FUNEROC

 

FUNEROC

 

Người đàn bà bước vào và tôi ngờ ngợ gặp đồng hương. Chắc chắn không phải Tàu v́ dân Tàu ở Paris không bao giờ chết, ít nhất là trên giấy tờ. Nhiều cụ trên trăm năm nhưng không hề khai tử, để giấy tùy thân cho đồng bào từ Hồng Kông hay Trung quốc chạy qua có cái mà dùng, gian lận chính thức. Nhưng đă sa chân vào cửa hàng này th́ cầm chắc trong tay là tang gia, nếu không đang th́ hăy c̣n bối rối.

Ông chủ đă dặn không bao giờ nên hỏi quốc tịch người ta dù da trắng mà trùm burqa hay bôi chấm đỏ trước trán, hoặc da vàng cột xà rông, quấn khăn nhiều ṿng trên đầu hay đội mũ phớt đen có vành kiểu các cụ Trung đông mà râu ria nhẵn thín. Nên nhớ ḿnh bán hàng chớ không phải làm Bộ an ninh quốc pḥng hay Văn pḥng nhập cảnh. Cũng không nên trố mắt nh́n chằm chằm như xoáy vào nỗi buồn người ta nghiên cứu hay với ḷng nhân đạo là san sẻ niềm đau trời long đất lở của họ. Bổn phận  ḿnh là chỉ ghi nhận những ǵ người ta nói, nói chớ không phải tâm sự, nên giữ nét mặt thản nhiên trước mọi t́nh huống với ánh mắt nồng nàn của kẻ muốn người bước vào không thể bước ra mà trên tay không cầm cái hoá đơn. Với lại chẳng ai tới đây để tâm sự, hiếm hoi lắm, suốt đời trong nghề ông chỉ gặp vài lần thôi cháu ạ, v́ vậy cháu yên trí là chẳng ai khiến đầu óc cháu hoang mang lo nghĩ. Họ vào, đặt mẫu mă rồi ra và đúng ngày hoặc ḿnh mang hàng đi giao, hoặc người ta đến lấy. Tiền trao cháo múc thôi con gái ạ, chẳng mấy khi lưu luyến ǵ nhau. Cái nghề này, e hèm, coi như nghề bạc bẽo.

Tôi nh́n quanh : bạc bẽo thuộc tinh thần, c̣n vật chất th́ lạnh lùng. Những miếng đá đủ h́nh thù, từ quyển sách có cánh hoa hồng nằm trên trang đang mở, con tim hai bên đều đặn mũm mĩm cũng với hoa hồng nằm áp sát, đến thứ giản dị hơn như h́nh tṛn hay chữ nhật với chút điệu đàng hai đầu cong lên kiểu mái chùa Tàu… Tất cả c̣n trinh nguyên, chỉ chờ người có nỗi niềm muốn viết ǵ lên ấy. Thường th́ Cho Mẹ / Bố rất yêu của chúng con, Cho em gái / trai nhỏ cưng của anh chị, Cho vợ / chồng yêu dấu của anh / em. Đại khái thế. Cũng có Thương tiếc bạn hoặc B́nh an cho bạn…

Tôi mời khách ngồi và bày tất cả catalogue kiểu bia đá đă hoặc chưa khắc lời. Bà xem hờ hững, im lặng, như không t́m thấy những ǵ ḿnh muốn hay không quan tâm đến những ǵ trước mắt. Lạ nhỉ, thế cũng bước vào đây. V́ ṭ ṃ, tôi muốn bà nói cái ǵ để xác định là đồng hương của ḿnh, nhưng bà chỉ cám ơn bằng tiếng Pháp. Ông chủ ôm điện thoại, vẫn khẽ khàng nhỏ nhẹ như thanh quản hỏng rồi hoặc đang bàn chuyện đảo chánh.

Bà khách đứng lên đi tới đi lui nh́n từng mẫu mă bày trên bàn, trong tủ. Tôi có cảm tưởng căn pḥng khoảng trăm thước vuông đối với bà là quá chật. Có thể bà đang rải nỗi đau như người ta rải tro cốt trên biển đông. Khuôn mặt bà b́nh thản, không diễn cảm ǵ. Tôi thích  người ít diễn cảm, bởi sau đó có thể là những khám phá thú vị hoàn toàn trái ngược bề ngoài. Tôi kín đáo nh́n theo chiếc quần đen với áo sơ mi trắng, giản dị nhưng vẫn thấy chăm nom cẩn thận. Bà bước rất khẽ, vẻ thênh thang như đi ngắm hoa và sợ náo động khiến hoa sẽ ngủ như tất cả đều là Trinh nữ. Những chậu hoa giả đủ màu  từng làm chóa mắt tôi hôm mới đến, trường cửu ngoài nghĩa trang bất chấp nắng mưa và đưa dắt người bên kia thỉnh thoảng trở về như dấu hiệu của ḷng luyến nhớ. Tôi nhủ bụng Bà ơi, toàn là hoa giả cả đấy, cứ bước mạnh đi, cứ bóp nát chúng đi nếu điều đó có thể vơi bớt nỗi buồn.

Đi chán bà quay về bàn, mỉm nụ cười  đầu tiên. Tôi ra dấu mời ngồi và mời bà, tôi nghe đây. Bà ngồi xuống khẽ khàng như sợ chiếc ghế không đủ vững, nh́n mấy quyển catalogue mà không thấy. Chúng tôi như những người câm. Tôi kiên nhẫn nhưng bà có vẻ không muốn nói, không tin tưởng bộ mặt chưa gỡ cái bằng đại học khỏi trán có thể cảm thông được nỗi niềm sâu kín của bà, hướng mắt vào pḥng kính nơi ông chủ đang xem hồ sơ hay đọc thư bồ nhí. Hiểu, tôi vào trong. Ông chủ nhướng đôi mắt sụp nh́n lên rồi gật đầu bước ra, ngồi chỗ tôi khi năy. Không hiểu hồi thế chiến thứ hai như đă kể, rằng ông từ Bretagne di tản lên Paris làm đủ thứ nghề, xách nước cho các bà tận lầu năm lầu bảy không thang máy, lau chùi nhà cửa, đi chợ t́m thức ăn rất khó, khuân vác, bán báo… th́ ông ăn nói làm sao? Có năm lạnh lắm cháu ạ, ông lại mặc không đủ ấm. Một hôm ông xách nước lên lầu tư mà tê cóng, té, nước đổ lênh láng suốt cầu thang. Ông giáo ở lầu năm đi lên suưt trượt chân lại la lối, nhưng khi thấy ông chết cóng tới nơi v́ sợ v́ lạnh, thương t́nh cho cái măng tô cũ. Hồi đó cho như vậy là quư lắm nghe con gái, thời buổi khó khăn mà. Tôi xúc động, phần v́ ông đă cơ hàn, phần v́ hà tiện lời là thế mà ông thỉnh thoảng thổ lộ. Hiểu là ḿnh rất được ông tin cậy…

Ông nói nhẹ nhàng như dỗ con nít:

-      Tôi có thể giúp bà ǵ không?

Bà khách gật đầu mỉm cười. Lại mỉm cười. Những nụ cười mỉm luôn luôn hàm chứa nỗi ǵ. Tôi đứng cách bàn vừa đủ xa để không tỏ vẻ ṭ ṃ vô lễ, vừa đủ gần để đôi tai nhạy bén thám thính không sót tiếng nào, giả vờ lau từng miếng đá, ôm lên đặt xuống cho thêm phần bận bịu. Họ chưa nói ǵ. Tôi liếc mắt thấy hai bên vẫn trùng tŕnh ŕnh nhau phá nước cờ bí. Ánh mắt ông chủ chắc giống những ngày hàn vi nh́n mẩu bánh ḿ khô. Nếu đói mà thiếu thức ăn, th́ cháu phải nhai thật chậm con gái nhé. Bởi v́ ăn ngấu nghiến hết ngay mà cơn đói vẫn c̣n nguyên đó, th́ tốt nhất nên nhâm nhi cho cái lưỡi cái răng được cảm giác vẫn c̣n hoạt động, ít nhất cũng có cảm nhận là ḿnh được nhai cái ǵ, là được sống con gái ạ. Tạ ơn trời tôi không chui khỏi bụng mẹ trong thời đánh đấm. Và biết ông đang nhai thật chậm bà khách Á châu.

Lâu lắm, bà khách nói như thở:

-      Tôi cần một “bia” đá. (Biết rồi, nếu không th́ vào hàng này làm ǵ). Hơi đặc biệt.

-      Bà cứ cho biết, chúng tôi cố gắng làm theo ư bà.

Phải công nhận giọng nói và vẻ mặt ông chủ đủ chân thành để níu áo khách tin cậy món hàng và móc tâm sự người ta đang ngủ tận ngóc ngách đáy ḷng phải vùng lên nhảy aerobic.

-      Tôi đă mất một người rất thân.

-      Tôi lấy làm tiếc. Xin thành thật chia buồn cùng bà.

Là ai vậy. Bên Tây, “người rất thân” có thể là con chó,  con mèo được chăm chút thương yêu như con mọn, như bạn t́nh, có thể là con cháu hoặc vợ chồng, bồ bịch. Có khi, Chúa ạ, có thể là con búp bê.

Mấy ngón bàn tay trái bà khách ngẩng lên rồi nắm lại.

-      Cả tháng nay. Mà cứ như mới hôm qua. Tôi đă uống một ly nước chanh.

Tôi ngước nh́n, tưởng nghe nhầm. Ly nước chanh đóng vai tṛ ǵ trong tang thương này? Ông chủ vẫn không tỏ vẻ ǵ, nhiều lúc tôi có cảm tưởng mặt ông là một trong những bia đá nhỏ nằm ngồi đủ kiểu trong tiệm câm nín, da tai tái môi tím đen và mắt đục lờ, v́ vậy ông cần cháu phụ việc, cháu ạ. Trong những chỗ như vầy cần có tuổi trẻ mọc lên cho đời bớt quạnh hiu, nếu đă mất người thân mà phải gặp  hàng cổ thụ như ông th́ thật kinh hoàng cho người đang khóc… 

May là loại hàng này không ra vào tấp nập như hàng thức ăn hay quần áo nữ trang nên ông chủ thảnh thơi hóng chuyện, và tôi được thảnh thơi ngồi ôn bài chớ không bị đứng suốt ngày tám tiếng. Linh tính chúng tôi biết bà khách sắp tâm sự. Có ba loại : người ưa kể lể  với bạn bè bất cứ chuyện ǵ, người cần dốc ḷng nhưng với kẻ hoàn toàn xa lạ, và người giữ kín tất cả trong ḷng. Tôi nhích gần một chút, làm bộ tỉ mỉ tẩn mẩn lau chùi từng cánh hoa cúc trắng trên phiến đá xanh h́nh quyển sách.

-      Chả là, chúng tôi đă giao ước với nhau, một trong hai đứa khi nghe tin đứa kia chết th́ bất cứ vào giờ nào, bất cứ đang ở đâu và đang làm ǵ, cũng phải uống một ly nước chanh tươi.

-      À! Ư kiến rất ngộ nghĩnh.

Tôi suưt bật cười. Uống ly nước chanh! Và như vậy th́ không phải con chó, con mèo, cũng không phải con cháu. Chưa bao giờ nghe điều kiện lạ lùng như vậy khi nhận tin người thân vừa chết. Nếu nhận vào ban khuya hay đang ở nhà người khác? Nếu nhận lúc đang ăn nhà hàng hay trên tàu hỏa? Chắc là mặc kệ, xoay sở làm sao th́ làm, miễn là sẽ uống ly nước chanh tươi. Chắc là, cho chất chua của chanh như cái tin sét đánh thấm vào vị giác, và chất ngọt của đường gợi nhớ phút giây hạnh phúc bên nhau. Người rất thân.

Bà khách cục cựa. Không nh́n nhưng tôi nghe tiếng nệm ghế phập phồng.

-      Chúng tôi cũng giao ước là nếu biết bị người kia bỏ theo ai khác th́ uống một ly chanh muối.

-      Xin lỗi bà, ly ǵ?

-      Chanh muối.

Tôi bấm vào góc quyển sách đá gh́m tiếng bật cười. Và v́ ông chủ không hiểu, bà giải thích chanh muối là ǵ. Tôi vừa hài ḷng vừa tiếc. Hài ḷng là ít ra có thứ ông chủ không biết. Tiếc là ḿnh làm việc ở đây hơn năm rồi mà chưa bao giờ khiến ông phải cần lời giải thích. Năm gần cuối chiến tranh, ông bán báo Le Monde mới phát hành cháu ạ, là năm 1944. Ông đọc ngấu nghiến tin tức, đọc hết tờ Le Monde. Bây giờ th́ thường rồi, nhưng thời bốn mươi, ông Sartre được mùa, ảnh hưởng giới trẻ ghê lắm. Hồi đó mười chín tuổi, ông ham nghe những cuộc nói chuyện của các nhóm sinh viên ở khu La tinh, cứ vểnh tai lên th́ biết nhiều thứ lắm, con gái ạ.

Mà không biết chanh muối.

-      Tôi muốn đặt lên mộ ông ấy tấm “bia” nhỏ, lời lẽ giản dị thôi mà nói được ḷng ḿnh.

-      (E hèm) Ví dụ… Thương nhớ anh, Người yêu anh…

-      Không, không. Không thể để gia đ́nh ông ấy biết.

-      À.

Ông chủ vẫn thản nhiên, tôi hiểu rồi, Người rất thân của bà thuộc sở hữu người khác, bà không có quyền cầm thế chuyển nhượng hay công khai tỏ ḷng thương tiếc. Quả là buồn.  

-      Ông ấy gọi tôi là… Nhân Sâm của ông ấy.

-      Xin lỗi, là ǵ kia ?

-      Nhân Sâm, là gingseng, loại rễ cây như thuốc bổ.

-      À. Ư tưởng hoàn toàn độc đáo.

Tôi chỉ sợ tiếng cười ḿnh trào ra. Bà nói chữ nhân sâm bằng tiếng Việt khiến cái món Đường Tăng nh́n vào tưởng đứa con nít nên không dám ăn dù đang đói mềm rũ cả linh hồn, hàm nghĩa đậm đặc hơn nhiều. Tôi liếc nh́n, bà cụ dám hơn bảy mươi là nhân sâm của một ông cụ. Thế th́ đời cũng đẹp. Thế th́ t́nh yêu quả là sự sống.

-      Tôi vẫn nghĩ thà uống nước chanh muối. C̣n nếu chanh tươi th́ ông ấy uống, nghĩa là tôi đi trước, tôi sợ bị buồn.

-      Vâng. Tôi hiểu.

Chẳng biết ông chủ có hiểu không. Nước chanh tươi và chanh muối, nhân sâm và t́nh yêu bảy chục. C̣n tôi thấy người yêu của bà oái oăm, tuổi các cụ mới nghe chữ “chanh” là chân răng đă ghê điếng suưt rụng rồi.

Ngón trỏ trái miết miết thái dương, dấu hiệu ông chủ suy nghĩ và bối rối.

-      Hay là (e hèm), hay là ta chỉ viết một chữ ǵ nhỉ, nghĩa là gingseng?

-      Không, cái lạ quá cũng sẽ khiến gia đ́nh ông ấy nghi ngờ mà cũng chẳng diễn tả được ḷng tôi.

Điện thoại chợt reng. Tôi ghét những cuộc gọi không hợp thời. Như hồi nhỏ phim vào pha hấp dẫn hoàng tử phi nước đại đến cứu công chúa bị hải tặc bắt hay sắp bị Dracula gặm cổ, điện lại cúp.

Trả lời điện thoại mà mắt tôi cứ láo liên hai người luống tuổi ngoài kia. Họ nói ǵ có vẻ ăn ư lắm. Bà khách cười tươi.

Rồi họ ra cửa, cúi chào nhau trân trọng. Trên tay bà không có hoá đơn. Tôi vội vàng “wuy wuy” rồi cúp máy, phóng ra đứng cạnh ông nh́n theo, vừa thấy cửa xe bà đóng lại. Ông lắc lắc đầu, nếp nhăn trên trán giăn ra. 

-      Ông ơi, bà nhắn chiều về, ông mua ổ bánh ḿ.

Ông chủ mải nh́n theo, lơ đăng:

-      À, bánh ḿ… (Chép miệng) Con gái ạ, trong đời ông gặp nhiều người ngoại t́nh, mà đây là trường hợp đặc biệt. Chắc chỉ Á châu của con mới có.

Tôi muốn căi Á Châu mấy ai ngoại t́nh, nhất là phụ nữ.

-      Nó vượt khỏi phạm vi ngoại t́nh. Ngoại t́nh th́ năm bảy tháng một năm là hết. Cỡ tuổi bà ấy mà vẫn c̣n khóc người t́nh th́ đó là một mối t́nh viết hoa, một mối t́nh đáng được trân trọng, con hiểu không.

Không hiểu. Một hay hai mối t́nh ngoại hôn, viết hoa hay không, th́ cũng phải ngoại t́nh mới có, th́ cũng là nhan sắc ngoại t́nh. Bia đá dù tṛn hay vuông hay h́nh quả tim th́ cũng là ṇi bia đá. Ông chủ đúng là người ca ngợi Sartre.

-      Cuối cùng ḿnh sẽ khắc câu ǵ lên bia cho bà ấy hở ông?

-      Không ǵ cả.

-      Bà ấy không mua phải không?

-      Không, chính ông khuyên bà ấy đừng mua. (E hèm) Nghĩ là viết ǵ ra cũng không tả đủ ḷng bà, th́ tốt nhất cứ giữ trong tâm.  Không viết ǵ cả.  Không nói ǵ cả.

Màu xám đá cùng gương mặt ông bà chủ bị thời gian cày xới đến năo ḷng khiến tôi thấy ḿnh cũng âm u hồi mới đến, bỗng nhiên sáng trưng. Sau mọi bề ngoài ám khói thường tiềm ẩn một hạt trân châu.

Chợt nghĩ đến câu đă đọc thấy ở đâu đó : Rằng kinh không chữ mới là chân kinh, ḷng tôi rất dịu. Chiều đen mặt rồi, tôi đóng cửa Funeroc…

 

MIÊNG

Paris, juillet 2010.