếng rơ to:

-      Dù có nói tên chưa chắc nó nhớ là cha nó, huống chi không nói tên. Cả chục năm nay nó không gặp tôi th́ làm sao nhận ra giọng?

Một bà th́ cười cười:

- Con gái tôi ở đầu bên kia Paris, nó bận bịu lắm không thăm tôi được. Chừng tôi đi, chắc ǵ gặp nó. Trước kia tôi làm lụng vất vả siêng năng, bây giờ tôi vô dụng rồi.

Ở viện các cụ suốt ngày xem télé, đánh bài, soạn ra soạn vào mấy tấm h́nh, mấy bộ quần áo, vài hộp phấn son, cái lược, cái kẹp, cây vợt tennis, bộ cờ… từ đời nào. Có bà thay chiếc áo vía thời xưa, tung tăng ra  vào cười nói với ḿnh trong gương. Mấy cụ mới vào th́ lục lọi măi cái xắc tay, gặp ai cũng níu áo khóc, nhờ đưa về nhà. Mọi câu chuyện đă được nhai đi nhai lại đến thuộc ḷng, vậy mà nhiều cụ vẫn kể. Cũng có khi các cụ ngồi sững chẳng biết làm ǵ, chẳng biết bá láp ǵ với nhau, chẳng buồn nh́n nhau. Nhiều cụ mở miệng ra là cau có gây gổ, “Ai khiến bà lấy giùm tôi, bộ tôi chẳng có tay à”, hoặc “Ông uống nước mà cứ như xe cứu thương hụ c̣i, ồn không chịu được”, hoặc “Làm ơn đi nhanh lên một tí được không. Bà đi hay tính nằm vạ ở đây?”. Nhưng hôm nào các cụ kiểu này uể oải nằm im th́ mọi người lại lăng xăng thăm hỏi.

Mỗi chiều xe ca chở họ ra biển. Xe chạy rất chậm ngang qua phố, các cụ trằm trồ nh́n cửa hàng thời trang như chợt khám phá ư nghĩa của chữ “áo quần”. Và trong những cái đầu bận bịu mệt mỏi kia có chút ǵ hối tiếc tràn ra ánh mắt. Các cụ nhao nhao “Cho xuống dạo phố chút. Hồi xưa tôi có tiệm nữ trang mà”. “C̣n tôi th́ có tiệm cà phê thuốc lá”. Các cô bán hàng trắc ẩn nh́n các cụ đi hàng một, rạo rực mà lù đù rảo qua dăy tủ kính hầu hết cho thế hệ sau.

Xe đậu bên hàng cây dọc dài băi tắm. Nhân viên d́u xuống từng người, chậm chạp, cuối cùng là mấy xe lăn. Nhiều cụ sững ra thấy biển lần đầu, quắn quíu hỏi rồi nó dẫn tới đâu, sao mênh mông chẳng thấy bến bờ, đi ra giữa biển th́ sao, có cầu không… Các bà c̣n trẻ như bà Nguyễn, bà Thomas cùng ba bà nữa lăng xăng giúp các cụ sửa cái mũ, quấn lại cái khăn, kéo nếp áo… Một ít cụ hớn hở tới ngấp nghé b́a nước, vẻ mặt ngây ngô cười như trẻ con kêu réo nhau chẳng khác lần đầu khám phá là trời có sinh ra… chất lỏng. Xe lăn trên biển là h́nh ảnh đặc biệt. Nhiều người nhường chỗ cho đám ông bà lụm khụm đầu cứ muốn gục xuống mà cố ngước lên nh́n mặt nước bao la và lũ diều giấy lao chao.

Bà Nguyễn nh́n ra xa chép miệng nói với bà Thomas đang bôi kem chống nắng:

-      Tôi nhớ bà Kính cả đời cứ ước ao thấy một lần cho biết biển. Phải chi c̣n sống đến hôm nay th́ được toại nguyện rồi.

-      Bà ấy chết bao lâu rồi nhỉ.

Bà Nguyễn bấm ngón tay:

-      Chín tháng bà ạ.

-      Ừ, vừa đủ thành h́nh một sinh linh mới.

Mặt bà Nguyễn buồn buồn:

-      Bà có nhớ hôm tẩm liệm bà ấy không, trời mưa tầm tă,  nhân viên kháo nhau kiểu này th́ cỏ sẽ tràn lan trước khi đến kỳ người ta cắt.

Bà Thomas xếp ống kem vào túi xách, mang kính mát:

-      Bữa đó chỉ một ḿnh bà sụt sùi. Đồng hương duy nhất của bà mà. (Chép miệng) Nhớ các cụ ngồi đối diện quan tài mà như chẳng thấy ǵ trước mắt.

-      Bọn tôi thường rù ŕ tiếng Việt với nhau.  Nhiều khi đang líu lo tỉnh táo, chợt bà ấy ngơ ra rồi vùng dậy bỏ đi. Có hôm đi biệt v́ nhằm lúc xe thức ăn vào, cổng chưa kịp khoá, bà nhớ không. Vài lần rồi người ta cột chặt bà ấy trên ghế. Những lúc đó tôi luôn luôn ngồi bên cầm tay bà thủ thỉ… Từ khi bà ấy mất th́ tôi câm một nửa rồi. Thủ thỉ tiếng Pháp không thấm bà ạ. Xin lỗi bà nghe.

Hai bà cùng cười, bà Thomas thân mật vỗ vỗ vai bà Nguyễn. Bà đầm này tánh t́nh nhanh nhẩu dễ cảm xúc, cười cũng nhanh mà trào nước mắt cũng nhanh, mím môi run run mặt rừng rựng đỏ. Bà Nguyễn kéo hộc tủ:

-      Sau đám tang, con gái bà ấy cho tôi đồ đạc, mà tôi chỉ nhận cái gương này với cây quạt trầm.

-      Chừng tôi đi, bà muốn để lại cho bà cái ǵ?

-      Ǵ cũng được, đừng có bikini màu đỏ thôi.

Hai bà cười sảng khoái. Cô nhân viên quét dọn bước mạnh như lính ngang pḥng, nh́n vào cười theo.

Hồi chiều truyền h́nh lại đến quay phim phỏng vấn. Họ quay cảnh dân nghỉ hè trên biển, chợt thấy các cụ, vội ào đến. Bữa nay họ hỏi cảm tưởng bà Nguyễn thế nào khi được nghỉ hè ở đây. Bà trả lời là nhớ day dứt thời  xưa, thời thằng con trai chạy tung tăng bên mép nước mỗi lần ra biển.  Họ hỏi sao con không dẫn bà đi hè, bà nói con có vợ và hai đứa nhỏ phải lo, mà bà th́ chậm chạp vướng víu quá rồi. Họ lại hỏi bên Á Châu thường là con cái nuôi cha mẹ già, sao con vous lại để vous vào viện? Bà mỉm cười trả lời nhập gia tùy tục, chúng tôi sống trên đất Pháp và con tôi phải làm công dân hữu ích cho nước Pháp th́ không thể có th́ giờ nhiều cho mẹ được nữa. Rồi bà quay đi, mặt đỏ gay không phải v́ chiều c̣n nắng gắt.

Xem truyền h́nh, chuyện bà Bettencourt và con gái bất hoà nhau, có cụ bĩu môi “Mẹ con thế th́ giàu sang cũng có sướng ích ǵ”. Cụ khác nói: “Vẫn hơn ḿnh nghèo, dù sao con chống lại th́ bà ta cũng có tiền. Và coi, c̣n bao nhiêu người hầu hạ. Ḿnh mà con bỏ th́ chẳng c̣n ǵ dính da”. Rồi cụ khác: “Với lại có tiền th́ ḿnh đếch thèm vào cái xó này. Nhiều viện khác tốt lắm, mà dĩ nhiên dành cho dân ăn trên ngồi trước chớ không mạt rệp như ḿnh”. Ông nói câu này là người luôn luôn cay cú, thỉnh thoảng nạt nộ nhân viên. Hồi bà Nguyễn mới vào, một hôm trời rất nóng, cáu v́ chờ lâu mà chưa được đến phiên đi tắm, ông càu nhàu nh́n bà như phóng dao:

- Bà người ǵ? (Bà chưa trả lời) Sao bà không ở xứ của bà?

Kiểu kỳ thị, bà lầm bầm: Đồ già dịch. Vài tháng sau bà Kính vào, ông lại nói đổng khơi khơi lúc trong pḥng ăn:  

      - Người ngoại quốc làm ǵ ở đây mà lắm thế nhỉ?

Không nhịn nữa, bà Nguyễn đứng lên nói to:

-      Này ông, tôi hy vọng ông biết đọc biết viết chớ?

Mọi người ngừng dao nĩa nh́n lên. Chưa hiểu, ông ngớ ra, bà rất b́nh tĩnh :

-      Nếu ông biết đọc và c̣n đọc được th́ nên vào thư viện mượn sách lịch sử mà đọc. Không nên chết ngu, phải biết rành ít nhất lịch sử nước ḿnh ông ạ, th́ ông sẽ hiểu tại sao người ngoại quốc ở đây. Trên quê hương ông, chúng tôi phải làm việc cật lực mới có ăn chớ không phải như cha ông của ông cướp bóc tài sản và giết hại dân lành chúng tôi đâu.

Các cụ vỗ tay. C̣n ông ta th́ đỏ mặt im re. Bữa đó bà Nguyễn chẳng  ăn mà vẫn no nê.

 

Thứ ba.

Chiều nay được đi phố ăn kem. Bà Nguyễn chọn sô cô la nóng, nức nở khen sô cô la tiệm có khác, thơm tho đậm đà. Có cụ vừa để muỗng kem vào miệng vừa rùng ḿnh hít hà v́ lạnh, nhưng coi bộ măn nguyện lắm. Có cụ mỗi lần được uống ǵ ngoài nước là đ̣i Coca, Coca “nóng”, phải hâm. Ở viện th́ chẳng ai lạ lùng ǵ, nhưng ở đây nhân viên phụ trách phải giải thích, cô phục vụ được một mẻ cười và hoan hỉ đặt ly Coca vào micro-ondes, nhún vai “Tại sao không !”.

Nắng ấm áp. Các cụ nh́n thanh niên dăy bàn bên cạnh, nh́n người người qua lại ngoài đường. Đúng là hai thế giới, động và tĩnh. Hai thế giới nh́n nhau xa lạ (không, chỉ thế giới tĩnh giương mắt nh́n), không có ǵ chung ngoài bầu không khí mùi vị mằn mặn biển khơi. Nh́n trai gái tự do ôm hôn ngoài đường, bà Nguyễn hích bà Thomas:

-      Bà c̣n nhớ chuyện của hai cụ ǵ nhỉ, à, ông Merlet với bà Decours không?

-      Úi dào, nhớ buổi sáng đó mà lạnh xương sống. (Co hai tay như chạy) Tiếng chân th́nh thịch tất bật tới lui, rào rào to nhỏ, tôi nghe loáng thoáng “Tởm quá, tởm quá”! Hai cụ nằm chung pḥng ấy mà, nhân viên rú như thấy ma. Họ dùng chữ “ghê tởm” với ánh mắt khinh bỉ. Bà cũng nhớ nhỉ.

-      Lúc đó tôi ngẩn ngơ: thương yêu th́ có ǵ ghê tởm? Vả chăng vào đây th́ c̣n ǵ vui, nếu thương yêu nhau được là sợi giây duy nhất để các cụ bíu vào cho bớt quạnh hiu. Bà Kính trợn mắt thúc hông tôi: Chớ nói nghe, họ lại tưởng bà cũng muốn ở chung với thằng cha Jacques.

Hai cụ cười vang, răng bà Thomas đều đặn, một chiếc bên tay trái hơi khểnh duyên dáng. Mấy cụ khác bất măn:

-      Hai bà lúc nào cũng rù rà rù ŕ. Có ǵ vui th́ kể to lên cho thiên hạ nghe với chớ.

-      Chúng tôi nhắc lại chuyện cụ Merlet ấy mà.

Cụ bà mặt và tay nhiều khoan trắng bạch tạng, gật gù hất vành mũ lên:

-      Ừ nhỉ. Dạo đó rồi người ta tách rời hai cụ, chuyển cụ ông đi viện khác. (Chép miệng) Tội nghiệp, bà Decours chẳng khóc than ǵ, chỉ ngẩn ngơ không ăn uống. Hơn một tháng sau bà thất thanh gọi tên ông rồi lặng lẽ ra đi. Khuôn mặt tái ngắt như chết đi chết lại nhiều lần. Trông khiếp lắm. (Thở ra) Mà vậy cũng hay. Chừng tôi đi th́ chẳng biết gọi ai.

Cụ ông bàn bên cạnh vét th́a kem cuối cùng, đằng hắng:

-      Người ta đưa ông Merlet đến nhưng đă trễ gần hai tiếng. Chính tôi theo nhân viên dẫn ông cụ đến pḥng bà Decours chớ ai.

Bà Thomas gỡ kính khỏi sống mũi, thấm tí nước bọt lau chỗ có vết mờ:

-      Lúc đó buổi trưa, các ông bà nhỉ, và mùa xuân Paris tràn ngập cỏ hoa…

 

-      Nh́n ḱa bà, người ta dắt chó đi chơi nhiều chưa.

Các cụ chép miệng thèm thuồng:

-      Phải chi ḿnh được nuôi một con, ít nhất cũng có người quấn quưt.

 

Paris, thứ bảy…

 

Nhóm các cụ đă về Paris chiều thứ sáu. Mệt đừ.

Hai ngày cuối cùng dưới Normandie ai cũng muốn tận hưởng trời và biển. Họ nh́n theo mặt trời lặn đến khi nó hoàn toàn mất hẳn sau hàng rào rồi thở dài vào nhà, hơi lạnh đă quấn quanh người. Đêm, mọi người ngồi ngắm trăng, nhất định cho rằng trăng Normandie sáng hơn, trong hơn, an lành hơn trăng Paris. Có cụ quát tháo “Đi ngủ hả? Cả đời ngủ chưa đủ sao? Chẳng mấy thuở được thấy trăng như vầy mà đi ngủ, đồ gàn”. Người kia ở lại, khúng khắng ho. Những thân h́nh sù sụ áo quần và quấn khăn sùm sụp dưới trời hè, lù lù giữa sân như đám bụi cây.

Buổi sáng chờ lên xe về Paris, mọi người sững lại dưới nắng: ông chủ nhà này, ân nhân cho nhóm họ đi hè, lại xuất hiện như Thiên Chúa, tặng quà. “Ôi Chúa ḷng lành nh́n xuống mà ban phước cho người tốt bụng”. Quà trên tay, các cụ cứ nh́n măi khu vườn rực rỡ cỏ hoa cắt tỉa. Những bánh xe lăn cứ lún xuống, tŕ lại, và những bàn chân run rẩy liêu xiêu đạp sỏi lạo xạo lối đi. Bà Nguyễn th́ thầm với bạn:

-      Tôi hồi tưởng căn nhà cha mẹ ḿnh, thời thơ ấu tôi chập chững những ṿng xe đạp. Rồi lập gia đ́nh cũng có khu vườn nho nhỏ nơi vợ chồng tôi theo sau thằng con bi bô loạng quạng đuổi gà…

-      Thôi đừng ủy mị nữa bà. Bớt nghĩ tới nó đi. Nó có nhớ bà như bà nhớ nó đâu.

Bà Nguyễn đăm chiêu:

-      Chừng tôi đi chẳng có ǵ để lại cho con cháu. (Thở dài) Bên tôi có câu Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Không qua cầu th́, phải nh́n thấy tận mắt mới biết, bà Thomas ạ.

-      Biết cái ǵ?

-      Ví dụ… những cuộc đời bị đời bỏ bê quên lăng. Như tụi ḿnh.

-      Que kem đă chảy hết rồi và bong bóng đă bay.

-      Nghĩa là sao?

-      Là cảnh các cụ, là tụi ḿnh, những bộ xương bọc da hay bị thịt nhăo nhoét nặng nề chực ngày bốc mùi chết chóc.

-      Bà văn chương quá vậy bà.

-      Chuyện, hồi trẻ tôi là nhà văn. Enfin, không hẳn, nhưng cũng có viết lách chút đỉnh.

-      Hèn chi! Hèn chi có người nói đôi khi bà nói chuyện như đọc sách.

Hai cụ bật cười ḍn dă, mặt rạng rỡ trẻ ra chục tuổi. Vẫn c̣n cười là vẫn c̣n sống được.

Tiếng gơ cửa. Nhân viên đưa bà Nguyễn tờ giấy A4.

Sửa kính ngay ngắn, bà lẩm nhẩm đọc: “Mẹ, ba tháng qua con phải mua xe mới, rồi lo cho trẻ nhỏ đi hè. Tháng sau th́ phải lo mua sắm cho trẻ nhỏ tựu trường, tốn kém lắm. Mẹ thông cảm, cho con khất vài tháng nữa rồi sẽ gửi trợ cấp cho mẹ, mẹ nhé. Thương mẹ nhiều”. Bà Nguyễn gật đầu, ừ, được mà con.

 

MIÊNG

Paris, août 2010