22HonMang

22

 

HỖN  MANG

 

 

      Đợi cho Dao Ánh khuất sau đám người đứng ngổn ngang trên sân ga, Huyền mới ngồi xuống.  Trời vừa sáng, xe chuyển bánh, lừ lừ lăn khỏi thành phố.  Trong toa, có thêm ba người khách.  Một cụ già, một sĩ quan đứng tuổi và một thiếu phụ trên dưới ba mươi.  Ban ngày, hai chiếc giường treo gấp vào rồi móc lên để cho bốn người ngồi khá thoải mái.  Đêm, hạ giường xuống.  Ra đến Hà Nội, đi tất cả mất bốn ngày ba đêm.  Vé chợ đen đắt gấp sáu lần giá chính thức, không kể thù lao bồi dưỡng, một thủ tục đă thành lệ.

      Xe rời đô thị, hú c̣i, lăn bon bon về hướng Trảng Bàng.  Gió thốc vào những toa tầu trống trải .  Ngoài lớp cửa làm bằng gỗ có thể kéo lên là giây thép đan chéo thay cho kính.  Huyền ngạc nhiên.  Thiếu phụ, người có vẻ rành rọt chuyến xe lửa có tên là Thống Nhất này, giải thích rằng cứ từ địa hạt Phan Thiết trở ra là xe bị ném đá, cửa kính vỡ và đă từng gây thương tích cho hành khách.  Bà cụ nghe, không nói ǵ.  Vị sĩ quan im lặng.  Huyền hỏi, tại sao.  Thiếu phụ, giọng Nam Định, cộc lốc ‘’...trẻ con ấy mà.  Chúng nó chẳng được dạy dỗ ǵ nên phá phách như thời ‘’ngụy’’, không biết thế nào là nề nếp cả’’.  Bà cụ, bề ngoài tưởng đă ngễnh ngăng, chen vào hỏi ‘’...thế sao ngày xưa th́ cửa là cửa kính, hả cô?’’.  Thiếu phụ lờ như không nghe thấy, chỉ nguưt một cái, rồi đứng dậy bước khỏi toa ra đứng trên lối đi lại.

      Dựa vào lưng ghế, Huyền nh́n ra bên ngoài.  Cảnh vật chạy lui về phía sau.  Tiếng máy x́nh xịch đều đặn như ru ngủ.  Ven đường rầy, thỉnh thoảng những mái tranh ẩn hiện.  Chút khói bếp xanh biếc từ những căn nhà rải rác ở hai bên đường xe lửa bay lên cao, loăng ra thành những vệt mỏng mảnh vắt ngang tầm mắt.  Giấy phép đi lại của Huyền ghi rơ Hà Nội và Kiến Thụy.  Ở Hà Nội, Huyền để địa chỉ của Khiêm.  Cho đến nay, Khiêm vẫn chưa gặp được Dân.  C̣n chuyện t́m hiểu việc Nhân bị đưa ra Bắc mặc dù chỉ là một sĩ quan y sĩ, Khiêm báo chưa đi đến đâu, và nói khéo là không có ǵ ‘‘lót’’ tay chắc cũng khó có được thông tin.  Nhưng điều làm Huyền khổ tâm hơn cả là Chính.  Nàng dằn vặt, tự hỏi đi hỏi lại có nên đi t́m Chính hay không.  Nếu Chính sống, và như thế ắt đă có gia đ́nh nên mới tránh gặp nàng, có gặp cũng chỉ thêm nát ḷng.  Nhưng dù có đi thêm bước nữa hay không, nếu Chính đă chết, th́ nghĩa tử cứ là nghĩa tận.  Không thắp một nén hương tưởng đến nhau để tha cho nhau mọi ràng buộc th́ lương tâm làm sao yên ổn được.  Muốn t́m tin Chính, t́m thế nào?  Huyền biết Chính có người em tên Tín ở Hưng Nguyên, và một người bạn tên Loan ở Thanh Hóa.  Ngoài ra, có bà đồ ở Giáp Đoài.  Hơn hai mươi năm rồi, bà đồ hẳn không c̣n.  Đồng chí cũ hoạt động với Chính, xưa có Vũ Đ́nh Huỳnh, Nguyễn Hữu Đang...  Nay, họ c̣n hay mất?  Và ở đâu?  Suy đi tính lại, Huyền tự nhủ, cái đầu mối gỡ được hết là Dân.  Huyền tưởng tượng, sinh đôi chắc Dân chẳng khác ǵ Nhân.  Nàng mỉm cười, nhớ lại khi xưa chính nàng cũng phải vạch tóc xem  khoáy để phân biệt hai anh em.

 

      Chợp mắt, Huyền bật dậy khi bà cụ ngồi cạnh nắm tay lay nàng.  Hai người áo trắng quần xanh đeo băng đỏ quanh tay áo xộc vào.  Họ khinh khỉnh, nói trống không ‘’ Vé, giấy đi đường, chứng minh nhân dân... đưa ra đây’’.  Bây giờ, nhân viên không phải là những người phục vụ khách hàng.  Và khách hàng, là kẻ thụ ơn, phải biết khúm núm, ne nét.  Yên, th́ cho yên.  Nếu không, hạch sách.  Không phạm tội, cũng cắn răng cúi đầu.  V́ bắt tội, rất dễ.  Chỉ cần giữ chứng minh nhân dân, nói gọn một câu, để kiểm tra là hết đi đứng.  Một anh, tuổi c̣n trẻ, chỉ vào chiếc vali của Huyền, hỏi ‘’... Của ai đây?’’.  Huyền đáp.  ‘’ Mở ra!’’.  Huyền mở.  Vài trăm gam đường, hai gói bột ngọt, một ít thuốc trụ sinh.  Hai sấp vải trắng và một sấp vải đen.  Ít bút bi.  Hai tút thuốc lá.  Dăm cái bật lửa ga.  ‘’ Thế này quá chỉ tiêu!  Phải làm biên bản’’, anh nhân viên kiểm soát sẵng giọng, tay rút ra một tờ giấy trắng đưa cho Huyền rồi sang toa bên cạnh.  Huyền  ngạc nhiên, chưa biết phải làm ǵ.  Thiếu phụ ngồi cùng toa ghé vào tai Huyền, nói nhỏ ‘’...chuyện ‘‘ đầu tiên ’’ mà quên th́ thế đấy.  Giúi cho chục bạc là xong, khỏi ghi chép!’’.  Huyền thấy xấu hổ.  Đưa tiền cho thiếu phụ, Huyền bảo ‘’...em giúp chị’’.  Khi anh nhân viên kiểm soát quay lại, thiếu phụ đứng lên làm một động tác rất nhanh, và dặn ‘‘ Dán cho cái giấy ‘‘ đă kiểm ’’ trên vali nhé’’.  Viên sĩ quan ngồi cùng toa quay mặt không nh́n nhưng buột miệng thở dài.

 

      Đi một ngày một đêm, xe lửa vào đến Qui Nhơn. Xe ngừng ở ga những tỉnh lỵ lớn, hành khách có dịp mua đồ ăn thức uống.  Càng đi ra, dân càng có vẻ nghèo.  Kẻ tật nguyền sắp hàng mếu máo ch́a tay xin ăn, mắt trắng dă, miệng răi rớt, công an đến đuổi cũng không đi.  Xe lửa Thống Nhất tiếp tục chạy.  Hai bên đường rày, đầy rẫy những hố bom cầy xuống đất, nước ứa lên thành những cái ao nhỏ chưa có người lấp. Thêm một quăng, th́nh ĺnh có tiếng râm rầm đập vào thành xe.  Thiếu phụ cất tiếng ‘’...chúng nó quăng ‘‘củ đậu ’’.  Phải coi chừng!’’.  Đá lớn bị chặn lại nhưng những cục nhỏ bằng ba đầu ngón tay vẫn lọt qua lưới giây thép.  Th́nh ĺnh, một tràng AK cất lên chát chúa.  Bà cụ ngồi cùng toa thét lên ‘’Mô Phật, bắn thật à? ‘’.  Không ai đáp.  Tiếng đá vẫn tiếp tục đập vào thành xe. Lại tiếng súng.  Viên sĩ quan đứng tuổi chép miệng, ‘’ Bọn trẻ con nghịch ngợm quăng đá nên chắc chỉ bắn chỉ thiên cho sợ thôi.  Hết chiến tranh rồi, mạng người ta đâu có rẻ đến vậy’’.

 

      Trưa ngày thứ tư từ khi rời Sài G̣n, xe lửa vào ga Hàng Cỏ.  Miền Bắc lừ đừ trôi ngược như một cuộn phim quay chậm.  Quảng B́nh, rồi Vinh.  Sau đến Thanh Hóa, Ninh B́nh.  Dấu vết chiến tranh vẫn đó. Và những con người.  Chẳng khác mấy kể từ ngày Huyền rời đất Bắc đă gần một phần tư thế kỷ.  Vẫn chân lấm tay bùn trên những cánh đồng.  Con trâu vẫn đi trước, người cày vẫn đi sau, như không thể khác đi được.  Khi Huyền xuống xe, vợ chồng Khiêm đợi trên sân ga.  Chị em mừng mừng tủi tủi nắm lấy tay nhau.  Thiếu phụ cùng toa xe đă xuống trước.  Dăm người đứng chờ bà ta, xúm lại khênh ra hàng chục thồ hàng để lên một chiếc cam-nhông.  Thiếu phụ buôn hàng chuyến giơ tay vẫy chào Huyền.

 

      Khiêm đă thuê sẵn một chiếc xích lô.  Ở Hà Nội, xích lô thấp tè tè chứ không thon gọn cao nhổng lên như xích lô Sài G̣n.  Huyền lên xe.  Hai vợ chồng Khiêm cắm cúi đạp xe  phía trước. Họ đi ngược để trở về quá khứ, nhưng vẫn cứ ngoái đầu lại nh́n như sợ lạc.

 

*

 

      G̣ người đạp lên dốc, ông phu xích lô ngoảnh đầu về phía trái, giọng đứt quăng ‘’...Khâm Thiên đấy.  Bà ở Sài G̣n ra không biết, chứ chỗ này bị bom gần như tan nát hết’’.  Nh́n những túp lều dựng tạm, Huyền ngạc nhiên hỏi ‘’Sao ḿnh không xây dựng lại, hả bác?’’.  Ông phu xích lô đưa tay lên găi tai ‘‘Tiền bà ạ!  Có tiền th́ mới xây dựng được chứ!  Ông hắng giọng, tay chỉ - chỗ ngày xưa bom nó khoét to bằng hai cái ao ở làng.  Dân xung quanh đây lấy chỗ đổ rác, bà bịt mũi lại, mùi thối ghê lắm...’’.  Huyền giơ tay lên che mặt như một phản xạ, nhưng bụng đă hóp lại, ngực tức, cố ḱm cơn nôn mửa.

 

      Xe đạp là phương tiện đi lại phổ biến.  Xe đèo hai, có cái đèo ba người.  Thường là chồng đạp, vợ ngồi sau ôm con.  Qua góc Khâm Thiên, ông phu xe rẽ trái, đạp một lát là đến Ḷ Đúc. Đến đầu phố Kim Ngưu, phía sau Khiêm đạp dấn lên, cười bảo ông xích lô  ‘’...theo tôi nhé.  Sắp tới rồi!’’.  Huyền cũng nhận ra lối về nhà chú thím xưa Huyền đă tá túc mấy năm giời.  Xe rẽ trái, vào ngơ Lạc Trung.  Nhà cửa, nếu thay đổi th́ chỉ xơ xác đi.  Cây cỏ y hệt những năm xưa.  Người nay đông hơn chứ không thưa thớt như những năm giành chính quyền thời Nhật.  Họ xộc xệch, nhếch nhác và nh́n người qua lại với ánh mắt lạnh lùng.  Ḷng quặn đau, Huyền thầm nhủ, biết làm sao khi hiện tại c̣n hằn vết trói buộc của một quá khứ cực kỳ gian khổ. Phải xây dựng, tất cả, như bắt đầu từ đầu. Khẩu hiệu ‘‘ vừa làm vừa học, sai th́ sửa ’’ ở đâu hiện ra trong tâm trí khiến Huyền tự nhủ, nghèo không sợ, chỉ sợ không có ư chí vượt qua mà thôi. H́nh ảnh chị Sáu và hai đứa con nằm chết trong đống nôn mửa bất chợt quay lại như nhắc nhở. Sai th́ rơ, nhưng  sửa thế nào trong trường hợp này? Huyền nhớ lần trao đổi với Bí Thư Phường. Ông ta lạnh lùng cho rằng Phường không có trách nhiệm v́ Cải tạo Tư sản là chính sách từ Trung Ương, và cấp giấy tờ để mẹ con chị Sáu về quê làm ruộng là do cấp Quận. Người chết oan v́ chính sách, không ai trách nhiệm ǵ, thế là thế nào? Huyền gặng. Ông Bí Thư gằn giọng, chính quyền Cách Mạng làm theo nguyên tắc phân công trách nhiệm, rồi quay ngoắt người thản nhiên bỏ đi. Cán bộ Cách Mạng nay đâu c̣n phải dựa vào dân, thành những viên chức quản lư, nên thoắt một cái họ biến tướng như cắc kè đổi sắc, chuyển hết qua mầu quyền lực cai trị. Huyền thót dạ, xây dựng cần những con người. Trồng cây mười năm nhưng trồng người phải trăm năm, cụ Hồ ơi, chẳng  lẽ phải đợi thêm một thế kỷ nữa mới có thể bắt đầu ?

 

      Khiêm vừa gọi con vừa cuốn sợi xích sắt khóa cửa.  Một thằng bé chạc bảy, tám tuổi chạy ra.  Nó khoanh tay, cúi đầu, nói như máy :

      -  Cháu chào bác ạ!

Huyền mỉm cười :

      -  ...A, Phương phải không?

Nó gật :

      -  Dạ đúng. Tên cháu là Phương ạ.  Dương Thanh Phương, lớp ba cấp một  ạ !

Quay nh́n Khiêm, Huyền ngạc nhiên :

      -  Ngoài này bây giờ kỷ cương thật.  Cháu nói với bác mà cứ như khai báo.  Huyền hỏi  - xưa, chị em ḿnh th́ chỉ ‘’chào bác ạ!’’ chứ nay trẻ chúng nó lại thêm ‘’cháu’’ vào, thế là sao?

      -  Ở trường các cô giáo dạy câu th́ phải có chủ từ, rồi động từ... Thế mới là chuẩn. Cho nên chúng nó cứ thế cả! C̣n kỷ cương th́ thoắt ra đường là chửi tục ngay. Dạy con bây giờ gay lắm, chị ạ!

Thuận, vợ Khiêm, xách vali cho Huyền vào nhà, nói :

      -  Em ‘‘ lấu lước ’’ uống miếng trà.  Chị rửa mặt rồi ngồi nghỉ một tí.  Đường xa, chắc chị mệt lắm...

Đợi Thuận đi khuất, Khiêm nói nhỏ :

      -  Nhà em quê lắm.  Bệnh ‘‘ ngọng ’’ chữa măi mà không sửa được. Khiêm cười, vẻ ngượng ngập.

Huyền vỗ vai em :

      -  ‘‘ Ngọng ’’ chẳng sao, miễn biết yêu chồng, thương con là đủ !

Khi vào Sài G̣n, Khiêm đă kể, Thuận là người vợ thứ nh́.  Học Y khoa  năm cuối trước khi ra trường, xưa Khiêm yêu Thúy lúc đó đang theo học âm nhạc.  Chính Thúy là người đă thuyết phục Khiêm ở lại không di cư vào Nam.  Cũng v́ thế chú thím Huyền đành thôi, không xuống Hải Pḥng đi tầu há mồm, mặc dầu hành trang đă sẵn sàng cho một chuyến bỏ làng bỏ nước.  Khiêm và Thúy lấy nhau, bạn bè ai cũng khen là đẹp đôi.  Chú thím Huyền chỉ mong có người nối dơi.  Đầu năm 57, Thúy chửa, đẻ một đứa con trai.  Chú Huyền cười ha hả, sướng đến nỗi đứng tim mà chết.  Hai năm sau, thím theo chú.  Vừa hết tang mẹ th́ đến lượt Thúy.  Đó là thời kỳ xă hội miền Bắc đă hoàn thành cải tạo công-thương nghiệp, đưa nền sản xuất nông nghiệp vào hợp tác xă trên toàn cơi.  Hà Nội bắt đầu thiếu thốn. Với chủ trương tiêu diệt văn hóa tư sản đồi trụy, Thúy không c̣n có thể dạy dương cầm kiếm ăn như xưa, xung vào lao động trong một tổ xay bột.  Ít lâu sau, Thúy lâm bệnh rồi mất. Gà trống nuôi con được đâu một năm, Khiêm phải gửi thằng bé về nhà bà ngoại.  Cho đến khi vào chiến trường Tây Nguyên, Khiêm đi lại với Thuận, cùng phục vụ ở nhà thương nơi Khiêm công tác. Ít lâu sau, Thuận đ̣i Khiêm ’‘ chính thức ’’, nếu không th́  làm ầm lên với tổ chức.  Khiêm bảo ‘’ Đi thế này, sống chết ai biết được mà vợ với con làm ǵ’’.  Thuận khai với Bí Thư chi bộ là Thuận chửa.  Rồi Thuận nắm áo Khiêm, khóc ‘’Sống chết có số.  Đàn ông con trai cứ chiến tranh thế này rồi th́ em  cũng góa. Có góa, em góa với anh, hiểu chưa? ’’.  Mấy tháng sau, Khiêm nhận được thư Thuận, báo nàng có chửa thật. Và thế là thằng bé Phương ra đời.

 

      Huyền đưa mắt nh́n quanh.  Căn hộ trở thành xa lạ, không c̣n một chút dấu vết thân quen ngày xưa.  Nơi Huyền ngồi, trước kia là pḥng khách.  Nay, pḥng ngăn đôi bằng hai tấm cạc-tông ghép lại với nhau.  Bên trái, trước là buồng xép, nay có kê một cái giường, ở trong ngổn ngang đủ thứ, từ sách vở đến xoong nồi.  Khiêm không đợi Huyền hỏi, nói như than :

      -  Nhà ḿnh bây giờ chia cho ba hộ chứ chẳng như ngày trước.  Chúng em ở trên này.  Cái pḥng ngủ của thày me và cái bếp là một hộ.  Vườn sau, xây thêm một pḥng cho một hộ khác.  C̣n bếp, ở ngoài hè, là bếp tập thể...  Hà Nội nay chật chội, dân ở nông thôn người ta chạy bom chạy đạn về nên cứ phải chia nhau mà ở!

Từ ngoài bước vào, Thuận xách phích nước, mở ấm tráng qua, châm trà.  Miệng tươi cười, Thuận xởi lởi :

      -  Chè Thái Nguyên đây chị ạ!  Phải khách quí mới lấy ra đấy.

      -  Cô coi chị là khách chứ không phải là người nhà à, Huyền đùa.

Cả ba người cười x̣a.  Huyền đỡ chén trà, uống từng ngụm nhỏ, lưỡi ban đầu hơi đắng nhưng lát sau ngọt dần.  Huyền hỏi, Khiêm kể qua loa sinh hoạt.  Hai vợ chồng cùng làm việc ở nhà thương, ngày tám tiếng, sáu ngày một tuần.  Ngoài lương cán bộ, tem phiếu th́ loại C cho Khiêm, E cho Thuận và TR cho thằng bé Phương.  Từ hơn năm nay, gạo tiêu chuẩn không đủ, phải ăn độn lắm đợt đến sáu mươi phần trăm với khoai, sắn, bo bo hoặc ḿ.  Thuận  đằng hắng :

      -  ‘‘ Lói ’’ chung, từ khi kư Hiệp Định Paris th́ có cơ cực hơn, nhưng cứ phải phấn đấu, chị ạ!  Nhà em trí thức th́ khó, chứ em là thành phần cơ bản, cái ǵ em cũng quen tất...

Huyền ph́ cười, nhưng trong ḷng không khỏi xót xa.  Nàng không thể tưởng tượng ra đời sống một bác sĩ cán bộ trung cấp và vợ là y tá đă có cả chục năm thâm niên mà khốn cùng đến mức này.  Huyền buột miệng ‘’ đất nước ta c̣n nghèo!’’ như trong những buổi họp dân phố. Nói xong Huyền thấy xấu hổ khi Thuận nhướng mắt lên nh́n.

 

*

 

      Thuận cắp rổ, le te vừa đi vừa nói :

      -  Bác ở nhà với nhà em.  Em đi chợ, tối nay có bác cả nhà liên hoan nhé!

Khi chỉ c̣n hai chị em, Huyền nh́n vào mắt Khiêm, giọng có chút chua chát :

      -  Thư em viết bảo là cháu Dân đi học.  Nhưng học ǵ, ở đâu th́ em bảo c̣n t́m...

      -  Vâng.  Thú thật, em không về quê nhưng có nhờ bạn bè vùng Kiến Thụy t́m hiểu.  Địa phương người ta bảo cháu đi học từ cuối năm 74.  Em lại đi lùng tin cháu, hỏi các trường đại học ở Hà Nội nhưng không một nơi nào họ biết ǵ cả.  Hay là cháu học đại học ở một thành phố như Hải Pḥng hoặc Vinh?

      -  Sao em không về quê...

Khiêm cúi mặt, mắt đỏ hoe, nuốt nước bọt.  Lát sau, Khiêm ngửng lên, thẫn thờ :

      -  Ba mươi năm nay em chưa về... Ngày khi biết tin mẹ chị mất, em muốn về  thắp cho bác một nén hương mà cũng chẳng dám!

      -  Tại sao?

      -  Tại v́ gia đ́nh ta ba đời là địa chủ.  Ông bà mất, bác là con gái được chia hai mẫu, thành trung nông.  C̣n thày em, ông bà cho mười mẫu, tất là địa chủ. Thày em kệ, bảo bỏ của chạy lấy người, ở mút trên Hà Nội chứ đâu dám đặt chân về làng.  Thêm cái tội ḿnh lại công giáo, đủ để mắc mọi thứ vạ...

      -  Nhưng đó là chuyện Cải Cách Ruộng Đất năm 55!  Huyền ngạc nhiên, tiếp - Vả lại, nhà nước đă nhận và sửa sai rồi cơ mà!

Khiêm thở dài, chiêu một ngụm nước, ngao ngán :

      -  Chị bảo ruộng ḿnh ‘’người ta ‘’ lấy chia cho nhau.  Ḿnh về, th́ ‘’người ta ‘’ ngại là ḿnh có ư đồ lấy lại, cách này hay cách khác...

      -  ‘‘Người ta’’ là những ai?

      -  Th́ ngài Bí Thư Đảng, ông Chủ tịch xă, và nhất là đồng chí Thường Vụ.  Ở nông thôn, phép vua vẫn thua lệ làng.  Mà lệ nay là lệ mới, tiếng là lệ của giai cấp vô sản chuyên chính.  Sửa sai, nhưng các ông lănh đạo vẫn nói, Cải Cách Ruộng Đất ‘‘cơ bản ‘’ vẫn là một thắng lợi, có sai là do cấp dưới thừa hành lệch lạc. Cho nên trên th́ quan nói tha, dưới ma vẫn bắt.  Nói t́nh thật, chị về quê em cũng lo lắm, nói để chị ‘‘cảnh giác’’.

 

      Khiêm ngưng nói, đổi ra mặt vẻ tươi cười khi có người bước ngang cửa ngoài.  Người đó nh́n vào, làm như không thấy Huyền, hỏi Khiêm:

      -  Sao, không đi làm hôm nay à?

      -  Không!  Tôi có bà chị mới ra thăm.

      -  Sài G̣n hả?  Người đó nh́n Huyền, mặt lạnh như tiền.

Huyền khẽ gật.  Đợi anh ta đi khuất, Khiêm th́ thào, đầu quay về phía sau như sợ có người nghe :

      -  Đấy!  Ở ‘‘tập thể’’ nó thế! Khiêm tiếp – Có lẽ chắc rồi em cũng sắp vào chiến trường Tây Nam.  Em nghe nói đă đánh lớn ở Tây Ninh.  Mặt Bắc, quân Trung Quốc được điều tới biên giới. 

Khiêm thở dài, đầu lại quay về phía sau, lẩm bẩm :

       - ...thế là vẫn cứ chiến tranh.  Có chiến tranh, mới giải thích được tại sao phải ăn độn, và nhất là bắt ne bắt nét đủ điều.  Trên đài, đă ra rả hàng ngày ‘‘ thế hệ thứ ba lên đường Cách Mạng ‘’ rồi...

      -  Sao Khiêm cứ quay đầu như sợ có người nghe vậy?

      -  À... nó thành tật, chị ạ.  Quay đầu để giữ lấy cái cổ mà!

      Xế trưa, Thuận đi chợ về.  Bữa cơm chiều dọn ra, Thuận chỉ bát canh, bộp chộp :

      -  Canh mồng tơi nhé!  Nhà em bảo thuở c̣n bé chị thích món ‘‘lày’’ lắm.  Tự nhiên chị nhé, không phải khách ‘‘lữa’’ đâu !

          Thằng bé Phương tṛn mắt nh́n đĩa thịt gà, reo lên :

      -  A, hôm nay được ăn cỗ...

Huyền bùi ngùi.  Nàng xoa đầu Phương, bảo :

      -  Đến hè vào Sài G̣n, hai bác cháu ḿnh tha hồ ăn cỗ!

Nhà bên vặn radio.  Tiếng hát chói tai kiểu ‘‘ opera ’’ cất lên, nheo nhéo ‘‘ Ba mươi năm đời ta có Đảng ’’.  Huyền nhăn mặt.  Khiêm ra vặn xuyệc-vôn-tơ tăng thế rồi bật đèn, ánh đèn vàng ệch khiến da người như da những kẻ mắc bệnh gan.

 

      Cơm nước xong, Huyền lững thững ra vườn.  Bây giờ, khoảnh đất xưa trồng hoa nay  thành vườn ‘‘cải thiện’’ trồng rau xanh cho ba hộ chung cư.  Huyền bỗng nghe tiếng chó sủa.  Có phải con Vện?  Huyền ứa nước mắt, nhớ lại cái cảnh con chó theo chân ḿnh ngày xưa và h́nh ảnh cậu bé Khiêm mếu máo đưa tay lên vẫy.  Trong góc vườn, dưới gốc ổi, thằng bé Phương đang ṃ mẫm.  Huyền đến gần hỏi.  Nó đưa tay lên miệng suỵt suỵt. Lấy chân dận đất rồi bẻ lá phủ lên, thằng bé kéo tay Huyền, th́ thào :

      -  Cháu chôn xương gà!

      -  ???

      -  Không phải ngày Tết mà ăn thịt gà, hàng xóm nó báo!  Mẹ cháu bảo thế là ‘‘rách việc ’’. 

Thằng bé cũng quay đầu ra sau như bố nó, tiếp :

      -  ... ăn như thế là không ‘‘ thắt lưng buộc bụng ’’, là trái chính sách nhà nước!

Khi thằng bé dứt lời, Huyền không nhịn được, bật lên khóc.

 

*

 

      Ra khỏi thị xă, Núi Đối lừng lững trước mặt.  Huyền cố nhớ lại lối về Thủy Hưng. Trước kia, ṿng bờ đê lên và đổ một cái dốc nhỏ đến con đường đất.  Đi khoảng một cây số, rẽ trái là vào làng.  Nhưng nay, không c̣n bờ đê xưa.  Hợp Tác nông nghiệp có lẽ đă xóa những ranh giới tư hữu, đê thành đất ruộng canh tác và con dốc trở thành một trụ pháo pḥng không thời chiến tranh.  Cái c̣n, là trẻ trăn trâu.  Chúng vắt vẻo trên lưng trâu, vẫn nón mê, chân đất.  Huyền hỏi lối, cuối cùng đến một trụ canh, cửa gắn cái bảng kẻ chữ đỏ ‘‘ Tŕnh giấy tờ ’’.  Anh ‘’bảo vệ’’ ngủ gà ngủ gật, bật dậy khi Huyền đằng hắng.  Anh xem chứng minh nhân dân, ghi tên rồi bảo ‘’ Lên trụ sở’’.  ‘’ Trụ sở nào?’’, Huyền hỏi.  Anh sẵng giọng, chỉ tay ‘’ Chỉ có một trụ sở, ở quăng giữa làng.  Đi đi’’.

      Huyền nén giận trước cách đối xử cửa quyền, lẳng lặng xách tay nải rảo bước.  Hôm kia, Khiêm đă cho Huyền mượn cái tay nải bằng vải thô, dặn ‘’ Đừng dùng vali, nó khác người ta!’’.  Rón rén gơ cửa, và khi nghe một tiếng cộc lốc ‘’ Vào’’, Huyền lách người đến trước một cái bàn.  Trên bàn, một khay nước và cái điếu cày để cạnh một cái đèn hoa kỳ.  ‘’Hỏi ai?’’, anh thường trực c̣n rất trẻ không ngước lên, giọng trỏng trảnh.  Huyền xin gặp người trách nhiệm Ủy Ban hành chính xă.  Anh ta gọn lỏn ‘’ Chờ đấy!’’ rồi biến ra sau.  Phải đến gần một giờ đồng hồ sau, anh quay lại với một người trạc ngoài ba mươi tuổi, áo kaki vàng, đầu đội mũ, vai gắn cầu đỏ.  Người này liếc nh́n Huyền, hỏi chứng minh nhân dân và giấy giới thiệu của cơ quan.  Huyền đưa giấy, miệng nói ‘’ Tôi về thắp hương cho mẹ tôi, và t́m con tôi là thương binh Phan Thượng Dân.  V́ là việc riêng, tôi không xin giấy giới thiệu của cơ quan’’.  Người này à lên một tiếng, tự giới thiệu ḿnh là Thường Vụ của Ủy Ban hành chính xă.  Sau đó, Huyền phải trả lời hàng loạt những câu hỏi, như chị công tác ở cơ quan nào, vào Nam làm ǵ, ra đây định ở bảo lâu...Cuối cùng, khi biết Huyền cũng từng công tác trong ngành công an, anh Thường Vụ xởi lởi gọi Huyền bằng đồng chí, và lệnh cho ‘’đồng chí’’ thường trực dẫn Huyền về nhà.  Anh nghiêm trang :

      -  Từ ngày đồng chí Dân được lên đi học đại học ở Hà Nội, chúng tôi giữ nhà, khóa trái cửa, của đâu c̣n đó, nguyên vẹn cả!

Huyền vội vă :

      -  Có bao giờ cháu về không, thưa đồng chí?

      -  Không!  Thấm thoát thế mà hơn ba năm rồi!  Chắc là anh ấy phải phấn đấu lắm. Làng ḿnh, tốt nghiệp đại học đếm chưa quá số ngón một  bàn tay đấy!  Thế là được ‘’ ưu tiên’’ lắm.  Thương binh hạng ba mà!

Anh thường trực mở cửa cho Huyền.  Anh chưa đi ngay, hỏi Huyền có cần giúp đỡ ǵ nữa không.  Huyền nhẹ nhàng :

      -  Mộ mẹ tôi chỗ nào, anh có biết không?

Anh ta lắc đầu, hứa sẽ t́m ra cho Huyền.

      Huyền vào nhà. Cả một thời thơ thiếu nhỏ ùa vào theo như giải nắng vàng bước qua thềm cửa. Huyền bỗng cảm thấy ḿnh bé lại.  Từ lúc lẫm chẫm học đi cho đến khi năm sáu tuổi, đây là nơi nàng tung tăng theo bạn đi ŕnh những con kiến cam, bắt những con bướm trắng. Huyền úp mặt vào cây cột chính giữa nhà.  Gỗ lâu ngày lên nước bóng loáng như thoa mỡ. Thuở tấm bé, nàng đă ngă, đầu đập vào cột toé máu, thất thanh gọi mẹ. Bao nhiêu năm đă trôi qua? Bao nhiêu cuộc đổi dời?  Để hôm nay, nàng về đây, như một người lạ giữa gian nhà thời ấu thơ. Mẹ, mẹ ơi!  Huyền lại gọi, lần này không là tiếng thất thanh, nhưng nghẹn ngào trôi xuống cổ họng như một bát thuốc đắng.

Không biết bao lâu sau, Huyền  nghe có tiếng chân, vội đưa tay lên lau nước mắt.  Một người đàn bà cất tiếng, giọng chua chua :

      -  Em chào chị.  Chị là chị Huyền ạ?

Huyền gật.

      -  Ấy, em được báo nên vội chạy đến ngay.  Nhà em  là Chủ Tịch Ủy Ban ở đây, dặn em nhắn là mai mời chị lên trụ sở.  Hôm nay, em là người đưa chị đi viếng mộ bà.  Tay đưa lên, người đàn bà tiếp - đây em đă sắm sửa hương, đèn rồi...

Huyền cám ơn.  Người đàn bà cười hềnh hệch :

      -  Em là Quyên, hiện phụ trách Phụ nữ trong xă nhà. Suỵt soạt, Quyên hạ giọng -  Khi bà đi, cả làng xúm vào mai táng, nghĩa tử là nghĩa tận mà chị!

Hai người đi về cuối làng.  Nắng nhạt dần trên đầu mái rạ như tóc đang ngả màu.  Băi tha ma đ́u hiu trong những vạt gió chiều thoáng đến thoáng đi.  Quyên lên tiếng :

      -  Cơ khổ, bà cao tuổi, lại chỉ một ḿnh từ khi anh Dân đi chiến trường, thỉnh thoảng chỉ có bà Nhiều làng bên đến thăm.  Tự dưng, có một ông từ Hưng Nguyên, xưng là bác của anh Dân đến rồi lăn quay ra ốm.  Thế là bà phải chăm sóc cho ông ta.  Hai tuần sau th́ ông ta chết.  Bà lại lo chôn cất.  Có lẽ v́ thế mà bà yếu hẳn đi...  Ba tháng sau cái chết của ông bác, bà cũng về với ông bà ông vải...

Huyền chột dạ.  Ông bác từ Hưng Nguyên?  Hay là Nguyễn Trường Văn, em của Chính?  Huyền ngập ngừng :

      -  Ông bác tên ǵ hả chị?

      -  Lâu em cũng quên mất.  Nhưng trên Ủy Ban th́ lưu hồ sơ cả.

      -  Chắc mộ ông ấy cũng ở đây?

      -  Vâng.  Nhưng chôn ở ŕa làng chứ không gần chỗ bà là người làng ta.

Đến một khúc ṿng, Quyên tiến lên trước, vạch cỏ bước vào.  Huyền hồi hộp đi theo.  Quyên trỏ :

      -  Mộ bà đây, chị ạ!

Đó là một g̣ đất cỏ dại mọc lấn ra hai bên, nếu không biết th́ chịu không thể đoán ra là mộ phần.  Huyền ngẩn ngơ, rồi ngồi thụp xuống.  Dưới ba tấc đất này là xương cốt mẹ ư ?  Đầu Huyền trống tênh. Mọi cảm giác như tê liệt. Huyền đưa tay sờ vào đất, vào cỏ, và thấy ḿnh là một người xa lạ. Huyền ơi! Thầm gọi ḿnh, Huyền ứa nước mắt,  những giọt nước mắt thương thân của một kẻ lạc loài ngồi trước mộ phần người mang nặng đẻ đau ra ḿnh.  Quay về phía Quyên, Huyền nhỏ nhẹ nhưng cương quyết :

      -  Chị về trước, cho em một ḿnh ở đây với mẹ em!

      Khi Quyên khuất bóng, Huyền ngồi nhổ cỏ và vun đất lại cho ngôi mộ ngay ngắn. Lúc ấy,  nàng mới ̣a lên khóc thành tiếng. Đánh diêm châm bó nhang, vẩy cho tắt lửa, nàng cắm vào chân mộ.  Chắp tay, nàng khấn thầm, mẹ linh thiêng, xin mẹ về chứng giám đứa con bất hiếu đă bỏ mẹ đi xa, để rồi sống một cuộc đời lỡ dở.  Giờ đây, chỉ c̣n hai cháu, một lại tù tội.  Xin mẹ phù hộ cho chúng nó.  Một vài năm nữa con sẽ về xây lại mộ mẹ cho đàng hoàng, mang hai cháu về cho chúng nó lạy bà... Trong im vắng, Huyền nghe đâu đây một tiếng thở dài.  Đầu nàng doăi ra như một sợi thung nhăo.  Văng vẳng, ai đó nói, ‘‘xây mồ xây ở trên, dưới ba tấc đất vẫn thế, lạnh lắm...’’.

 

Huyền rùng ḿnh.  Đầu bó nhang bỗng bốc lửa cháy phừng phực. Gió thốc lên cuốn tṛn khiến Huyền có cảm tưởng đang bay lên, bay lên. Nàng nhắm mắt lại. Lát sau, tiếng chân sau lưng khiến Huyền quay lại. Một cậu con trai cụt một tay bước đến gần, miệng nhỏ nhẹ :

      -  Cháu chào cô.  Cháu là Thành, bạn của Dân.

Huyền ngỡ ngàng không nhớ được Thành là con nhà ai. Kêu mệt, Huyền đứng dậy quay về nhà. Thành đi bên kể về Dân cho Huyền nghe, đến cửa th́ chào rồi quay đi. Vào nhà, Huyền thấy trên chiếc bàn  một ấm nước chè, một khúc sắn luộc và chiếc đèn dầu.  Đóng cửa lại, Huyền thầm nhủ, chắc là Thành mang lại.  Kiệt sức, Huyền lết chân về phía chiếc trơng tre để trong một góc.

 

*

 

       Người đàn ông xiêu vẹo, cánh tay trái xụi xuống, đứng nh́n Huyền tṛng trọc.  Ơ hay, ông là ai ?  Tiếng chó sủa ma tru lên.  Đêm đen như mực tầu.  Gió lùa trên mái nhịp cho tiếng côn trùng văng vẳng lúc bổng lúc trầm.  Người đàn ông giơ tay phải lên, ngón tay trỏ ra ngoài.  Đêm hôm, đi đâu?  Huyền hỏi, ngực tức, cổ họng tắc lại kḥ khè.  Mặt khuất trong bóng tối, người đàn ông vẫn đứng, ngón tay trỏ sáng lên.  Ra ngoài ư, nhưng để làm ǵ lúc tối trời ? Người đàn ông đến cạnh chiếc trơng tre, tay phải kéo áo Huyền. Nàng chồm dậy. Nửa tỉnh nửa mê, Huyền căng tṛn mắt.  Không, không có ai!  Nàng nh́n đồng hồ tay.  Đă gần bốn giờ sáng.  Huyền vuốt mặt, với chiếc ấm nước rót vào một cái bát.  Ngụm nước chè đă lạnh trôi qua cổ.  Huyền cồn cào trong bụng, cầm khúc sắn nguội lên ăn.  Một lát sau, gà gáy sáng, hết con này đến con kia, tiếng ran lên vang vang khắp nơi.  Huyền châm đèn rồi dựa lưng vào vách, nhớ lại giấc mơ và ngón tay trỏ người đàn ông chỉ ra cửa.

 

      Sáng rơ, Huyền lên trụ sở Ủy Ban xă tŕnh diện.  Tiếp Huyền, có   Bí Thư và Chủ Tịch ủy ban nhân dân xă.  Đồng chí Thường vụ, người phục trách công an, cũng có mặt. Lại một bài, có lẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Xă c̣n nghèo, nhưng thu hoạch của Hợp Tác xă từ ngày giải phóng đă vượt chỉ tiêu, ăn độn là v́ phải chi viện cho những nơi sản xuất c̣n yếu.  Rồi xă ‘’ta’’ cần máy bơm, cần hạt giống. Sau là các loại quĩ.  Quĩ để xây trường học, quĩ để ‘’cải thiện’’ cho các cụ phụ lăo, quĩ yểm trợ thương phế binh, quĩ cho gia đ́nh liệt sĩ...  Đồng chí Chủ tịch ngọt ngào :

      -  Ấy người xă ta từ miền Nam về thăm cũng đóng góp, t́nh nghĩa lắm.  Chẳng hạn như cụ X, ông Y... Họ đều đi ‘’ Nam tiến’’ từ thời kháng chiến chống Pháp, về làng mang tặng...

Huyền nghe, ruột như mớ ḅng bong, cố mỉm cười.  Đến lúc đồng chí Bí Thư thăm ḍ Huyền có ‘’nguyện vọng’’ ǵ th́ Huyền hỏi về ông bác Dân về làng rồi chết, xă ‘’ta’’ lưu hồ sơ, xin cho biết là ai.  Đồng chí Bí Thư nh́n Thường Vụ.  Đồng chí Thựng Vụ hẹn Huyền đến trưa quay lại.

 

      Huyền ra khỏi trụ sở Ủy Ban, thấy Thành lởn vởn, xung quanh một đám thương binh. Họ hàng chục mạng trẻ măng, người què một chân th́ chống nạng, người c̣n hai chân th́ ngồi xổm. Có kẻ mất cả hai tay, áo bộ đội bạc thếch xắn lên, vắt vẻo đung đưa mỗi lần cử động. Họ nh́n Huyền, trố mắt nhưng cười thân thiện. Thành nói to :

      -  Chúng cháu chào cô.  Tay chỉ đám thương binh, Thành tiếp – đây là đám cùng cảnh với anh Dân cả...

Huyền xót ruột, gật đầu chào.  Huyền hỏi có ai cùng đơn vị với Dân không, nhưng mọi người lắc đầu.  Một anh, vẻ lém miệng, thốt :

      -  Bên Nghi Dương có Chính Ủy tiểu đoàn là Cự, h́nh như cùng đơn vị với anh Dân nhà ḿnh trong trận Quảng Trị. Nhưng nay anh Cự ở Phúc Xá trên Hà Nội, cô ạ!

Đến cạnh Huyền, anh ta nh́n trước nh́n sau rồi th́ thào :

      -  Có ai bảo cô đóng góp cho quĩ yểm trợ thương binh th́ cô chớ.  ‘’ Chúng nó’’ tém hết, bọn cháu được phát tám đồng một tháng, đói vẫn cứ đói.  Cô cho ǵ chúng cháu, cứ cho thẳng, đừng cống hiến ǵ cho cái quĩ của chúng nó...

Nói xong, anh ta chống nạng đi.  Đám thương binh bước theo, ngoái cổ đồng thanh chào. Thành đứng lại. Huyền nhớ đến khúc sắn, ấm nước chè và ngọn đèn dầu, cám ơn.  Hỏi về Dân, Thành kể là Dân đến cuối năm 73  th́ về, cụt một chân.  Ban đầu, Ủy Ban để cho Dân phụ trách sổ sách công điểm của Hợp Tác xă.  Sau khi không ăn ư với Ủy Ban về chuyện chấm công, Dân bị đẩy ra, xin đi học.  Là thương binh, lại Đảng viên, Dân hưởng chế độ ưu tiên và lên Hà Nội học khoa Văn trường Tổng Hợp niên khóa đầu 75.  Thành xuưt xoa :

      - Anh ấy giỏi, lại phấn đấu tốt chứ cứ như cháu th́ đầu đặc cán mai, chẳng học hành ǵ được...Năm sau, chúng cháu dưới này nghe là anh ấy lấy vợ người Yên Phong ở Ư Yên. Nhà trai, trừ cháu ra, chẳng có ai nên phải mời anh Cự đứng ra...Từ đó, không thấy Dân về làng!

Huyền mừng rỡ, vỗi vă cắt lời Thành:

      -  Thế vợ Dân tên là ǵ?

      -  Là Thắm, xưa cũng ở chiến trường Quảng Trị!

Lặng người đi, Huyền giấu cảm xúc, mím môi quay mặt. Thế là Dân đă lập gia đ́nh. Và biết đâu, Huyền thầm nhủ, ḿnh đă chẳng là bà ngoại. Niềm vui đầu tiên ập đến thật bất ngờ, như kẻ đi đường bỗng nhặt được một cái ǵ quí vô giá. Bỗng dưng, nàng quên hết. Nỗi ưu phiền từ ngày đặt chân về quê cha đất tổ tự nhiên biến đi, hệt như cái bong bóng xà pḥng gió thổi bay lên rồi vỡ ra không tăm tích.

 

*

 

      Bà chủ tịch Ủy Ban tên Quyên ở đâu le te chạy lại, ríu rít :

      -  Chị Huyền, em t́m chị măi...

Nghe câu đăi bôi đó, Huyền cũng chẳng thấy khó chịu. Nàng chỉ cười.  Thành chào Huyền, quay bước khi thấy Quyên. Đợi cho Thành đi, Quyên mời :

      -  Chị vào nhà em uống chén nước!

Không đợi Huyền đáp, Quyên kéo đi, miệng lại léo nhéo :

      -  Đừng cười chúng em nghèo nhé!  Cán bộ chúng em trung với Đảng, hiếu với Dân, cần kiệm liêm chính mà lị ! So với miền Nam, đúng là rớt mồng tơi, nhưng được cái ḷng thảnh thơi, chị ạ!

Câu chuyện của Quyên lải nhải xoay quanh sự thiếu thốn ‘‘có tính giai đoạn ’’ ở miền Bắc. Thấy Huyền không mặn mà, Quyên hỏi thẳng :

      -  Em định xin chị đóng góp ít nhiều cho quĩ Phụ nữ chúng em.  Không ngượng ngùng, Quyên đặt giá - cụ X... năm ngoái cho một trăm, c̣n ông Y, tám chục... Tiền t́nh tiền nghĩa đấy

Huyền đỏ mặt.  T́nh nghĩa nay tính thành tiền ?  Ở Hà Nội, nàng ăn một bát phở ‘‘ không người lái ’’ có năm hào.  Quyên đon đả :

      -  Tối nay mời chị sang ăn một bữa rau dưa với gia đ́nh em!

Huyền lảng, cám ơn rồi bảo đă định sang làng bên thăm bà Nhiều.

 

      Cắp nón, Huyền chào rồi ra khỏi nhà Quyên.  Nắng lên đến đỉnh ngọn tre, nóng hầm hập.  Bước vào trụ sở Ủy Ban, Huyền hỏi thường trực. Một lát sau, đồng chí Thường Vụ ra, tay ôm một chồng giấy.  Đồng chí sột soạt giở trước mặt Huyền, nửa tiếng sau th́ reo lên, miệng kêu ‘’ Đây rồi’’.  Đó là giấy khai tử.  Huyền đọc, người cứng lại, tên viết rơ ràng là Phan Thượng Chính.  Hít vào một hơi dài, Huyền hỏi :

      -  Ủy Ban ‘’ ta’’ có lưu giấy tờ không?

Đồng chí Thường Vụ đáp :

      -  Có chứ!  Chứng minh nhân dân của người chết đây.

Huyền cầm lấy, nh́n tấm ảnh nhỏ xíu dán ở một góc.  Thôi, đúng rồi.  Ảnh là ảnh Chính.  Đồng chí Thường Vụ hỏi :

      -  Chị nhận ra người thân chưa?

Bản năng tự vệ khiến Huyền mím môi, lắc đầu :

      -  Ông bác này tôi chỉ nghe nói đến, nhưng chưa gặp bao giờ!

Liếc mắt nh́n tờ giấy khai tử, Huyền đọc, ...chết ngày 3 tháng 1 năm 1973. Cố giữ vẻ tự nhiên, Huyền nói :

      -  Bác họ xa ấy mà.  Nhưng về đến đây th́ cũng phải thắp cho ông ấy nén hương.  Nghĩa tử là nghĩa tận!

 

      Ra khỏi Ủy Ban, Huyền đi như chạy về nhà. Đừng, Huyền ơi!  Không được khóc. Anh ấy thế là đi mất rồi. Thảo nào chẳng tin tức ǵ từ ngày giải phóng. Thế mà, thế mà... đă có lúc em nghĩ oan cho anh.  Là anh đă con này vợ nọ, bỏ mẹ con em.  Huyền vừa đi vừa lẩm nhẩm cho đến khi nàng đẩy cửa vào nhà th́ nước mắt tuôn thành một ḍng lũ xoáy đến vỡ bờ, xói đến ṃn đất.  Cứ thế, thời gian nhập nḥa.  Trời đất nhập nḥa. Cái con người Huyền tự nguyện hiến cả đời ḿnh không c̣n trên thế gian này nữa rồi.  Huyền bỗng thấy quăng đường trước mặt dài hun hút, đen thăm thẳm và trống vắng mông mênh.

 

      Sửa sang nhang đèn, Huyền đi thẳng ra băi tha ma.  Mộ Chính ở tít tắp ŕa làng, như Thành đă dặn ḍ.  Nàng bới cây bới cỏ, một lúc th́ thấy một g̣ đất nhô lên. Nỗi đau đớn khiến Huyền mụ người đi. Như cái máy, nàng nhổ cỏ, vun đất, nét mặt như bị hớp hồn.  Khi cắm những cây nhang dưới chân mộ Chính, nàng cảm thấy hai mươi mấy năm chờ đợi chợt như làn khói mỏng từ chấm đỏ đầu những cây nhang bay lên. Khói loăng ra, biến đi như chưa bao giờ hiện hữu. Tất cả, hệt một cơn mơ. Lúc thức giấc, nó vẫn chập chờn đó đây, không đầu không đuôi, nhưng hầu như không c̣n một chút trói buộc nào vào cuộc đời. Nàng buồn bă nghĩ, thật ra, có phải hôm nay ḿnh mới góa bụa đâu. Cái kiếp gái góa, nàng đă chọn từ đầu những năm 60 để giữ cơn mơ một ngày đoàn viên không tưởng. Và hôm nay, Huyền cắn môi đến bật máu, biết nàng vừa kết thúc cơn mơ đó bằng  dăm nén nhang cắm vào vào suốt một thời tưởng như có thật.

 

*

 

      Loáng thoáng nghe tiếng chân người ngoài thềm, Huyền nh́n ra, thấy Thành và một bà già. Tự ḿnh sang làng bên báo tin Huyền về cho bà Nhiều, Thành về nhưng bà đ̣i theo.  Bà chống gậy đi, cuối trưa mới đến.  Là một người cô, họ hàng xa, thuở xưa bà hay đi lại với mẹ nên Huyền c̣n nhớ.  Mừng mừng tủi tủi, hai cô cháu nắm tay nhau.  Bà Nhiều th́ thào :

      -  Cô gần mẹ con cho đến phút cuối.  Mẹ con trối thế này, dặn cô nói lại...

Huyền nắm chặt tay bà, lắc như giục.  Bà Nhiều chậm răi :

      -  ...rằng nếu ơn trên cho cô gặp con gặp cháu tôi, cô nói lại là cứ lên Hưng Nguyên hỏi ông Tín, sẽ biết mọi chuyện!

Huyền nhớ thuở sinh tiền, Chính kể có người em tên Văn được thụ phong linh mục, nhưng phục vụ ở giáo phận nào th́ nàng không biết.  Ông Tín là ai đây ?  Nhớ đến Chính, nàng lại xót xa, bật khóc.  Bà Nhiều lẩm bẩm :

      -  Đến là khổ... Cô tắm rửa cho mẹ con, khi khâm liệm không có đến một mảnh vải trắng để đắp mặt. Cháu Dân th́ ở chiến trường, muốn báo cũng không biết chỗ nào mà báo. Mấy tháng sau, nó về, cụt một chân nhưng may c̣n sống. Cô cũng nói lại cho nó lời trối của mẹ con.  H́nh như nó có đi Hưng Nguyên, nhưng không nói ǵ với cô cả!

      Bà Nhiều về, Huyền tiễn ra đến cuối làng mới chia tay.  Bước một ḿnh trên con đê gập gềnh, Huyền ngẫm nghĩ, tự hỏi Chính xưa đă là cán bộ cao cấp, làm sao khi chết lại chôn ở một băi tha ma như một kẻ vô thừa nhận thế này ?  Có điều ǵ khó hiểu vượt khỏi tầm suy luận. Nàng tự nhủ, bằng giá nào th́ nàng cũng phải đi Hưng Nguyên. Lời mẹ trối trăn lạ lùng: t́m ông Tín th́ sẽ biết hết mọi chuyện! Nhưng chuyện ǵ mà bí mật đến thế?  Huyền xoay ngang lật dọc đủ cách,  cái màn u u minh minh vẫn cứ chập chờn như thách thức trêu chọc.

*

 

      Trên bến xe thị xă Kiến Thụy, Huyền đứng đợi với Thành.  Sốt ruột, Huyền hỏi anh lái phụ, anh ta đáp, lúc nào cũng một câu ‘’ Tí nữa thôi...’’. Chẳng có giờ giấc ǵ, khách lúc tục, tay xách nách mang lên xe, cứ việc ngồi chờ. Thành nói nhỏ ‘’ Đám con phe ‘‘ đi hàng ’’ đấy.  Cô lên xe đi, tí nữa sợ không có chỗ ngồi’’.  Huyền giúi vào tay Thành một cái phong b́.  Thành giẫy lên, trả lại, giọng van vỉ ‘’ Cô cho nhưng cháu không nhận đâu. Cô gặp Dân, cứ hỏi khắc biết cháu với Dân như anh em.  Chỉ cần cô nhắn nó thỉnh thoảng cố về làng cho cháu là đủ!’’.  Huyền nghiêm mặt ‘‘...nếu là anh em với Dân th́ phải để cô đối xử như đối với Dân.  Cháu nhận cho cô vui ḷng, thật ra quà này là t́nh nghĩa, có ǵ đâu cháu phải ngại.’’.  Nh́n Thành rơm rớm nước mắt, Huyền giục, ‘’ Thôi, cháu về.  Giúp cô thỉnh thoảng đến nhổ cỏ mộ bà và mộ ông bác cho cô...’’.

 

      Thành vẫn đứng tần ngần cho đến khi xe chạy, đưa cánh tay lành lên vẫy vẫy.  Xe  đến Hải Pḥng.  Từ Hải Pḥng, Huyền phải bắt xe khách đi Nam Định.  Đến đó, không hiểu sẽ đi thế nào về Ư Yên.  Huyền dựa lưng vào thành xe, nghĩ ngợi miên man.  Mẹ chết, nhưng Huyền đă biết trước, vả lại ai già mà không rồi cũng phải vậy.  C̣n Chính.  Với nàng, đúng là sinh ly tử biệt, nhưng vùi xuống đất th́ ai cũng thế.  Huyền chỉ thắc mắc, tại sao với một con người đă xả thân cho Cách Mạng khi sống, lúc chết lại chỉ c̣n là một nấm mồ vô thừa nhận?  Huyền chua chát, dù thế nào th́ Chính chết đă hơn năm năm, không thể viện là chiến tranh ác liệt nữa để bào chữa cho cách đối xử vong ân bạc nghĩa. Nhưng thôi. Đừng để quá khứ đằng trước. Sau này đi Hưng Nguyên xem sao đă.  Bây giờ, là lúc đi t́m Dân.  Và nay, có thêm Thắm.  Đó là tương lai.  Khi yên ổn, Huyền nghĩ, sẽ cố t́m cho Dân một chiếc chân giả. Huyền nghe nói là với kỹ thuật tiên tiến, lắp chân giả đi không cần chống nạng.

 

      Xế trưa, Huyền mới tới được Nam Định.  Quanh bến xe, nhà cửa tiêu điều.  Năm ba thanh niên giắt xe đạp ùa ra vây quanh khách.  Th́ ra họ đến thồ hàng, xe nào cũng trang bị phía sau một cái poọc-ba-ga kềnh càng bằng gỗ.  Huyền vẫy, một anh nhanh nhảu sáp lại.  Huyền hỏi, anh ta nhăn mặt ‘‘Ư Yên rộng, cô về xă nào?’’.  Huyền nói xă Yên Phong.  Anh nheo mắt, ‘‘Xa đấy’’.  Mặc cả một  lúc, anh ta nhận, hỏi ‘‘hàng của cô đâu ? ’’.  Huyền mỉm cười lắc đầu.  Anh thanh niên chỉ ra sau, nói ‘‘Cô lên ngồi đây, cháu giữ xe, đừng sợ ngă’’.  Anh đẩy xe đi cho đến khi có đà, nhảy phóc lên yên, vừa đạp vừa nói ‘‘Đi thế này mất độ hơn một giờ th́ tới, cô ạ ! ’’.

 

      Khi trời nhá nhem, Huyền đặt chân vào xă Yên Phong.  Xốc tay nải lên vai, nàng bồi hồi, tưởng tượng Dân như Nhân, cũng dong dỏng cao, chỉ thiếu một cái chân. Vào ngay căn nhà đầu tiên, Huyền hỏi thăm một ông cụ đang ngồi đan rổ :

- Cụ cho cháu hỏi thăm nhà cô Thắm!

Ngước lên, ông cụ móm mém hỏi lại :

-  Cái Thắm?  Có phải cái Thắm nhà bà Lư Văn không?

Huyền không biết, nhưng cứ gật đầu, thầm nhủ không phải th́ hỏi lại.  Ông cụ đứng dậy bước ra thềm nhà.  Húng hắng ho, ông khàn khàn :

      - Bà đi về phía này!  Tay chỉ, ông nói tiếp - cứ đi đến cái miếu thờ Thành Hoàng th́ bà rẽ trái, nhà thứ ba là nhà Lư Văn...

Cám ơn ông cụ, Huyền tất tả bước. Dân lấy vợ thế là đă suưt soát ba năm, Huyền tính nhẩm. Chẳng hiểu con cái thế nào?  C̣n Thắm, năm nay bao nhiêu tuổi?  Huyền nóng ḷng, đi như chạy.  Rẽ trái.  Một, rồi hai. Đây là căn nhà thứ ba, ngoài có một hàng dậu thưa xiêu vẹo.  Huyền gióng tiếng :

      -  Cho tôi hỏi bà Lư Văn?

Trong nhà có người đáp :

      -  Ai đó?  Chờ một tẹo...

Huyền đẩy cánh cổng khép hờ.  Một bà cụ lưng đă c̣ng chống gậy quờ quạng bước ra.  Bà ngước cặp mắt đỏ hoe, hấp háy như hỏi.  Huyền vội vă :

      -  Bà là mẹ của cô Thắm?

      -  Không, tôi là bà cái Thắm...

Huyền mừng rỡ :

      -  Bà ơi!  Cháu là mẹ của cháu Dân đây?

      -  Ối giời ơi!  Bà cụ kêu như thét lên, tay nắm lấy Huyền, lắp bắp - thật thế hả!

Từ cặp mắt đă ḷa, nước mắt bà tuôn ra.  Linh tính báo Huyền một điều ǵ đó chẳng lành.  Bà cụ kéo Huyền vào nhà, vừa đi vừa ấm ức :

      -  Chúng nó đi cả rồi, bà ơi!

Huyền lặng người đi. Hai hàng nước mắt bà Lư như lớp băng tan cuốn trôi nỗi hân hoan nàng ấp ủ.  Bà cụ lập lại :

      -  Chúng nó đi cả, bỏ tôi một ḿnh rồi... bà ơi!

      Tối hôm đó, Huyền hỏi bà lư Văn.  Sau giải phóng được gần một năm, Dân t́m được Thắm, sau Tết th́ hai người làm đám cưới.  Thuở đó, Dân tiếp tục học, một hai tháng mới về Ư Yên một lần.  Ở làng, Thắm đi làm đồng trong Hợp Tác Xă.  Tiêu chuẩn tem phiếu không đủ, Thắm xoay sang làm thêm ở ḷ gạch.  Bà Lư kể, cha Thắm hy sinh ở Điện Biên Phủ.  Mẹ Thắm bỏ đi bước nữa, để hai đứa con cho bà nội.  Em trai Thắm  đi bộ đội rồi đào ngũ.  Cả làng xúm lại lăng nhục gia đ́nh bà đến nỗi Thắm gạt nước mắt, xin đi Thanh Niên Xung Phong.  Thắm an ủi bà ‘’ Như thế để gỡ danh dự rồi mới sống được với làng xóm, bà ạ!  Họ ác lắm!’’.  Bà thở dài ‘’...nó đi như thế hơn bốn năm, về th́ c̣n lành lặn, nhờ ơn Giời Phật’’.  Phần thằng em Thắm, sau nó đi buôn chè, buôn sắn, bị bắt đưa đi cải tạo ở đâu bà cũng không biết.  Thắm về, rồi lấy chồng, bà đă tưởng được yên thân đợi ngày về với ông bà ông vải.  Rồi Thắm có chửa, không cưu mang được công việc, nhà túng bấn, bữa đói bữa no. Thuở đó, Thắm hay lên cơn đau bụng, y tá ở trạm Y Tế xă bảo thế là b́nh thường.  Đâu chửa đến tháng thứ bảy, sau những cơn đau bụng là tử cung ra máu.  Thắm nhịn đau, giấu bà, giấu Dân.  Hôm Thắm chuyển dạ, Dân không có đó, vẫn ở trên Hà Nội.  Đêm hôm nên chưa kịp đưa đến trạm Y Tế, Thắm đẻ.

      Kể đến đó, bà lư ôm lấy mặt, sụt sùi, không nói được nữa.  Lát sau, bà kêu, giọng năo nề :

      -  Giời ơi là giời!  Nó không phải là người.  Không chân, không tay, chỉ có cái đầu méo mó, chẳng biết đâu là mắt, là mũi.  C̣n cái mồm, th́ loe ra như mơm cá trê...  Tôi lau cho sạch, nó thoi thóp, chắc là thở... Con Thắm nhà tôi nh́n cái bào thai rồi cứ thế khóc, cả ngày lẫn đêm.  Mấy hôm sau, đợi đến nửa đêm, nó bọc cái bào thai không mang h́nh dạng con người lẻn trốn, viết lại hai hàng chữ ‘’ Bà tha lỗi cho cháu, anh Dân tha lỗi cho em’’.  Khi Dân về, đọc được, Dân chống nạng đi từ đầu làng tới cuối làng gọi tên Thắm đến khản cổ.  Vô vọng, Dân chửi ‘’ Cha tiên nhân chúng mày!’’, không biết là chửi ai.  Vài ngày sau, Dân bỏ đi, nói với bà  Lư ‘’ Con đi t́m nhà con’’.  Nhưng Dân không c̣n b́nh thường, lúc nhớ lúc quên, đêm ngủ lắm khi la thét như phát điên. Thanh niên trong làng phải cột Dân vào chiếc trơng, rồi cho người lên Hà Nội t́m vợ chồng Cự.  Vốn là những người độc nhất  gần gụi Dân, họ về ngay và đưa Dân đi chữa trị... 

Bà Lư lại không ḱm được, thổn thức :

      -  Thế là đă gần hai năm nay rồi, chúng nó bỏ đi cả!  Đi đâu?  Tôi cũng chẳng biết!

Giời hỡi!  Huyền nghiến răng.  Dân ơi, con đang ở chốn nào rồi?  Huyền muốn chết, chết v́ bất lực, chết v́ chẳng làm ǵ được để thay đổi cái cuộc sống khốn nạn này. Nàng lấy hết nghị lực, cầm tay bà Lư, nhưng không nói được ǵ. Có lẽ lâu lắm bà Lư mới khóc được với một người dính vào kiếp ḿnh qua cái sợi dây định mệnh khắc nghiệt của con, của cháu.  Bà chúi đầu xuống khóc vùi, khóc măi, cứ thế khóc cho đến sáng.

 

      Đêm đó, là đêm dài nhất trong đời Huyền.

 

*

 

      Về đến Hà Nội, Huyền đi thẳng lại trụ sở công an thành phố.  Nộp đơn xin đi thăm Nhân ở trại cải tạo Tân Lập ngay từ khi ra Bắc, Huyền hy vọng có phép đi thăm nuôi.  Đầu óc ră rời, Huyền ngồi ở pḥng đợi, cơ thể ê ẩm đau như giần.  Một nhân viên ra gọi tên.  Huyền vào, ḷng thấp thỏm.  Người sĩ quan ngồi sau bàn giấy chỉ cho Huyền ngồi xuống, giọng nhẹ nhàng :

      -  Đơn xin của bà không được trên chấp nhận.  Một lẽ, là khi bà xin đi phép ra Bắc, bà chỉ ghi nguyện vọng về thăm làng xă.  Lẽ thứ hai, vấn đề an ninh hiện hơi gay!

Thất vọng, nhưng Huyền không c̣n sức để buồn.  Nàng đứng lên, biết xin xỏ ǵ cũng vô ích.  Huyền gọi xe xích lô về thẳng nhà nhà Khiêm.  Chỉ có thằng bé Phương ở nhà.  Nó lại ‘’ Cháu chào bác ạ!’’.  Huyền xoa đầu nó, không nói không rằng ngả ḿnh xuống chiếc giường sau cánh màn buồng trong.  Nàng nhắm mắt, lát sau không c̣n biết ǵ nữa.

 

      Buổi tối, nàng kể chuyện về Dân rồi nhờ Khiêm hỏi ḍ chỗ ở của Cự ở Phúc Xá, hy vọng t́m ra Dân. Khiêm đích thân lên Phúc Xá, nhưng Cự và Xuân không c̣n ở đó nữa.  Căn nhà của họ nay được phân cho một gia đ́nh khác, đều từ B ra nên không hay biết ǵ.  Huyền thất vọng, biết ḿnh chẳng làm ǵ hơn được.

      Ngày hôm sau, mới từ tờ mờ sáng, Huyền đi cùng Khiêm ra ga Hàng Cỏ mua vé xe về Sài G̣n.  Trước quầy vé, một đoàn người xếp hàng, chen chúc, đứng ngồi trước sau những cục gạch.  Khi hàng nhích lên, chủ nhân cục gạch đến lấy chân đẩy nó, xong lại ra đứng dựa cột chuyện tṛ hay ph́ phèo thuốc lá, mắt nh́n đám người mua vé chẳng chút thiện cảm nào.  Huyền c̣n ngạc nhiên th́ Khiêm th́ thào, đầu vẫn lại quay về phía sau, ‘’ ... Đám ‘‘ đầu gấu ’’ đấy, đừng có đụng vào chúng nó’’.  Một thằng bé chạc mười hai, mười ba đến gần trâng tráo ‘’ Ông bà mua vé, cháu có’’.  Huyền hỏi :

      - Vé vào Sài G̣n, nhưng ghé Vinh chặng đầu, có không ?

Thằng bé cười :

      -  Vé lên trời cũng có bà ạ!  

Nh́n hàng người nối đuôi nhau dài ra đến cửa ga, Huyền gật đầu.  Thằng bé bảo ‘’ Ông bà theo cháu’’ rồi lỉnh đi trước.  Quanh co trong những cái ngơ hẹp nằm cạnh ga, lát sau Huyền và Khiêm đến trước một căn nhà.  Thằng bé bảo ‘’ Đại lư vé ở đây’’ rồi gọi to.  Một người tḥ đầu ra.  Giá vé tùy, đi ngay rất đắt.  Ngày đi càng xa, giá càng rẻ.  Cắt thành chặng, phải thêm tiền. ‘’ Cái ǵ cũng có giá của nó, ông bà ạ’’, ông đại lư vé vừa rê râu mép, vừa cười vừa nói.  Ông ta dọa, ra mua ở quầy vé trong ga th́ tháng sau mới có chỗ.  Huyền gật đầu, mua vé đi ngày mai, đến Vinh ở ba ngày rồi mới tiếp tục về Sài G̣n.  Ông đại lư hỏi ‘’ Bà có hàng không, hay chỉ người?’’.  Huyền đáp, ông ta vờ vĩnh bảo chờ.  Mươi phút sau, ông ra giá.  Để mặc cho Khiêm mặc cả, Huyền chán nản ra cửa chờ.

 

      Sau khi mua vé, Huyền để Khiêm đi làm, tản bộ dọc hồ Hoàn Kiếm.  Men phố Hàng Đào, nàng đi về phía chợ Đồng Xuân.  So với thời nàng làm công tác dân vận cách đây ba mươi năm, chợ vẫn vậy, có phần cũ đi.  Người đi lại đông hơn, và ở vài ngă tư, một đám thanh niên đeo băng đỏ đứng, cạnh là bảng Thành Đoàn và một băng vải trắng có kẻ chữ ‘‘ Bảo vệ nếp sống văn minh’’.  Họ thỉnh thoảng lại thổi c̣i, chặn cả người đi lẫn người đạp xe đạp.  Họ nh́n ống quần, tóc tai.  Nếp sống văn minh không chấp nhận quần loe, tóc dài.  Họ túm lấy bọn trẻ, quát đứng yên, rồi họ xẻ ống quần nếu rộng quá hai mươi phân.  Hoặc lấy kéo cắt xoẹt những mái tóc nam họ cho là dài.  Huyền đứng lại nh́n.  Nàng buồn nôn, tay đưa lên miệng.  Một đoàn viên quát ‘’...Bà kia, đi ngay.  Đứng đó cản trở giao thông à ? ’’.

 

      Huyền cuống lên, chân bước trong cơn mộng du, đi như bay trên mặt đất.  Hà Nội bỗng cũ hẳn đi, lùi về thời Chúa Trịnh - Vua Lê.  Đám kiêu binh ngênh ngang giữa ban ngày ban mặt, tay dao tay kéo, ḥ hét nạt nộ.  Chợ náo loạn.  Có tiếng thét, tiếng khóc, tiếng chửi.  Những người bán rong đứng lên cắp rổ, mắt nhớn nhác, chân trước chân sau.  Th́nh ĺnh, trời xập tối, tiếng đồng thanh kêu lên : ‘’ Mặt trời bị con gấu nó ngoạm mất rồi!’’.   Kiêu binh hùng hổ ‘’ Gấu đâu?  Đồng bào, ai có dao dùng dao, ai có súng dùng súng...’’.  Tiếng sấm động ́ ầm.  Rồi tiếng sét.  Ánh sáng chợt le lói.  Kiêu binh rống lên   ‘‘ Gấu đang nhả mặt trời. Chỗ nào cần, thanh niên có, chỗ nào khó, có thanh niên’’.  Đến khi mặt trời ra khỏi mơm gấu, tất cả, từ bà bán rong cho đến chị đi chợ, anh xích lô, tất cả bất động như tạc bằng sáp nến. Người nói chưa hết câu, mồm vẫn mở, nhưng không ai nghe thấy ǵ.  Kẻ vừa cầm con cá lên đưa cho người mua, tay cứng đơ, mặt đờ ra, chỉ con cá là cứ giẫy lên, giẫy măi mà không chết.  Huyền cắn thử vào môi.  Không đau, nhưng nàng cảm thấy người ḿnh lạnh như hóa đá. Nàng lại cắn môi. Một lát sau, nàng thấy mằn mặn.  Thế là máu chảy. Huyền co chân, người lạng đi.  Vậy, tức di chuyển được.  Nàng cắm cúi đi, qua Quán Thánh, đến phố Châu Long.  Nhà cửa h́nh như dần dần lấy lại sinh khí.  Trên trời, chim đă bay.  Nàng tiếp tục bước, sau phố Trấn Vũ là đến Ngũ Xá, nơi nàng dấn thân vào Cách Mạng tháng Tám.  Hồ Trúc Bạch vẫn đó, chỉ khác là nay đầy bèo, hôi hám mùi rác rưởi đổ ven hồ.  Huyền lên đầu đê.  Phía kia là băi Phúc Xá.  Và ẩn hiện trong bóng cây, mái chùa Ḥe Nhai, nơi nàng suưt chết những ngày đầu giành chính quyền để khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.

 

      Huyền không cưỡng lại được một quyền lực vô h́nh thôi thúc nàng bước vào cổng chùa.  Qua chiếc sân gạch nay đă bị cậy lên, nàng leo lên Tam quan.  Một thanh niên tay quấn băng đỏ giơ tay ra chặn.  Nàng nh́n, hóa ra là một tên lính Tam Phủ.  Lịch sử thêm một lần lùi lại với vận tốc chóng mặt.  Tên lính lại đơ ra như làm bằng sáp, để nàng lần vào nơi nhà sư quay mặt vào tường ngồi thiền.  Nhà sư vẫn đó, bất động.  Huyền nghe ai gọi tên ḿnh.  Quay lại, trời ơi, đó là Diệp, người con gái có ngón đàn mê hoặc ngày xưa đă mang về cho Cách Mạng cả xe khí giới của binh lính Nhật.  Huyền hỏi ‘‘ Thế Diệp chưa đi à?’’.  Diệp lắc đầu, ‘’ Không, em chưa đi được!’’.  ‘‘ Tại sao thế, hả?’’. Diệp ngồi xuống so dây, gảy một tiếng đàn, rồi hát nho nhỏ. Nâng Diệp lên, Huyền dịu dàng vuốt tóc, nghe Diệp th́ thào một điều ǵ thế gian không hiểu, rồi chỉ tay về phía bên kia sông Hồng.

      Thân như bay bổng lên trong gió cuộn quanh ḿnh, Huyền lượn trên ḍng nước đỏ phù sa, dật dờ tựa cánh bướm trong một cơn giông lạ. Nàng đáp xuống cạnh đền Ngọc Sơn. Một vị sư già áo xám ra nh́n, tay xua, miệng nói nhưng Huyền không nghe thấy ǵ. Lùi đến sát bờ hồ, Huyền chực ngă th́ một đứa bé ở đâu xô ra nắm lấy áo. Bà già áo vàng đứng cạnh nh́n nghiêm nghị, ‘‘...bây giờ là lúc không  được ngă, v́ ngă th́ chẳng bao giờ đứng dậy được nữa ’’. Con chim chào mào vuột khỏi tay đứa bé bay vù lên. Nó gọi, chim đảo một ṿng rồi đáp xuống lưng Rùa thần mới nổi lên không biết tự lúc nào. Trên mu Rùa, một người búi tó, quần áo toàn trắng, tiếng c̣n tiếng mất, ngâm những câu thơ  nghe như khóc. Con chào mào xà xuống tay đứa bé. Ngửng lên, nó giục, ‘‘ Bà ơi, về thôi...Chẳng khác ǵ khi xưa, thế giới người dương vẫn vậy, chẳng hiểu sao cứ chỉ biết  lập đi lập lại những ác nghiệp ! ’’.

 

      Khi Huyền mở mắt ra, không c̣n ai.  Trừ anh thanh niên tay quấn băng đỏ. Chỉ tay vào chùa, anh gằn giọng ‘’ Nơi này ai không phận sự, cấm vào’’.

 

*

 

      Hóa ra Nguyễn Trường Văn đổi tên là Tín năm 1956 để nhắc nhở ḿnh đức tin hầu chống trọi với một xă hội từng mang treo cổ tượng Đức Mẹ và Phật Bà ở lối vào thôn Bùi Chu.  Huyền nhận ra ngay Tín. Nét hao hao giống Chính, Tín ăn nói cũng chừng mực, mắt nh́n như cười, tác phong có vẻ quen nhẫn nhịn chịu đựng.  Nghe Huyền xưng tên, Tín đứng dậy :

      -  Anh tôi có nói với tôi rất nhiều về chị.  Ơn Chúa, bây giờ tôi mới được gặp.

Tín là người ruột thịt duy nhất Chính có liên hệ trước khi ĺa đời.  Huyền không ḱm được ḷng, xin Tín kể cho ḿnh nghe về Chính.  Tín tần ngần, giọng xa vắng. Mất tin hơn mười lăm năm, một hôm Chính lù lù về nhà Chung Giáp Đoài trong khi Mỹ tái oanh tạc miền Bắc để o ép chuyện kư kết Hiệp Định Paris.  Tín hỏi, ngạc nhiên nghe Chính trả lời :

-         Anh đi tù từ năm 1962!

Nghe Tín nói đến đấy, Huyền nhổm dậy, giọng hốt hoảng :

-         Từ năm 1962...

-         Vâng...

Huyền sụm xuống, đầu gối nhũn ra.  Mặt tái không c̣n hột máu, Huyền chỉ thấy một màn đen sụp xuống dẫu mắt mở trợn trừng.  Tai nghe tiếng thủy tinh vỡ, nàng cảm thấy hàng trăm mảnh nhọn chọc vào người, xuyên vào năo, cắm vào tim. Đau đớn, nàng hét lên thảm thiết.  H́nh ảnh Tư Quới cũng đúng năm 62 đến kết nạp ḿnh vào đường dây t́nh báo nội thành Sài G̣n hiện về.  Th́ ra lá thư bảo là của Chính gửi cho ḿnh là giả mạo. Và mười lăm năm vừa qua, nàng có khác ǵ con rối múa may trong hiện trường của một sự lường gạt mang cái tên mỹ miều chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc. Nhưng tại sao ?  Nàng chỉ là một cái đinh, một con vít, dùng được th́ dùng, nếu không, rút ra vứt vào nơi chứa đồ phế thải của một thời tao loạn ?  Tất cả, chỉ nhằm một mục đích là chiến thắng. Và v́ thế phải vô hiệu hoá mọi mầm mống thù địch, thậm chí xử dụng chúng, với bất cứ ai, và bằng mọi cách, dù dối trá bỉ ổi ? Cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện, nhưng khi chính những  phương tiện tiêu diệt con người th́ cứu cánh có c̣n đâu nữa để mà biện minh!

 

      Huyền ngất đi không biết bao lâu, tỉnh lại thấy Tín đang ŕ rầm đọc kinh.  Trên bức tường vôi trắng trước mặt, tượng Chúa cứu thế nhỏ nhoi và cô đơn nhưng lung linh dưới ánh nắng bên ngoài hắt vào.  Nghe tiếng rên, Tín mừng rỡ :

      -  Chị đă tỉnh, may quá.  Lúc nẫy vực chị dậy, tôi lo và đă định cho người đi gọi ông y sỉ trên trạm Y Tế !

Hít vào một hơi dài, Huyền ngồi lên, đầu óc tỉnh táo dần.  Nàng xin một ly nước, uống chậm răi.  Lát sau, nàng ngước nh́n Tín :

      -  Chắc tôi không sao đâu!  Tôi nào có ngờ là anh Chính nhà tôi bị tù từ năm 62...  Nhưng v́ sao? Tôi bặt tin anh Chính khi anh ấy ở trên Việt Bắc. Từ dạo ấy, tôi chẳng hay biết ǵ...

Nh́n Huyền, Tín chậm răi kể Chính tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, bị thương và đang điều dưỡng ở Thanh Hoá th́ bà Đồ bị đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất. Tín báo, và Chính về ngay Giáp Đoài, nhưng bị Đội Cải Cách bắt, đánh xụi một cánh tay.

      -  Xụi một tay ? Huyền bật miệng, hồi tưởng lại con người trong giấc mơ trỏ tay chỉ ra ngoài. 

      -  Vâng, anh tôi đang dưỡng thương, nhưng khi tôi báo th́ anh về ngay quê để xác minh cứu mẹ. Vừ đến nơi, anh bị Đội Cải Cách bắt và đánh vào vết thương chưa lành...

 

Nghẹn giọng, Tín hít hơi ngừng nói.  Lát sau, Tín kể tiếp Huyền mới biết là Huyện phái một đội sửa sai về Giáp Đoài sau khi Chính trốn thoát, và bà Đồ được đánh xuống thành phần, nhưng đă mất nhà mất cửa, cuối cùng chết lạnh bên mộ ông Đồ.

      -  C̣n chị Xoan, chị ấy lúc đó ở đâu ? Huyền thắc mắc.

      -  Chị ấy cũng ở quê, nhưng ngày anh Chính trốn thoát Đội Cải Cách  th́ cũng là ngày chị treo cổ tự tử, Tín đáp, tay làm dấu thánh.

Huyền thở dài. Tín  thuật lại chuyện éo le giữa Xoan, Chính và anh đội Cải Cách tên Tẹo, rồi thẫn thờ :

      -  Từ khi tiếp thu Thủ Đô th́ tôi không c̣n tin tức ǵ anh Chính, cho đến mười bẩy năm sau, một hôm anh ấy hiện ra như về từ cơi chết...

      Hồi tưởng chuyến Chính về Giáp Đoài, Tín bóp trán, nét mặt thẫn thờ. Thời gian đó, trước  triển vọng kư kết Hiệp Định Paris, chính quyền Hà Nội quyết định thả tù chính trị ra.  Giữa năm 72, từ trại Cổng Trời, Chính được về nguyên quán để địa phương quản lư.  Tín hỏi lư do tù tội, Chính kể ‘’...Ban đầu, anh nghĩ là v́ anh phản đối việc đóng cửa báo Nhân Văn, nhưng không phải. Ngẫm lại, có lẽ là v́ anh không nhất trí với đường lối giải phóng miền Nam bằng vơ trang.  Đấu tranh tư tưởng măi, anh vẫn không thông như một số người thời ấy.  Những người như thế ở cấp lănh đạo cao th́ bị gạt ra khỏi quyền lực, nhưng ‘‘người ta’’ để đó, chẳng thể hạ bệ từ bàn thờ Cách Mạng xuống mà không làm mất ḷng tin.  Lănh đạo cấp trung, có kẻ bị đẩy sang Liên Xô rồi không cho về.  Có người như anh, gốc gác Quốc Dân Đảng, lại công giáo nên dễ thành đối tượng, phải bỏ tù để làm gương dọa dẫm những kẻ khác nhằm bịt miệng họ. Đến năm 68, khi chiến tranh ở mức cao điểm, và  nhất là  sau những tổn thất nặng nề trong Tổng Công Kích và Nổi Dậy, ‘‘ người ta ’’ bắt những người xưa cộng sự với anh như Vũ Đ́nh Huỳnh, Đặng Kim Giang... th́ rơ ra anh bị tù là v́ cái  sau này được gọi là cuộc đấu tranh giữa hai đường lối. Và bọn anh là bọn xét lại chống Đảng, tên gọi anh nghe một cậu cán bộ tuyên án biết từ cái lệnh đầu đi Cải Tạo... ’’.

 

        Huyền thuật lại chuyện Nhân nay cũng phải đi cải tạo ở Tân Lập.  Nàng xót xa, nhớ lại lời khuyên Nhân phải thành khẩn khai báo. Như thế, Nhân hóa ra là kẻ có cha thuộc  thành phần phản động, và mẹ th́ từng hoạt động trong đường dây một ông tướng công an, Thiếu tướng Nguyễn Công Tài, nay bị nghi ngờ dính líu đến CIA.  Phần Nhân th́ vậy. Ra t́m Dân, nay Huyền t́m cũng không được. Tín kể Dân có đến Giáp Đoài sau khi giải ngũ và đă trao cho Dân một lá thư Chính viết gửi vợ con. Khi đó, Chính biết Dân nhập ngũ và hiện c̣n ở chiến trường.  Hy vọng chiến tranh sắp kết thúc, Chính cầu Bề Trên cho Huyền và hai con sống sót để ḿnh gặp lại. Nhưng khi Mỹ phong tỏa và ném bom miền Bắc cuối năm 72 th́ Chính có lẽ tuyệt vọng.  Mười hai ngày Hà Nội bị B-52 đánh cướp đi ước vọng ḥa b́nh khiến Chính chắc hẳn không c̣n muốn sống. Và thế là Chính  chết, tự nguyện chết như chọn lựa cuối cùng, chết cái chết lặng của một ḥn sỏi quăng xuống không để lại tăm tích nào ngoài nấm đất vô danh trên băi tha ma ở một góc làng hẻo lánh.

      Huyền không cầm được nước mắt.  Người đàn bà mười lăm năm không khóc trước mặt ai nay chẳng c̣n sức nghiến răng nuốt bao nhiêu oan trái vào ḷng.  Huyền có cảm tưởng ḿnh bị lường gạt trong một canh bạc bịp năm này qua năm kia, đặt cược là máu xương chia ly để hy vọng thu về dăm điều hoang tưởng tô vẽ bằng những mỹ từ  che đằng sau dấu tay của quỉ.  Quỉ tưới xăng châm lửa.  Lửa bùng lên, chẳng phải lửa địa ngục, mà là lửa đốt thế gian này.  Vết bỏng trong hồn càng lúc càng nóng càng rát.  Đến khi chịu không nổi nữa, tự nhiên Huyền qú xuống, thành khẩn nói với Tín:

      -  Cho con được xưng tội, thưa cha!  Đă ba mươi năm con báng Chúa, mù quáng cho là ḿnh có một niềm tin khác...

      Tín lẳng lặng đứng lên quay bước.  Lát sau, Tín ra, mặc áo lễ của linh mục, tay đưa cho Huyền quyển Kinh Thánh.  Đến qú trước tượng Chúa, Tín lẩm nhẩm, nét mặt trầm mặc.  Huyền qú phía sau, hai tay để lên Kinh Thánh, lặng lẽ, nghiêm trang.  Theo chân Tín, Huyền bước vào một căn pḥng tối nhỏ cho một người ngồi.  Tín đi ṿng, mở cửa căn pḥng bên cạnh.  Từ mái nhà Chung, nắng hắt ngang qua một lấm liếp đan thưa chắn giữa con chiên xưng tội và vị linh mục.  Ánh nắng lỗ chỗ trên mặt Huyền như da một người bị bệnh đậu mùa.  Tín lần tràng hạt,  miệng đằng hắng, kiên nhẫn đợi.  Huyền nuốt nước bọt.  Ba mươi năm mới xưng tội, bắt đầu thế nào?

      -  Thưa cha...  con chót đă một mực chối bỏ phần hồn con, coi nó chỉ là hậu quả của vận động vật chất...  Con tưởng rằng hạnh phúc ở thế gian này không cần đến cơi tâm linh, cái ác sẽ biến đi khi nhu cầu vật chất được đáp ứng đầy đủ...

      -  ...et omnia vanitas [1]Tín th́ thào bằng tiếng Latinh.

      -  Con tin vào khả năng một thế giới đại đồng, nhưng cho rằng đó không phải là thiên đường nước Chúa.Con quên con người trong thế giới là những con người thật bằng da bằng thịt, có yêu có ghét để rồi sắm cho họ vai những thiên thần trong cái thế giới đại đồng đó.

      -  Vanitas! Huyễn hăo cả...Memento mori [2] !

      -  ...con bị mê hoặc bởi những mỹ từ như Tổ Quốc, Giải Phóng, Dân Tộc, Cách Mạng... mà quên đi người chết, kẻ bị thương, những gia đ́nh ly tán, những làng mạc tiêu hủy...  Con ngu xuẩn thay t́nh yêu con người bằng những ư niệm rỗng tuếch nhưng đủ sức mê hoặc của Sa-tăng để gây ra cảnh thịt rơi máu đổ cho con người...

Tín bất chợt lên tiếng :

      -  T́nh yêu.  Để t́nh yêu đó chữa cho lành.  T́nh yêu đó, chính là Thiên Chúa!

Huyền lẩm nhẩm nói cho ḿnh nghe :

      -  ...T́nh yêu đó cũng là t́nh yêu con người với nhau.  Không có, chúng ta đều thành thú dữ cả!

 

      Huyền thôi nói. Khuôn mặt chấm nắng vàng hắt qua liếp như lên đậu ch́m dần vào bóng tối.  Nắng nhạt dần.  Tín nh́n sang, có cảm tưởng như Huyền vừa khỏi bệnh.  Mặt nàng nay b́nh thường. Nét căm hận đă biến đi. Ngược lại, có cái ǵ êm ả trở lại như một đứa trẻ về nhà.

 

 

 

 



[1] ...mọi sự đều huyễn hăo.

[2] nhớ rằng ai rồi cũng chết!