Ở đời có những cái ngu

 

Thế kỷ trước, ông bà dạy “Ở đời có 4 cái ngu : làm mai, lănh nợ, gác cu, cầm chầu”. Do kết hợp thành vè nên 4 món đó được hân hạnh cho là ngu nhất, chớ chắc danh sách c̣n dài. Dù vậy vẫn rất nhân bản và phải có văn hóa mới được trời phú cho mấy món ngu đó. Trai gái không dám nh́n nhau mà không có bà mai th́ các xứ Á châu làm sao góp công sức vào nạn nhân măn? Nai lưng gánh nợ cho người khác th́ tốt chớ sao ngu? Gác cu th́ cũng như… làm mai cho chim, vừa vui chơi thú vị vừa tạo giống, ngu ở chỗ nào? Cầm chầu th́ phải hiểu tuồng tích, hiểu tài diễn xuất và cũng tiền bạc rủng rỉnh mới dám cầm, cũng là thú vui văn hóa tao nhă, sao ngu được?

Tóm lại, gác cu và cầm chầu là chuyện vui chơi, 2 món kia hoàn toàn “vị tha nhân”, hoàn toàn “vô tư lợi”.

Mà dù có ngu th́ chẳng cái ngu nào giống cái ngu nào. Ngày nay những món “ngu” đó không c̣n nữa, thiên hạ lại có linh tinh đủ thứ ngu khác, ngu thiệt sự, kiểu cách có khác đi nhưng nội dung chỉ là lừa đảo mà thiên hạ vẫn chết, v́ ngu. Hoàn toàn vị lợi.

Vay nóng.

Chẳng biết đúng sai nhưng có người nói nhiều khi vay nóng tới 50% ? Nhiêu th́ nhiêu, đă nghe nhiều kẻ bị đánh hội đồng, hay tự tử v́ không có tiền trả, tiền cho vay lại không hẳn là của ḿnh mà đi vay từ người khác, người làm ngân hàng th́ vay của ngân hàng rồi cho vay lại, chồng chéo nhau có khi lên mấy chục tỉ. Ǵ mà như tiền giấy cúng cô bác hoặc tiền xứ Zimbawe. Những con số này muốn viết ra giấy đă phải tính nhẩm là 1 tỉ gồm 9 con số không. Khó ḷng tưởng tượng h́nh thù số tiền mấy chục tỉ đó hay các công tŕnh mấy ngh́n tỉ bằng xương bằng thịt ra sao. Hầu như ngày nào cũng nghe thiên hạ tự tử v́ nợ. Vợ chồng ôm ḿn bỏ hai con thơ, v́ nợ gần 5 tỉ đồng. Chồng tài xế, vợ thợ may, đă có tiền xây nhà, nghĩa là nếu cứ chăm chỉ làm ăn chân chính th́ làm ǵ mà đến nỗi nợ nần cỡ ấy? Mới tinh khôi lại có chuyện gài bom tự chế vào cửa, trả thù chuyện nợ nần.

Luật bất thành văn là khi con nợ thiếu ngân hàng tới một số nào đó th́ con nợ lo quên ăn mất ngủ, lên tới một số nào đó th́ chuyển vai, đến lượt ngân hàng mất ngủ quên ăn. Đó là họ có quyền hợp pháp “xiết” nhà, “xiết” tài vật của ḿnh. C̣n kiểu vay nóng chụp giựt, pháp luật nào bảo vệ cho cả hai bên? Vậy đó mà vẫn thường nghe, là chỉ nghe khi chuyện đổ bể, có tai nạn, chớ hằng ngày biết bao nhiêu vụ. Kiểu rao “ngân hàng cho vay không cần thế chấp” ; “vay nóng nhanh trong ngày”; “cần gấp tiền mặt liên lạc số…” dán nhan nhăn khắp nơi trên đường, trên mạng ; tiệm cầm đồ th́ mọc lung tung, đủ hiểu chuyện cần “tiền nóng” đang hoành hành chế ngự ra sao. Ngân hàng mà cũng “anh chị”, không cần thế chấp, th́ cũng cứa cổ chớ vừa à?

 

Một sáng mở cổng, thấy cửa nhà đối diện lồ lộ hàng chữ đỏ “T., mày vay phải trả”, nghe rất… luân hồi nhân quả nhưng ngửi thấy mùi sắt máu. Cho nên bây giờ có nghề mới là “Dịch vụ đ̣i nợ, bán, mua nợ”. Lần đầu tiên nh́n thấy tấm bảng dịch vụ đó, ngoài sân có chiếc xe jeep mui trần, hai thanh niên bận áo rằn ri, trần trụi hai cánh tay cuồn cuộn cơ bắp xâm đủ h́nh thù dữ tợn, trông rất “ấn tượng”. Chẳng dính líu mà nh́n thấy mấy tay này đă xây xẩm, huống chi con nợ cùng đường.­

 

 

Bán non nông sản, thú vật.

Làm nhà nông mà chịu bán móng, sừng, đuôi trâu, rồi vẫn c̣n nguyên con để xẻ thịt, lời quá là lời. Sáng mai lấy con ǵ ra đồng th́ sáng mai tính, có tiền mua tiên c̣n được, huống chi mua con trâu khác! Chẳng kể quá nhẫn tâm không thương con trâu ngày ngày giúp sức cho ḿnh, cứ ngồi rung đùi vặt thử chân ḿnh một móng coi ra sao, mà con trâu gồng ḿnh cày bừa lại vặt hết các móng?  

Lên mạng t́m “thương lái Trung quốc” sẽ rất ngạc nhiên v́ nhiều điều kỳ quái khó tin, nhưng đừng trốn tránh trách nhiệm bằng cách cứ đổ thừa Tàu muốn hăm hại ḿnh. Dân trong Nam chẳng lạ ǵ bài học chim cút Tàu đă làm ḿnh thất điên bát đảo hồi trước 75, vậy mà bây giờ nhiều chiêu khác tương tự vẫn vướng mắc như thường. Con nít cũng hiểu chuột chỉ sợ mèo, cây ǵ nhổ tận gốc rễ là làm cho nó tuyệt giống.  Cau non, cam non, hoa thanh long hay linh tinh thứ khác bán sớm được giá, cứ khỏe thân khỏi tốn kém chăm bón lâu dài, nghĩ chi xa xôi đến khâu xuất khẩu không có hàng, vốn là chuyện của ai ai, đâu phải chuyện của nhà nông. Lợi quá là lợi.

 

Ngay cả doanh nhân mà cũng…  

Đâu dễ, phải thông minh giỏi giang, biết tính toán, đánh hơi và nắm bắt thời cơ, phải có sáng kiến, có gan, có vốn, mới làm doanh nhân được. Tức là  dù sao doanh nhân cũng khác nhà nông hay tiểu thương hoặc dân mượn đầu heo nấu cháo.

Vậy mà người ta cứ than hàng Tàu rẻ mạt ta cạnh tranh không nổi, than hàng nhái đầy rẫy, rất nguy hại cho các công ty nói riêng và kinh tế nói chung, “Nhưng khi cơ quan cảnh sát thông báo cho đơn vị liên quan trực tiếp có hàng bị làm giả th́ phía doanh nghiệp lại không tích cực cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng”,  v́ ngại ảnh hưởng doanh thu!

Khoản này th́ coi vậy chớ vặt móng trâu hay bán nông sản non lại chí lư khôn ngoan hơn, v́ dù sao cũng có lợi trước mắt một mùa, một lứa, nhiều người nhờ vậy c̣n mua được xe, trả được nợ. Khoảnh vườn mảnh ruộng cũng khác công ty, nên các mặt hàng của doanh nghiệp bị nhái, biết họ giả hàng ḿnh mà v́ cái lợi hiện tại không nói ra, th́ hàng cứ bị nhái hoài với thủ đoạn càng lúc sẽ càng tinh vi, th́ công ty nào đứng nổi?  

Thuộc tầng lớp “trí thấp” nên không hiểu sự tránh né đó, bèn đánh liều hỏi quư vị doanh nhân: nếu không “vạch mặt chỉ tên” th́ cầm bằng quư vị tiếp tay cho kẻ gian rồi, tự hại ḿnh rồi, là khuyến khích tay trong tay ngoài cho thiên hạ phá để sớm muộn ǵ quư vị cũng sạt nghiệp rồi, v́ “Ở các chi nhánh, cửa hàng bán lẻ trong doanh nghiệp c̣n tiếp tay cho hàng giả tuồn vào Việt Nam” mà! Chẳng hay, có thể nào ráng chịu lỗ lă đợt hàng này, dù bao nhiêu tỉ nhưng chỉ một lần, và tích cực cộng tác với cơ quan chống gian lận (hy vọng họ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm), để tự cứu ḿnh?

  “Năm 2014, các lực lượng chức năng đă bắt giữ 220.000 vụ vi phạm về hàng nhái, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu […] nhưng mới chỉ khởi tố chưa được 125 vụ”. Nghe mà đau. Và dĩ nhiên con số không ngừng ở đó.

Làm sao giáo dục dân?  

Là việc cực kỳ khó khăn. Nghe trách thương lái Việt mối mai, chớ mấy anh chị Tàu đâu có ra mặt thu mua, th́ có người bèn lư luận ngược lại ngay, rằng th́ họ cũng v́ tiền, mà bán một lớp nông sản ǵ đó trong năm thôi, làm sao b́ với cái nguy của việc bán đất đai biển đảo ít nhất 50-70 năm?  

Chưa kể rằng nhiều ông lớn chê dân trí ta thấp (mà không tự hỏi ḿnh đă chuyển tải thông điệp chưa, và chuyển tải có rơ ràng không). Nói chung chung vậy tức là cả nước đều…ngu triền miên chớ không phải chỉ 4 món văn vẻ ngày xưa hay riêng tầng lớp nào. Muốn dạy lại phải đáng bậc thầy. Tṛ càng dốt th́ khả năng thầy lại phải càng cao mới có thể đâm thủng cái màn u u minh minh truyền kiếp được. Th́ đúng là vô phương!  Bởi với vị thầy đứng đắn, khi tṛ không hiểu là thầy tự thấy ḿnh chưa đủ khả năng giảng giải cho tṛ hiểu, là ḿnh không xứng đáng được đứng lớp, chớ đâu được chê tṛ. 

Thôi th́ chắc bộ Thương mại-Xuất nhập khẩu muốn có hàng để giữ đúng hợp đồng với quốc tế,  bộ Nội vụ (chuyện trong nhà mà), và bộ Nông nghiệp, phải chịu khó hợp tác với nhau và chịu khó học cái tâm kiên nhẫn của các vị thiền sư, của các nhà hảo tâm thiện nguyện hết ḷng dạy dỗ trẻ thiểu năng. Chớ gần vài chục năm nay các chiêu lừa đảo của Tàu đă khiến dân ḿnh khốn đốn sạt nghiệp, nhiều thương hiệu của ḿnh đă bị quốc tế tẩy chay, nhiều cây trái của ḿnh súyt tận diệt, chắc ḿnh không nên đợi heo sổng mới làm chuồng nữa, đừng đợi  báo chí rùm beng mô tả dân chỗ nọ chỗ kia bị lừa, rồi mới lên tiếng khuyên răn. Nếu khuyên răn trước, làm cho nông dân hiểu việc có đồng tiền xổi dễ dàng mà tai hại lâu dài cho ngành nông và nền kinh tế, rằng khi hợp đồng với quốc tế bị hủy th́ mùa sau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính người trồng, th́ chắc dù dốt cách mấy, ít nhiều họ cũng động tâm, bởi nó động đến đồng tiền liền khúc ruột của họ.  

Những nơi xa mấy anh thu mua chưa hoạt động, có thể nhiều người không đọc báo, không có truyền h́nh, th́ cán bộ càng nên hướng dẫn đón đầu. Tuy “dân trí thấp” nhưng cứ nghe hoài th́ cũng phải “ngộ” ra. Nghe nói ở Khánh Ḥa, chỉ một việc tưởng vô thưởng vô phạt là thu mua lá xoài. Ban đầu quét lá rụng, hết rồi tới hái lá xanh. Tiền khiến ham vui, người ta quên mất là chính lá rụng sẽ bảo vệ gốc và thành phân hữu cơ nuôi nấng cho cây. Người mua ra khỏi làng một quăng, đốt bỏ. Chỉ cốt phá hoại dân trồng xoài cho vui vậy mà.

Đi với bụt bận áo cà sa, đi với ma bận áo giấy. Sao bao năm nay ḿnh toàn đi với ma mà vẫn cứ cà sa diện vào? Hỏi ai bây giờ hả ông Trời?

 

Xuân Sương

Tháng 9-2015