23MayDoiTrau

 

23

 

MÂY ĐỔI TRẨU

 

 

 

 

      Khi bộ đội ở chiến trường Tây Nam tràn qua biên giới ập vào nội địa Campuchia cuối năm 78, tù cải tạo ở Tân Lập di chuyển về Vĩnh Phú.  Đề pḥng đạo quân Trung Quốc đe dọa từ mặt Vân Nam, dân tản khỏi những nơi có thể thành chiến địa, lực lượng địa phương sửa soạn đánh trả khi bị tấn công. Hai chữ Cách Mạng lại mang âm hưởng một câu thần chú.  Truyền thống yêu nước chống xâm lăng, lập đi lập lại trên báo chí, đẩy ư thức vào trạng thái bản năng, thứ bản năng đă trở thành khuôn thước từ những đời nhà Lư, nhà Trần, nhà Lê...  

 

       Nhân ở trong đoàn tù cải tạo nhập trại Vĩnh Quang.  Trại nằm vùng chân núi Tam Đảo,  xung quanh là những ngọn đồi xanh ngút ngàn.  Trước đây, trại dành cho đám quan chức chính quyền cũ, đám chiến tranh chính trị, và bọn CIA.  Nay, cộng với số tù chuyển từ Tân Lập, trại cưu mang thêm cả tù h́nh sự bị giam trong những trại cải tạo gần biên giới.  Số tù độ gần sáu trăm người, chia thành nhiều khu, có khu riêng dành cho tù h́nh sự. Trại có hai gian nhà gạch, c̣n lại là nhà tranh vách đất để tù ở.  Ngoài trụ sở và một số pḥng dành cho quản giáo và giám thị, Trại để riêng ra hai pḥng cho Bệnh Xá, nhân viên phục vụ là một y sĩ và một số y tá.  Thuốc men thiếu, người bệnh tật ốm đau phải dùng cả thuốc lá truyền thống của người dân tộc Tày - Nùng.  Ăn uống, mỗi người được từ bốn đến tám lát sắn, ḥa nước muối để chấm và đôi khi có rau xanh ‘‘cải thiện’’. Họ đói đến độ ăn cả củ, cả rễ, và bất cứ thứ thảo vật ǵ t́m được.  Công an quản giáo khá hơn, nhưng thật ra chỉ chút ít, sắn có độn tí cơm.  Đi tù, chất đạm  có ếch, nhái, thậm chí cả cóc, chuột... nhưng măi rồi chúng cũng tuyệt giống.  Ban đầu, chỉ đám quản giáo mới được người nhà đến thăm nuôi.  Tội cho những bà mẹ chống gậy đi bộ bốn, năm mươi cây số, mang cho con vỏn vẹn một nải chuối.  Tù h́nh sự khá hơn, có những kẻ tổ chức cả một đường dây mua bán với một cái chợ thị xă.  Đói nhất, là đám tù chính trị đi từ miền Nam.  Tù nghển những cái cổ dài như cổ c̣ đợi những ngày lễ lớn như ngày 2 tháng 9 hay Tết Nguyên Đán để có ‘‘cải thiện’’. Năm Mùi, Tết con dê nhưng tù được phát thịt trâu mừng xuân, đổ đồng mỗi người được 150 gam, kể cả xương lẫn thịt. Nơi Nhân ở, tổng cộng được 9 kí, đang bàn tán nấu nướng thế nào th́ cán bộ quản giáo tới chúc Tết và đề nghị ‘‘vay’’ thịt, đến ngày mồng hai trại sẽ trả cho 10 kí. Dĩ nhiên tù khó mà từ chối. Một vị Thượng Tọa, trước  là Tuyên Úy cho một  tiểu đoàn Biệt Động Quân, từ tốn :

      - Thế, bớt cái nghiệp sát sinh. Thôi, Tết này thanh tịnh, ăn chay ... Đỡ phải tội!

      -  Nhưng rau cỏ cũng không, ăn th́ ăn với cái ǵ ?  một người hỏi, mếu máo.

Vị Thượng Tọa chỉ tay , nói :

      - Các vị có thấy những cái trái có ba khía trên cây xung quanh đây không ? Ḿnh thử xem mùi vị của nó thế nào nhé ?

Tù ồn ào :

      - Đói mà không ai ăn chắc trái là trái độc. Thôi đi ông thày chùa ơi, ông không thấy chim chóc tụi nó cũng chê à?

Vị Thượng Toạ mỉm cười :

      - Tôi thử, ăn vài trái xem sao...

 

Đói quá, tù đành để cho Thượng Tọa liều ḿnh.  Vừa nếm, vị Thượng Tọa nhăn mặt chê đắng th́ sùi bọt mép. Nhân tức tốc bơm nước vào miệng, t́m cách rửa ruột thật nhanh. Vị Thượng Toạ ngất ngư cho đến ngày mồng hai Tết, ngồi dậy được khi quản giáo đến trả 10 kí thịt trâu. Tù la lối với nhau :

      - Toàn là da với xương, làm chi ăn được bây giờ?

 

Ban bếp núc nấu lấy nước làm canh, c̣n lại th́ sáng tạo ra món da trâu hầm với riềng, bỏ rất nhiều muối và ớt. Thật lạ, tù được ăn cơm không độn dịp Tết, ăn rất vừa miệng, vừa ăn vừa suỵt soạt khen rôm rả. Niệm Mô Phật, vị Thượng Tọa suưt chết v́ ăn thử trái có tên là trái trẩu cũng nếm, nhưng không khen ngon, chỉ lẩm bẩm :

      - ... đằng nào th́ con trâu nó cũng đă chết rồi, tội nghiệp!

 

*

 

      Đói quá mà Nhà Nước không làm ǵ được nên cho tù cải tạo miền Nam được nhận quà theo tiêu chuẩn phiếu tiếp tế gửi qua bưu điện.  Phải đến năm 80, người thân mới được  phép đi từ miền Nam ra Bắc thăm nuôi,  theo chính sách đi là đi động viên để con em học tập cải tạo tốt.  Về Vĩnh Quang được bốn tháng, một hôm quản giáo báo Nhân sáng mai có người nhà đến thăm nuôi. Với truyền thống ‘‘bảo mật’’ rớt lại từ thời chiến chống Mỹ, quản giáo không nói rơ là ai.  Suốt buổi chiều, Nhân xoay ngang lật dọc đủ thứ dự kiến, đoán xem là mẹ, hay Dao Ánh, hay có thể là cha ḿnh.  Mẹ kể cha đă từng gặp cả cụ Hồ, hẳn phải là cán bộ cao cấp.  Ngày c̣n ở trại Trảng Lớn, mỗi lần được báo có thăm nuôi là chàng thấp thỏm đợi cha. Chẳng những sửa soạn câu đầu nói với cha, chàng c̣n dự trù những t́nh huống phức tạp, kể cả nếu cha có huấn thị kiểu quản giáo th́ chàng sẽ đáp ‘‘ ...con chưa bao giờ biết hận thù, chưa bao giờ giết ai, và cũng chẳng hề ăn bơ sữa Mỹ mà phản bội dân tộc.  Con nói thật v́ cha là cha con, chứ nếu là quản giáo th́ con ừ à cho qua chuyện!’’.  Đợi cha cho đến ngày bị đưa ra Bắc th́ Nhân  thôi, coi như cha chàng đă chết.  Tự an ủi, chàng thầm nhủ, cha chết c̣n hơn là sống, v́ sống mà bỏ vợ con như thế th́ chàng không biết sẽ phải đối xử thế nào cho phải.  Vả lại, hữu sinh vô dưỡng, làm sao mà có t́nh cho được. Ngày c̣n bé, chàng nhặt được một con mèo bé tí, xấu xa, lông loang lổ pha trộn đen trắng vàng vện đủ giống.  Nhân nuôi mèo, ngày ngày đổ sữa cho ăn, nó lớn dần.  Đến tuổi lồng lên khi có tiếng mèo đực, nó ra đường và bị xe cán chết. Nhân  đào lỗ chôn, ngồi khóc cả ngày.  Mẹ thương, ra chợ mua về cho Nhân một con tam thể.  Nhưng không hiểu sao Nhân vuốt ve con mèo đẹp đẽ này mà ḷng có ǵ như ân hận, như bội phản.  Nhân trả mèo cho mẹ, nhất định không nuôi.  Mẹ không bằng ḷng.  Nhân thương con mèo chết, đâm ra hằn thù con mèo sống, hành hạ nó đến độ rồi mẹ phải cho đi. Thế th́, Nhân tự nhủ, cha chàng không nuôi, không ở với chàng một ngày nào, có khác ǵ chàng với con mèo tam thể ?

Thấy Nhân băn khoăn, ông bạn tù vong niên mà cả trại gọi là Sư huynh vỗ vai ân cần :

       -  Có thăm nuôi, người ta ai cũng vui mà cậu th́ nhăn nhó, làm sao lại thế?

 

Sư huynh  là một nhân vật tiểu thuyết.  Gọi là Sư huynh nhưng ông ta không tu một ngày, vợ con đùm đề, từng là phụ tá cho Thủ Tướng Nguyễn Khánh.  Xưa không biết làm ǵ, Sư huynh nay chỉ kể chuyện đi đá gà cá độ ở Sài G̣n và Lục Tỉnh. Nhưng ngoài chuyện đó, không một ai rơ Sư huynh nông nỗi nào mà lại bị đưa đến cái trại nhốt toàn tù cao cấp, có Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thiếu tướng, Trung tướng, Nghị sĩ, Dân biểu, dăm Thượng Tọa và cả một vị Tổng Giám Mục Công giáo. Có kẻ x́ xào, Sư huynh thuộc loại gián điệp ‘‘hai mang’’ nên có vấn đề, chưa được xác minh. Khi nghe thấy, Sư huynh  trợn mắt, bảo biết đứa nào nói thế th́ ông cắt lưỡi.

Không thấy Nhân phản ứng, Sư huynh cười hềnh hệch :

      -  Tôi bảo thật, nếu vợ đến thăm, ngồi xa ra. Lâu ngày thèm, thấy vợ có đứa tè trong quần, đang thiếu ăn mà thế là tổn thọ đấy, cậu ạ!

      -  Bác thật lúc nào cũng đùa được!  Em chưa vợ...

      -  À, à... ḿnh quên!  Dao Ánh của cậu thế th́ không thăm nuôi cậu được.  Quan hệ chưa ‘‘chính đáng’’ mà!

 

Trong trại, tù tụ thành những nhóm nhỏ, tâm sự với nhau đủ chuyện nhất là chuyện gia đ́nh riêng tư.  Họ chia nhau những mơ mộng về hạnh phúc, chuyện vợ chuyện con, giúp nhau giữ làm sao cho cái cuộc sống b́nh thường bên ngoài có vẻ như c̣n gần gũi.  Hai năm vừa rồi, vượt biên trở thành một phong trào.  Họ báo nhau ‘’...con tôi năm nay đi học rồi’’, hiểu thế là con đă đi và đến nơi đến chốn.  Nhưng không chỉ có tin vui.  Chuyện buồn, chẳng  thiếu.  Sư huynh kéo tay Nhân, bảo :

      -  Thôi!  Tối nay tay «Tam Quốc » kể đến đoạn Quan Công pḥ nhị tẩu.  Cơm nước xong, đến hút điếu thuốc lào với nhau nhé.

 

« Tam Quốc » là tên gọi anh tù nhớ chuyện Tam Quốc, kể lại mua vui cho mọi người.  C̣n một anh khác, tù gọi là Kim Dung, chuyên về vơ hiệp kỳ t́nh, nhớ Cô Gái Đồ Long, Lục Đỉnh Kư... nhưng lại ở một lán khác.  Nhân gượng cười, đáp :

      -  Vâng, tí em đến!

Sư huynh quay đi, nói với lại :

      -  Chắc là bà cụ đấy!  Không mẹ nào bỏ được con mà!

 

*

 

      Nhân ngồi bó gối, lưng dựa vào vách, bên cạnh liếp cửa chống lên bằng một thanh tre đực.  Chung quanh, đủ mặt anh hào.  Cạnh Sư huynh là Dũng, bạn tù gọi là Chế Linh v́ hát hay và rất điển trai, nh́n như một tài tử điện ảnh bên Nhật.  Trước mặt Dũng, Thưởng ‘’ dúm dó’’ không bao giờ đổi được nét đăm đăm, môi lúc nào cũng mím lại, họa hoằn cười th́ chẳng khác ǵ mếu, mồm méo đi, xệ xuống.  Giữa Dũng và Thưởng, là Tam Quốc.  Kể chuyện hay ở chỗ thêm thắt vào cho bạn tù cười, và điều thêm thắt thường là đàn bà, cái thiếu thốn nhất trong tù.  Sư huynh ngồi ṿng ngoài, đốc thúc, hoạt náo, quản lư nước chè cũng như chiếc điếu cày và thuốc lào.  Gọi thế, nhưng thuốc làm bằng một thứ lá cây phơi cho thật khô, thái nhỏ như chỉ, khói thuốc rất đắng nhưng được cái hút vào cũng khiến đầu óc tê đi được dăm giây.  Tam Quốc th́ thào ‘‘...Quan Công chắp tay vái chị cả, thưa rằng ‘‘...bẩm Đại tẩu tẩu, xin tẩu tẩu bế Ấu Chúa ra ngoài, pḥng lúc chạy th́ lên ngựa mới kịp’’.  Mặt đỏ lên, Quan Công một tay rờ vào thanh Long Đao, tay kia níu váy Nhị tẩu, giọng hối hả, ‘‘ tẩu tẩu để em và Nhị tẩu cản hậu cho, cứ b́nh tâm’’.  Ấu Chúa th́nh ĺnh khóc thét lên.  Đại tẩu tẩu lẩm bẩm ‘‘ Chắc là phải thay tă...’’. Nh́n Quan Công, Đại tẩu tiếp, giọng bực bội, ‘‘ chú làm ǵ mà mặt đỏ gay, tay nắm váy người ta thế này.  Nam nữ thụ thụ bất thân cơ mà...’’.  Tam Quốc ngưng nói, để mọi người xúm vào giục.  Chiêu một ngụm nước chè, Tam Quốc tiếp ‘’...mặt Quan Công càng lúc càng đỏ, mồm th́ cứ ấm a ấm ớ. Khi đó Nhị tẩu ngả người ép sát vào Quan Công ngọ nguậy,  môi trề ra, nh́n như là giận lẩy.  Quan Công hổn hển, ‘‘ra’’ mất, giời ơi!  Nh́n Đại tẩu tẩu bé Ấu Chúa đi trước, Quan Công quay lại bảo Nhị tẩu, ra thôi.  Nhị tẩu ấm ức, ra thế nào được mà ra, chưa ǵ cả, sao mà nhanh thế...  Vùng vằng, Nhị tẩu theo chân Đại tẩu, đi ngang tiện tay phát vào đít Ấu Chúa, trong khi Quan Công sửa lại đai, đi khệnh khạng, tay kéo lê thanh Long Đao...’’.  Cả bọn, trừ Thưởng, ré lên cười.  Dũng bô bô ‘’...anh chưa cho xem cảnh ‘‘mùi’’ nào, đă cho ‘‘ra’’ ngay thế, tức là nóng vội ’’.  Sư huynh hùa vào ‘’ Mặt đỏ, nóng vội là đúng hiện tượng lắm rồi.  Duy ư chí thế nào được! ’’.  Cả bọn lại cười, không ai để ư Nhân cứ lẳng lặng nh́n ra ngoài cửa liếp.

      Mặt trời đỏ như như lươi con chó thè ra liếm láp những áng mây chuyển màu đen kịt.  Dăy đồi trẩu nhuộm hồng chập chùng vây bủa tứ bề, ngả nghiêng xếp đầu lên nhau gợi lại h́nh ảnh những đống xác chết trên những chiến trường ngày xưa.  Nhân nh́n Sư huynh, nén tiếng thở dài.  Sư huynh là kẻ chứng nghiệm nhiều chuyện lạ.  Những ngày đầu giải phóng, Sư huynh đi tŕnh diện, bị bắt ngay và giam vào Chí Ḥa.  Hai tháng sau, công an đưa vào pḥng giam một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi. Cậu ta trọc lóc, người Hoa, không nói được một câu tiếng Việt.  Thật lạ!  Bé thế, nông nỗi nào mà phải biệt giam?  Sư huynh không hiểu, nhưng chép miệng, đây cũng chỉ là một trong trăm chuyện thế thời chẳng ai hiểu nổi.  Thế rồi một ngày qua, hai ngày qua.  Cậu bé chỉ biết nói ‘’ Hảo a! Hảo’’ khi ăn bữa cơm tù, ngớ ngẩn chùi mép, và rồi lăn quay ra ngủ.  Một đêm, Sư huynh bị lay dậy.  Trong bóng tối, Sư huynh thấy một đồng tử thân h́nh tỏa sáng, mặc áo hồng, cười với ḿnh.  Ngạc nhiên, Sư huynh tự hỏi, có phải cái cậu bé ấy không?  Cậu bé không máy miệng, nhưng Sư huynh nghe rơ ràng ‘‘...sáng mai ta phải về chùa, mi có duyên nghiệp với ta, có ǵ hỏi không? ’’.  Ở tù th́ chuyện ra tù là quan trọng nhất.  Sư huynh khấn thầm.  Đồng tử đáp ‘‘...mi sẽ đi xa, chung quanh là những ngọn đồi.  Ngày nào đồi trọc th́ mi về.  Sau, muốn gặp ta, đốt một điếu thuốc lá để đầu chúi xuống đất, khấn gọi ta là Sư huynh.  Khi tàn thuốc không rơi là ta ở đó, có hỏi ǵ cứ hỏi!’’.  Nói xong, đồng tử đẩy cái cửa có khóa mà như là không, lẳng lặng bước ra.  Đến sáng, quả là cậu bé không c̣n đó. 

     

      Ngày đến trại Vĩnh Quanh xung quanh đồi trẩu chập chùng xanh mút mắt, Sư huynh nhớ lời đồng tử, đốt thuốc lá định hỏi lại, nhưng tàn thuốc rơi. Cây xanh ngút ngàn th́ ngày nào đồi mới trọc?  Sư huynh tuyệt vọng, ngă bệnh, không c̣n tâm lực để sống.  Lúc đó, đồng tử lại hiện ra, mắng ‘‘ Mi chết th́ về thế nào được’’.  Sư huynh lại cười, giọng nửa đùa nửa thật, bảo ‘‘...muốn về th́ sống, muốn sống phải biết cách giữ hy vọng’’.  Từ đó, Sư huynh xem tử vi.  Vốn có một trí nhớ trời cho, rồi học chỗ này một ít, chỗ kia một ít, Sư huynh kết hợp lại và trở thành ông già coi bói.  Đến khi Sư huynh kể lại câu chuyện đồng tử trong khám Chí Ḥa th́ ông già coi bói được mọi người gọi là Sư huynh.  Và thật oái oăm, cũng v́ thế Sư huynh bị cùm hai tháng.  Chuyện kể, khi khấn đồng tử, một lần Sư huynh hỏi cụ Hồ Chí Minh nay ở đâu?  Đáp, ở địa ngục, tầng số sáu.  Thế cụ Lê-nin?  Tầng số bảy, nhưng sắp vào cổng số sáu.  C̣n Stalin?  Tầng chệt, cũng số bảy, nhưng số bảy có đến hàng chục tầng!  Người nghe chuyện từ đó gọi cụ Hồ là ông số sáu.  Khẩu hiệu treo tường bị đọc trẹo là  ‘‘Ông sáu sống măi trong sự nghiệp của chúng ta’’.  Quản giáo nghe, liền điều tra, cứ ngỡ là đám tù ca ngợi Sáu Dân, Bí thư thành phố Hồ Chí Minh để t́m cách chia rẽ khối đoàn kết giữa lănh tụ.  Thế là Sư huynh phải ‘‘ thành khẩn khai báo’’, nhưng càng thành khẩn kể lại chuyện đồng tử th́ quản giáo càng không tin, phải dùng đến cùm, kẹp, bỏ Sư huynh vào một căn pḥng nhỏ đến độ chỉ ngồi bó gối chứ không có chỗ nằm trong hai tháng liền.  Khi ra, Sư huynh liệt, tập măi rồi mới đi lại được.

 

      Nhân thẫn thờ, nhớ lại câu chuyện đồi phải trọc rồi mới được về, cảm thấy cả đời ḿnh sẽ chỉ có rừng, có cây, có ánh mặt trời đỏ sắc máu nhuộm ba bề, bốn bên và những năm tháng đánh dấu qua những cơn đói, cơn bệnh.  Chàng thở dài.  Sư huynh ở đâu trườn tới :

      -  Này Nhân, cậu không nghe đoạn sau chuyện « Quan Công pḥ Nhị tẩu »...

      -  Có chứ, em có nghe!

      -  Thế cậu kể lại cho anh em xem cậu có nghe thật hay không nhé?  Kể đi!

      -  Em nghe tai này lọt qua tai bên kia, chẳng nhớ ǵ được!  Nhân lắc đầu.

Cả bọn cười ầm lên.  Dũng lại bô bô :

      -  Mai anh có thăm nuôi, ăng-ten ‘‘ta’’ báo là có cả cái cô người yêu.  Đêm nay, ‘‘mơ mộng’’ cho nó đă nghe chưa, mai đỡ thèm.  ‘‘Ra’’ trước, gặp người yêu mới b́nh tĩnh được!

 

Nhân đứng lên.  Quả thật lúc này Nhân chẳng muốn đùa cợt ǵ.  Từ ngày ra cải tạo ở miền Bắc, Nhân chỉ nhận được thư và quà gửi qua bưu điện.  Nhân đă đi một lệnh ba năm.  Năm ngoái, là lệnh số hai.  Cứ xét từng lệnh, th́ có được phóng thích cũng hai năm nữa.  Lư do v́ sao bạn bè Nhân cũng là quân y sĩ đều được về chỉ sau hai, ba năm cải tạo trong khi ḿnh bị đọa đầy thế này vẫn là điều Nhân thắc mắc.  Nhất là trong khi mẹ ḿnh từ bao nhiêu năm đă hoạt động t́nh báo nội thành Sài G̣n.  Chịu, Nhân bật miệng, chịu không hiểu nổi!

 

*

 

      Gà vừa sáng, Nhân đă cạo râu, quần áo chỉnh tề, ra cửa lán nhấp nhổm.  Đêm hôm qua, dài không thể tưởng tượng nổi.  Nhiều khi nghĩ quá hóa quẩn, Nhân nhẩm Kiều, đoạn nào có chung cảnh ngộ th́ nhẩm đi nhẩm lại hai ba lần.  Ê a trong đầu, một đêm có thể ‘‘đọc’’ Kiều hai lần, từ đầu đến cuối. Nắng sớm sao đẹp lạ lùng.  Sương mong manh trên những ngọn đồi chập chờn tan dần, trả lại tầm mắt nét uốn tṛn trịa tươi đầy của những thiếu nữ nằm ngửa đón ánh dương về.  Trời ơi, có những phút giây đáng sống làm sao.  Từ phép lạ, sự sống và cái đẹp quyện vào nhau, phập phồng thở khiến màn sương trắng màu sữa cứ theo nhau bay lên loăng vào tít tắp.  Không biết từ phía nào, một đàn c̣ liệng cánh bay là là, ánh nắng bắt vào phản chiếu rực lên những vết lửa trong bầu trời xanh cẩm thạch.

 

      Một anh quản giáo đến gọi. Nhân hấp tấp đứng lên, miệng cám ơn, ḷng khấp khởi. Pḥng đón tiếp nằm ở ṿng ngoài ŕa trại.  Anh công an đứng ở trạm gác nh́n Nhân, giữ vẻ lạnh lùng.  Vào trong, hai dăy bàn.  Vẫn một khuôn, hai công an đứng hai đầu, tù một bên, bên kia là người đi thăm nuôi.  Hàng tiếp tế đă kiểm tra để dưới đất, tù sẽ tiếp nhận khi hết giờ. Nhân bước qua ngưỡng cửa, nhướng mắt nh́n.  Cuối pḥng, Nhân thấy mẹ.  Và Dao Ánh.  Nàng đưa tay lên vẫy rối rít.  Mẹ đang ngồi, cũng đứng dậy.

 

      Nhân bước về phía mẹ, chẳng c̣n để ư ǵ đến hai anh công an đang theo sau.  Thế giới của Nhân thu hẹp vào không gian có cái bàn ở góc căn pḥng đang sáng lên rực rỡ.  Nhân nắm tay mẹ, mắt nh́n Ánh.  Nàng vẫn giữ mái tóc dài đen nhánh, môi thoa nhẹ một lớp son, có gầy đi nhưng vẫn đẹp như thách thức thời gian.  C̣n mẹ, mẹ già trông thấy, tóc chớm bạc, tṛng mắt sâu thêm, môi lại mím lại.  Nhân nói, như để chống chỏi một qui luật thiên nhiên :

      -  Mợ vẫn vậy!  Lại có vẻ khoẻ ra...

Nh́n con, Huyền biết Nhân nói cho ḿnh vui ḷng.  Quay sang  Ánh, Nhân tiếp, giọng xúc động :

      -  C̣n Ánh nữa, trẻ ra mới lạ chứ...  Hơn ba năm không gặp nhau rồi c̣n ǵ!

 

Công an nhắc phải ngồi xuống và ‘‘ trao đổi’’ nghiêm chỉnh.  Nhân cười như mếu. Ánh và Huyền nhẫn nhục gật đầu.  Ngồi cách một cái bàn, họ nh́n nhau, không nói thêm được ǵ.  Thật là khó khi chuyện riêng tư có người lạ nghe,   lại nghe v́ nhiệm vụ ‘‘ bảo vệ an ninh’’ cho đất nước và xă hội. Không c̣n riêng tư, liên hệ con người bị thủ tiêu để chỉ c̣n lại những câu ‘‘trao đổi’’ kiểu liệt kê hàng thăm nuôi có ǵ, bé Quỳnh đi học được quàng khăn đỏ, Lương có thư về đều đặn, mới viết xong luận án Tiến sĩ, phấn đấu tốt để nay mai về thăm quê hương, vân vân...Cuộc đoàn viên ngắn ngủi hóa thành tṛ cười, hai công an vẫn vừa nghiêm vừa buồn, mắt giả tảng nh́n ra ngoài. Nhân hỏi :

      -  Mợ đi đường có vất vả lắm không?

Huyền kể từ Hà Nội đi xe lửa đến Vĩnh Yên, lấy xe khách đi Bâm rồi xuống Phà Trung,  từ sáng sớm đến trưa th́ tới.  Sau phải đi xe trâu, đường đồng, có chỗ phải lội suối, mất khoảng nửa ngày th́ vào đến trại.  Huyền tặc lưỡi, nh́n Ánh:

      -  May mà có mẹ có con, đi cũng không đến nỗi nào!

Ánh cười, giọng cảm động :

      -  Có Ánh lo cho mợ, anh không phải bận tâm đâu...

Nhân nghe hai người đối đáp, ḷng êm ả, nh́n với ánh mắt biết ơn.

      -  Nhà có tin của Dân không ? Nhân hỏi.

Huyền thở dài, lắc đầu rồi kể cho Nhân nghe câu chuyện về Ư Yên t́m nhưng không gặp Dân.  Nàng tự an ủi :

      -  Nhưng thế là Dân c̣n sống, t́m thế nào rồi cũng được!

Định hỏi mẹ về tin cha, Nhân chẳng biết nghĩ thế nào, ḱm lại không thốt nên lời.  Khi đó, một anh công an nhắc là hết giờ thăm nuôi.  Ánh vội vă :

      -  Xin ông cho thêm vài phút...

Nhưng Nhân đứng dậy, nói thôi chẳng cần.  Chàng không muốn cho đám công an lên mặt thi ơn.  Bước ṿng cái bàn, Nhân tiến về phía Huyền, hai tay ôm lấy mẹ.  Huyền th́ thào rất nhanh vào tai Nhân :

      -  Cha con chết rồi.  Tù từ năm 62, về rồi chết năm 73...

Nhân sững người, chưa kịp suy nghĩ ǵ cả.  Niềm thương mẹ trào lên, Nhân nghẹn lời :

      -  Tội quá.  Tội cho mợ quá...

Khẽ gỡ tay Nhân ra, Huyền nh́n thẳng vào mắt, nghiêm giọng :

      -  Mợ sẽ qua được.  Con phải cẩn thận, mợ không lo cho con ngay được!

Nói xong, Huyền bước khỏi pḥng đón tiếp của trại.  Chỉ c̣n Dao Ánh. Nước mắt ràn rụa, nàng bước đến, chân chao đi xiêu vẹo. Th́nh ĺnh, Nhân ôm choàng lấy Ánh, hôn lên mặt, lên môi, hôn ngấu nghiến, vừa hôn vừa nói ‘‘Anh yêu em, anh yêu em’’.  Anh công an sáp lại gần, lắp bắp :

      -  Ô hay, lạ nhỉ.  ‘‘Lếp’’ sống văn minh mà thế ‘‘lày’’ à?  Ai cho hủ hóa...

Nhân lùi lại, xua tay bảo Ánh đi đi, miệng nói :

      -  Khi tuyệt vọng, anh sẽ nghĩ đến Ánh.  Em cho lại anh niềm tin vào cuộc sống, em nhé!

Ánh nức lên, ḷng quặn lại, vừa gật vừa đi.

Quay sang anh công an, Nhân cố cười, nét mặt chạm trổ vào đá vô cảm vô hồn.  Anh công an hắng giọng :

      -  Hôn trái phép, phải kỷ luật anh mới được!

Nhân gật đầu :

      - Vâng, cán bộ muốn cùm muốn kẹp bao lâu cũng được.

Công an sẵng :

      -  Ai cho anh hủ hóa ‘‘phong tục’’ xă hội chủ nghĩa thế...

Nhân cười :

      -  Cùm cứ cùm, cùm chân cùm tay.  Nhưng có thứ không mang cùm ra cùm được...

Công an quát :

      -  Cái ǵ?

Nhân ưỡn ngực, tay chỉ vào chỗ con tim, nhỏ nhẹ nhưng quả quyết :

      - Cái này, thưa cán bộ.

 

*

 

      Một cái hôn, hai tuần cùm.  Câu chuyện cái hôn của Nhân mang ra bàn đi bàn lại trong trại Vĩnh Quang cả tháng, tù tưởng tượng đủ t́nh huống, kể lại như mắt thấy tai nghe.  Ngay sau khi Dao Ánh đi, Nhân kư nhận quà thăm nuôi, gửi lại ban quản giáo và đi thẳng vào khu biệt giam.  Ngày hôm sau, Nhân nghe Sư huynh gọi.  Vừa đáp    ‘‘ Em đây bác!’’ th́ Sư huynh mắng ‘‘ Sướng cái mồm một phút mà liệt hai chân một đời là... bỏ mẹ’’.  Bật cười, Nhân hồn nhiên, ‘‘sướng cái đă, c̣n lại tính vào sổ nợ Thiên Tào’’.  Vụ Nhân hôn Ánh không ai quên, v́ Thiếu tá trại trưởng tên Cát ra lệnh treo một cái bảng trong pḥng đón tiếp, kẻ chữ đỏ « Cấm gần gũi » để ngay cửa ra vào, dưới  khẩu hiệu « Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng ».

 

      Ra khỏi khu biệt giam, lại thêm một chuyện rắc rối khác. Ngoài đường, sữa, nước mắm, ruốc, thịt rang, Nhân xin thuốc và y cụ như ống tiêm, kim tiêm và một cái tetho. Quản giáo hỏi ‘‘Cái này là cái ǵ?’’. Nhân đáp ‘‘Thưa cán bộ, ống nghe’’. Không nói không rằng, quản giáo báo cấp trên. Lát sau, vị này ra, giọng nghiêm khắc :

      -  Ống nghe th́ tịch thu.  Không cho phép nghe đài ‘‘địch’’!

Nhân vội vă ngắt :

      -  Thưa cán bộ, ống nghe này là nghe tim, nghe phổi.  Có cắm điện cắm pin đâu mà nghe được đài?

      -  A...  Anh định bảo chúng tôi ‘’ dốt’’ phải không?  Không điện, không pin th́ có điện tử vô h́nh, mắt không thấy nhưng vẫn bắt được điện đài!

Nhân cuống lên, chỉ sợ cán bộ quyết định tháo tung ra, rạch xem ống nghe giấu điện tử vô h́nh ở chỗ nào th́ hỏng hết.  Cắn răng, Nhân xuống nước, năn nỉ :

      -  Báo cáo cán bộ.  Xin cán bộ cho hỏi y sĩ Bệnh Xá để xác minh cái ống nghe này không bắt được đài!

Đợi cả giờ đồng hồ, cán bộ y sĩ lên.  Sờ cái ống nghe, lắc lắc, ông ta không nói một lời, sà vào ngắm đống thuốc tây, tay lôi lên, mắt nh́n.  Cầm một lọ Át-pi-rin, thứ thuốc rất thông dụng, ông y sĩ đến gần Nhân, nói nhỏ ‘‘Ủng hộ nhé’’.  Khi Nhân gật, ông y sĩ ra rỉ tai cán bộ quản giáo. Nhưng Nhân không tiếc rẻ ǵ.  Một lọ Át-pi-rin đổi lấy cái ống nghe, hẳn là lời, thậm chí lời lớn.

 

      Thế là Nhân lại hành nghề bác sĩ, tù nay gọi là ‘‘ông thầy’’. Nhưng từ khi có thăm nuôi, nhiều vấn đề gai góc xuất đầu lộ diện. Trước 79, tù có nhận chỉ được nhận một kư lô, hai kư lô. Sau, qua bưu điện là năm kư lô, một quí một lần. Nhưng nay, người miền Nam ra Bắc thăm nuôi, có người chở đến vài chục kư lô quà bồi dưỡng. Thôi th́ đủ cả. Đồ ăn, thức uống. Tươi có, khô có. Thậm chí, một bà tướng mang cho chồng cả sâm cao ly giấu trong dây lưng quần. Và thuốc, trăm thứ. Tù sẵn bệnh ǵ, người nhà đem thuốc nấy. Về mặt này, so với cán bộ quản giáo, tù nhân đâm sướng hơn.

 

      Sinh hoạt trong trại bề ngoài vẫn như xưa.  Sáng, đánh kẻng.  Đội nào đi lao động đội nấy.  Có đội trồng sắn.  Khâu này cần những anh có sức, leo lên đồi, chặt cây, trốc gốc rồi mới đào đất gieo giống.  Có đội canh tác cây xanh, nôm na là đi trồng rau.  Đội viên đội này phần lớn c̣n khỏe, nhưng không xốc vác bằng đội trồng sắn.  Có đội vệ sinh và đội bếp nước,  ưu tiên các vị đă có tuổi, thường là loại chức sắc chính quyền cũ. Họ khéo nói và thường nhanh nhạy bắt được những cái sơ hở của chế độ mới để lách vào nương thân.  Chùi bếp, rửa rau :  một Tổng thư kư Hạ nghị viện. Kỳ cọ nhà xí công cộng : một vị Thứ trưởng. Làm ăng ten, th́ mọi cấp, cao có thấp có.  Một Đại tá chiến tranh chính trị xin được nấu nước sôi cho ban quản giáo, gần gũi với cán bộ để có điều kiện giác ngộ ‘‘sớm’’.  Những người này đều làm những việc quả không đúng khả năng, nhưng lại rất gần bản chất, và hay bóp tay xun xoe tự giác mỗi lần cán bộ hỏi. Trong trại, một  h́nh thức ‘‘phạt’’ là đưa xuống đội phân.  Phân gánh lên đồi trồng sắn.  Phân gánh ra vườn cây xanh.  Cứ đ̣n gánh hai đầu, thùng phân lủng lẳng nặng độ năm, bảy kư lô, mùi thối bốc lên khiến người qua lại lảng xa.  Tù gánh phân đa phần là tù h́nh sự, nhưng lẫn vào có tù ‘‘ba gai’’ miền Nam không chịu giác ngộ cách mạng.  Hai vị Thượng Tọa thuộc diện này, họ vừa gánh phân, vừa lẩm nhẩm như tụng kinh.

 

      Thiếu tá trại trưởng Cát mời Nhân lên văn pḥng để ‘‘trao đổi’’.  Cát than ‘‘Trại thiếu thuốc, cán bộ cũng như tù không có thăm nuôi ốm đau th́ nhiều, trong khi ‘‘bên’’ các anh, thuốc chưa dùng lại giữ như dự trữ, thật khó mà giải thích cho mọi người hiểu’’.  Nhân nghe, và khi Cát hỏi Nhân có ư kiến ǵ th́ Nhân lắc đầu :

      -  Thưa cán bộ, tôi chẩn bệnh kê thuốc. Nhưng tôi không có thuốc.  Bệnh nhân nào biết bệnh th́ t́m người có thuốc điều đ́nh với nhau, tôi không liên can.

Cát sẵng :

      -  Thế anh có biết thế nào là « mỗi người cho mọi người, mọi người cho mỗi người » không?  Học măi rồi mà chưa hiểu à?

Nhân về kể lại cho bạn tù nghe cuộc ‘‘trao đổi’’ với Cát.  Một người kêu ‘‘Chắc sắp thu mua’’.  Một người khác cắt ngang ‘‘Có tiền đâu mà mua? ’’.  Sư huynh cười cười ‘‘ thế th́ sẽ có cuộc cải tạo ‘‘ tư sản thuốc tây’’ đấy! ’’.  Đêm đó, mọi người bàn nhau giữ một số thuốc cho có, c̣n lại phải mang chôn giấu ngay.

 

      Bất ngờ, trại tập hợp tù để ‘‘học tập’’, không phải đi lao động như lệ thường.  Lần này, Bí thư Đảng ủy của trại trực tiếp tham gia buổi học hai ngày.  Sau phần thảo luận chung, sẽ chia tổ để làm việc, phê và tự phê. Cuối cùng, sẽ lại họp tất cả lại để ‘‘thu hoạch’’.  Buổi học tập trung vào hai tiêu đề, là công bằng văn minh, và thế nào xây dựng một xă hội cho mọi người, v́ mọi người.  Ngày đầu, khi tù đang nghe cán bộ giảng th́ công an ập vào khám xét những lán tù ở, kiểm kê tài sản, ‘‘bắt’’ được bộ Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung đă bị xếp vào loại văn hóa đồi trụy và thu được một lượng thuốc cân lên được mười hai kư lô tất cả. Tối về, tù ôm lấy nhau cười. Dũng chửi   ‘‘ Đm, cái thằng Bí thư mới là thằng có thực quyền.  Trại trưởng th́ sai ǵ làm nấy thôi’’.  Sư huynh trầm ngâm, ‘‘ ...thế nào rồi nó cũng hành ḿnh’’. Lúc đó, Thưởng xen vào ‘‘Phải đấu tranh!  Muốn thế, tù cần một tiếng nói chung đại diện’’.  Sáng hôm sau, tù đi học phần hai và nghe vị Bí thư Đảng ủy vừa quát vừa lồng lên, dọa ‘‘... Ngoan cố th́ sẽ có chính sách, không nhân nhượng, không khoan hồng, thậm chí cuối năm không cho ăn Tết!’’.  Sư huynh rỉ tai Nhân ‘‘Thu hoạch kém, giận mất khôn, lại ba không ấy mà’’.

 

      Biện pháp đầu của trại để ‘‘đối phó’’ với bọn ngoan cố là tịch thu cái ống nghe, ống và kim tiêm của Nhân.  Tù vẫn ́ ra, hỏi từng người thể theo hồ sơ kiểm kê quà thăm nuôi th́ tù bảo thuốc dùng hết rồi.  Biện pháp thứ hai, tăng giờ lao động và cắt khẩu phần khoai sắn.  Bên tù h́nh sự phái một liên lạc viên qua phía tù chính trị, đề nghị trao đổi ‘‘hai bên cùng có lợi’’.  Khoai sắn không chân mà sang được lán tù chính trị.  Thuốc men không cánh vẫn bay qua chỗ giam tù h́nh sự.  Ư kiến phải có đại diện lan ra.  Anh chàng Tổng Thư kư Hạ viện chính phủ Thiệu-Hương thời Cộng Hoà lăm le ‘‘ứng cử’’.  Anh em tù bảo ‘‘...dọn nhà xí, thối như cứt.  Thôi đi, lại định ‘‘cơ hội’’ anh em đấy hả!’’.  Tù bàn nhau mấy buổi họp rồi ép Sư huynh làm đại diện.  Sư huynh lắc đầu, bảo Tử Vi ḿnh vào năm hạn, cung Nô có sao Phục Binh, chính chiếu lại Tướng Quân, là thế binh trong tướng ngoài, không tốt.  Nhưng khi Thiếu tá Cát tới tra vấn th́ Dũng bất th́nh ĺnh lên tiếng ‘‘... đại diện chúng tôi là ông Thức, xin thông báo cán bộ Trại trưởng có ǵ cứ thảo luận với đại diện chúng tôi ’’.  Sư huynh nhăn nhó cười, không nhận cũng chẳng được.  Bên h́nh sự, chính tay ‘’ Soái chủ’’ tên Dự, tù gọi là Dự gấu, đích thân sang gặp Sư huynh.  Nguyên là đảng viên, xưa được phong anh hùng, Dự gấu nói kiểu bài bản ‘‘Ở đâu có đàn áp, ở đó có đấu tranh’’ rồi lễ phép xin Sư huynh đại diện luôn cho cả bên h́nh sự.  Sư huynh lần này cũng cười, cái cười mếu máo,  bảo ‘‘ Đúng là cung Quan của tớ Hung Tinh đắc địa, phát dă như lôi’’.

 

*

 

      Bí thư Đảng quát tháo ‘‘Không đại diện đại diếc ǵ cả  Thế là trái nguyên tắc’’. Anh em tù bàn nhau, tuyệt thực một vài ngày làm áp lực.  Dũng lại bô bô ‘‘ăn th́ ăn đói, không ăn vài lát sắn nhưng không đi lao động, chẳng sao cả’’. Sáng hôm sau, đa số tù nghe tiếng kẻng đánh sáng, nhưng không dậy, nằm ́ ra. Thiếu tá Cát đến tận nơi, Sư huynh kê ra những yêu cầu của tù.  Đến ngày thứ hai, tù h́nh sự cũng biểu dương đoàn kết, không ăn, không đi sản xuất.  Bí thư ra lệnh biệt giam bọn phá thối, trong đó có Sư huynh và Dũng. Ba ngày sau, th́nh ĺnh bọn biệt giam được thả.  Bí thư nói với Sư huynh, ‘‘Đảng vẫn lănh đạo, đồng chí trại trưởng quản lư!  C̣n anh, đại diện cũng được. Như công đoàn thôi, có sai nguyên tắc đâu !’’.  Sư huynh mỉm cười, đă định hỏi ‘‘nhưng ai làm chủ? ’’ nhưng ḱm lại, chỉ lễ phép cám ơn.

      Tối hôm đó, Dự gấu đến thăm Sư huynh, nói lại việc đại diện cả cho ‘‘bên chúng em h́nh sự’’.  Dự kể, ‘’ Thưa bác, để góp vào khí thế đấu tranh, em thưa với đồng chí Bí thư là cứ thế này th́ hai ngày nữa em sẽ cho ‘‘đọp’’ con nái xề nhà ông cụ thân sinh ra Bí thư đấy!’’.  Đồng chí Bí thư bỏ Dự vào khu biệt giam nhưng quả là con nái xề bị bắn chết.  Sợ quá, ông ta thả Dự.  Dự lại bảo, ‘‘sau con nái mà không giải quyết th́ sẽ đến cụ ông ‘‘nhà ta’’, rồi cụ bà ‘‘nhà ta’’.  Thằng này có cả một đội ‘‘gấu’’ hoạt động bên ngoài, muốn làm th́ dễ lắm ! ’’.  Đồng chí Bí thư tái mặt, nhưng biết Dự không đùa, đành thay đổi chính sách.

      Sư huynh ṭ ṃ, hỏi đội ‘‘gấu’’ là cái ǵ?  Dự hềnh hệch ‘‘...th́ cái đám đầu quân cho em ấy mà’’.  Dự kể, mười bảy tuổi Dự t́nh nguyện vào bộ đội đi chống Mỹ cứu nước, để lại mẹ một ḿnh ở quê.  Bảy năm sau, giải phóng xong th́ Dự về.  T́m mẹ, ra đồng Dự thấy mẹ thay trâu kéo cày.  Dự ứa nước mắt, thề là sẽ không để mẹ ḿnh khổ như súc vật.  Tiền lương phục viên một ḿnh chỉ ăn cũng không đủ, ruộng th́ ruộng cằn, công điểm Hợp Tác xă gộp cả hai mẹ con lại mà vẫn đói.  Bạn bè rủ rê, Dự quyết định đi buôn.  Tuy lời lăi chẳng được bao nhiêu nhưng vẫn c̣n hơn trước, Dự chỉ định lợp cho mẹ cái mái nhà đă dột gần chục năm rồi thôi, nhưng công an xă một hôm ập đến bắt, đưa Dụ về giam ở Huyện.  V́ được phong anh hùng và sau được kết nạp vào Đảng, Dự chỉ bị hai tháng ‘‘quản lư’’ rồi tha.  Dự ức, bảo với mẹ là con lên vặn cổ thằng xă đội.  Mẹ Dự khóc, qú xuống níu chân Dự, kêu ‘‘mẹ chỉ c̣n ḿnh con, chớ có liều mạng...’’.  Thế là Dự đành thôi, lại đi, nhưng sau về đưa cho mẹ cả cuộn tiền, xây nhà gạch và tung tiền ra quà cáp cho các vị ‘‘lănh đạo’’ xă, lại c̣n giúp xây dựng hạ tầng cơ sở bằng cách mua máy bơm và đào giếng cho cả làng.

Sư huynh ngạc nhiên :

      -  Cậu làm ǵ mà ra tiền đến như vậy?

      -  Th́ em vẫn ‘‘ ba lô lộn ngược xuôi đường Bắc – Nam’’ chứ c̣n làm ǵ nữa.  Nhưng lần này, em buôn ‘‘ trôn’’ bác ạ...

      -  Buôn trôn?

      -  Vâng, bác đừng cười!  Em bán cho bọn chuyên gia Thụy Điển ở nhà máy giấy Băi Bằng bác ạ!

      -  ???

      -  Đơn giản thôi, các bác trí thức cả, hiểu ngay... 

Thấy Sư huynh đờ người ra, Dự đập đập tay như diễn thuyết, tiếp :

      -  Này nhé, có hai mặt : vật chất và tinh thần.  Nhưng qui luật vận động, vật chất trước, tinh thần sau.  Cho nên cái chuyện vật chất nó quan trọng lắm.  Thế th́ em hỏi bác, bọn chuyên gia nó thiếu cái ǵ, nó thừa cái ǵ?

      -  ...

      -  Này nhé, nó là tư bản nhưng loại tốt sang giúp ta.  Giúp được, tức nó thừa tiền.  Nhưng nó thiếu cái ‘’ ấy...’’  ấy mà.  Bác hiểu chưa?  Ḿnh có cái ‘‘ ấy’’ cho nó, nó có tiền cho ḿnh.  Thế là em móc nối tài xế xe tải, công an và đi ‘‘vận động’’ phụ nữ, hà hà...

      -  Đâu đơn giản, ngoài Bắc chặt chẽ lắm chứ, Sư huynh ngắt.

      -  Chặt đánh kiểu chặt, bác ạ.  Ta đánh Mỹ mà c̣n thắng cơ mà!  Phải tổ chức.  Em học sách Lê-nin, có ba điều quan trọng, là tổ chức, tổ chức và tổ chức.  Vả lại, ḿnh nắm qui luật vật chất là yếu tố quyết định mọi vận động.  Vấn đề là đừng tham.  Phải biết chia, và phần em, em chỉ có một phần năm thu nhập, c̣n lại một phần năm là chị em phụ nữ, một phần năm là tài xế, và c̣n lại chia cho công an giao thông, công an gác nhà máy, liên lạc đường dây... Thế mà chỉ ba tháng ‘‘ thu hoạch’’, em xây nhà gạch cho mẹ em.  Bà cụ sợ lắm, hỏi mày làm ǵ lắm tiền thế này.  Em đáp, đánh bạc, bu ạ!  Nhưng em mắc phải một cái sai lầm cơ bản...

      -  Sai lầm thế nào? Sư huynh vừa ngạc nhiên vừa buồn cười, thắc mắc đưa mắt lên nh́n.

      -  Em không kín đáo.  Xây nhà, đào giếng... lộ liễu quá.  Em ‘‘mua’’, chỉ mua được xă.  Bọn công an Huyện ŕnh rập.  Thế là toi,    ‘‘phi vụ’’ bị chúng nó đánh tơi tả.  Em th́ bị một ‘‘lệnh’’ ba năm, trong khi đó dịch vụ bán trôn của em th́ công an Tỉnh nó vào nó nắm, vẫn làm ăn như xưa... 

Dự thở dài :

      - ...thế là chỉ ‘‘hoạt động’’ được hơn một năm, tiếc thật! Bác không biết, em ân hận lắm cơ. Cũng chỉ v́ cái bệnh mẽ, sĩ diện và lại trả thù kiểu cho chúng mày biết tay ông nên mới ra cơ sự. Xưa, em suưt chết mấy lần là v́ muốn thành anh hùng diệt Mỹ đấy, bác ạ!

      -  ...

      -  Cha tiên sư chúng nó, có đứa nào biết là em cắn răng làm anh hùng đâu.  Sợ lắm, sợ ơi là sợ.  Sợ quá hóa liều.  Liều xong lại sợ.  Những thằng anh hùng đa phần chết cả, có bao nhiêu sống để mà được phong anh hùng. Khốn nạn nhất là những thằng được ‘‘tổ chức’’ cho đi phong anh hùng những thằng khác.  Chúng nó thúc cho có anh hùng thật đông để chúng mũ áo xênh xang, nhân danh cuộc chiến đấu thần thánh, ban phát huy chương, xướng ‘‘quyết tâm’’, vỗ tay hát Đảng ca, Quốc ca và nhắc lời Bác Hồ...

      Dự đang nói, bỗng im bặt, khuôn mặt ch́m vào bóng tối trừ cặp mắt cứ long lanh như có nước mắt.  Một lát sau, Sư huynh hỏi :

      -  Thật t́nh... Tại làm sao bên h́nh sự muốn chúng tôi làm đại diện?

Không đáp ngay, Dự hỏi xin một điếu thuốc lào.  Rít điếu cày khành khạch, Dự nhả khói, mắt lim dim một lát.  Ngồi lên, Dự nhẩn nha :

           -  Nói thật với bác, bị bắt như em có vốn c̣n giấu được.  Ở trại Tân Lập trước khi có  chiến tranh biên giới, em ‘‘sinh hoạt’’ với một đường dây buôn lậu từ Vân Nam, có trách nhiệm phân phối về vùng đồng bằng và  nhất là những thành phố lớn.  Chiến tranh xảy ra, dịch vụ ngừng nhưng nay đă bắt đầu ‘‘hoạt động’’ trở lại.  Nh́n thẳng vào mắt Sư huynh, Dự tiếp - Em định dùng cái trại Vĩnh Quang này như một điểm ‘‘dừng’’ hàng, v́ vậy, với các bác, yêu cầu sắp tới là thúc đẩy quan hệ dịch vụ với ‘‘cánh’’ chợ thị xă. Nhưng em đảm thêm chuyện thuốc tây để ‘‘ngụy trang’’, mà làm th́ phải có các bác ‘‘gia công’’.  Mọi nơi, ai cũng bảo đường dây là ‘‘thuốc’’ từ miền Nam vào, sẽ lời, lời to...

Sư huynh à một tiếng.  Th́ là vậy.  Nhưng với Dự gấu, Sư huynh thừa hiểu muốn hay không muốn ḿnh cũng lên ngồi lưng cọp rồi.  Sư huynh ôn tồn :

      -  Cậu biết, anh em tù chính trị chỉ mong về với gia đ́nh thôi, có ai muốn buôn bán ǵ đâu!

Nhảy nhổm lên, Dự reo :

      -  Em cũng biết thế.  Em bảo đảm công việc không những không cản trở, mà c̣n làm ngày về các bác sớm hơn.  Tất cả là tổ chức, tổ chức và cuối cùng vẫn là tổ chức.  Dự chép miệng, em mà được sống ở nước tư bản th́ phải biết, em sẽ cho thế giới biết tay!  Vấn đề, hăy nắm vững qui luật vận động...  Đấy, châm ngôn của em chỉ có vậy.  Nhưng bác cứ yên tâm.  Sáng mai, Trại sẽ trả dụng cụ chuyên môn của bác sĩ Nhân. Sau đó, cả trại sẽ vật một con trâu liên hoan với nhau, quên mấy ngày tuyệt thực, cùng nhau... hướng tới tương lai. 

X̣e tay ra, Dự huỵch toẹt :

      -... lănh đạo trại chúng nó ở hết trong này, sau cần ǵ bác cứ thông báo cho em biết...

 

Sư huynh lắc đầu, thầm nhủ, ghê thật, một xă hội ra ngơ cũng gặp anh hùng.  Kiểu Dự, thứ anh hùng đặc biệt vỡ đất chui lên, không ư thức bất cứ ǵ ngoài sự tồn tại trước mắt của chính ḿnh. Nhưng với cái qui luật vật chất là yếu tố vận động tất yếu, kiểu anh hùng bất chấp đạo lư và phó mặc mọi tương lai không phải là loại anh hùng đáng sợ nhất. Bọn đáng kinh đáng gờm, Sư huynh thầm nghĩ, là bọn đi phát tước vị anh hùng. Và biết đâu mai mốt, kẻ đi phát tước vị anh hùng kiểu này lại cũng sẽ là Dự, người nắm được ‘‘qui luật’’.

 

*

 

      Sinh hoạt thường nhật ở trại Vĩnh Quang bề ngoài không thay đổi, nhưng thật ra cuộc sống đă có những xáo trộn đáng kể.  Tiếp tế cho tù, nay người nhà chỉ cần gửi thuốc tây, vừa nhẹ, vừa có thể đổi ra tiền và mua bán bất cứ cái ǵ ở chợ Vĩnh Yên.  Bệnh xá không ở t́nh trạng chỉ chữa bệnh bằng Xuyên Tâm Liên, nay có những loại thuốc thông dụng và một ít trụ sinh.  Nhân không c̣n đi trồng sắn. Tiếng là đến Bệnh Xá làm công tác trợ y, nhưng thực chất Nhân trở thành ‘‘ông thầy’’.  Đồng chí y sĩ được đào tạo theo hệ miền Bắc không nắm cách xử dụng thuốc mua ở miền Nam, phần lớn là thuốc Pháp hoặc Mỹ.

      Người lo trong bụng nhưng không dám nói ra là Sư huynh.  Thuốc tây chỉ là cái b́nh phong để trại Vĩnh Quang có cớ ‘‘thông thương’’ với con ‘’ phe’’.  Thật ra thuốc phiện mới là mặt hàng chính.  Dự móc lại đường dây Vân Nam, dần dần chiếm một vị trí khá quan trọng, cung cấp cho thị trường một số tỉnh miền Bắc.  Nhưng kẻ ra mặt chống lại chính sách ‘‘ḥa hợp ḥa giải’’ với ban lănh đạo Trại cải tạo Vĩnh Quang là Thưởng.  Vốn nhăn nhó, nay Thưởng càng nhăn nhó, gần như không nói chuyện với ai khác ngoài Nhân, lao động xong là t́m một góc ngồi quay mặt vào vách, tu theo cách thiền diện bích.

      Thưởng xuất thân từ một ḍng họ có tiếng tăm gốc gác, tốt nghiệp khóa đầu Chính trị - Kinh doanh Đà Lạt, được bổ nhiệm làm giảng viên tại trường Quốc gia - Hành chánh, nơi đào tạo cán bộ chuyên viên trung cấp của chế độ Sài G̣n từ thời Ngô Đ́nh Diệm.  Lấy vợ sớm, Thưởng có hai đứa con trai, thằng anh, mười tám tuổi, thằng em năm nay mười sáu.  Vợ Thưởng là con một, ở với mẹ, cha nghe nói thất lạc từ khi nàng sinh ra, không biết sống hay chết.  Mẹ vợ Thưởng ở vậy nuôi con, và khi con lấy chồng th́ xin để Thưởng ở rể.  Sau đó ít lâu, cha mẹ và các em Thưởng đều có quốc tịch Pháp quyết định sang sống ở Paris.  Thưởng không đi, tiếp tục giảng dạy cho đến ngày giải phóng.

      Ngay quí đầu năm 76, Thưởng ra học tập cải tạo với những Bộ trưởng, Thứ trưởng và đám Tướng, Tá cao cấp của ngụy quyền.  Thời gian đó, bố vợ Thưởng liên lạc được với vợ con. Ông ta gốc Huế, hiện là Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, nhưng nay đă có gia đ́nh mới, nghẹn ngào ‘‘... tôi xưa tuyệt vọng, nào ngờ có ngày nay ’’.  Vợ Thưởng nắm tay ông khóc, xin ông thương hai đứa cháu ngoại, làm thế nào để Thưởng về đoàn tụ với gia đ́nh.  Không biết bàn tính ra sao, gia đ́nh hiến căn nhà ở Sài G̣n cho Cách Mạng, kéo nhau lên vùng kinh tế mới vùng Bảo Lộc.  Vào đầu năm 79, đứa con trai lớn của Thưởng bỗng biệt tích, sau mới biết nó vượt biên đường bộ, qua đến Campuchia th́ bị bắn chết.  Ông Thứ Trưởng vào đến tận Bảo Lộc, đề nghị đưa cả nhà về Hà Nội.  Vợ cũ ông thấy không ổn, quay lại Sài G̣n.  Vợ Thưởng chẳng nỡ để mẹ một ḿnh nên cuối cùng chỉ để đứa con út của Thưởng về ở với ông ngoại, có thế may ra mới tránh được cái chuyện phải đi nghĩa vụ nếu chiến tranh kéo dài.

      Phần gia đ́nh Thưởng, ông chú xưa từng đi Nam Tiến, tham gia Chiến Dịch Biên Giới, sau là một trong những vị tướng chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ và hiện c̣n công tác ở Bộ Quốc Pḥng.  Cha Thưởng ở Paris thư về, gửi tiền và nhờ chú thăm nom cháu.  Chú Thưởng dĩ nhiên nhận, nhưng quà thăm nuôi Thưởng chỉ có một cái ca làm bằng nhôm, và mấy chữ ‘’...nhôm là nhôm cánh máy bay B-52, cháu mỗi lần uống nước th́ nhớ nguồn để đừng quên tội ác của Đế Quốc’’.  Thưởng cười nhạt, khoe bạn bè, rồi lấy đinh đục đáy ca, nước cứ đổ vào là chảy ra có ṿi.  Thưởng tuyên bố ‘’...t́nh nghĩa vô gia đ́nh nó thế!’’.  Khi ông chú Thưởng đi xe Volga lên thăm, Thưởng nhất định không gặp.  Vị Hoà Thượng suưt chết v́ nếm trái trẩu ôn tồn : ‘’... ông không nên thế, chắc đằng sau có ǵ khúc mắc đấy.  Hăy xả ḷng thương, từ đó mới xóa được những đường ranh chia cắt chỉ làm khổ mọi người’’.  Thưởng không nghe.

      Có lẽ Đức cha Thuận, nghe nói là cháu Ngô Đ́nh Diệm, là người độc nhất Thưởng chịu luận bàn dẫu Thưởng không phải là người công giáo.  Cha Thuận từ tốn, không đ̣i hỏi ǵ, tự nguyện lao động như tất cả anh em tù.  Khi tù người đạo Công giáo chết, cha rửa tội cho họ vào giờ lâm tử, mặc dù quản giáo cấm đoán.  Cha nói với Thưởng ‘’... ông ạ, theo như tôi hiểu, th́ ‘‘họ’’ cũng mang ước vọng của Thiên Chúa chúng tôi.  Nhưng họ cuồng tín, tin vào ư chí và nhất là tin vào tư duy khoa học thời Thế kỷ Ánh Sáng, cho rằng có thể thay Thiên Đàng của chúng tôi bằng Địa Đàng - tức là cái thế giới Đại Đồng - của họ!  V́ thế, chúng tôi cho rằng ‘‘họ’’ là cuồng đồ của Thiên Chúa giáo...’’.  Thưởng phụ họa ‘’ Họ tin thế nào chẳng biết nhưng cái họ gọi là ‘’tổ chức’’ Đệ Tam Quốc Tế, sao mà nó giống cách tổ chức của Giáo Hội Roma đến thế!’’.  Cha Thuận cười ‘’...th́ sau Lê-nin là Stalin, mà Stalin vốn là tu xuất, thế cũng dễ hiểu! ’’.  Lại nghiêm nghị, cha Thuận ôn tồn ‘‘Chúa chúng tôi dạy, có một điều tối quan trọng là ḷng thương... compassion ấy mà!  Đó là chiều kích con người mà u mê quên đi th́ chỉ có Địa Ngục trên thế gian này chứ làm ǵ có Địa Đàng! ’’.

      Nay cha Thuận đă chuyển trại về Hà Đông.  Thưởng không chịu được cái Thưởng cho là khoan nhượng về nguyên tắc để đổi lấy quyền lợi chia chác tiền lời từ buôn thuốc tây, nên chỉ có mỗi Nhân là Thưởng c̣n nói chuyện.  Một hôm, Trại trưởng Cát báo Thưởng là ông Thứ Trưởng Ngoại Giao, mẹ và vợ Thưởng cùng đứa con đă lên thăm nuôi nhưng Thưởng  nhất định từ chối không gặp. Ngày sau, ông Thứ Trưởng về Hà Nội. Số người  kia ở lại, đă ba ngày, đợi Thưởng  đổi ư.  Quà thăm nuôi, Thưởng trả lại. Thư vợ Thưởng  nhờ đưa vào, Thưởng xé trước mặt quản giáo, không đọc. Cát đến nhờ Nhân thuyết phục Thưởng. Chưa kịp nói ǵ, Thưởng choảng ngay ‘’...Sứ giả hả?’’.  Nhân gật, quạt lại ‘’ Chẳng phải tôi được ǵ, mà v́ cái độc đoán bất cập nhân t́nh của anh.  Anh mà là cộng sản th́ bỏ mẹ chúng tôi!  Anh c̣n ‘‘ghê’’ hơn họ nhiều...’’.  Chẳng ai ngờ là Nhân nói kiểu thuốc đắng dă tật mà lại có tác dụng.  Thưởng đồng ư, nhưng chịu gặp một ḿnh thằng con út, và không cho quản giáo đến ḍm ngó. Gặp con, Thưởng ôm lấy, chỉ biết khóc. Cuối cùng, Thưởng bảo nó ‘‘...Con đi đi, đừng ở với « chúng nó»  ’’.  Thằng bé ngỡ ngàng, hỏi ‘‘ Đi đâu hở bố?’’  Thưởng nghiến răng ‘’...qua Lào, vào sứ quán Pháp khai ông bà nội ở bên Pháp’’,  rồi đẩy con ra khỏi pḥng đón tiếp của trại.

 

*

 

      Sóng lớn thường đến từ những cơn giông rất nhỏ. Cơn giông trong trại Vĩnh Quang thuộc loại gió vụng trộm.  Nhưng cũng chính v́ thế mà nó c̣n tác dụng cánh bướm, tạo ra một cơn băo suưt đánh sập những niềm tự hănh cao ngạo nhất của tập đoàn chiến sĩ công an, một ngành có khẩu hiệu là bạn dân, sống với dân như cá với nước.

      Sóng đến từ giọng ca của Dũng, tức Chế Linh của trại tù, được lên tŕnh diễn văn nghệ Tết năm Dậu.  Dũng cầm micro, nhưng không hát nhạc Cách Mạng kiểu ôpêra Liên-xô mà hạ giọng nghẹt mũi miền Nam, mùi mẫn rên rỉ ‘’ Em, cô gái ơi... Súng trên vai sao vuông cài mũ, em đi về đâu mà mắt em tươi sáng’’.  Tiếng hát lọt qua cửa ḷng một chiến sĩ ‘‘gái’’ tên Mai ôm ghi-ta  đệm.  Mai hiện làm nhiệm vụ an ninh của Bệnh Xá, chồng là một Trung Úy công an đang công tác h́nh sự ở thành phố Vĩnh Yên.  Vốn con một cặp đồng chí tập kết, Mai học và tốt nghiệp cùng khóa đào tạo công an với chồng, nhưng ở lại miền Bắc chứ không theo ba má vào tiếp quản Sài G̣n.  Nàng đậm người, tính hồn nhiên và từ khi nghe nhạc Trịnh Công Sơn th́ mê, không có ai bên cạnh là lẩm nhẩm một ḿnh ‘‘...vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xăm’’.  Nghe Dũng hát, Mai bỗng có cái ư ngồ ngộ, là nếu Dũng mà hát nhạc Trịnh Công Sơn th́ chắc... ‘‘cực kỳ’’.  Ông Trời khéo chiều Mai.  Dũng bị đau ruột thừa, phải vào nằm Bệnh Xá.  ‘’ Ông thầy’’ nói không cần mổ, chỉ tiêm trụ sinh, sau cần mới chuyển Dũng đi bệnh viện Vĩnh Yên.  Quả thế, chỉ ba ngày sau th́ Dũng đi lại được, và Mai đă học xong ba bốn bản nhạc vàng, nay thôi ‘’ như cánh vạc về chốn xa xăm’’ mà bắt đầu ‘’...ta xô biển lại sóng về đâu? ’’.  Câu hỏi không dễ trả lời, nhưng Mai bị sóng đẩy chui tọt vào ḷng Dũng, ngay tại Bệnh Xá, đêm trước hôm Dũng phải quay về lán tù.  Dũng th́ thào kể, Sư huynh mắng ‘‘...tṛ nguy hiểm, ‘‘công đoàn’’ chúng tớ không biết.  Ngày nào mà Đảng và Chính Phủ khám phá ra vụ hủ hóa cán bộ th́ chúng nó thiến cậu’’.  Dũng nhăn nhó ‘’... nhưng mà, không nhịn được Sư huynh ạ ! ’’.

      Nếu chỉ là chuyện qua đường, chắc không c̣n ǵ đáng để kể.  Nhưng lại ông Trời, lần này ông trớ trêu, khiến Mai như bị Dũng hớp hồn, ngày này qua tháng kia chỉ chờ cho Dũng bệnh lại.  Nhưng Trời lần này không chiều ḷng. Mai tự nhủ, xưa nay ‘‘nhân định thắng thiên’’ không phải là ít.  Khều được Dũng, hai người đến cạnh con suối ngập đầu gối phía dưới trại, cứ năm bảy bữa có dịp là lén lút ân ái một lần.  Sư huynh lại mắng ‘‘ Chồng nó không ở đây, bụng nó mà ễnh lên th́ chết cậu’’.  Dũng lại nhăn nhó ‘’... nhưng mà, nhưng mà không nhịn được Sư huynh ạ!’’.  Sư huynh nhắc Dũng đă một vợ, hai con.  Vợ Dũng vốn là một ca sĩ hạng hai ở Sài G̣n, lấy Dũng năm năm th́ giải phóng.  Dũng bực bội ‘’...từ ngày đi tù ở đây, Sư huynh biết đấy, vợ con có thăm hỏi ǵ nữa đâu. Thư gửi về, nó cũng chẳng thèm hồi âm ’’. Nói xong, Dũng vùng vằng bỏ đi.

 

      Hai tháng sau, nếu ông Trời có mắt th́ công an chẳng những không mù mà c̣n có cả tai.  Than ôi, tai lại tai vách, và mạch chẳng mạch rừng mà c̣n ăng-ten tọng teng chỗ này chỗ nọ.  Trại trưởng Cát gọi Mai, bắt kiểm điểm.  Dĩ nhiên, Mai chối hết.  Nhưng cũng v́ thế cặp uyên ương hết dám ṃ đến con suối Mai gọi là con suối Thiên Thai.  Ô, cái kiếp con người!  Đánh mất Địa Đàng, và đáng lẽ phải quên, sao lại nhớ đường về Địa Ngục để t́m lối đoạn trựng mà đi ?  Nhưng vốn được trui rèn, Mai không chịu thua.  Phải sáng tạo. C̣n Dũng, sức trai thế này, Dũng kêu, không nhịn được!  Thế là Dũng than lại đau, chỗ bụng dưới, phía tay phải. Dũng bảo Nhân, cậu chẩn cho tớ cái bệnh ruột tái phát, tớ đổi một bao thuốc Thăng Long.  Nhân lắc.  Y sĩ  Bệnh xá dễ dăi ‘’ Ruột thừa ấy mà, lần trước biết rồi...’’.  Nhưng lần này bệnh phát triển bất thường, không theo một qui luật nào, biến chứng khiến Dũng không đi được, phải nằm miết cả ngày.  Đến đêm, khả năng Dũng thế nào th́ chỉ một ḿnh Mai biết, nhưng nàng vui vẻ hẳn ra, yêu đời, nhí nhảnh, c̣n tặng y sĩ trách nhiệm Bệnh Xá một cái quần ḅ miền Nam nàng mới nhận được.

 

      Bất ngờ, một đêm chồng Mai ập vào Bệnh Xá với bốn công an tỉnh.  Khi đó, cả Bí thư lẫn Trại trưởng Cát lên Vĩnh Yên họp.  Chồng Mai rút súng, lên đạn, quát ‘‘ thằng nào là thằng Dũng ? ’’.  Nằm mọp, Dũng không động đậy.  ‘‘ Mày giả vờ, ngồi dậy’’.  Mai chạy lại, hớt hải ‘‘Anh điên hả ?  Bệnh nhân liệt...’’.  Chồng Mai trừng mắt, tay tát vào mặt vợ, chửi ‘‘ Con mẹ mày, xê ra.  Lang chạ với một thằng ngụy mà không biết dơ!  Thằng ngụy, ngồi dậy’’.  Dũng biết, vẫn nằm yên.  ‘‘Được, liệt hay không, sẽ biết! ’’.  Khoác tay, chồng Mai ra lệnh cho bốn công an tháp tùng cáng Dũng ra suối.  Mai báo động cho lán tù.  Cả Nhân lẫn Sư huynh đều hối hả đi theo.  Đến bờ suối, chồng Mai quát ‘‘ Đem thằng ngụy bỏ xuống nước, xem nó có động đậy được không ? ’’. Dũng lạnh người, tính toán rất nhanh.  Động đậy, tất nhiên lộ,  phần chết hẳn nhiều hơn sống.  Dũng hít hơi cho đến khi không hít thêm được, mặc cho người rơi vào ḷng suối, ch́m xuống đáy như một viên đá cuội.  Một, hai... Dũng đếm trong đầu.  Không biết đếm đến bao nhiêu nhưng Dũng tiết kiệm từng giọt oxy, đầu lịm dần... cho đến khi được kéo lên, Dũng vẫn cứng đơ, nhưng ngắc ngoải.  Chồng Mai vẫy tay, công an khiêng Dũng trở lại Bệnh Xá.  Đi theo Sư huynh và Nhân về đến lán, lúc đó Mai mới bật lên khóc ̣a, tay ch́a hai trái lựu đạn ra.  Nàng nức nở ‘‘Nếu nó giết anh Dũng th́ em ném cho chết hết, không chừa mạng nào cả!’’.  Nhân nổi gai ốc, người lạnh toát.  Chàng vừa thoát chết, và lần này, chàng tự nhủ ḿnh, c̣n may mắn hơn hồi ở mặt trận Quảng Trị.

 

*

 

      Đọc báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân, xưa nay là một sinh hoạt của trại, nhưng không c̣n nhốn nháo như thời trước Đại Hội V.  Trong thời gian trù bị Đại Hội, tù cũng hy vọng, kháo nhân vật tiến bộ và cởi mở Vơ Nguyên Giáp sẽ thành Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng.  Cặp Duẩn-Giáp chắc ngả về phía Liên-Xô, và sau khi môi răng cắn nhau từ Hữu Nghị Quan cho đến hang Bắc Bó, hẳn màn xiệc ngoại giao đi dây căng giữa Trung và Liên Xô không thể giữ được thăng bằng như trước.  Đến khi ông Giáp được ủy nhiệm làm Trưởng Ban Sinh Đẻ có Kế Hoạch th́ tù cười, rồi thôi bàn tán.  Quay sang tiếu lâm, tù lập lại những câu vè kiểu ‘‘Xưa kia Đại Tướng cầm quân.  Bây giờ Đại Tướng cầm quần chị em’’, rồi lăn ra cười.

 

      Quả cứ như đùa!  V́ khi họ Đặng bên Trung Quốc bắt chuột, dùng mèo không kể đen hay trắng, với điều kiện mèo bắt chuột chứ không được nhăm nhe quyền lực chính trị, th́ tư bản Mỹ bắt đầu  thăm ḍ khả năng một thị trường gần tỉ nhân mạng.  Đồng thời Liên-Xô, chỉ ba năm sau khi trịnh trọng tuyên bố đă ‘‘hoàn thành’’ Cách Mạng Xă hội Chủ nghĩa, đă bắt đầu kiệt quệ về mặt kinh tế.  Rỗng ruột, làm sao tiến đến xă hội cộng sản đây ?  Thế nhưng lănh đạo ở nước Cộng Ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam khác.  Họ đă đánh thắng Đế Quốc Mỹ, họ làm ǵ mà chẳng xong.  Kiên tŕ.  Phải kiên tŕ.  Nhất định tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xă hội chủ nghĩa.  Thiếu gạo, ta dùng tinh thần sáng tạo Cách Mạng, trồng sắn.  Tù trại Vĩnh Quang nh́n ra, chỉ trong hai tuần, toàn bộ những ngọn đồi bị cạo trọc đầu.  Bội đội và dân quân xô vào cắt cây xanh, thoáng một cái, dăy đồi trùng trùng vây quanh trở thành hàng trăm cái đầu sư cạo nhẵn thín, la liệt phủ phục chầu ngọn Tam Đảo xa xa.  Sư huynh hét tướng lên ‘‘Có nhớ lời tiên tri không, anh em ḿnh sắp được về rồi!’’.  Dũng chồm lên ‘‘ Bao giờ hả Sư huynh, nói đúng th́ em mắc vơng cho Sư huynh cho đến khi tới Sài G̣n...’’. 

      Về, ôi một chữ sao mà trân quí đến vậy!  Kẻ nào mất cái hy vọng đó, kẻ đó rơi như chiếc lá mục ĺa khỏi cành đời.  Và họ ra đi v́ tuyệt cọng như vậy, kể cũng đă khá nhiều.

 

*

 

      Sau Tết năm Nhâm Tuất, Nhân đang ở Bệnh Xá th́ một quản giáo mời lên văn pḥng trại trưởng.  Đẩy cửa, Thiếu tá Cát vồn vă mời vào.  Quay lưng về phía Nhân, một người quần áo chỉnh tề đứng lên. Thầm nhủ chắc dính dáng đến vụ cha ḿnh là Chính đây, Nhân sửa soạn tinh thần.  Quyền lực xă hội này đánh tận gốc, trốc tận rễ, ba đời cũng sẽ đào lên, Nhân chặc lưỡi. Người lạ quay lại, nh́n thẳng vào mắt Nhân. Ô hay, lạ quá. Nhân xô lại kêu ‘’ Lương, có phải là Lương không?’’.

      Đúng là Lương.  Xa nhau gần chín năm trời, Lương cao lên, người to ra, nay đă thành một thanh niên chững chạc. Tin về Lương mẹ chỉ báo qua loa, Nhân nhớ loáng thoáng năm ngoái hay năm kia Lương đă bảo vệ luận án Tiến sĩ về Kinh Tế.  Khi xưa được Huyền gửi gắm, Lương liên hệ với một gia đ́nh ngày trước cũng tham gia kháng chiến. Từ quan hệ đó, Lương vào hội Liên Hiệp người Việt, sinh hoạt trong nhóm sinh viên - học sinh, một hội đoàn người Việt ở Pháp ủng hộ miền Bắc từ trước những năm 45.  Sau 75, Hội đổi tên thành Hội Người Việt Nam tại Pháp, mở một quán cơm trên đường Monge.  Lương vừa đi học, vừa xung phong đến giúp, ngày nào cũng gặp các ‘‘anh’’ lănh đạo Hội đến ăn. Lương được ‘‘hội’’ cử, quần chúng đoàn viên ‘‘ bầu’’ vào Ban Chấp Hành phân hội sinh viên. Hoạt động tích cực, Lương được đánh giá khá tốt, lại lọt vào mắt xanh của Vơ Văn Sung, đại sứ Cộng Ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Pháp.  Ít lâu sau, tuy không nói ra nhưng các ‘‘anh’’ đều cho rằng Lương có khả năng là thế hệ ‘‘kế thừa’’ trong tương lai, được ‘‘tiến cử’’ với các cấp lănh đạo cao như dịp Thủ Tướng Phạm Văn Đồng thăm chính thức nước Pháp, và sau đó, với  Bộ Trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch ở Hà Nội.  Hiện Lương giảng dạy tại  Đại học Paris 10, nghiên cứu xử dụng toán kinh tế trong đề lập phương án kế hoạch.

      Tiến về phía Nhân, Lương tay đưa ra bắt tay Nhân, dĩ nhiên rất lịch thiệp. Thiếu tá Cát trịnh trọng, nói như nói với loại quan chức :

      -  Báo cáo với anh, anh cần biết ǵ về các trại viên đang cải tạo th́ cứ hỏi anh Nhân đây, lâu nay đă trở lại nghề bác sĩ, là ‘‘ông thầy’’ của Bệnh Xá. Chính sách của Đảng thế nào th́ anh rơ, hết sức nhân đạo, và chỉ mong trại viên ‘‘giác ngộ’’ là đề đạt trả họ về với gia đ́nh.  Xoa tay, Cát tiếp - Các anh là anh em nhà, nay gặp lại, có nhiều chuyện riêng tư, tôi mời hai anh trao đổi riêng ở pḥng khách của trại.

Lương lắc đầu :

      -  Chúng tôi tuy là anh em nhưng chuyện nhà chẳng có chi, cho nên anh đừng ngại có cái ǵ riêng tư phải trao đổi riêng.

      Nhân ngạc nhiên, bùi ngùi thấy ḿnh không nhận ra Lương, đứa em nhỏ ngày nào ḿnh c̣n chăm nom, bảo bọc.  Nay Lương tự tin, ăn nói rất nguyên tắc, bài bản đến độ lạnh lùng. Khi đề cập đến tương lai, dĩ nhiên tương lai một xă hội với những nghị quyết, Lương tự hào, mắt bốc ánh lửa quyết liệt của kẻ tử v́ đạo, miệng say sưa nói những dự tưởng như đóng đinh vào cột.  Ngay khi Nhân  chuyển sang nói chuyện gia đ́nh, Lương vẫn giữ Thiếu tá Cát lại, chỉ đáp :

      -  Em bận công tác, không ở nhà mà ở khách sạn Cửu Long chỗ bến Bạch Đằng để tiện đi lại làm việc, nên mới chỉ gặp mợ có một lần từ khi về nước...

      Nhân thất vọng, muốn đứng lên trở về lán và được lui vào chốn chỉ một ḿnh.  Người hững đi, Nhân cảm thấy mất mát lạ lùng.  Rồi Lương cuối cùng ra xe.  Đó là một chiếc xe của Bộ Ngoại Giao, có tài xế và hai đồng chí bảo vệ.  Cát đưa ra tận xe, mở cửa, hai tay bắt tay Lương, lưng hơi kḥm xuống.  Nhân đứng trong nh́n ra, ḷng quặn lại. Chàng đau xót cảm nhận khoảng cách rộng một đại dương ngăn   ḿnh với đứa em nay đă khôn lớn, nhưng chẳng giữ được một h́nh bóng nào của thời thơ dại.

 

*

 

      Thông báo một số khá đông tù chính trị sẽ chuyển trại về Hà - Nam - Ninh khiến không khí háo hức chờ đợi căng ra.  Ai cũng biết là sau đó, có lẽ đến ngày mồng 2 tháng 9, tù sẽ được phóng thích về      ‘‘thế giới bên kia’’, cách tù gọi một thế giới không có  quản giáo.  Thường là cần một thời gian ‘‘vỗ béo’’ nh́n cho đỡ thiểu năo tàn tạ trước khi đoàn tụ với gia đ́nh, tù phải học tập thêm một đợt. Lần này, ai cũng hăm hở, cứ như những ngày đầu giải phóng khi chính quyền kêu gọi tŕnh diện đi học tập ngắn hạn.

      Một ngày trước khi rời Vĩnh Quang, Dự gấu sang chào anh em bên ngụy.  Nắm tay Sư huynh, Dự bùi ngùi :

      -  Em cứ ngỡ các bác ‘‘gian ác’’ lắm, nhưng khi làm việc mới thấy không phải, các bác ‘‘ngây thơ’’ nên thua cũng đúng đấy!  Có bài chú này, em tặng lại các bác nhớ đề pḥng thêm nhé!

      -  ...

      -  Tiền, là tiên là Phật, là sự thật của loài người, là nụ cười của tuổi trẻ, là sức khỏe của người già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng của nịnh thần, là cán cân của công lư, tiền là... ‘‘hết ư’’.  Sau mà có đứa bảo nhất thân nh́ thế, các bác chớ tin.  Nén bạc đâm toạc tờ giấy, các cụ dạy chẳng sai đâu!

Sư huynh bật cười.  Không biết làm thế nào Dự đưa vào lán tù được vài chục chai bia Trúc Bạch, dăm bộ ḷng lợn và chục lít rượu trắng.  Chỉ Thưởng là ngồi bó gối, cả lán sà vào liên hoan, đâu đến tối th́ Dũng biến đâu mất.  Đến sáng hôm sau, Dũng về, ngoái lại, thấy Mai nép ở gốc cây, mắt đỏ hoe, giơ tay lên vẫy.

 

      Làm xong thủ tục xuất trại, mặt trời đă lên cao.  Nhân hít đầy không khí vào lồng ngực, khấp khởi nh́n ra băi đậu xe.  Năm chiếc cam-nhông sơn màu lá ngụy trang cho gần hai trăm tù nằm đợi tựa năm con mèo nằm phơi nắng, bụi phủ khắp ḿnh.  Bí thư Đảng ủy có mặt.  Khi anh ta bắt tay Sư huynh, ‘‘đại diện’’ tù, chúc thượng lộ b́nh an th́ Thưởng sấn đến trước mặt, gằn :

      -  C̣n tôi, tôi chúc các anh ở lại địa ngục.  Cái câu  cuộc chiến này chỉ có người Việt chiến thắng, anh xem đúng hay sai?  Thắng, các anh bắt chúng tôi bỏ tù, gọi văn hoa là học tập cải tạo.  Nói thật, năm năm tù vừa qua, tôi chỉ học được đúng một điều, và là một điều cũ rích : đừng tin những ǵ Việt Cộng nói, hăy nh́n những ǵ Việt Cộng làm.  Nh́n, th́ tôi chỉ thấy các anh trả thù những kẻ chiến bại...  Đấy, tôi ‘‘ thành khẩn’’, các anh cứ giữ tôi lại, nếu các anh muốn!

Quay đi, Bí thư Đảng ủy làm như không nghe thấy.  Thiếu tá trại trưởng Cát đến cạnh Nhân, bùi ngùi :

      -  Cám ơn bác sĩ trong những ngày qua.  Đi làm cai tù chục năm nay, chưa bao giờ tôi thoải mái như lần này...

Nhân cười, giọng có chút mỉa mai :

      -  Chắc là nhờ đường dây thuốc của Dự gấu...  Anh em tù cũng thoải mái, thưa cán bộ...

Ngạc  nhiên thấy Cát buồn lặng người đi, Nhân ngừng nói.  Cát bắt tay Nhân, cười méo xệch :

      -  Các anh th́ có ngày ra rồi c̣n về với gia đ́nh chứ chúng tôi, là cai tù đấy, nhưng cũng là một loại tù. Và chẳng biết lúc nào là ngày ra nên chúng tôi không hy vọng ǵ cả !

Động ḷng, Nhân nói nhỏ :

      -  Chuyện ‘‘làm ăn’’ của Dự, sớm muộn cũng vỡ lở.  Cán bộ xin chuyển công tác càng sớm càng tốt...

Cát thở dài, ngắt :

      -  Vỡ lở th́ đă vỡ lở ngay từ đầu, nên chúng tôi là thứ gươm treo cổ.  Cai tù lúc nào thành tù cũng chỉ cần một chữ kư là xong.  Ai người ta cho chuyển để mà chạy tội!  Những bọn tội tầy đ́nh th́ lại có quyền kư cái chữ kư ấy...  Thôi, ta chia tay!

 

Nhân lên xe.  Chỉ chớp mắt, hơn sáu năm lao cải, ăn đói nhịn khát trong trại Tân Lập rồi Vĩnh Quang trôi đi vùn vụt.  Dự gấu và anh em bên h́nh sự đứng trong sân giơ tay lên vẫy.  Mai, cô y tá đa t́nh, mắt sưng húp đang giả vờ cười.  Dũng vẫy lại. Dẫu ǵ th́ cũng là một cuộc t́nh suưt đă nhận ch́m Dũng trong ḷng con suối cạn ngày nào.

 

      Sư huynh cười, vứt hết cái nét đăm đăm về phía sau. Chỉ có Thưởng là vẫn nhăn nhó, mặc dầu Thưởng là người độc nhất trút được nỗi căm găm trong ḷng vào mặt tay Bí thư Đảng ủy của trại.

 

*

 

      Thời gian ở trại Hà- Nam- Ninh tương đối cũng dài.  Nếu có lâu, là lại thủ tục. Tù được trả về đời sống b́nh thường phải về tŕnh diện ở địa phương.  Mỗi nơi có chế độ quản lư riêng, nhưng nói chung, theo phổ biến của trại, tù phải tự giác ra ‘‘làm việc’’ định kỳ với những cơ quan quản lư của chính quyền.  Thưởng lại càu nhàu :

      -  Thế có nghĩa là quản chế.  Hết sắn, hết khoai không nuôi nổi tù th́ thả để gia đ́nh nuôi.  Thế mà ngoài miệng th́ cứ ‘‘khoan hồng’’, không biết ngượng!  Cái ‘‘thế giới bên kia’’ cũng là một trại tù khổng lồ, có khác là tù phải tự liệu lấy miếng ăn, thế thôi!

      Anh em tù nghe, chỉ cười. Dẫu sao, về vẫn c̣n hơn là bó chân nh́n nhau, măi rồi Tam Quốc hết chuyện và sau Kim Dung phải trộn Lộc Đỉnh Kư với Cô Gái Đồ Long, sáng tác những tiểu thuyết vơ hiệp không lấy ǵ làm hay cho lắm. Và về, nhất là có đàn bà. Trời ơi!  Sáu năm không được ngửi cái mùi ‘‘ấy’’. Thế rồi tù được phát một bộ quần áo, chút tiền đường, và cả những điều qui định ‘‘thế giới bên kia’’. Tù lúc nhúc chen nhau lên xe ra Hà Nội. Rồi từ đó, phải ‘‘độc lập tác chiến’’, mua vé tầu Thống Nhất vào thành phố Hồ Chí Minh.

 

      Chỉ khi chen chúc xô đẩy leo lên một toa tàu chật ních người, tù mới thực sự cảm thấy ḿnh đă tự do.  Dũng ghé được chợ Nam Định, mua chiếc vơng làm bằng giây dù, mắc cho Sư huynh trong góc toa tầu như đă hứa.  Sư huynh cười duyên và đủng đỉnh đưa vơng, lắc lư bảo ‘’ Ấy, cái chuyện tôi về có cái vơng cũng được tiên tri rồi!’’.   Cả bọn lại nghe Thưởng lẩm bẩm ‘’... ở tù khổ, nhưng về chắc ǵ sướng hơn ? ’’.  Câu Thưởng nói khiến Dũng sợ.  Hai năm nay, Dũng không có tin vợ con. Dũng tự nhủ, vợ chẳng chờ đợi ǵ ḿnh nữa, nhưng giờ đây sống thế nào?  Hai đứa con ra sao?  Nếu vợ ḿnh đă đèo bồng thêm một bước, ḿnh sẽ phải xử sự làm sao cho phải ?  Dũng khều tay Sư huynh, xin xem lại tiểu hạn tử vi cho ḿnh.  Sư huynh chiều, bấm tay, lẩm bẩm rồi phán ‘’...trai anh hùng năm thê bảy thiếp.  Cậu lại đẹp trai, lo ǵ... Cung Nô của cậu tốt lắm, chẳng sợ nằm không một ḿnh lâu đâu’’.  Dũng vội vă ‘’...thế cung Thê th́ sao?’’  Sư huynh không đáp, quay sang bên Thưởng, trầm giọng : ‘’...về th́ cậu bớt cau có và phát biểu linh tinh đi.  Chẳng được cái đếch ǵ, chỉ vạ miệng ’’.

 

      Tầu Thống Nhất ́ ạch bốn ngày sau mới về đến Sài G̣n.  Nắng ở thành phố này rực rỡ, khác hẳn đất Bắc đă vào độ chớm đông.  Xe chưa lăn vào ga tù đă sẵn sàng bị gậy.  Con buôn chắc đoán họ là ai, đều nhường bước, bớt chen lấn.  Thật lạ, chỉ lúc ấy Nhân mới biết chắc ḿnh sẽ về nhà.  Báo chậm, chàng biết không ai ra đón, mặc dù ga xe lửa chỉ cách nhà mươi phút đi bộ. Tự nhiên, chàng nghĩ đến Ánh và thèm được soi gương. Rất trẻ con, chàng hỏi Dũng ‘’ Cậu thấy ḿnh mặt mũi râu ria thế nào ? ’’.  Dũng đáp, giọng thành thật ‘‘...th́ như quỉ nhập tràng về với thế gian loài người chứ ǵ nữa’’. 

     

      Nhảy xuống sân ga, Nhân biết mặt đất không tṛng trành như mặt biển.  Chàng bước về nhà trên con đường quen nhưng vẫn cảm thấy ḿnh chênh vênh ngụp lặn trong một khoảng mù khơi đă d́m chàng trong những năm tháng chắc chàng chẳng bao giờ muốn nhớ lại.