17MuaRungDong

 

17

 

MÙA RỪNG ĐỘNG

 

 

      Cánh rừng khép lại nuốt chửng toán người cuối cùng.  Chưa đầy trăm thước sau, khoảng trời biến mất, trên đầu nay chập chùng lá, từng lớp, từng lớp.  Ngửa mặt nh́n, tầm mắt chẳng quá dăm thước cao. Quay đầu, lại cũng lá. Và dây leo dày dặc, đan chéo, xiên ngang, chọc thẳng.  Thật may, con đường xuyên rừng đă có những toán đi trước phát quang.  Đó là toán gồm những kẻ c̣n sức.  Toán cuối, một đám người sắp kiệt lực và hai cáng thương. Một trung tá Biệt Động quân và người kia dân sự, h́nh như là một ông Quận Trưởng, nhưng không rơ ở đâu.

 

      Bộ đội Bắc Việt tản mỏng quanh đoàn tù binh.  Trong khu rừng này, dẫu tù có trốn cũng chỉ vài ngày sau đói là lại ra, lén lút nhập vào đoàn.  Phần lớn tù trốn chẳng biết lối nào mà ṃ, cứ hướng đông đi, một ngày hai ngày mới biết loanh quanh xoay chân ốc trở lại điểm xuất phát.  Không có la bàn, không một ánh sao, chỉ trượt một cái dốc là mất hết phương hướng giữa trùng trùng cây lá.  Rừng ngút ngàn vây bủa, chưa kể đến thú dữ và đám trực thăng thỉnh thoảng đảo ngang đảo dọc.  Xạ thủ thấy động là phóng rốc két,  xả đại liên, chẳng  phân biệt ta hay địch, bạn hay thù. V́ vậy, tù cũng sợ lộ hành tích như những kẻ giải tù, lộ là tất cả nếm mùi bom tọa độ từ trời tỏa xuống đánh vào những con người xương thịt mỏng manh.

 

      Trong rừng, lá mục thoang thoảng mùi tanh những con cá sông vừa bị câu lên.  Khí ẩm tinh quái len lỏi qua lớp vải kaki vốn đă dầy, nhưng vẫn thấm vào buốt đến thấu xương.  Sau vài ngày, khí ẩm luồn lách đến những bắp thịt nhễu nhăo, th́nh ĺnh bị chuột rút, tê cứng, đau đến ná thở.  Nhưng dẫu ǵ, cứ phải đi.  Ông Quận Trưởng bị  mất máu khá nhiều, bắt đầu mê sảng.  Nhân đến gần một anh bộ đội, nói :

      -  Xin anh báo với cấp trên, người này có thể chết v́ máu cứ tiếp tục chảy.  Cứu, th́ cần thuốc cầm máu.

Anh bộ đội không đáp. Anh ta trông rất trẻ, chỉ độ mười bảy, mười tám.  Người nhỏ bé, anh xách khẩu AK kéo lệch một bên vai, báng súng lắm lúc quệt xuống mặt đất.  Nhân lập lại.  Anh bộ đội chẳng buồn quay lại, gióng không:

      -  Sắp đến chỗ nghỉ, lúc đó hẵng hay!

Hai giờ sau, đoàn tù binh ngừng chân.  Một liên lạc viên chạy đi t́m chỉ huy.  Trong khi tù ngồi nhai cơm sấy, anh liên lạc quay lại.  Đến trước mặc Nhân, anh ta cộc lốc :

      -  Không có thuốc ǵ cả!

Nhân ngoảnh lại, buồn rầu. Tay vuốt mắt cho người bị thương mất máu vừa chết, Nhân lẩm nhẩm, sống khôn chết thiêng, đưa mọi người đến đâu b́nh yên th́ đưa.

 

      Anh em tù được phát ba cái xẻng.  Họ đào một cái lỗ sâu chưa đến một thước, dài thước tám, rộng độ năm mươi phân th́ vừa vặn đến giờ lên đường. Vùi thây người bất hạnh, lại đi. Kẻ trước người sau như con rắn dài ngoẵng uốn ḿnh giữa cây lá chằng chịt.  Thỉnh thoảng ngước lên, trời thu nhỏ vào cái nia sàng thóc, mây xám xịt buổi chớm đông ẩn nhẫn lặng lờ bay như đi kèm đám bại binh lê chân trong rừng rậm.

      Đi suốt đêm. Đi thế này, chắc là đă vượt biên giới vào địa phận Nam Lào.  Đến sáng, trời quang hơn. Đâu đó đôi ba người kiệt sức, ngồi thụp xuống, lưng dựa gốc cây, mắt nhắm nghiền. Bộ đội thét :

      -  Đứng lên!  Đi...

Cuối trời, những tiếng ́ ầm trùng trùng điệp điệp từ đâu ập về dọa nạt.  Lính biết  B-52 đang vào trận, bom tọa độ rơi từng loạt. Hết đợt một, tay Trung tá Biệt Động quân tên Thiệp bảo :

      -  Bom phía Đông, cách chỗ này chừng hai mươi cây số.

Bộ đội giải tù binh nhớn nhác.  Đám liên lạc viên chạy lên chạy xuống.  Mặt xám ngoét, anh bộ đội nhỏ người khoác AK lên vai, giọng cố trấn tĩnh :

      -  Yêu cầu hàng binh lên đường.  Đây là lệnh... Nào!

Có tiếng văng tục.  Một người râu ria tua tủa đứng dậy :

      -  Hàng cái con cặc!  Hết đạn th́ thôi bắn...  Đù mẹ, hàng bây cái con cặc tau!

Tù binh lục đục đứng lên.  Có tiếng can :

      -  Thôi đi Cao...  Đù mẻ nó, hàng hay tù th́ cũng zậy!

Đoàn tù lại tiếp tục lê lết trong rừng khi đợt bom lần hai nghe chừng nhích dần về phía Tây.  Nhân vẫn đi kèm cáng thương.

      -  Cứ đẹp trời th́ bom.  Thời tiết xấu th́ thôi, lại có cơ sống.  Thiệp gượng cười - ...Cho hay ông Tạo oái oăm thật!

Nhân ngẩng lên.  Qua những tầng lá cọ, quả thật trời thoáng xanh.  Dăm giọt nắng nhiễu xuống mặt đất trêu chọc.  Nh́n Thiệp, Nhân đáp  không đáp, chỉ mỉm cười.

*

 

      Viện 203 bị bom.  Đợt một, bom vào kho D8, D12.  Đợt hai, Khoa Ngoại.  Cách Khoa từ tám đến mười lăm cây số, kho thường là mục tiêu đánh phá đầu tiên của địch.  Ngay đầu đợt một, Thiện đă ra lệnh cho cán bộ Khoa chuẩn bị.  Ưu tiên, chuyển thương bệnh binh vào hầm.  Thứ đến, phải bảo quản y cụ, thuốc men, và sửa soạn máy thông hơi đạp bằng chân để chống ngạt.  Hầm chữ A sâu đưới mặt đất ba mét, cao vừa tầm cho một người đứng, chống bằng những thân cây to cỡ nửa bắp đùi.  Nếu hầm ẩn vào ḷng đất th́ phải đục lỗ thông hơi. Chỉ có hầm giải phẫu và ban chỉ huy mới có trang bị máy phát điện và máy bơm không khí.  Thiện tính nhẩm, có một trăm mười tám thương bệnh binh, thế th́ đè lên nhau cũng chẳng đủ chỗ trong hầm Khoa Ngoại.  Thiện bàn với Chung, y sĩ phụ tá cho ḿnh. Cả hai quyết định những trường hợp bị thương nặng phải cáng vào hầm ngay, nhẹ đưa vào sau, hoặc chưa cần có thể để ở bên ngoài nếu c̣n tương đối an toàn.  Công việc tải thương chưa xong th́ bom đợt hai ập xuống.  Ngồi co gối, mồm há, tay bịt lấy tai, Thiện có cảm tưởng mặt đất đang trôi đi, dập dềnh, chựng lại chao đảo như gặp vật cản, th́nh ĺnh sụt xuống rồi lại trồi lên...  Cứ thế cho đến khi B-52 bay đi.  Nhưng tiếng bom ầm ầm vẫn nổ trong tai, không biết bao lâu mới lặng dần. 

 

      Kiểm sơ bộ, Khoa Ngoại lạc mất hai cán bộ, một là y công tên Hoan, và hai, Y- Then, người dân tộc trong tổ hậu cần.  Thương bệnh binh chết ba, có thể v́ sức ép của bom.  C̣n lại, tạm kể an toàn. Y cụ, thuốc men giữ được 95%, coi như không tổn thất vật chất.  Thiện điện thoại cho Ban Lănh Đạo và đợi gọi họp toàn Viện với Ban Chỉ Huy Mặt Trận.

      Xế chiều, Thiện đến Viện sau hai giờ đường rừng.  Đặc nhiệm Ban Chỉ Huy Mặt Trận tóm tắt :

-         Địch cố dựng cờ trên Cổ Thành Quảng Trị, hiện Thủ Quân Lục Chiến ‘’ ngụy’’ từ phía đông đang đánh vào.  Ta nhất định tử thủ. Bệnh viện Dă Chiến Z29 sẽ chuyển thương binh về các Viện ‘’ hậu phương’’, kể cả Viện 202.  Số lượng có thể lên cả ngàn, vậy các đồng chí trù liệu ngay.

-         Dựng cờ là biểu tượng có tác động lên ḥa đàm ở Paris.  Thắng lợi sẽ đến, nhưng vùng vẫy trước phút cuối cùng, địch sẽ điên rồ phiêu lưu hơn.  Nhằm giải tỏa sức ép ở Quảng Trị, chúng ta sẽ đẩy mạnh chiến dịch Tây Nguyên, có thể thừa cơ giáng một đ̣n chí tử.

 

Sau khi khẳng định theo thông lệ là Không có ǵ quí hơn Độc Lập, Tự Do,  buổi kiểm điểm của Viện bắt đầu.  Chính Ủy tên là Toán mới được cử vào lănh đạo Viện ba tháng nay lược qua t́nh h́nh. Đến phần tổng kết, Toán nghiêm nghị :

      -  Chắc chắn biệt kích và thám báo ‘’ ngụy’’ đă cho tọa độ chính xác để B-52 bom.  Viện một mặt phải di tản, mặt khác, sẽ tiếp nhận thương binh từ Bệnh Viện Dă Chiến 21. Các đồng chí phụ trách Khoa và khâu Hậu Cần phải gấp gáp triển khai công tác lập căn cứ mới.  Tiết kiệm được một giờ, là bớt một giờ tốn thất, một giờ máu đổ. Bộ phận chỉ đạo sẽ chỉ định nhiệm vụ chính trị thêm sâu, thêm sát...

 

      Một buổi sáng mấy hôm sau, Chính Ủy Toán xuống Khoa gặp Thiện, khệnh khạng nói chung chung:

      -  ... nói cho cùng, tổn thất cả vật chất lẫn nhân mạng thấp, tức là cả tập thể chúng ta đă làm tốt nhiệm vụ Cách Mạng.

 Thiện cười, giọng thật thà:

      -  Chúng tôi gặp may, bị bom khoan ngay bên cạnh hầm bảo vệ cán bộ.  Đồng chí biết, loại bom này đục sâu vào đất khoảng tám đến mười mét mới nổ.  Nhưng không!  Nó vào được năm mét và tịt.  Các chị y tá sáng ra chỉ thấy ngay cạnh hầm một cái lỗ rộng như cái nia, tiếp tục đánh răng, làm vệ sinh, buổi trưa lại rủ nhau lên ngồi trên miệng lỗ, hát « Bác mến yêu đang cùng chúng cháu hành quân... » , cứ như không...

Toán giơ tay, ngắt :

      -  Đồng chí đề cập đến may mắn. Đúng, đó là một yếu tố giúp ta đạt thắng lợi. Nhưng c̣n một yếu tố khác, không kém quan trọng, thậm chí quan trọng hơn, đó là trí tuệ...

Ngưng nói cốt để tạo thêm sự chú ư, tay vỗ vai Thiện, Toán đổi giọng chân t́nh :

      -  Khoa Ngoại phấn đấu, xưa nay ai cũng biết là rất tốt. Nhưng có ưu, cũng có khuyết chứ, biện chứng mà! Là đồng chí, tôi thử nêu một gợi ư:  khi chọn thương bệnh binh để tản vào hầm trú an toàn, Khoa ưu tiên thương bệnh binh bị nặng nhất.  Xin hỏi, như thế, liệu Khoa có đóng góp tích cực cho chiến thắng của Cách Mạng không?

Tất cả cán bộ im lặng.  Toán nhắc lại câu hỏi.  Không thấy ai phát biểu, Toán chém tay vào không khí :

      -  Không!  Tại sao không?  V́ nhu cầu phục vụ chiến trường ở thời điểm hiện tại. Thương binh bị nặng không có khả năng tiếp tục vào lại ngay chiến trường để đóng góp cho chiến thắng cuối cùng đă cận kề.  Đồng chí Trưởng Khoa chắc nhất trí, rằng lẽ ra, phải để thương binh nhẹ ưu tiên an toàn, và chỉ sau một thời gian, họ sẽ có khả năng góp tay vào chiến thắng trên chiến trường...Trên chiến trường và chỉ ở chiến trường mới quyết định ai thắng ai, phải không các đồng chí ?

Toán nh́n mọi người, đợi nhưng vẫn chẳng một ai nói ǵ. Th́nh ĺnh,  Chung giơ tay.  Toán cười khuyến khích :

      -  Mời đồng chí phát biểu.

      -  Dạ, nếu tôi hiểu, th́ Chính Ủy đề nghị thương binh bị nặng cứ để đó, chết cũng không quan trọng bằng ưu tiên cứu những thương binh có thể quay ngay lại chiến trường, có phải không ạ?

Toán nghe, có cảm tưởng kẻ đặt câu hỏi vừa chăng bẫy.  H́nh ảnh một con nhím bị kẹp chân dưới hố khiến Toán rùng ḿnh. Kinh nghiệm dạy Toán là khi đó con nhím phải giương lông ra và trầm tĩnh đi những nước đôi, vừa thế này, vừa thế nọ.  Toán nhếch mép, giọng kẻ cả :

      -  Đồng chí nói, có cái đúng.  Đúng, là phải phục vụ chiến trường, không sợ gian nan, không ngại khốn khó.  Nhưng có cái chưa thật đúng.  Đó là chuyện khi chưa tổn thất, th́ tránh tổn thất, tránh với trí tuệ và t́nh yêu thương Cách Mạng.  Tôi nói, ta bảo vệ các thương binh, v́ họ đă cống hiến tính mạng họ cho Cách Mạng.  Phải bảo vệ!  Tôi không bao giờ nói không!  Nhưng bảo vệ cách nào, ở mức độ nào?  Với quan điểm nào?  Chúng ta sẽ đào sâu ở cấp chi bộ, các đồng chí có đồng ư không?

Để chấm dứt cho nhanh, tiếng hô đồng ư ran lên.  Toán quay nh́n Chung. Lấy giáng hể hả, Toán tiến đến, giơ tay bắt tay Chung, quay dặn Thiện lên ban Chỉ Huy Viện.  Đợi Toán bước ra khỏi căn hầm, Thiện nh́n Chung, nói nhỏ :

      -  Nói lắm, chỉ rách việc!

 

*

 

      Ṿng qua chân một ngọn núi, cây cối thưa dần.  Đoàn tù binh được lệnh dấn bước.  Có kẻ đă lả đi v́ đói.  V́ kiệt sức.  Đi ṿng vèo, không một ai biết đây là đâu.  Người đi cạnh Nhân, có lẽ thuộc binh chủng dù Mũ Đỏ, buột miệng « Nhẩy dù!  Cố gắng! ».  Trung tá Thiệp không nhịn được, bật lên cười.

      Bộ đội tập hợp từng nhóm hai mươi tù binh, lần lượt đi vào trại  K7.  Trại gồm một số nhà lợp tạm, xung quanh rào dây thép gai.  Đến giờ cơm chiều, thấp thoáng khói bếp bay lên.  Tù hít không khí, ngửng nh́n trời cao.  Bây giờ, không c̣n ba tầng lá đan nhau chập chùng, mây phía xa lắc rám hồng sau một ngày có mặt trời đang khuất dần sau dăy núi sừng sững cuối tầm mắt.  Thiệp ngóc cổ lên nh́n.

- Vẫn Trường Sơn.  Có lẽ ta đang ở bên Lào, Thiệp ŕ rầm.

- Trại lộ thiên, Việt Cộng không sợ bom à?  Cao thắc mắc.

        - V́ bên Lào nên không sợ!  Với lại, biệt kích và thám báo biết là trại tù binh, chẳng lẽ lại bom vào phe ḿnh à?  Thiệp cười, nhưng mặt nhăn lại v́ đau.

Nhập trại, ai nấy ngạc nhiên.  Có cả đàn bà, trẻ con.  Họ là gia đ́nh lính Tiểu Khu, lục đục theo chồng, theo cha bị vây bắt ở miệt Đức Cơ.  Bọn trẻ con ùa ra trố mắt nh́n rồi reo ḥ vỗ tay chỉ trỏ « ...lính ḿnh đó, lính ḿnh đó ». 

 

      Tù binh mới nhập trại được tập trung nghe trại trưởng huấn thị.  Đó là một người tuổi trung niên, mắt đeo kính cận dày như ve chai, khi nói nhịp tay như một nhạc công đánh nhịp, và mỗi lần ngắt câu là nghiến rắng nuốt chữ nghe cho thật quyết liệt.  Sau khi ṿng vo giải nghĩa cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thần thánh, trại trưởng để mười lăm phút nói về lượng khoan hồng của Cách Mạng và tinh thần ḥa hợp ḥa giải, mười lăm phút về kỷ luật trại. Đến phần kết luận, trại trưởng nói qua qui chế trại :  tù binh  được tiêu chuẩn 250 gam gạo, hai kư lô rưỡi khoai sắn, ‘’ chất tươi’’ th́ phải lao động ‘’ tăng gia’’ với những đội canh tác trồng rau, trồng khoai. Anh tù râu ria hay văng tục tên Cao giơ tay cộc lốc :

      -  Ăn rứa th́ chết đói!

Trại trưởng cau mặt, quát :

      -  Anh ‘’ ngụy’’ kia, anh có biết đó cũng  là tiêu chuẩn của bộ đội chúng tôi không? Tay chỉ bộ đội cảnh vệ canh tù đứng xung quanh, trại trưởng gằn - Đấy!  ăn như các anh cả đấy, lại phải chiến đấu giải phóng dân tộc! Các anh được đối đăi như vậy mà không biết điều!  Từ nay về sau,  tù binh phát biểu phải có trước có sau, có t́nh có lư!

Cao ngúc ngắc định căi nhưng Nhân bóp tay gh́m lại.  Lẩm bẩm văng tục, Cao giằng tay ra, mặt nghênh lên thách thức. Thiệp ngước nh́n Nhân, cười trêu ‘’ Đúng là Quảng Nam hay căi’’.

 

      Sau đợt kiểm tra tù binh, Nhân là bác sĩ nên được phân công phụ trách y tế cho trại.  Phần Thiệp, sĩ quan cấp bậc cao nhất trại, sẽ làm đại diện mỗi khi ‘’tập thể’’ tù có việc liên lạc với trại trưởng.  C̣n lại, người ốm đau th́ được miễn nhưng những người có sức đều vào cái tổ ‘’tăng gia’’, kẻ làm nương, kẻ phát rẫy, kẻ gieo trồng... Thỉnh thoảng, máy bay ́ ầm trên cao.  Dẫu trấn an lẫn nhau, nhưng thật chẳng một ai yên bụng.  Đội cảnh vệ có công sự hầm hố chống bom, nhưng tù th́ không, chỉ đầu trần, và mỗi lần nghe tiếng máy bay, đàn bà con gái ŕ rầm cầu Trời khấn Phật.

 

      Bọn trẻ con gần hai chục đứa chẳng đứa nào biết sợ là ǵ.  Chúng chỉ tay lên trời, lắng tai đố nhau loại máy bay ǵ bay ngang?  B-52 hay B-57?  Thần Sấm?  Con Ma?  Rồi căi cọ chí chóe.  Trong số đó, một con bé không bao giờ tham gia.  Nó thường đến những trạm gác, ngồi xa xa, đầu gục xuống gối, im lặng. Ai hỏi ǵ, nó cũng mím môi, đáp ‘’ Không!’’. Riết, bọn trẻ đặt tên nó là ‘’Nhỏ-không’’, trêu chọc đến khi nó ̣a lên khóc mới thôi. Đám cảnh vệ bênh nó, dậm dọa những đứa trẻ kia. ‘’Nhỏ- không’’ tức tưởi, lại đến mô đất gần trạm canh ngồi một ḿnh.

      Một hôm, người ta khênh con bé vào lán cứu thương.  Đang làm rẫy, Nhân tức tốc về.  Con bé mắt nhắm nghiền, mặt tái nghét. Nó lên cơn sốt, thân nhiệt lên 40 độ, môi khô rang, miệng thở kḥ khè, nhưng người lại run bần bật.  Nhân lên trại trưởng xin thuốc sốt rét.  Không có.  Nửa ngày sau, cơn sốt không hạ.  Trung tá Thiệp cho đi hỏi xem tù binh có ai có thuốc không.  Người ta lắc đầu.  Nhân lúc đó mới biết con bé chỉ một thân một ḿnh.  Cha nó đang bị giam ở K11, là một trong số cả chục trại tù rải rác quanh chân núi.  Đang lúng túng, Nhân nghe có tiếng chân.  Một anh cảnh vệ ló đầu rồi bước vội vào lán, miệng ŕ rầm ‘’ Tôi có thuốc!’’.   Nhân quay lại.  Anh ta nh́n chỉ độ mười sáu, mười bảy, tay đang ch́a cho Nhân một vỉ có ba viên kư-nin vàng ệch.  Ngồi thụp xuống, anh tay áp vào trán con bé, vẻ lo lắng.  Anh ta kể, khi gia đ́nh con bé bị bắt,  cha nó giấu được một khẩu súng lục, rút súng bắn vào đầu vợ, rồi đầu đứa con c̣n ẵm ngửa. Con bé thét lên, cắm cổ chạy.  Cha nó đuổi theo th́ bộ đội ‘’ ta’’ chặn lại, vật xuống lấy súng. Vừa chống cự, vừa thét ‘’ Tụi tau không muốn sống với bây, đồ Việt Cộng!’’, hắn bị giộng một báng súng vào ngực, té xỉu, và từ đó mang cái tên thằng ‘’ Ác ôn’’.  Về đến K7, ‘‘Ác ôn’’ bị biệt giam, nhưng trốn ra.  Hắn đi t́m con, và th́nh ĺnh xông vào bóp cổ. Nghe con bé thét gọi, chính anh cảnh vệ trẻ này chạy lại giằng tay ‘‘Ác ôn’’.  Nhưng ‘‘Ác ôn’’ không nới tay, sau phải hai người nữa mới lôi được hắn  ra, cứu mạng con bé.  Đêm hôm đó, ‘‘Ác ôn’’ thét cả đêm ‘’...cho tau chết với con tau...’’.  Rạng sáng, hắn cắn lưỡi tự tử, nhưng không chết.  Bấy giờ, phải chuyển ‘‘Ác ôn’’ qua trại khác, nhưng con bé sợ quá hóa ra ngớ ngẩn.  Tháng đầu á khẩu, nó chỉ lắc đầu.  Tháng sau th́ nó mím miệng, đáp ‘’không’’ bất kể ai hỏi chuyện ǵ.

      Anh cảnh vệ sau đó thỉnh thoảng vào lán thăm ‘’Nhỏ-không’’, đem cho nó một cái lược làm bằng nhôm máy bay Mỹ.  Con bé từ từ b́nh phục, chẳng hiểu v́ vài viên kư ninh hay v́ cái lược nhôm lúc nào nó cũng ngắm nghía rồi áp vào ngực, miệng mỉm cười.  Buột miệng hỏi nó đă hết lạnh như mấy bữa trước chưa, Nhân thấy ḿnh ngớ ngẩn, đợi nó nói ‘’không’’.  Nhưng thật lạ, ‘’ Nhỏ-không’’ đáp ‘’...dạ, hết’’.

*

 

      Men qua hố bom cắm xuống ḷng đất một cái ao nước rỉ lên đỏ nhờn nhợt , Thiện leo lên cái dốc cao đến chóng mặt.  Sườn núi bên kia, bộ đội cảnh vệ cơ sở thỉnh thoảng chặn hỏi khẩu mật.  Vừa đi, Thiện vừa tự hỏi, đă kiểm tra xong mọi tổn thất của Khoa Ngoại sau trận đánh bom, có việc ǵ mà Chính Ủy Toán phải điều Thiện và bí thư chi bộ Thành đến họp.  Chậm bước, Thiện đợi Thành.  Khi Thành theo kịp, Thiện hỏi.  Thành đáp :

      - Tôi hỏi qua điện thoại nhưng anh Toán bảo ‘’ mật’’. 

      - Chắc là có việc quan trọng.Việc th́ vô số kể, đầy ra.  Hai ngày để họp về chuyện ba lăng nhăng th́...

      - Chờ xem, Thành vừa thở vừa nói.

 

      Hầm chỉ huy Bệnh Viện 203 đào sâu vào ḷng núi.  Thấp thoáng trong thân cây, những ḷng súng AK chĩa ra.  Biệt kích và thám báo của địch đă một lần nhảy dù xuống gần, từng phá hoại được một số kho thuốc, kho lương thực...  Liên lạc viên ra đón.  Thành và Thiện xuống hầm.  Đến pḥng họp, Toán vui vẻ đứng lên giới thiệu, hai người mới biết có cả đồng chí Thiếu tướng Đ. chỉ huy Mặt Trận. Thiếu tướng Đ. phổ biến t́nh h́nh. Sau khi tổng hợp tin chiến trường ở mọi nơi, ông ta nói :

      -  ...Ta vẫn cố thủ cổ thành Quảng Trị. Ngụy khoe khoang là cắm được cờ, nhưng thật ra chỉ là dựng cảnh cắm cờ để thu h́nh nhằm mục đích tuyên truyền.  Hội nghị Paris vẫn dằng dai, và khả năng Mỹ đánh bom trên toàn miền Bắc khá rơ.  Hiện chúng đă bom Quảng B́nh, Nghệ An và Thanh Hoá.  Lệnh sửa soạn sơ tán khỏi Thủ Đô và những tỉnh lớn đă phổ biến.  Chúng ta cảnh giác đối phó với địch đang ở đường cùng.  Chúng điên cuồng đánh phá, nhưng ta nhất định giữ tinh thần Cách Mạng tiến công, chấp nhận tổn thất phải có, chiếm thế thượng phong ở Hội Nghị.  Giá của ḥa b́nh trả bằng máu, dẫu bao nhiêu cũng phải trả.

 

      Sau đó, Ban Chỉ Huy điều nghiên kế hoạch di chuyển bệnh viện đến một địa điểm an toàn nhưng không xa chiến trường, sửa soạn tiếp nhận số thương binh chắc chắn sẽ tăng vọt.  Vấn đề khó giải quyết là địa điểm những kho lương thực, thuốc men.  Kho phải gần những tuyến tiếp vận bằng xe tải, lại đừng quá xa địa điểm bệnh viện.  Di chuyển hàng bằng gùi trên lưng, mười, mười lăm cây số đường rừng cần hai ngày và khá nhiều nhân lực, kể cả những toán cảnh vệ phải đi kèm để pḥng trường hợp biệt kích ngụy tấn công.  Chính Ủy Toán đề xuất một phương án khá táo bạo : đưa bệnh viện về giữa những trại tù binh.  Toán trầm giọng :

      -  Dĩ nhiên ‘’ Ngụy’’ biết trại tù binh ở đâu, v́ thế sẽ không có nguy cơ bom ‘’ giải thảm’’ giết những người đồng ngũ.  Ngay như những kho hậu cần cho tù binh, ta biết địch cũng ít đánh phá.  Tranh thủ di chuyển bệnh viện về đó, dùng kho của trại tù, xử dụng nhân lực tù để tăng gia ‘’ chất xanh’’, sẽ vừa an toàn vừa thuận lợi.  Dĩ nhiên, càng bí mật càng hay...

Thiếu Tướng Đ. đồng t́nh và kết luận :

      -  ... kế hoạch đồng chí Chính Ủy đề xuất là chui vào ḷng địch và lợi dụng yếu tố ‘’ t́nh cảm con người’’ của địch để tăng sự an toàn cho ta.  Đúng là có một chút phiêu lưu, nhưng với t́nh h́nh chiến trường hiện nay, nó phù hợp và thực tế.  Ban Chỉ Huy Mặt Trận nghiên cứu tăng viện bộ đội cảnh vệ, đề pḥng biệt kích ‘’ ngụy’’, và sẽ đánh nghi binh kéo chúng về một hướng chiến thuật khác!

      Hội nghị tổng kết và chấp nhận đề xuất của Toán.  Sau đấy, mọi người đến bắt tay Chính Ủy. Thiện nắm tay Toán vừa lắc vừa x nghĩ bụng nếu ‘‘ngụy’’  mà như ‘‘ta’’,  đừng yếu đuối, đừng ‘‘t́nh cảm con người’’,  th́ ‘‘ta’’ nguy to. Nhưng Thiện không nói ǵ.  Toán vui vẻ dặn Thiện và Thành sau bữa ăn tối đến trao đổi về một vài vấn đề riêng tư của Khoa Ngoại.

 

      Liên hoan với Chỉ Huy Mặt Trận xong, Thành và Thiện đến văn pḥng Toán.  Một cô cấp dưỡng tên Y Ban đến bầy lên bàn chai rượu Lúa Mới và một đĩa kẹo lạc.  Ban người dân tộc, da đen hồng, cổ quấn chiếc khăn rằn thường thấy trong hàng ngũ chiến binh và du kích Giải Phóng Miền Nam.  Toán rót rượu, đẩy đến trước mặt Thành và Thiện:

-  Quà Hà Nội mới nhận được đấy, mời hai anh!

Với tay lấy một thỏi kẹo, Toán đưa cho Ban, giọng vui vẻ ‘’ Đây!  Phần đồng chí’’ rồi xua tay ư bảo đi ra.  Đợi Ban kéo bức màn ngăn văn pḥng với bên ngoài, Toán vào chuyện :

      -  Ḿnh có thắc mắc là cái đám cưới của anh Chung và cô Mai, cả hai là y sĩ Khoa Ngoại.  Trong t́nh h́nh chiến trường thế này mà chi bộ Đảng lại đồng ư, thế là thế nào ?

      -  Thưa anh, Chung và Mai đă biết nhau năm năm nay.  Họ là những đồng chí rất tận tụy, tốt bụng và đều từng được b́nh bầu tiên tiến, Thành đáp.

      -  Nhưng c̣n chính sách ‘‘ba khoan’’, Toán ngắt.  Chưa yêu th́ khoan yêu.  Yêu rồi th́ khoan lấy...  Đảng viên mà không nghiêm chỉnh chấp hành chính sách Đảng th́ quần chúng nghĩ sao?

Thành lúng túng nh́n Thiện.  Ngập ngừng, Thiện lên tiếng :

      -  Thưa anh, đúng là cơ quan chúng tôi cũng có khuyết điểm.  Chi bộ cơ sở Khoa Ngoại cũng thảo luận măi rồi mới ủng hộ nguyện vọng của anh Chung và chị Mai.  Chính cũng v́ dư luận quần chúng, chúng tôi mới đồng ư xây dựng chính thức cho anh chị ấy...

-  Thế là thế nào?  Nh́n Thành, Toán gặng.

- Thưa anh, chị Mai đă có mang hai tháng.  Thế nên sợ người ta x́ xào...

      -  A, th́ ra thế!  Yêu rồi th́ khoan lấy.  Lấy rồi th́ khoan có con.  Vậy tức là chưa lấy mà lại có con, nhảy qua hai cái khoan một lúc...Toán gần như quát lên, rượu Lúa Mới phun ra ướt mép -  thế là ‘‘sung sướng trái phép’’ !

Thiện nhẹ giọng :

      -  Thưa anh, con người cả!  Họ yêu nhau mấy năm rồi, và họ đều rất nhiệt t́nh, không nề gian khổ...

Toán ngắt, tay chém vào không khí :

      -  Nhưng họ ‘‘sung sướng trái phép’’, đồng chí nghe ra chưa!  Đảng phải có thái độ, không thể chấp nhận tự do luyến ái đến mức sự đă rồi...

      -  Chi bộ cơ sở đều nhất trí, bây giờ không lẽ lại quay ngoắt lại hay sao!  Nhất đây là lúc phải động viên để chuyển bệnh viện, một công việc khẩn trương và nặng nề, Thành kiên quyết.  Có ǵ, anh cứ khiển trách một ḿnh tôi.  Theo đúng nguyên tắc...

Toán đứng phắt dậy, nh́n tṛng trọc vào mắt Thành :

      -  Đồng chí nói chuyện nguyên tắc dạy tôi phải không ?  Được!  Nguyên tắc nhé : đồng chí không được đại diện chi bộ tham dự đám cưới, không phát biểu ‘‘Vui duyên mới chớ quên nhiệm vụ’’, và không cho phép liên hoan quá nửa giờ.  T́nh h́nh chiến trường rất khẩn trương là thế.  Chúng ta ở đây để giành chiến thắng, chứ không phải để ‘‘sung sướng trái phép’’.

Quay sang Thiện, Toán gằn giọng :

      -  Đồng chí cũng vậy, không nhân danh chủ nhiệm Khoa Ngoại tham dự đám cưới.  Vỗ ngực, Toán tiếp - Cách Mạng cần những đảng viên bản lĩnh, linh hoạt chớ không chỉ vờ  tận tụy để rồi lén lút yêu, lén lút sướng, và xin với Đảng công khai hóa việc không chấp hành chính sách, các đồng chí hiểu chưa!

 

Họng đắng vị rượu hăng nồng nuốt vừa mới trôi qua cổ, Thiện cũng đứng dậy.  Cố giữ giọng từ tốn, Thiện chậm răi :

      -  Tôi xin cùng Đảng ủy chi bộ Thành chịu trách nhiệm về việc đám cưới của anh Chung chị Mai.  Họ đă cùng tôi công tác chiến trường năm năm nay, không hề sai trái, là những chiến sĩ một ḷng với Đảng, với dân.  Về khuyết điểm yếu đuối của họ, chi bộ Đảng đă phê b́nh họ trước khi nhất trí ủng hộ yêu cầu làm đám cưới.  Tôi bảo lưu ư kiến này, và xin đồng chí cho ghi biên bản...

      -  A, được! Được!  Nh́n Thiện, Toán gằn, c̣n cái phép của đồng chí, tôi giữ đây. Đă sáu năm đồng chí chưa về thăm gia đ́nh th́ phải...

Thiện ngắt :

      -  Vâng.  Nhưng t́nh h́nh chiến trường khiến tôi nghĩ lại.  Cái phép đó, đồng chí cứ giữ lại, với sự đồng ư của bản thân tôi.  Điều này, Thiện rành rọt từng chữ, cũng xin đồng chí ghi vào biên bản!

 

*

 

      Tù binh được huy động đi đẵn tre, đốn cây, và phải chia một phần ‘’ chất xanh’’ cho nhu cầu bộ đội.  Ít ngày sau, tù hiểu lính miền Bắc đang xây dựng cơ sở ở gần trại, nhưng không rơ với nhiệm vụ nào.  Trại trưởng K7 tập hợp tù, thông báo những nơi quanh trại đă gài ḿn, cấm không được lai văng.  Tù đồn ‘’ ḿnh’’ đang thắng, Biệt Động sẽ đến giải cứu.  Vợ tù than, ‘’ đụng’’ thế này th́ tù chết trước, mót khoai sắn giấu đi, lỡ có bề nào có cái mà ăn.

      Tù có sức vóc phải đi đốn cây trên núi.  Công việc do một toán bộ đội lạ mặt đến đôn đốc.  Cây chắc hẳn dùng để xây công sự, đường kính càng lớn càng tốt, nhỏ cũng độ hai mươi phân là tối thiểu.  Đốn xong, cứ hai người tù khuôn một thân cây dài dăm bẩy mét xuống chân núi, dồn thành đống và đến đêm xe tải sẽ chuyển đến một nơi bí mật. Khuân cây xuống núi không dễ.  Dốc cao, kẻ đi trước phải bấm chân vào mặt đất toàn sỏi đá, đẩy cả người về phía sau để giữ thăng bằng.  Kẻ đi sau gh́ lại, thừng buộc thân cây vào lưng, trượt chân là kể như tuột xuống vực bên cạnh dốc.  Ngày đầu, hai tai nạn, một người chết.  Ngày thứ hai, một tai nạn, một người bị thương.  Tù đề nghị không buộc thừng vào lưng, chỉ cột vào vai, lỡ mất thăng bằng th́ để thừng tuột ra, mất cây nhưng không tổn thất người.  Đội trưởng toán đôn đốc chửi :

      -  Mẹ tụi ngụy, nhát như cáy.  Cơm thừa sữa cặn của Đế Quốc nên không biết làm, chỉ biết ăn!

 

Anh Đội trưởng này thấp bé, mắt ti hí, ngực ưỡn ra khi đi đứng, và cứ nhấp nhổm trên đầu ngón chân lấy thêm một vài phân chiều cao.  Nhất định không chịu, anh quát tháo om x̣m.  Hôm đó, lại thêm một lần tai nạn.  Trung tá Thiệp đại diện tù xin gặp Trại trưởng K7.  Ông này cùng đi với Thiệp đến địa điểm đốn cây quan sát, đồng ư với tù và gặp anh Đội trưởng đội đôn đốc thuyết phục. Nhưng anh ta không chịu nghe.  Trại trưởng lắc đầu.  Thiệp bảo : ‘’Mai không ai đi, cứ ngồi ở sân...’’. Thấy vậy,  anh Đội trưởng đến, hả miệng ra thóa mạ, lệnh cho dăm anh đội viên lên đạn dọa nạt.  Thiệp phản đối với Trại trưởng.  Khi ông này can thiệp, anh Đội trưởng đôn đốc sẵng :

      -  Đồng chí không có quyền quản lư công tác của chúng tôi.  Và để thị uy, anh nh́n tù binh, cao giọng - tụi ‘’ ngụy’’ bay liếm gót giày Đế Quốc, phản bội nhân dân, không chửi bay sao được!

Tù binh ngồi ĺ ở sân.  Cuối cùng, anh Đội đành nhượng bộ, chấp nhận thôi không buộc thân cây vào lưng tù.  Hậm hực, anh càng chửi, càng thóa mạ.  Thiệp nh́n trại trưởng K7, hỏi :

      -  Làm nhục chúng tôi thế này có nằm trong qui ước tù binh Genève không?

Trại trưởng ngượng ngập, chỉ lập đi lập lại, việc đôn đốc không do trại quản lư và không có thẩm quyền can thiệp.

 

      Cao và Nhân cùng trong một ê-kíp đốn và khuân cây.  Tính khí cương cường, Cao nghe chửi măi, bực tức thốt ‘’ ...cha mi, Cách Mạng chi mà vậy’’.  Một bữa, đến eo con dốc, Cao khụyu chân, kêu Nhân hạ đầu cây xuống. Lát sau, anh Đội trưởng cũng đổ dốc. Vừa tới gần, anh la :

      - ‘’ Ngụy’’, sao lại ngồi đó?  Khuân cây đi chớ, cản đường như vầy th́ ê-kíp sau nghẽn, là nghẽn hết... Cha tụi chây lười, đứng lên...

Cao đau , méo mặt than :

-  Tui trặc chân, cán bộ!

Anh Đội trưởng quát :

-  ... Đi, trặc chân cũng phải xuống!

Tối hôm đó, Nhân bóp dầu nóng vào cổ chân Cao sưng tấy không lên, nghe Cao lầu bầu chửi nhỏ rồi khều Nhân, thầm th́ ‘’... Đù mẻ... thằng chó!  Nó chết bọn ḿnh đỡ khổ, phải không Trung úy ?’’.

      Hai tuần sau, đến đúng cái eo dốc khi trước, Cao kêu ‘’ Trung úy, ngừng một lát’’.  Đặt khúc đầu thân cây xuống, Nhân hỏi :

-  Lại trặc chân nữa hả ?

Cao lắc đầu, bước về phía Nhân, mắt ánh lên sát khí của loại beo ŕnh mồi trong cơn đói.  Tay chỉ xuống vực, Cao dằn giọng :

      - Rớt xuống là chết!  Vậy mà thằng Đội nó bắt tui trặc chân cũng phải khênh cây xuống bữa nọ.  Nay trời quả báo, nó sẽ rớt xuống thế mạng tui. Chút nữa nó sẽ qua đây, đứng đúng chỗ này, và lại chửi như bữa trước... Trung úy thấy rồi, cái eo dốc này nhỏ xíu, tui quăng cái cây, tất nó lăn xuống vực.  Tai nạn mà...

Nhân lặng người.  Nh́n ánh mắt Cao, Nhân biết khó có thể cản được, miệng nhỏ nhẹ :

      -  Chắc thằng này ‘’nhảy núi’’, muốn lập công, ‘’biểu diễn lập trường’’ nên mới lộng ngôn như vậy.  Phần tôi, tôi tha nó...

      -  Móc một ḥn đá nhọn ra, Cao tiếp – Tui quăng cây rồi sẽ ḅ xuống vực, nếu nó chưa chết th́ có cái này!  Phần tui, tui cũng sây sát bị thương...  Tai nạn mà!  C̣n Trung úy, bây giờ vô can.  Sau này, Trung úy muốn khai tôi đă sắp đặt giết nó, là chuyện của Trung úy, muốn làm chi cứ làm.  Tui th́ nhục quá, chịu không nổi, nó không chết tui không sống... Vậy đó!

 

      Ngồi lên tảng đá cạnh mé vực, Nhân nh́n xuống, cảm thấy ḿnh nhỏ nhoi, bất lực trước một cái chết sắp đến.  Ánh chiều đă chớm sắc tím nhuộm phớt thảo mộc một màu ảm đạm.  Xa xa, là một cánh rừng hoa trắng, cánh mỏng, chắc chắn là hoa dại, có lẽ chưa có tên.  Hoa h́nh búp, vươn lên rồi cong ḿnh về hướng mặt trời, chao nghiêng trong gió núi lướt qua từng chặp. Những giải hoa trắng trải ra thành một b́nh nguyên, sinh động lạ thường, nổi lên ch́m xuống như sóng cuộn, bềnh bồng trôi đi cho đến hết tầm mắt.  Nhân ngậm ngùi, tay vẫy Cao :

      -  Nh́n đi!  Đẹp quá.  Mong manh quá...

Cao cúi xuống.  Thời gian bỗng đóng cứng vào những cánh rừng hoa nhấp nhô như biển sóng khiến có cái ǵ đó đang từ từ chiếm ngự thế gian, vượt lẽ vô thường, đẩy cả ư thức lẫn vô thức vào cái vĩnh cửu của chỉ một thoáng nh́n. Nhân bồi hồi, nước mắt ứa ra, ngơ ngẩn :

      -  Chẳng lẽ để máu người dính vào những cánh hoa trắng dưới kia ư ?  Có cách nào khác không ?

Một đàn quạ đen ở đâu bay ngang. Nhân ngửng lên. Chúng không kêu, chao nghiêng đúng một ṿng th́ đập cánh vút lên trời. Cao nghe Nhân nói, ngỡ ngàng. Trong tầm mắt, cánh rừng hoa  tỏa thứ ánh sáng lung linh  phủ pha lê lên ráng chiều đẹp đến thôi miên người nh́n. Nhưng sao cái đẹp mong manh đến vậy ? Cao thầm nghĩ, người chết, cái đẹp này sẽ biến đi, và thật đáng tiếc. Vô cùng đáng tiếc.

      Anh Đội trưởng đội đôn đốc đang lừ lừ đổ dốc. Thấy Nhân và Cao cạnh bờ vực ngẩn ngơ nh́n xuống, anh ta quen miệng quát:

      -  ‘‘Ngụy’’, làm chi rứa?  Ai cho tụi bay ngừng ở đây, hả ?

Cao đứng dậy, ủ rũ.  Cái sát khí mới đây biến đâu mất.  Cao bước về phía anh Đội trưởng.  Tay chỉ xuống vực, Cao nói từng chữ, giọng buồn buồn :

      -  Đợi cán bộ ở đây, đúng chỗ này, tui quăng cái cây xuống vực cho cán bộ nhào theo.  Nếu cán bộ chưa chết, Cao ch́a cục đá nhọn, th́ có cái này đập cho cán bộ vỡ óc... Nhưng thôi...

Anh Đội trưởng cứng người ra, miệng lắp bắp, ‘‘...bộ tính giết tui hả?’’, câu chữ không xếp được thành lời. Nỗi sợ khiến anh không ḱm được, nước đái chảy ṛng ṛng xuống hai ống quần. Th́nh ĺnh, anh ta qú xuống vái, cây AK quẳng sang một bên, miệng rên rỉ ‘’...lạy Trời!’’.  Cao bước đến đầu thân cây, quấn thừng rồi làm hai ṿng đưa vai vào, người đứng nâng thân cây lên.  Không nh́n anh Đội, Cao nói trống không:

      - Hăy lạy những bông hoa trắng dưới vực.  Đúng!  Không thể để hoa vấy máu người được!

 

      Nhân cong người để khúc cuối thân cây lên vai, có cảm tưởng nó nhẹ hẳn đi.  Hai người chập choạng từng bước xuống dốc.

 

*

 

      Khoảng một tháng sau khi khởi công, Khoa Ngoại xây dựng gần xong cơ sở mới.  Sau nhiều kinh nghiệm phổ biến, cơ sở theo sát những qui định chặt chẽ.  Địa điểm, nằm khu trung tâm  những trại tù binh nhưng vẫn ẩn dưới ba tầng cây, nắng trưa cũng không rọi sáng được một khoảng rộng hơn cái nia.  Ở cạnh những con suối nhỏ, lán nọ cách lán kia ba mươi mét.  Mỗi lán không ở quá sáu người, làm thấp hơn mặt đất và một ụ đất cao ngang đầu người bọc xung quanh để nhỡ bom nổ, có hất người lên cũng đỡ thương vong.  Và nhất là những  hầm chữ A để nấp khi bị oanh tạc. Vật liệu làm lán là tre, nứa.  Tốn công nhất là việc lợp mái.  Lần này, mái dùng lá ‘’ trung quân’’, một loại lá dài, cứng, được ghép dọc theo những thanh nứa dài thành những tấm lợp.  Sau là đến công đoạn xây hầm cho thương bệnh binh.  Rồi các pḥng : điều trị, mổ, hồi sức, thay băng...  Cái lo cho mọi Khoa  vẫn là lương thực.  Vấn đề tổ chức chuyển những kho lương thực thuốc men về gần địa điểm mới của Viện trở thành sống c̣n.  Từ địa điểm mới đến khu vực kho có gần cũng mất một, hai ngày đường vừa đi vừa về.  Gạo phải gùi, trung b́nh ba mươi, ba mươi lăm kư lô mỗi người.  Trong khi đó, ngày nào máy bay trinh sát OH-110 cũng vo ve ít nhất là một hai lần.  Chung trực tiếp trách nhiệm chuyển kho, báo cáo vài ngày gần đây trực thăng bay hàng đoàn xung quanh.  Có lẽ định đă đánh hơi ta đang di động.

 

      Ở sát nách những trại tù binh, không sợ B-52 rải thảm nhưng Viện vẫn có thể bị đánh bom lửa, bom bi, bom khoan.  Để sửa soạn t́nh huống phải hoạt động dưới tầm hỏa lực, Khoa Ngoại xây dựng các kiểu hầm.  Hầm mổ, hầm che thương binh, hầm cho dược, hóa nghiệm.  Tất cả khoảng ba mươi hầm và nhà.  Thiện lệnh cho nhân viên tiếp tay với đội xây dựng, mỗi ngày thi công từ sáng tinh mơ cho đến tối mịt.  Tay cuốc tay xẻng, cán bộ, nhân viên cùng thanh niên xung phong vừa đào, vừa hát ‘’ Mẹ vẫn đào hầm... từ lúc tóc c̣n xanh... nay mẹ đă phơ phơ đầu bạc...  Mẹ vẫn đào hầm trong tầm đại bác...’’.  Nhưng hát th́ quên chứ không hết mệt.  Mệt v́ làm.  Và mệt v́ đói.  Chờ đêm, mong ngủ cho quên ăn.  Nhưng đói, rất khó ngủ.

      Công tác chuyển kho bị địch phá.  Trực thăng từng toán sáu chiếc bay sát những tàn cây rừng như những con quạ đói, thỉnh thoảng nhả vu vơ một tràng đại liên, dăm trái rốc-két.  Bộ đội cảnh vệ kho được lệnh không bắn nếu địch chưa thực sự phát hiện và tấn công kho.  Khi trực thăng lượn trên đầu, súng nghếch ṇng lên, nhưng tuyệt đối chỉ khai hỏa khi có lệnh.  Những con mồi của bày quạ đen nép người vào công sự, đợi chúng đập cánh bay đi, lại tiếp tục cho vào gùi thuốc, bông băng, cồn, rồi dầu mỡ, muối... cho đến khi tối trời mới bắt đầu lên đường đi đến những địa điểm mới.

 

      Trưa hôm ấy, không khí oi nồng đến ngạt thở.  Chung đang đôn đốc công việc th́ bộ đội cảnh vệ kho báo động.  Thoắt một cái, ai về vị trí nấy.  Nâng AK lên vai, Chung nheo một mắt, ngắm và đợi.  Tiếng cánh quạt trực thăng xua gió phành phạch xô giạt những tàu lá rừng.  Lính Mỹ bi bô nói  điện đàm nghe rơ mồn một.  Ầm, ầm, chúng phun hai quả rốc-két.  Anh Đội trưởng cảnh vệ áp tai vào ống liên hợp, miệng nói ‘’...Chờ!  Chúng nó bắn cầu âu!’’  Chung ngước lên.  Tên lính Mỹ trần trùng trục nhô người ra khỏi cửa trực thăng.  Chung thấy cả lông lá xồm xoàm trên ngực nó, lên cơ bẩm, mắt ngắm, tay để vào c̣ súng.  Th́nh ĺnh, hàng loạt rốc-két nổ.  Tiếng đại liên ằng ặc từng tràng điên loạn.  Từ xa, lửa bốc lên thành cột.  Tiếng B-40 th́ thụp.  Anh Đội trưởng nói lớn ‘’ Các đồng chí!  Sửa soạn.  Kho 6 bị rồi!’’  Áp tai nghe lệnh, anh nh́n chiếc trực thăng sà xuống, th́nh ĺnh đứng dậy quát ‘’ ...bắn’’.  Chung bóp c̣.  Tên lính ngực lông lá chao người, tay cố níu thành cửa trực thăng đang lạng đi hẳn định bay lên cao. Nhưng đă quá muộn.  Đuôi trực thăng bị đạn    B-40 phạt một góc khiến không c̣n giữ được thăng bằng, quật ḿnh vào đám cây rừng rồi bốc cháy.  Anh Đội trưởng hét ‘’ Bắt sống!  Không được giết...’’.

      Lính Mỹ giơ tay lên quá đầu, lênh khênh như thân cây dại lạc lơng trong khu rừng bốc lửa.  Chúng tất cả bốn tên, bị sây sát xoàng.  Tên thứ năm bị đạn ngă khỏi trực thăng, được cáng về.  Chung rút dao cắt áo ngoài, nơi thẫm vết máu trước ngực. Ngoài vết đạn phá vỡ một phần lồng ngực, hắn c̣n găy chân khi ngă từ trực thăng xuống.  Vừa tiêm thuốc cầm máu, Chung vừa tự hỏi, ḿnh bắn rồi bây giờ ḿnh cứu hắn, thế có oái oăm không?

      Phải di chuyển thật nhanh.  Có thể Biệt Kích dù sẽ nhảy để giải cứu lính Mỹ.  Không chần chờ, đội cảnh vệ kho thúc tất cả lên đường.  Lần này, phải cáng cả tên lính Mỹ bị thương.  Anh đội trưởng nói, Chung dịch, giọng ngọng nghịu :

-  Các anh là tù binh, sẽ được đối xử đúng qui chế.

Lính Mỹ như ngớ ngẩn, bảo ǵ làm nấy.  Chúng nó cũng phải gùi như đám thanh niên xung phong đi dân công, vừa lách những bụi cây rừng vừa thở hồng hộc.  Một thanh niên sấn đến trước mặt một tên lính cao lêu nghêu, chửi ‘’...tổ cha mi, đồ xâm lược!’’  Tên lính cười cười ‘’ my name is Bill Thompson, Captain of First Air Cavalry Division...[1]’’  Anh thanh niên quay hỏi Chung ‘’ ...nó nói ǵ đấy, đồng chí?’’.

*

 

      Ngày đám cưới Chung và Mai, Thành vắng nhưng Thiện là chủ nhiệm cơ quan có mặt.  Đại diện cho toàn Khoa Ngoại và cả Chi bộ Đảng, Thiện đứng lên chúc mừng đôi ‘’ uyên ương nơi tuyến lửa’’, cách nói của những chiến sĩ tiền phương.Mặc dầu Thành giữ kín lệnh Chính Ủy Toán đưa Mai ra chiến trường Quảng Trị, Chung cũng nghe phong phanh, nhưng không rơ hết sự t́nh. Thành báo cáo lên Toán rằng Mai bệnh để giữ lại, nhưng không thể cứ tŕ hoăn măi.  Khi Chung biết, Chung xin lên gặp Toán, xung phong ra chiến trường để Mai bụng mang dạ chửa phục vụ hậu phương. Toán không cho gặp, chỉ nhắn Chung đă được giao nhiệm vụ chuyển các kho lương, kho thuốc, phải ở lại.

 

       Cặp vợ chồng trẻ chia tay nhau hai tuần sau ngày cưới.  Mai dặn ‘’... Đảng bảo đâu, ḿnh đi đó, nhưng em mong anh cũng như em, hết sức b́nh tâm, tránh dao động!  Vả lại, t́nh h́nh này th́ chiến tranh sắp chấm dứt rồi, anh đừng lo!’’. Thiện đến động viên và đưa cho Chung xem văn bản ư kiến của Khoa Ngoại đề đạt lên Đảng ủy xin cho Mai tiếp tục công tác tại Khoa.  Chung cắn răng chịu đựng, không nói, chỉ thở dài.

      Mấy hôm nay, địch tăng hoạt động quanh vùng.  Phản lực, trực thăng đánh ngày.  B-52 đánh đêm.  Chỉ có một khoảng thời gian xế chiều là tương đối an toàn.  Tổ tải vận phát hiện hoạt động của địch, chia người thành nhóm nhỏ, đi ra kho lấy hàng rồi về thật nhanh, tránh những giờ cao điểm.  Ban Chỉ Huy báo địch thả bom trên vị trí những kho cũ rồi thả một trung đội biệt kích xuống đường rừng đặt ḿn.  Suốt đêm, hai chiếc C-130 vo ve trên trời thả pháo sáng.  Sáng sớm, B-52 thả ba loạt bom tọa độ.  Sau đó, hàng đàn phản lực và trực thăng đánh phá liên tục đường xe ô-tô.  Việc chuyển gạo và thuốc men về những kho mới xây thế là tắc.  Thiện giảm tiêu chuẩn gạo dành cho thương bệnh binh từ 650 gam xuống 400 gam.  Cán bộ, nhân viên và thanh niên xung phong chỉ c̣n 200 gam, khoai và sắn th́ xin trại tù cung cấp phụ vào.

 

      Chiến sự càng ngày càng khốc liệt. Nixon quyết định tái oanh tạc miền Bắc.  Đêm đêm, khi chui vào hầm, Thiện dán tai vào đài bán dẫn, nghe tin từ phát thanh Hà Nội.  Bom tọa độ rơi khắp nơi.  Sau Quảng B́nh, Nghệ An...  tới Thái B́nh, Nam Định.  Đê sông Hồng bị uy hiếp, cảng Hải Pḥng bị phong tỏa.  Tháng 9 năm 1972, thương binh từ mặt trận Quảng Trị cáng về hàng ngàn.  Khoa Ngoại nay phải chữa chạy cho 431 người nặng nhẹ khác nhau, được bổ xung một đội y tá mới vào chiến trường.  Một cô, tuổi chắc chỉ mười bảy, mười tám, thấy máu me ré lên khóc.  Thế là đám y tá xúm lại, sụt sịt rồi không ḱm được, cùng nhau khóc ran chen giọng vào bản ḥa tấu bi tráng của bom đạn.

      Căn cứ Khoa Ngoại bị pháo liên tục đă hai ngày ba đêm.  Những trường hợp phải mổ cấp tốc có đến ba, bốn chục ca mỗi ngày.  Thiện phân công nhiệm vụ cho bốn bác sĩ, năm y sĩ và hai chục y tá tập hợp thành bốn ê-kíp, mỗi ê-kíp chuyên về một khâu phẫu thuật.  Nói chuyên, nhưng thật ra, bác sĩ mắt cũng phải vá phổi.  Bác sĩ tai mũi họng cũng cưa chân, xẻ tay.  Trong hầm mổ, máy điện và máy cung cấp dưỡng khí chạy, tiếng rè rè đều đặn như cầu kinh tụng niệm.  Cồn diệt trùng gần hết, bông băng cũng thế.  Đành nấu nước sôi lên thay.  Bông băng đem giặt, hong cho khô để dùng lại.  Chung nay đă quay về Khoa, hốt hoảng :

      -  Báo cáo anh, thuốc gây mê sắp hết!  Làm ăn thế nào bây giờ?

Thiện rùng ḿnh, ngước lên. Bóng Chung mờ mờ ảo ảo đung đưa.  Thiện giụi mắt.  Sau hàng tháng ngủ một đêm ba giờ, ngày giải phẫu chục lần, thị lực của Thiện xuống đến mức tự ḿnh không khâu lại được những vết mổ.  Thiện lắc đầu :

      -  Chịu!  Anh báo về Chỉ Huy Viện xin cung cấp tức thời.  Hôm nay tập trung vào những ca nhẹ, và dùng thuốc tê, trừ trường hợp không mổ th́ chết ngay!

 

Đoàn tải thương ở phía Đông vừa đưa thương binh vào, kỳ này bảy mươi tám người.  Thiện làm kiểm tra sơ khởi.  Số bị nặng là hai mươi bảy.  Người bị đạn vào ngực.  Kẻ vào bụng.  Một người, chân từ đùi trở xuống sưng to như chân voi, mủ loe loét thấm vàmg những ṿng băng cuốn, mặt xanh nhợt, mắt nhắm nghiền.  Tiếng rên rỉ kêu đau cất lên.  Tiếng chửi.  Chửi trời.  Chửi đất.  Chửi Mỹ đế quốc.  Chửi ngụy.  Rồi chửi cả ông bà, cha mẹ. Tính nhẩm, Thiện biết phải xin tăng viện, chẳng những thuốc men mà c̣n cả người.  Lại điện thoại về Chỉ Huy Viện.  Đầu dây bên kia, vẫn lại hứa sẽ cố gắng.  Chung gọi cho Trại trưởng tù binh K7, hỏi xem có giúp ǵ được, báo Thiện trại có một bác sĩ và hai y tá ‘’ ngụy’’.  Thiện bảo :

      - Cậu xin cho họ qua đây!  Thêm tay thêm chân, nếu không, chẳng cách nào ta kham cho nổi!

      -  Ḿnh chưa có phép.  Phải xin lên Chính Ủy viên!

      -  Được!  Ḿnh sẽ xin.  Bây giờ, cứ xin họ qua ngay!

 

*

 

      Ra đến cổng trại, Nhân thấy ‘’ Nhỏ không’’ đứng đợi, đưa bàn tay nhỏ xíu ra vẫy vẫy.  Từ ngày được Nhân săn sóc, nó thỉnh thoảng sán đến gần tṛn mắt nh́n Nhân, mỉm cười. Liên lạc dẫn đường cắm cúi bước.  Đi khoảng hai tiếng đường ṿng qua những hố bom chi chít, Nhân và hai y tá đến địa điểm Khoa Ngoại vào lúc xế trưa.  Khi đó, Thiện đang mổ một ca khó.  Thương binh bị vết thương động mạnh dưới xương đ̣n, phải mở lồng ngực thắt lại.

Thiện bước khỏi pḥng mổ. Về ban chỉ huy Khoa, Thiện chào ba người tù binh và nói ngay :

      -  Chúng tôi mong các anh giúp sức v́ không đủ nhân sự phục vụ cho nhu cầu thương binh.  Nhưng chúng tôi không dám ép, để các anh tùy nghi...

Nhân nh́n Thiện.  Người vừa tầm nhưng chắc nịch, Thiện lắc lư mái tóc đă chớm bạc, răng đen xỉn khói thuốc, miệng nhếch lên cười khi dứt tiếng.  Hai y tá nh́n Nhân.  Chậm răi, Nhân đáp :

      -  Nếu từ chối, chúng tôi đă không đi.  Đến đây, chúng tôi sẽ làm trong khả năng có được của ḿnh.  Tuy hai chiến tuyến, nhưng vẫn có một cái chung, là con người...

Thiện tiến về phía Nhân, đưa tay ra bắt.  Cái nắm tay của Thiện khiến Nhân bớt hẳn nghi ngại.  Thiện hỏi Nhân về kinh nghiệm nghiệp vụ, và yêu cầu Nhân giúp khâu phẫu thuật.  Nh́n Nhân, Thiện ngần ngại :

      -  Các anh muốn, chúng tôi xin cung cấp quần áo... như chúng tôi.  Ăn mặc như thế, bớt vấn đề với cán bộ, bệnh nhân...

Nhân từ chối, giọng ôn ḥa :

      -  Chúng tôi không muốn giả trang.  Nhưng có một yêu cầu...

Thiện ngước mắt, chờ đợi.  Nhân từ tốn :

      -  Các anh đừng bao giờ gọi chúng tôi là ‘’ngụy’’!

 

      Nhân được phân công những ca mổ không phức tạp lắm.  Chung là y sĩ chính, thường cùng Nhân xem xét những tấm X-quang và cùng quyết định phương án giải phẫu.  Học xong cấp 3, Chung được đào tạo hai năm, kiến thức y học ở mức căn bản nhưng dày dạn kinh nghiệm.  Chỉ khi thật cần, Thiện mới trực tiếp đến hội chẩn.  Ra Đại học Quân Y từ khi c̣n kháng chiến trên Việt Bắc, Thiện được bổ túc ở Cộng Ḥa Dân Chủ Đức sau khi ḥa b́nh lập lại, từng là giảng viên ở Đại Học Y Hà Nội.  Nay, mắt Thiện kém, lắm khi phải thay hai, ba lần kính khi làm phẫu thuật. Sinh hoạt ở Khoa rất căng.  Sáng, một bát cơm độn sắn rồi đi thăm thương bệnh binh mới nhập.  Sau đó, theo dơi thương binh bị nặng, hội chẩn và xuống hầm mổ.  Với trách nhiệm chủ nhiệm Khoa, Thiện phải theo dơi khâu X-quang, Hóa nghiệm và Dược.  Ngoài ra, Thiện cũng trách nhiệm  việc điều động tổ chức các tổ tải vận, tổ ‘’tăng gia’’,  trong đó tổ ‘’săn’’ để bồi dưỡng ‘’chất đạm’’  rất quan trọng.

      Săn thú rừng, khó. Nhưng gay hơn là làm sao đưa thú về cho đơn vị mà thịt c̣n tươi. Nếu thú là loại nhỏ như con cheo, con vượn ... c̣n có thể gùi thẳng về. Nhưng nếu thú là loại to như nai, lợn rừng... th́ phải quay về báo, rồi dẫn đường cho toán tải vận vào rừng chặt thịt, chia nhau gùi về. Thịt muốn không ôi, phải sấy, nhưng sấy th́ cần đốt lửa. Lửa đốt cao, sợ địch tới đánh. Để tránh chết v́ miếng ăn, chỉ c̣n cách dùng điện thoại. Nhưng điện thoại chỉ được dùng như đường dây thông tin trong công tác chỉ huy chiến trường. V́ thế, phải báo ‘’ chui’’, nói mật hiệu. Đêm qua, tổ trưởng tổ ‘’săn’’ gọi,  báo ‘’năm gùi hàng cần lấy gấp’’. Như vậy, cần năm người đi lấy, được hai con nai. Khi chia nhau, thương binh lẫn nhân viên mỗi người b́nh quân chưa được một lạng thịt.  Chỉ có thế, cả Khoa đă reo lên hồ hởi.

      Nhưng cũng đêm hôm đó, Chỉ Huy sở báo tin một tên có khả năng là thám báo địch trà trộn vào thương bệnh binh vừa mới trốn.  Nó khai là thường dân ở Đức Cảnh, mông bị đạn 20 ly phạt một mảng, được bộ đội cáng về.  Sau hai tuần chữa chạy, nó đă bắt đầu đi lại được, lộ một số cung cách khả nghi, rồi biệt tăm.  Chính ủy Toán điện cho từng Khoa cảnh báo, điều động đội cảnh vệ phân ra ba hướng đi truy lùng ngay trong đêm.  Sáng ra, hai chiến sĩ cảnh vệ cáng một người bị thương vào Khoa Ngoại.  Thiện nhận ra, ngạc nhiên đến sững sờ.  Người bị thương là cô bé tên Y Ban, nhân viên cấp dưỡng phục vụ ban Chỉ Huy Viện, Thiện đă gặp cách đây hai tháng.

 

*

 

      Sáng tinh mơ, Nhân vừa đụng đũa vào bát cơm độn sắn, Thiện đă đến với vẻ mặt khẩn trương.  Thiện dặn Nhân ăn sáng xong th́ vào ngay hầm mổ.  Hầm đào sâu, chia làm ba pḥng, trang bị một máy điện chạy bằng dầu và máy hút hơi không khí.  Khi Nhân đến, cuộc hội chẩn có thêm một bác sĩ chuyên gây mê đă bắt đầu.  Thương binh là một chiến sĩ bị bom đánh dập đùi ở Quảng Trị.  Đội tải thương chuyển anh qua sông Thạch Hăn, bị máy bay bom và trực thăng truy kích, mất đến năm ngày mới vượt núi đưa đến viện 203.  Mặc dầu chân đă sưng tấy, lại phải mất thêm ba ngày thương binh mới vào Khoa Ngoại.  Thiện ước đoán giải phẫu phải ít là ba giờ, nhưng không dám làm ngay v́ Khoa đă hết thuốc gây mê.  Lại đợi thêm một ngày, chờ thuốc tăng viện.  Sáng nay, thương binh bắt đầu hôn mê.

      Thiện biết cách duy nhất cứu mạng anh thương binh là cưa cái chân thương tích. Và cưa ngay v́ để lâu máu nhiễm độc.  Bác sĩ chuyên gây mê lắc đầu ngần ngại.  Hiện Khoa Ngoại chỉ c̣n thuốc tê.  Đành tiêm, và chọn những chỗ tác động trực tiếp từ nơi mổ đến hệ thần kinh, hy vọng giảm được đau đớn. Thiện phân công cho Nhân, Chung và ba cô y tá. Trước tiên phải buộc thật chặt anh thương binh, pḥng trường hợp cơ thể phản ứng giăy giụa không kiểm soát được.  Tiêm thuốc trợ tim rồi sợ anh ta cắn vào lưỡi, nhét băng vào miệng và  sẵn sàng chụp mát oxy vào mũi.  Và nhất là giải phẫu thế nào cho thật nhanh, sau sẽ tiếp máu ngay.

      Nhân tiến đến cạnh anh thương binh.  Dây buộc anh vào giường mổ như bó gị khó cựa quậy được.  Mắt nhắm nghiền, anh ta thở ra từng chập rồi hít vào khó nhọc.  Mùi thịt lở thối hăng sực vào mũi đến lợm giọng.  Thiện mím môi, kính trễ xuống mũi, hai tay giơ ra.  Một y tá bưng khay dao kéo đủ loại xếp theo một thứ vị định sẵn đến bên cạnh.  Trước khi mổ, Thiện nh́n Chung và Nhân, khẽ gật đầu.

      Bây giờ, phải quên con người dưới lưỡi dao phẫu là da là thịt.  Phải gạt sự đau đớn xác thân qua một bên, đổi lại là nhanh tay, càng nhanh càng tốt.  Động mạnh lớn trên đùi rạch ra, buộc ngay lại.  Máu tung toé.  Anh thương binh rướn ḿnh lên, rú tên ai đó. Nhân cầm dao cưa, đưa ngang, rồi mạnh tay nhấn xuống, đưa qua kéo lại. Tự nhiên, Nhân thấy đùi chính ḿnh đau nhói.  Cố lên.  Lại cưa.  Phải tiếp tục.  Chao ôi, sao đùi tôi đau thế này ?  Nhân nghiến răng, mắt mờ đi, tay vẫn một động tác, nhưng khả năng ư thức cứ lùi dần vào một mảng tối mơ hồ.  Ai đứng đó nh́n ḿnh hả.  Một ông cụ lạ mặt, tay phải chống một cây gậy, tay trái xụi xuống, đang chăm chú nh́n, miệng mấp máy một điều ǵ nghe không thành tiếng.  Nhân hả họng như hớp không khí.  Tiếng Thiện văng vẳng.  Phải tiếp tục, dẫu đứng chỉ một chân, chân kia hững đi như tuột vào một nơi không c̣n trọng lượng. Đầu Nhân mụ dần, và lúc lưỡi dao cưa xuống như không c̣n ǵ cản lại nữa th́ Nhân chao người, lơ mơ nghe ai đó gọi ‘’Bác sĩ Nhân, bác sĩ Nhân...’’. Khi Nhân mở mắt, Chung đứng bên cạnh.  Thiện đă tiêm cho Nhân một lượng thuốc hồi sinh.  Miệng đắng chát, Nhân hỏi :

 -  Thế nào ?

      -  Giải phẫu tốt!  Xong rồi...  Anh thương binh thoát chết, chỉ mất một chân, Chung đáp.

Nhân mỉm cười.  Không hiểu thế nào, chân Nhân tê tê.  Chàng cựa quậy, tay đưa xuống.  Không!  Chân ḿnh vẫn c̣n đây. Nhắm mắt lại, Nhân mường tượng lại ông già lạ mặt chống gậy, hỏi Chung. Ngạc nhiên, Chung đáp :

-  Làm ǵ có ông cụ nào vào hầm phẫu. Chắc bác sĩ hoa mắt đấy...

-  Vâng, chắc vậy...

Nói xong, Nhân lại thiếp đi.  Trong giấc ngủ mê muội, Nhân nghe văng vẳng tiếng anh thương binh rú gọi tên một người, nhưng lại tưởng ra khuôn mặt Dao Ánh đẫm nước mắt cạnh bụi hoa Tuyệt T́nh, tay bị gai đâm, máu ṛng ṛng ứa ra nhiễu thành giọt.

 

*

 

      Xông khói đuổi muỗi cả tối không xuể, Nhân đành buông chiếu màn rách tươm có lẽ chủ nhân nó khi xưa không thèm nhặt khi phải rời chỗ.  Che được phần trên mặt trên cổ, người nhắm mắt chờ giấc ngủ.  Tối, khí ẩm khiến trời lạnh buốt.  Thỉnh thoảng, hàng đoàn máy bay từ biển Đông xẹt ngang trời. Từ đâu đó, văng vẳng tiếng người kêu.  Không phải một.  Có lẽ phải ba, bốn người.  Họ ŕ rầm như than văn.  Dăm ba phút sau, họ đồng thanh :

-  Y Ban, Y Ban... togú ubé – nào dậy đi...

Cứ thế, tiếng đồng thanh cất lên, từng chập.  Nhân đếm có đến trăm lần họ gọi Y Ban.  Không ngủ được, Nhân vùng dậy.  Khoác lên vai chiếc chăn dạ, Nhân khom lưng chui khỏi hầm.  Khí lạnh lùa vào khiến Nhân rùng ḿnh co người lại.  Trên cao, trăng chập chờn qua kẽ lá rừng xao động trong gió đêm.  Dưới ánh trăng, những căn lán của Khoa Ngoại xanh nhợt nhạt nhô ra chân núi khấp khểnh.

 

       Bước dăm bước về phía con suối nhỏ cách dăy lán độ trăm thước, Nhân giật ḿnh đứng lại.  Cạnh một gốc cây, Thiện đưa tay lên miệng ra dấu cho Nhân im lặng, tay chỉ hướng cuối dốc.  Cả hai im lặng đến gần nơi có những bóng người thấp thoáng.  Ba thiếu nữ người dân tộc làm nhiệm vụ tải thương từ chiến trường Quảng Trị phủ phục cạnh một cái lỗ đào sâu xuống đất sát ḍng suối.

      Họ châu đầu chúi xuống lỗ, đồng thanh gọi ‘’ Y Ban, swaih yok, dậy thôi nào’’, dăm phút sau mới ngửng lên.  Rồi cứ thế, lại cúi xuống, lại gọi.  Thiện  khẽ nói :

      -  Họ gọi cho hồn cô cấp dưỡng Y Ban biết đường trở lại.  Họ gọi từ chiều.  Họ tin hồn người bị nạn đi lạc, không biết lối về với xác.  Đây có lẽ là những người đồng ‘’ buôn’’ với Ban, xưa chắc rủ nhau đi phục vụ...

Chợt có tiếng cười nhạt.  Thiện và Nhân quay lại.  Chung đến ngồi xuống mô đất bên cạnh, giọng buồn bă :

-  Y Ban vừa thở hơi cuối cách đây vài phút rồi!

 

Chung là y sĩ phụ Thiện giải phẫu Y Ban vào buổi trưa.  Họ gắp đạn ghim vào phổi Y Ban, cắt xương lồng ngực, thắt động mạnh chính bị một ổ máu tụ đe dọa vỡ ra bất cứ lúc nào. Thiện đưa tay lên ṿ đầu, không nói ǵ.  Chết hay sống ở chiến trường quyện vào nhau. Chết, không sống lại được, nhưng  sống th́ chết nay, chết mai, chết bất cứ lúc nào, theo thứ may rủi chẳng biết ai định đoạt.

      -  Thủ trưởng!  Chung th́ thào – Em khám lại và khẳng định là Y Ban có thai.  C̣n đạn gắp ra, là đạn AK ḿnh, không phải đạn Mỹ...

Thiện nhổm người, mắt nhíu lại.  Y Ban, Y Ban togú ubé.  Tiếng gọi hồn vẫn vang lên.  Vỗ nhẹ vai Chung, Thiện bảo :

      -  Cậu xuống báo cho họ biết!  Gọi hồn vô ích.  Nh́n lên trời, Thiện buột miệng – Ông Trời ông ấy bắt mất rồi...

      -  Thủ trưởng!  Một cán bộ cấp dưỡng ở Ban Chỉ Huy phục vụ Chính Ủy mà lại theo đoàn lính chiến đấu đi truy kích một thám báo địch, thế là làm sao?  Không thể cứ đổ tội măi cho ông Trời được!  Chung gằn giọng.

      -  Cậu xuống báo cho ba cô dưới kia biết đi!  Thiện ngắt lời Chung, kéo Nhân đứng dậy.

Nh́n Chung xuống dốc, Thiện đăm chiêu.  Tuy không biết đích xác, Nhân mơ hồ cảm thấy có một chuyện ǵ cấn cái mập mờ qua mảng đối thoại vừa nghe.

 

*

 

       B-52 thả bom tọa độ đánh thủ đô Hà Nội.  « Đây là đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa... » bị tiếng bom át đi.  Nhưng chỉ dăm phút sau, tiếng phát ngôn viên lại trở lại, nhắc nhở chiến sĩ trên mọi chiến tuyến giữ cao ngọn lửa căm hờn, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc.  Đầu tháng 11, Nixon được tái nhiệm Tổng Thống. Tháng 12, Kissinger trở mặt, họp báo đổ tội đối phương kéo dài cuộc đàm phán.  Lê Đức Thọ bay về Hà Nội,  báo có khả năng kư kết Hiệp Định trước lễ Giáng Sinh nhưng đêm 18 tháng 12, từng đoàn B-52 cứ ba chiếc một nối đuôi bay từ Thái Lan đến Tây Nguyên th́ quay ngoắt sang hướng Bắc. Bom giải trên đầu Thủ Đô, bất kể trường học, bệnh xá.  Sáng 19, không bắt được đài Hà Nội.  Đợi.  Và sợ.  Vài giờ sau, tiếng rè rè đưa tin Hà Nội bắn rơi bốn B-52.  Sang ngày 20, giọng cô phát ngôn lại cất lên cao đọc một bài phóng sự mô tả trận đánh vào khu Khâm Thiên.  Thiện bủn rủn.  Gia đ́nh Thiện ở ngơ Văn Chương.  Số B-52 bị bắn rơi tăng dần, mười... rồi đến ba mươi bảy chiếc.  Nhưng c̣n gia đ́nh ḿnh, Thiện giấu lo lắng, gắng giữ b́nh tĩnh để không ảnh hưởng đến tinh thần cán bộ trong khoa. Đến khi chỉ c̣n một ḿnh, Thiện ngạc nhiên thấy nước mắt ḿnh đổ ra chan ḥa, chảy xuống má, xuống cằm... Và cái viễn tượng gia đ́nh tan nát chập chờn như đoạn kết một cơn mơ cuối giấc.

 

      Một anh y tá từ trại tù chuyển qua tăng viện cho Khoa Ngoại bị mấy chú cảnh vệ xô lại túm đánh.  Một cậu mới vào chiến trường xông đến bóp cổ, quát :

      -  Cha tiên nhân thằng Ngụy, gọi máy bay Mỹ xâm lược đến ném vào làng ông...

Vài anh thương binh vừa lại sức cũng hăng tiết to tiếng ‘’...Giết mấy thằng Ngụy, rồi muốn đến đâu th́ đến’’.  Thiện buộc phải đưa Nhân và hai y tá vào hầm chỉ huy để bảo vệ.

      Chính Ủy Toán xuống Khoa trấn an. Không ít cán bộ và nhân viên cho rằng ta bị Mỹ lừa, chẳng c̣n khả năng giải quyết sớm cuộc chiến.  Toán khoa tay, phát biểu như ta vừa thắng lớn khiến Mỹ điên cuồng đánh phá v́ tuyệt vọng.  Lúc đó, cán bộ ở Hà Nội và những thành phố lớn chưa biết tin gia đ́nh nghe nhưng không mấy nhiệt t́nh,  đến vỗ tay ‘’ nhất trí’’ cũng quên không làm, lầm lũi lảng đi.

      Toán hỏi Thiện về t́nh trạng của Y Ban.  Thiện báo cái chết của cô cấp dưỡng, nhưng th́nh ĺnh Chung xen vào, giọng gay gắt :

      -  Báo cáo đồng chí Chính Ủy, đồng chí cấp dưỡng Y Ban ‘’sung sướng trái phép’’, kéo theo cái chết của một công dân tương lai.  Về hai viên đạn lấy ra, một từ phổi và một cạnh cột sống, đạn là đạn AK...  Và thế là do ta bắn chứ chẳng phải biệt kích biệt kiếc ǵ cả!...

Toán giơ tay ngưng Chung nói, mặt tái đi, giọng nghiêm nghị :

      -  Bắn nhầm trong chiến tranh là chuyện cơm bữa.  Xin các đồng chí đừng phổ biến những việc có thể gây dao động trong hàng ngũ chúng ta...

Chung cười nhạt :

      -  Báo cáo, cái thai trong bụng nạn nhân chỉ vài ba tháng.  C̣n kẻ hoặc chủ mưu hoặc đồng lơa ‘’ sung sướng trái phép’’ th́ chưa biết nó là thằng nào.  Đề nghị đồng chí cho điều tra, và biết đích xác th́ phổ biến, để tránh cho chị em phụ nữ Viện bị nó lừa vào những hành động có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước...

Cười nhạt, Toán gật đầu.  Làm như không có Chung trước mặt, Toán kéo Thiện đi ra, miệng giả lả :

      -  Tôi nghe nhà anh ở khu bị B-52 đánh phá.  Tôi vội làm ngay giấy phép để anh về.  Vậy anh ghé lên Viện lấy giấy.  Anh phục vụ lâu gấp hai lần người khác, về là chính đáng.  Tôi sẽ cho người thay anh nội trong hai tuần.  Anh đồng ư chứ!

      - ...

      -  Anh giúp tôi, tránh làm sao đừng để những phát biểu kiểu linh tinh vừa rồi xảy ra.  Anh biết, t́nh h́nh bây giờ là lúc phải giữ vững tinh thần, Toán khẩn khoản.

 

      Đúng lúc ấy, ba thiếu nữ người dân tộc ở đâu xô ra.  Quây lấy Toán, họ lớn giọng, nhưng nói bằng ngôn ngữ của họ nên chẳng mấy ai hiểu.

*

 

      Hiệp định Paris kư ngày 27 tháng 1 năm 1973. 

      Nói là ngưng bắn nhưng súng vẫn nổ.  Bộ đội Bắc Việt tiếp tục mở rộng vùng giải phóng, cắt đường 14 và 19 áp sát Pleiku, Komtum.  Sáng 30, vẫn nghe tiếng máy bay và tiếng bom.  Nhưng không thấy B-52.  Các cấp Đảng Ủy phổ biến lệnh tiếp tục cảnh giác và đề pḥng ‘’ ngụy’’ đánh chiếm lại đất, tiếp tục mở rộng vùng ta chiếm đóng cho đến khi Ủy Ban Quốc Tế tới giám sát.  Chiến sự trở nên ác liệt hơn sau khi cả thế giới vỗ tay cho nền ḥa b́nh kư trên giấy chưa ráo mực.

 

      Sau Tết, cuộc trao trả tù binh bắt đầu dưới sự quan sát quốc tế và các cơ quan truyền thông.  Cán bộ quân y mọi Khoa, ngành được điều động đến những trại tù.  Để giữ h́nh ảnh một miền Bắc tốt đẹp trong dư luận thế giới, tù binh được săn sóc sức khỏe trước khi xuất hiện trước ống kính máy quay phim, truyền h́nh.  Trại K7 náo nức.  Đám trẻ con vừa đi vừa ḥ ‘’ hoà b́nh, hoà b́nh...’’.  ‘’ Nhỏ không’’ lẽo đẽo theo sau, mắt tṛn như ḥn bi, miệng chỉ nhếch lên cười.  Đến cạnh Nhân, nó nắm tay lắc lắc, ngây ngô hỏi  ‘’ ḥa b́nh là ǵ, chú ?’’

      Thiện dẫn một đoàn cán bộ Khoa Ngoại sang K7.  Gặp Nhân, Thiện vui vẻ chào.  Từ dạo B-52 oanh tạc Hà Nội gây ra những xúc động không thể kiểm soát được của một số nhân viên, Thiện buộc phải trả Nhân và hai y tá ‘’ ngụy’’ về trại tù để tránh những diễn biến phức tạp.  Nhân bắt tay Thiện, hỏi ngay :

 -  Gia đ́nh anh ở khu Khâm Thiên thế nào ?  An toàn chứ ?

      -  Cám ơn anh, bom B-52 đánh phía trái.  Ngơ nhà chúng tôi bên phải nên người không sao, chỉ nhà là cháy...

 

Nh́n quanh, Nhân không thấy Chung.  Thời gian làm ở Khoa Ngoại, Chung là người Nhân cộng tác hàng ngày.  Trực tính và hồn nhiên, Chung có ǵ nói nấy, không cân nhắc e dè như phần đông những cán bộ khác. Một hôm chuyện tṛ, Nhân mới biết Chung lấy vợ cách đây không lâu, và mười lăm ngày sau th́ vợ phải ra bệnh viện dă chiến Z27 phục vụ tuyến đầu trên chiến trường Quảng Trị.  Chung chép miệng : ‘’Ấy cái số ḿnh nó thế, anh ạ!  Thôi th́ ở hiền gặp lành, nhờ giời chứ biết sao...’’. Bật cười, Nhân đùa : ‘’Các anh mà cũng tin Trời à?  Tôi cứ tưởng các anh sắt đá, duy vật và chỉ tin Đảng thôi chứ!’’. Chung thở ra : ‘’Ấy, tin Đảng th́ phải tin chứ!  C̣n duy vật th́ cấp 3 được học qua loa, đến nay cũng chẳng có thời giờ mà nghĩ tại sao nó lại đưa đến đấu tranh giai cấp.  Bên ngoại, ông tôi bị qui địa chủ thời Cải Cách Ruộng Đất, nhưng đến khi sửa sai th́ xuống trung nông, dặn con cháu khi chết lập bàn thờ phải ghi rơ ràng thành phần giai cấp...’’.  Nhân gặng hỏi, giọng nghịch ngợm : ‘’Thế c̣n Trời?  Bàn thờ ghi thành phần là...’’ Chung cười phá lên, ngắt : ‘’...là để có xuống Địa Ngục th́ Diêm Vương cũng không kết nạp.  Đấy ông tôi nói thế!’’ Hềnh hệch, Chung tiếp : ‘’Thời trước nó thế, giờ khác rồi.  Chiến tranh nên chỉ c̣n một thành phần, yêu nước cả, thế cho gọn...  Đảng bảo đi là đi, đánh là đánh.  Gian khổ bao nhiêu cũng ba sẵn sàng.  C̣n sống chết th́ có số, sợ cũng thế mà không cũng vậy! ‘’

      Thường thường, Thiện luôn luôn có Chung đi kèm.  Ngạc nhiên, Nhân hỏi :

-  Anh Chung chắc sắp đến?  Dạo này anh ấy thế nào?

Thiện ngoảnh mặt, đáp vội :

-  Chung không đến được nữa...

Linh cảm một điều chẳng lành, Nhân nh́n vào mắt Thiện, sửa soạn tâm thế đón nhận mọi bất ngờ.  Chần chờ một lát, Thiện kể:

Trưa hôm ấy, tôi trốn xuống hầm, nằm quay mặt vào vách giả như ngủ, nhưng nước mắt cứ ứa ra. Xế chiều, tôi cầm tờ công văn của pḥng Chỉ Huy Mặt Trận, thu hết can đảm,   đưa vào tay Chung, không nói thêm một câu.  Chung rú lên, vùng ḿnh đập đầu vào vách hầm.  Tin báo Mai đă hy sinh trong trận đánh bom cuối cùng ở bờ Tây sông Thạch Hăn đúng ngày Chúa Giáng Sinh.  Chung gào thét suốt một buổi.  Sau đó, Chung chửi.  Trời, rồi Phật.  Rồi Chúa.  Chung quát vào thinh không, ‘’ Bọn mi xuống đây, chỉ báo tin của sự chết...Vậy th́ ta nguyền, bọn mi đời đời là bóng tối trên mặt đất này...’’.

 Sau hai ngày vật vă, Chung có vẻ nguôi ngoai, ngôi im lặng hàng buổi, tay ôm khẩu K-54 thường chỉ lúc cần tự vệ cán bộ mới lôi ra.  Vuốt ve qui lát, rồi thông ṇng súng, Chung lẩm bẩm một ḿnh.  Tôi lo, nhưng chẳng biết làm ǵ, chỉ lẳng lặng theo dơi. ‘’Biến đau thương thành căm thù!’’  Chung đáp khi tôi hỏi, tay vỗ vào báng khẩu K54 giắt trong bụng. Nh́n lên trời, Chung tiếp, quai hàm bạch ra như một con rắn hổ mang sắp sửa phun nọc:   ‘’Tôi sẽ xin Chính Ủy cho ra mặt trận như một chiến sĩ...  Biến đau thương thành căm thù!  Phải thế!’’.  Nh́n lửa bùng lên trong ánh mắt Chung, ḷng tôi  bỗng như một phím đàn chùng, âm điệu lạc lơng, tâm trí lăng đăng không chỗ víu bắt.  Thế rồi Chung năn nỉ cho ḿnh lên Viện kỳ giao ban giữa những Khoa để tŕnh bày nguyện vọng với cấp Ủy.  Đang họp, th́nh ĺnh Chung xông vào.  Mũi K54 chĩa vào ngực Toán, Chung quát :

       -  Mày giết vợ tao, con tao...

Chưa ai kịp phản ứng, Chung bóp c̣.  Toán ngă xuống.  Chung nhảy xổ đến, chúc mũi súng vào đầu Toán, bắn thêm một phát.  Qú xuống, Chung há miệng ngậm đầu ṇng, đưa mắt nh́n như trối trăn một điều ǵ không thể nói bằng lời. Tất cả kết thúc bằng một tiếng súng cuối cùng.  Như tiếng vỡ giọng của một niềm tuyệt vọng không lối nào thoát ngoài sự tự hủy diệt để giải thoát.

 

*

 

Ngày trao trả tù binh.

      Tù được cấp phát quần áo lành lặn.  Đoàn cảnh vệ cũng vậy, trông khác hẳn thường lệ.  Lính Cộng Hoà được phép t́m vợ, con.  Trên con dốc dẫn tới địa điểm trao trả tù binh, họ đi từng gia đ́nh, nói cười cứ như đi trẩy hội.  Nhân viên Ủy Ban Quốc Tế có mặt từ sớm, nhận danh sách, kiểm tra những thủ tục qui định.  Lính gọi nhau ầm ĩ.  Ở tù th́ chung chạ, ra tù chia tay, chắc ai ở binh chủng nào ắt về binh chủng ấy.

      Tách ra theo chân bố mẹ, bọn trẻ con cười nói bi bô.  Trừ ‘’ Nhỏ không’’.  Nó đi cạnh Nhân, tay nắm lấy chéo áo.  Không ai nhận, trại trưởng K7 đành nói ‘’...bác sĩ lo hộ con bé.  Cha nó bây giờ điên điên tỉnh tỉnh, chẳng biết là thế nào’’.  Theo lời trại trưởng, ‘‘Ác ôn’’ chuyển qua K11.  Tù trại này cũng sắp sửa tới địa điểm trao trả, nhưng đến muộn v́ có một số phải cáng.  Khi Nhân nhận lời, anh cảnh vệ, người  đă cho ‘’ Nhỏ không’’ cái lược làm bằng nhôm vỏ máy bay Mỹ mới  đến gần, ngậm ngùi ‘’ Thôi mày về với ông bác sĩ, ông ấy lo cho...  Ở với chúng tao th́ chỉ có ăn sắn...’’  Nói xong, anh quay vội đi, không nh́n lại để thấy ‘’ Nhỏ không’’ ngượng nghịu giơ bàn tay nhỏ xíu lên vẫy biệt.

      Đoàn tù bắt đầu xuống dốc.  Hai bên lối đi là những băi ḿn, nay cảnh vệ cắm bảng trên đề « NGUY HIỂM » và vẽ cái đầu lâu đỏ chét dưới có hai khúc xương làm thành h́nh chữ X đen x́.  Đi cạnh Trung tá Thiệp, Cao cười ha hả :

      -  Về đến thị xă Quảng Trị là phải đ̣i phát lương rồi đi ‘’ đá’’ một phát, Trung tá muốn th́ em tiền kích dẫn đường.

Thiệp cười.  Cao quay sang Nhân:

      -  Cả bác sĩ nữa.  Vùng chiến thuật này, ‘’ ổ’’ nào tui cũng đă vô ‘’ nằm vùng ‘’, biết ráo trọi.  Nh́n ‘’ Nhỏ không’’, Cao cụt hứng, chép miệng – nhưng bác sĩ c̣n cái ‘’nợ’’ này, chắc kẹt...

Cao chưa dứt lời th́ có một người cao ng̣ng ở đâu xô đến.  ‘’ Nhỏ không’’ rú lên, nép mặt vào Nhân, vừa giăy vừa khóc.  Nhân bồng nó, quay phắt lại nh́n.  Người đàn ông giơ về phía Nhân một tấm giấy gấp làm tư, miệng lắp bắp ‘’...làm ơn, làm ơn...’’. Cao hiểu ra anh ta chính là ‘‘Ác ôn’’, xông vào đứng chặn, miệng quát :

      -  Đừng có nổi cơn điên nghe, cha nội!

‘‘Ác ôn’’ lắc đầu, tay đưa tấm giấy cho Cao, tay chỉ Nhân, vẫn lắp bắp ‘’...làm ơn, làm ơn’’  rồi qú xuống lạy.  ‘’ Nhỏ không’’ ôm chặt lấy Nhân, không dám ngó xuống.  Nước mắt ṛng ṛng, ‘’ Ác ôn’’ nh́n lên, rên rỉ.  Khi đó, thấy huyên náo, hai cảnh vệ trờn tới, xốc ‘‘Ác ôn’’ dậy, lôi về phía sau.  ‘‘Ác ôn’’ vùng chạy, vừa chạy vừa la lớn, ‘’ Sương ơi, tha lỗi cho cha...’’, cắm đầu nhắm băi ḿn có cắm bảng vẽ chiếc đầu lâu đỏ chót.

 

      Một tiếng nổ.  ‘‘Ác ôn’’ ngă xuống, rồi lại nhổm người lên ḅ bằng đầu gối.  Lại thêm một tiếng nổ.  Đất cấy tung lên, khói đen bay lờ mờ che hai chữ NGUY HIỂM viết trên chiếc bảng cắm gần đấy. Bấy giờ, đoàn tù b́nh đứng khựng lại.  Tiếng xôn xao tự nhiên im hẳn.  Đám cảnh vệ nh́n nhau ngơ ngác.  ‘’ Nhỏ không’’ vẫn rúc đầu vào ngực Nhân thút thít.  Nhân mở tấm giấy gấp tư, đọc nhanh : ‘’ Bà nội nhỏ Sương, tên Nguyễn Thị Mừng, bán trái cây ở chợ Tân Cảnh’’. Trung Tá Thiệp thở dài, giọng buồn rầu:

      - Hắn tỉnh rồi. Điên không ai chết như vậy!

Chân tay bủn rủn, Nhân ngồi xệp xuống.  ‘’ Nhỏ không’’ tên Sương hai tay quàng xiết cổ Nhân.  Ôm lấy nó, Nhân thầm th́ :

      - Vết thương do những lầm lỗi của chiến tranh chỉ có thể lành bằng sự sống gầy lại được, từ mọi hủy diệt...

      Nhân biết con bé không thể hiểu ǵ ngay.  Nhưng sống, có thể một ngày nào đó nó sẽ hiểu.  Hiểu để quên đi được cái chết của mẹ nó, của em nó.  Và bây giờ, ở cái phút lẽ ra có thể khác được, cái chết của cha nó.

 


 



[1] Tên tôi là Bill Thompson, Đại Úy Sư Đoàn Kỵ Binh 1...