24DinhSongReo

 

24

 

ĐỈNH  SÓNG  RÉO

 

 

 

 

 

      Cửa vừa mở, Huyền reo lên, gọi tên Nhân rồi ồm chầm lấy con.    Nh́n mẹ, Nhân rưng rưng nước mắt.  Huyền gầy g̣, tóc đă bạc, khắc khổ tạc vào khuôn mặt cương nghị những nét đẽo của một định mệnh khắc nghiệt lạ lùng.  Đưa tay lên lau nước mắt, Huyền lại mím môi,  phản xạ vô điều kiện của một đời sóng gió. Nh́n quanh, Nhân không thấy U già. Cũng không Dao Ánh.  Chỉ bé Quỳnh từ bếp bước lên nhà trên.

      Huyền bảo bé Quỳnh đi ngay lên chợ Tân Định báo tin cho Ánh.  Dăm ba năm trở lại đây, Ánh tiếp tục bán thuốc tây.  Phần Huyền, nàng khai bệnh rồi rút ḿnh thu vào như loài nhím, tránh không quan hệ ǵ với bất cứ ai.  Nhân hỏi, Huyền báo U già đă qua đời năm kia, chôn ở nghĩa trang G̣ Vấp.  Nàng ngậm ngùi, dặn Nhân đợi đến ngày rằm sắp tới sẽ cùng lên thắp hương cho U và cho chú Hoàng.  Nhân ngạc nhiên nhưng ḷng chớm một chút vui.  Thế là mẹ đă giải được một nút thắt oan uổng xưa buộc đời mẹ vào đời chú. 

      Nhân lên pḥng.  Mẹ chàng vẫn để căn pḥng hệt như xưa, giữ rịt ngày tháng  trong một không gian đóng kín không mảy may thay đổi.  Chàng chợt thấy ḿnh trong gương.  Chồm đến gần nh́n vào, chàng dần dần nhận ra ḿnh và cảm thấy thương thân.  Dăm nét nhăn đă kéo đuôi mắt chàng về chân tóc ở thái dương, hai bên mép nét hằn chạy xuống cằm ghi dấu vết của cả một thời vắng những nụ cười. Không, Nhân tự nhủ, không làm ǵ chống được thời gian. Và căn pḥng của chàng dẫu không  thay đổi cũng chẳng  thể đánh lừa cái qui luật sinh tử vô thường. Huyền lên đứng sau lúc nào mà Nhân không hay. Cầm cho con một cốc nước, nàng đặt lên chiếc bàn xưa Nhân dùng làm bàn học, nhỏ nhẹ nói :

      -  Mợ thu xếp để con và Ánh ở pḥng này.  Bé Quỳnh xuống ngủ với bà.  Pḥng của Lương, nay mợ để bàn thờ...

Thật lạ, xưa nay mẹ có bao giờ đặt bàn thờ trong nhà đâu. Nhân nh́n, chưa kịp hỏi th́ Huyền tiếp :

      -  Con đi thắp hương cho những người quá cố với mợ...

Theo chân mẹ, Nhân bước vào.  Trên những cái kệ bắt vào tường, có ảnh bà ngoại, ảnh chú Hoàng, U già, mẹ của Ánh và một  người đàn ông lạ.  Ảnh màu vàng ố, là loại ảnh rất xưa được phóng lại, Nhân đoán là ảnh cha ḿnh.  Tin mẹ Ánh mất, chàng đă được báo gần ba năm, trước khi Ánh đi thăm nuôi ḿnh ở trại Vĩnh Quang.  Về Huế chôn cất cho mẹ, từ thuở đó Ánh không đặt chân trở lại. C̣n chú Hoàng ?  Nhân nhớ đến khi chú qua đời, đến đưa ma chú mà mẹ cũng không đi.  Mười hai năm liền, mẹ không nh́n mặt chú, coi như chú chết ngay từ lúc mẹ dọn nhà mang theo Nhân và Lương. Mẹ cấm cửa chú, chỉ để u già mang cơm nước cho chú từ ngày chú lâm bệnh. Tiếng thét của mẹ ‘’ Đàn ông chi mà vậy’’ thuở Nhân c̣n thơ lại văng vẳng bên tai.  Nh́n mẹ, Nhân hỏi, giọng dịu dàng.  Huyền buồn bă kể đó là năm Huyền được báo cha chàng sống chứ chẳng phải đă chết như chú Hoàng nói. Mắt nh́n xa xăm, Huyền chậm răi :

      -  Chú Hoàng đeo đuổi mợ từ năm 45, thời giành chính quyền.  Bà cô chú lừa mợ đi Nam để chú đi theo.  Sau khi biết không có Tổng Tuyển Cử năm 56, chú đợi thêm hai năm, nằng nặc đ̣i cưới mợ, bảo cha con đă chết rồi...  Mợ tưởng thật, về với chú th́ ba năm sau, ‘‘người ta’’  đến đưa cho mợ một bức thư của cha, nhưng là một bức thư giả mạo...  Cũng năm đó, ‘‘người ta’’ bỏ cha con vào tù, tội danh không có ǵ rơ ràng.  Con c̣n một người chú, tên Văn, hiện là linh mục Tín ở Hưng Nguyên.  Gặp chú, mợ biết cha được thả quí cuối năm 72.  Cái lư do ‘‘người  ta’’ bắt cha con đi tù là cha không theo ‘‘họ’’, chống lại việc giải phóng miền Nam bằng quân sự.  Cha chết, có lẽ chết v́ tuyệt vọng không thấy được  ḥa b́nh khi Mỹ tái oanh tạc miền Bắc.  Bà ngoại chôn cha, rồi vài tháng sau th́ đến lượt bà...

      Nhân ứa nước mắt.  Với cha và bà ngoại, thậm chí đến cái bóng Nhân cũng không có.  Nhưng mẹ ḿnh và chú Hoàng.  Cuộc đời cả hai bị xới tung lên, ngổn ngang, đổ vỡ là v́ sao?  Không cầm được ḷng, Nhân nghẹn giọng :

      -  Sao mà ‘‘họ’’ ác thế!  Ác thế để làm ǵ?

Huyền lẩm bẩm :

      -  Để làm ǵ?  Trước hết, là nhằm triệt tiêu tất cả những người kháng chiến cũ ‘‘họ’’ biết là đă rơ thủ thuật của ‘‘họ’’ nên có khả năng đối kháng.  Sau, như trường hợp mợ xung vào làm t́nh báo nội thành th́ như lên lưng cọp, chót cưỡi nên không có cách nào xuống được.  Nhưng đừng tưởng ‘‘họ’’ tin ḿnh.  Đến như Tư Trọng, Thiếu tướng và là Thứ trưởng Bộ Công An cũng bị tạm đ́nh chỉ công tác để điều tra.  Ngày ra Bắc, mợ sợ, không dám thăm hỏi ǵ!

Huyền thở dài, mắt nh́n ra xa.  Nhân lắc đầu, im lặng.  Th́nh ĺnh,  Huyền nghẹn ngào :

      -  Chính mợ, mợ cũng từng ác, rất ác,  ngay cả với chú Hoàng là người thực sự yêu thương mợ.  Mợ qui cho chú là thủ phạm khiến mợ phải chia ly với cha con, mất Dân và xa bà ngoại.  Cứ thế, mợ trút nỗi căm thù lên chú, năm này qua năm nọ...

      Huyền bật khóc, họng tắc lại không nói thêm được. Ḷng tràn thương xót, Nhân nhẹ nhàng nắm hai bàn tay mẹ. Từ trước đến nay, chàng chưa bao giờ thấy mẹ ḿnh khóc như vậy.  Nhân cảm thấy bất lực.  Ngay cả vỗ về mẹ, chàng cũng không biết làm thế nào, chỉ th́ thầm ‘’ Mợ cứ khóc, khóc cho hả mợ ạ!’’.  Lát sau, Huyền nói như nói với chính ḿnh :

      -  Cái ác song sinh với thù hận, đến từ sự thiếu hụt tâm linh v́ không có niềm tin vào một thế giới khác ở bên kia cuộc sống này.  Mợ đă xưng tội, và xin trở lại làm con chiên của Chúa Cứu Thế.  Từ khi ấy, mợ không c̣n hờn oán căm hận ǵ nữa mà chỉ  thấy ḷng xót thương vô hạn cho mọi con người, tất cả, không trừ một ai.

Không phải tôn giáo, Nhân thầm nghĩ, là cách duy nhất khôi phục tâm linh để con người trở lại làm người. Nhân từ tốn kể cho mẹ nghe chuyện Dự gấu thương mẹ thay trâu kéo cầy hay cô công an đa t́nh yêu anh cải tạo, rồi nói với giọng lạc quan :

      -  Con người vẫn cứ là con người...Yêu thương là một khả năng tự nhiên, khôi phục được ngay ở trong cuộc sống này chứ chẳng cứ cần niềm tin vào một thế giới khác !

Chàng lờ đi không kể cho mẹ nghe chuyến Lương đến thăm ḿnh ở trại Vĩnh Quang. Trong ḷng, Nhân rất sợ biết đâu mai này Lương lại sẽ không trở thành loại nhân vật lạnh như kim khí kiểu ‘’thép đă tôi thế đấy’’, tên một cuốn tiểu thuyết Liên Xô mà Nhân đă có dịp đọc trong những ngày tù tội.

*

 

      Nghe tiếng cửa sắt kéo lạch xạch dưới nhà, Nhân nhổm dậy, biết là Ánh về.  Chàng nhảy ba bước một, xuống đến tầng dưới khi Ánh vừa bước chân vào.  Bỏ mặc chiếc xe đạp cho bé Quỳnh giữ, Ánh chạy ào đến, miệng gọi, tiếng líu ríu vấp vào nhau như tiếng chim.  Nhân ôm chầm lấy Ánh, mặt úp vào mái tóc dài, tay vuốt ngấn cổ lấm tấm mồ hôi.  Ánh gh́ lấy Nhân như thể sợ Nhân lại biến đi. Nước mắt chảy dài trên má, cổ họng ậm ực ḱm tiếng khóc, nàng lẩm nhẩm ‘’ Lạy trời, lạy trời...’’. 

Huyền yên lặng đứng yên, vẫy bé Quỳnh rồi bảo :

      -  Bà cháu tôi vào bếp làm tí thức ăn. Chiều nay, ăn cơm không độn, tí nữa đi chợ xem có mua được th́ làm bát canh Thiên Lư nhé...

Nắm tay Nhân, Ánh bước lên cầu thang, tay kia lau nước mắt, nghẹn giọng :

      -  Bữa ni mới được khóc, tưởng hết nước mắt rồi!

Nhân theo chân Ánh như đi trong một cơn mộng du.  Lên đến cửa pḥng, Nhân không nhịn được, xoay Ánh lại, hôn vào mặt, ngoạm vào môi như một kẻ chết đói sống lại vục mặt để ăn, để uống. Người run rẩy tựa lên cơn sốt, Nhân tưởng như ngày nào chàng ghé Huế, đi với Ánh lên lưng núi Tam Thai lộng gió, nh́n về Thành Nội chập chờn trong màu nắng nhạt nḥa. Chàng ṿng một tay ôm riết lấy Ánh, tay kia đưa lên vuốt ve khuôn mặt Ánh căng ra đón đợi.  Nhân đê mê, không  ḱm hăm, quần ướt dầm dề.  Cái sức thanh xuân đầy nhựa sống tràn ra, hối hả bù cho những tháng năm tù ngục mùi ẩm ướt bốc lên từ nền đất lạnh đă đẩy mùi lông tóc đàn bà vào một góc nhập nḥa trong trí nhớ.

      Ánh th́ thào, mắt ngước nh́n Nhân, tṛn và sâu, lấp lánh tựa những v́ sao một đêm tối trời :

      -  Để em tắm cho anh!

 

Nhân bật cười, nhớ lại là chàng chưa tắm rửa ǵ bốn năm ngày qua, râu ria lởm chởm chẳng khác loài sơn nhân lạc vào phố thị.  Ánh đi nấu nước sôi.  Trên lầu, nước rô-bi-nê chảy vào bồn tắm, tóc tách nhỏ một gịng yếu ớt măi vẫn chưa được lưng bồn. Ánh đổ nước, bắt Nhân ngâm người vào bồn.  Như một đứa trẻ, Nhân để Ánh kỳ cọ, nâng niu, mơn trớn.  Người doăi ra, những  bắp thịt chùng xuống, chàng có cảm giác như bé lại, bé đến độ thành một chiếc bào thai, bốn bề được bảo bọc trước khi phải mở mắt vào đời.  Th́nh ĺnh, Ánh cởi toang áo.  Nhân kéo Ánh, mặt áp vào bầu vú, mũi hít mùi ngây nồng từ da thịt đàn bà bốc lên hăng hăng kích thích. Hai người cuộn lấy nhau. Từ ngày nhận làm vợ Nhân, Ánh vẫn chưa được một lần gần gũi thân xác. Dẫu yêu Nhân từ ngày c̣n là một thiếu nữ, đối với Ánh, Nhân trừu tượng, chưa bao giờ là da là thịt. Ánh nửa thèm muốn, nửa sợ như sợ một cuộc đi chơi trên những nẻo đường nàng c̣n lạ lẫm.  Nhân bế thốc Ánh lên, tay kéo chiếc quần Ánh xuống. Chàng đẩy cho Ánh dạng chân ra, úp mặt vào khoảng đất trời lẫn lộn, mắt nhắm nhưng vẫn thấy đủ bảy sắc cầu vồng trong thiên thể màu bích thạch, xanh và sâu, sâu đến vô cùng. Như phản xạ, Nhân bế đặt Ánh lên bụng ḿnh. Chàng cảm thấy được bao bọc, ấm áp,  trong chuyển động bập bềnh tự nhiên khiến người rướn lên trong tiếng Ánh thở hổn hển,  thở mỗi lúc một gấp gáp cho đế đến khi Ánh buột miệng kêu :

      -  Trời ơi!  Chết mất, chết thiệt...

Dưới bếp, bé Quỳnh nhớn nhác, hỏi : ‘’Bà ơi, mẹ cháu... có chuyện chi vậy? ’’. Quá khứ bỗng ập về.  Huyền nhớ lần đầu ḿnh trở thành đàn bà trong một căn nhà nửa đă sập v́ pháo của chiến hạm Pháp bắn vào từ cảng Hải Pḥng. Thật lạ, chuyện thân xác khi đó xảy ra rất tự nhiên, không toan tính, nghĩ ngợi. Và nhất là, dẫu có chết khi đó, Huyền cũng vẫn cảm thấy toại nguyện.  Nàng hy vọng cho Ánh trưa nay cũng thế.  Nhưng nàng thành khẩn mong cho Nhân không phải sống cái kiếp của Chính, người đàn ông nàng đă trao thân trong khi chiến trận lan ra như một đám cháy. Huyền cười, dịu dàng, vuốt tóc bé Quỳnh :

      - Không có ǵ cả!  Hai bà cháu đi chợ nhé.

 

      Bữa cơm chiều có canh Thiên Lư.  Bữa cơm xum họp không độn ḿ, êm ấm như trong  một  giấc mơ thần thoại.  Nhân ngồi cạnh bé Quỳnh, hỏi chuyện học hành, gắp thức ăn cho và bảo Quỳnh gọi ḿnh bằng cha.  Huyền nói, giọng thúc giục :

      -  Con và Ánh  nhớ ra làm thủ tục kết hôn, khai lại khai sinh cho Quỳnh, đừng chậm trễ!

Nhân hơi ngạc nhiên thấy mẹ vội vă, nhưng không hỏi ǵ.  Huyền  bảo bé Quỳnh, ‘‘Bé nay ngủ với bà, nghe không’’.  Nó gật đầu, hơi tủi thân, biết rồi đây nó sẽ phải chia xẻ mẹ nó cho Nhân.

Buổi tối, thành phố lại cúp điện.  Nhân th́ thào vào tai Ánh:

      -  Thế mà lại hay!  Ta đi ngủ sớm.

Đêm trăng sáng lụa là nửa hở nửa che ân ái ở thế gian dưới này chập chờn trong ánh đèn đêm.  Ánh và Nhân bước ra sân thượng.  Đứng cạnh ḥn non bộ nay xanh rêu v́ không ai chăm sóc, Nhân nh́n sang nhà ga xe lửa.  Những toa tầu xếp dọc đường rầy nhô cao như chiến hào một thời dọa dẫm.  Chênh chếch, mái nhà thờ Huyện Sĩ nghễu nghện, cây thánh giá vẫn vụt lên trời cố giữ cho bằng được sự có mặt của  một cái ǵ khác với cuộc sống nghiệt ngă thách đố trên mặt trái đất.  Gió lành lạnh.  Mây ở đâu đến che ánh trăng, nh́n tựa như dát bạc vào bầu trời mênh mông.  Kéo sát Ánh vào người, Nhân th́ thào, như ngày gặp Ánh  ở trại cải tạo ‘’ ... anh yêu em, anh yêu em ‘’.  Gục vào vai Nhân, Ánh bỗng tin vào hạnh phúc là điều có thể cho một ngày sẽ đến.  Hai người  d́u nhau vào, nằm cạnh nhau, để ánh trăng lọt qua chấn song làm đèn cho đêm tân hôn sau sáu năm thành vợ chồng.  Họ không ngủ.  Yêu nhau xong, họ thiêm thiếp nằm ôm nhau, tỉnh ra họ lại gh́ lấy nhau, lại yêu nhau, cứ thế cho đến khi trời sáng.

 

*

 

      Bước vào con đường quen thuộc dọc bến Vân Đồn, Dũng thấy chân nặng ch́nh chịch. Nỗi lo âu khiến chàng gần như tê liệt. Con đường vẫn thế, nhà cửa xơ xác hơn đôi chút và cái xe của ông già ḿ Quảng vẫn ở ngă ba rẽ vào hẻm nhà chàng. Nh́n xuống rạch, thuyền cắm san sát, loáng thoáng bóng người. Dưới nắng, mùi kinh rạch bốc lên, gió thốc vào mũi đến lợm giọng. Trên lộ, nay chỉ có xe đạp. Như những con thoi, xe ngược xuôi, lấn nhau cướp đường.  Thỉnh thoảng mới thấy một chiếc Honđa, vừa phóng vừa bấm c̣i inh ỏi.

      Căn nhà Dũng đă ở trong tầm mắt. Cửa ra vào nay sơn lại, màu xanh đậm, cửa sổ ở bên khép kín. Xế trưa, chắc là trẻ con đi học cả.  Dũng thầm tính, hai thằng con trai bây giờ đứa mười một, đứa lên tám.  H́nh ảnh chúng là bức ảnh Dũng nhận được cách đây bốn năm.  Hẳn chúng nay lớn hơn, nhưng Dũng sẽ nhận ra. Dũng ngần ngại một lúc, không suy tính ǵ được, đầu rối bù lên.  Ba năm không thư từ của vợ, chàng thầm nhủ, có hai khả năng. Một là nàng mang con vượt biên, nhưng chắc thế là đă bỏ ḿnh trong sóng gió. C̣n hai, là nàng không chờ đợi nữa, đă gán phận ḿnh vào một người đàn ông khác.  Dũng phân vân, cuối cùng chàng hy vọng khả năng thứ hai.  Dù ǵ, cái gia đ́nh dẫu tan tác nhưng sống vẫn hơn chết.

      Dũng mon men lại gần ông già bán ḿ Quảng, đợi xem ông có nhận ra ḿnh không. Ông hấp háy nh́n, hỏi ‘’ Nị ăn một tô?’’.  Dũng gật.  Lẳng lặng gắp ḿ, Dũng cố nuốt, chỉ mong ông già nhận ra người ngày xưa ông gọi bằng ‘‘thầy ba ca sĩ’’. Nhưng không.  Ông lẳng lặng ngồi xuống chiếc ghế xếp, mắt nh́n ra rạch. Dũng cất tiếng, dè dặt ‘’... ông bán ḿ ở xóm này lâu chưa?’’. Ông già không quay lại, đáp ‘’ Lâu chứ, ngổ pán ở đây mười lăm năm rồi’’. Dũng đánh bạo ‘’ Nị có biết thầy ba ca sĩ không?  Ngổ là bạn, biết nhà trong xóm nhưng không biết là nhà nào’’. Ông già chỉ tay ‘’ Kia ḱa, căn thứ ba đó.Nhưng cổ biểu thầy ba chết rồi’’. Dũng hỏi ‘‘Cổ là ai?’’. Khịt mũi, ông già lẩm bẩm ‘‘Th́ vợ thầy ba đó. Giờ cổ có chồng mới rồi a ’’.

      Dũng quanh quẩn một lát, không biết làm ǵ, lững thững đi về phía cầu Chương Dương rồi lang thang vào Chợ Cũ.  Nắng sắp tàn, chợ về chiều buồn như cảnh những cuộc đời chực khép lại.  Đợi đến tối mịt, Dũng quay lại nhà ḿnh. Rón rén như một tên ăn trộm, Dũng nhô lên nh́n qua cửa sổ, tai nghe tiếng chuyện tṛ bên trong.  Niềm ao ước độc nhất của Dũng là nh́n thấy hai đứa con.  Nhưng Dũng chỉ thấy vợ ḿnh nhấp nhổm, chửa vượt bụng, nặng nề đi lại.  Th́nh ĺnh, có tiếng chó sủa.  A, đó là con chó mười năm trước Dũng nhặt ở Cầu Kho về.  Khi đó, con chó gày nhom, ghẻ lở đến không một ai muốn đem thịt.  Dũng tắm rửa cho nó, nuôi cho ăn, đặt tên ‘’chó con’’ để nó bầu bạn với đứa con đầu ḷng Dũng tŕu mến gọi là ‘’chó lớn’’.  Có tiếng suỵt chó, rồi tiếng chân đi ra ngoài.  Dũng thót bụng, lủi vào bóng tối như phản ứng tự động của những sinh vật yếu đuối bị xua đuổi.  Một người đàn ông hé cửa, nh́n ra, rồi lại khép cửa lại.  Con chó ư ử kêu, thỉnh thoảng lại sủa lên, đầu đập nhẹ vào cánh cửa như muốn ra ngoài.

      Dũng ṃ đến chợ Xóm Chiếu gần nhà. Sau giờ giới nghiêm, không c̣n một bóng  người ngoài đám phường đội có nhiệm vụ an ninh thỉnh thoảng đi ngang, thuốc lá bập đỏ và chuyện tṛ chửi tục luôn miệng. T́m một cái sạp hàng, Dũng chui xuống dưới, tay nải kê xuống dưới đầu làm gối, cố chợp mắt. Mùi hôi thối tanh tưởi thoảng lại. Buồn nôn, Dũng bụm mũi, chờ cho đến sáng.  Khi nghe tiếng chân đi, Dũng choàng dậy. Ra đến đầu hẻm, ông già ḿ Quảng đang đẩy xe tới, chén bát kêu lách cách đánh nhịp.  Dũng t́m một gốc cây, ngồi đó chàng nh́n thấy cửa nhà ḿnh.  Dựa vào thân cây, Dũng căng mắt đợi.  Đường phố đă có người qua kẻ lại.  Dũng thu ḿnh, chỉ sợ những người hàng xóm ngày xưa có thể nhận ra ḿnh.  Cửa nhà chàng mở, con chó chạy ra, lủi vào cái ngách bên cạnh. Rồi một người mặc đồng phục công an giắt chiếc Honda ra.  Theo sau, hai đứa trẻ.  Và cuối cùng là vợ chàng, tay móc xích sắt chung quanh cửa rồi bấm chiếc khóa đồng.  Hai đứa trẻ, cổ quàng khăn đỏ, tay cắp cặp đi  dọc con rạch.  Vợ chàng ngồi lên yên sau Honda, ṿng tay ôm bụng anh công an.  Tất cả vụt hiện, vụt biến.

      Dũng chạy theo hai đứa con.  Chúng vừa đi, vừa chỉ trỏ, không biết đang nói ǵ với nhau.  Bắt gần kịp, Dũng mới tự hỏi, đuổi theo làm ǵ ?  Lẽo đẽo theo sau, Dũng cứ thế bước cho đến khi hai đứa trẻ gần đến cổng tường có cái tên dài thườn thượt: Trường cấp I Nguyễn Tất Thành.  Dũng hốt hoảng kêu, ‘’ Đợi, đợi một chút...’’.  Hai đứa trẻ quay lại. Dũng đến gần, luống cuống không biết nói ǵ.  Thằng bé lớn nh́n Dũng, hỏi :

      -  Chuyện chi vậy chú?

      -  A... không có chi!  Chỉ muốn hỏi thăm mấy... cháu một chút!

Gọi con bằng cháu, Dũng thấy ruột xót như sát muối.  Nh́n chúng ngước lên nh́n chờ đợi, Dũng nói đại :

      -  Trụ sở Công an phường ở chỗ nào?

Thằng nhỏ mau miệng :

      -  Phường th́ cháu hổng biết, nhưng công an quận tư th́ hổng xa. Ba cháu công tác ở đó, cháu rành mà.  Chú đi đường này, qua ngă tư quẹo trái, gần nhà Lưu Niệm Bác Hồ là tới.

      Bàng hoàng nghe con gọi ḿnh là chú, Dũng thực sự thấy ḿnh mất hết.  Ba nó, nay là ông công an quận IV, nào đâu có là chàng.  Chàng đă chết. Vợ chàng nói vậy, đến cả ông già ḿ Quảng cũng biết.  Ngơ ngẩn, chàng đi ngược lối cũ, nước mắt ràn rụa ứa ra, biết là đă lỡ làng hết cả rồi, chẳng c̣n có ǵ để cứu văn.

      Quay lại gốc cây, Dũng ngồi dựa ḿnh vào, mắt nhắm lại.  Một lát, chợt chàng thấy tay ḿnh âm ấm, tai nghe tiếng hinh hích như khóc. Mở mắt ra, ‘‘chó con’’ đang liếm tay, đầu chúi vào ḷng Dũng.  Mắt nó kéo màng không c̣n thấy ǵ, nhưng khứu giác vẫn khiến cho nó nhận ra chủ cũ. Dũng ôm nó, tay vuốt lưng, lông rụng ra từng mảng.  Chàng bùi ngùi, hỏi nhỏ ‘’ Mày chưa chết hả, ‘‘chó con’’...’’,  và chưa bao giờ tủi thân ḿnh như lúc này.  Ông già ḿ Quảng ngồi chứng kiến từ đầu chí cuối cảnh con chó ra nhận chủ.  Lẳng lặng, ông bỏ hai vắt ḿ vào tô, chan nước, bưng lại cho Dũng, nhỏ nhẹ ‘’ Thầy ba ăn đi, ngổ mời nè’’. Th́ ra ông ta cũng đă nhận ra Dũng.  Cầm lấy tô ḿ, Dũng hỏi. Ông đáp ‘’ Ngổ bữa qua thấy nị giống giống thầy ba, nhưng hổng chắc. Nhưng ngổ nói đúng đó, thầy ba chết rồi, nị hà!’’.

 

      Dũng bị gậy đi t́m nhà Sư huynh, cũng ở Khánh Hội.  ‘‘Chó con’’ vẫn cứ kêu hinh hích đi theo, Dũng phải đuổi măi nó mới ngừng chân. Nh́n theo cho đến khi Dũng khuất bóng, nó  ư ử rên rồi lủi thủi lê bước về.  Khi bấm chuông, hai đứa con Sư huynh ùa ra mở cửa.  Lát sau, Sư huynh lên.  Chỉ nh́n Dũng, Sư huynh đă đoán được hết, nói ngay :

      -  Đă bảo cung Thê cậu không đẹp lắm.  Nhưng cung Nô và cung Di th́ tốt, tốt lắm.  Năm Hợi của cậu th́ muốn ǵ được nấy, chẳng có chi phải lo cả!

Trong trại, bạn tù đều hiểu xem Tử Vi là một cách Sư huynh dùng để giữ tinh thần cho mọi người.  Nhưng thật lạ, chuyện đồi trẩu trụi lá và tù được phóng thích là lời tiên tri đă kiểm nghiệm.  Dũng vừa ngồi xuống chiếc ghế Sư huynh kéo th́ không c̣n chịu thêm được, ôm mặt khóc ̣a lên, vừa khóc vừa kêu ‘‘Giời ơi, sao hành nhau thế hả giời!’’.

 

*

 

      Giáp Tết lần thứ tám từ ngày Giải Phóng, Ánh mua một cành mai mang về, vui vẻ bảo ‘’Trông cho nó ra năm mới’’. Thật ra, ba năm vừa rồi, đúng như Nhà Nước nói đi lập lại, phải thắt lưng buộc bụng. Cải tạo công thương nghiệp, đổi tiền rồi vượt biên ‘’bán’’ chính thức nhằm lấy vàng bỏ vào ngân quĩ không vực được một chính quyền lao đao không biết làm ǵ để thực sự tiến lên xă hội chủ nghĩa.  Những anh hùng thời này là những cán bộ ‘‘phá rào’’.  Ở đồng bằng sông Cửu Long, họ tiếp tục nới rộng khoán sản phẩm trong nông nghiệp,  đề nghị kinh tế năm thành phần, chấp nhận kinh tế tư nhân là một, nhưng chưa dám đề cập đến quyền tư hữu. Nhưng chính quyền Trung Ương tiếp tục ngăn sông cấm chợ.  Dân chúng Sài G̣n vẫn ăn độn, khi bo bo, khi ḿ hột.  Nghị quyết ‘‘giá - lương - tiền’’ không ra đâu vào đâu, chẳng giải quyết ǵ, chỉ gây thêm rối.  Cán bộ cao cấp kêu ‘’ Cái khó bó cái khôn. Nhưng đừng quên tiềm lực của đất nước là  tài nguyên với rừng vàng, biển bạc. Con người th́ thông ḿnh, cần cù...’’.  Tương lai tít tắp xa ngời ánh hoang tưởng những lời hứa suông của một thời cứ măi măi trước mặt. 

 

      Nhân nâng cành mai, loay hoay cắm vào chiếc b́nh cao cổ, loáng thoáng nghe tiếng đập cửa.  Ánh ra, lát sau vào bếp, giọng tinh quái :

      -  Có cái cô nào đang hỏi anh ngoài kia!

Bước chân lên nhà trên, Nhân bỡ ngỡ một lát rồi nhận ra Mai.  Bỏ trang phục công an, nàng nay mặc áo hoa, mang quần ḅ, mặt đánh chút phấn, môi thoa son đỏ chót, nh́n chẳng thể đoán đây là cô cán bộ mới vài tháng trước c̣n ở bệnh xá một trại tù heo hút.

      -  Chào cán bộ, Nhân nói, giọng máy móc.

      -  Trời, cán bộ chi mà cán bộ.  Em đi phép vào miền Nam ăn Tết với gia đ́nh, đến thăm anh...

      -  ...và hỏi xem nay Dũng ở đâu, phải không? Nhân ngắt, giọng hóm hỉnh.

      Nh́n Mai gật đầu, Nhân hồi tưởng đến người bạn tù không may mắn.  Dũng về Sài G̣n, tŕnh diện với công an phường, và trở thành kẻ vô gia cư v́ vợ Dũng khai chồng chết để tái hôn. Chuyện rối như ḅng bong, công an phường bảo ‘‘Chúng tôi chẳng biết là anh đi cải tạo về hay anh chết rồi sống lại, nhưng chắc chắn không để anh vào hộ khẩu ở địa chỉ nhà anh v́ nay nhà có chủ mới rồi’’.  Dũng biết đám công an bao che cho nhau, nhờ Sư huynh gặp vợ cũ ḿnh, điều đ́nh xin ba cây vàng đổi căn nhà để lấy tiền đi vượt biên. Năm 83, giá đi bán chính thức đă xuống, không c̣n cao như giá những năm đầu, từ mười sáu, xuống mười hai, rồi mười, rồi tám, rồi sáu cây một đầu người... Thật oái oăm, anh chồng mới - Đại úy công công an quận IV -  cho tay chân ŕnh, ập vào bắt Dũng và kết tội ‘‘tống tiền’’ khi Dũng chỉ mới chạm tay vào vàng, miệng đă định cám ơn vợ.  Giải pháp công an đề nghị rất gọn, ‘‘...tha tội tống tiền’’, nhưng Dũng phải làm giấy xin đi kinh tế mới, nếu không sẽ truy tố cả Sư huynh, người đứng làm trung gian,  ắt là đồng lơa.

Mai ngập ngừng, gặng :

      -  Anh cho em địa chỉ, em tới thăm anh ấy!

Kể sơ qua những khó khăn của Dũng, Nhân ghi vào một mảnh giấy địa chỉ ở Trảng Bon, Tây Ninh.  Mai cám ơn Nhân, gửi lời chào Ánh rồi tất tả đi ngay.  Nhân nh́n Ánh, giọng buồn buồn :

      -  Cô công an đa t́nh anh kể cho Ánh nghe đấy!  Cô ta là con cán bộ tập kết.  Vào Nam ăn Tết với gia đ́nh nhưng chắc sẽ đi t́m Dũng!

      -  T́nh là dây oan mà! Ánh cười, mắt tinh nghịch.

Đúng lúc đó, Huyền đi chợ về. Nghe câu Ánh nói, Huyền lẳng lặng quay đi giấu nỗi xúc động bất ngờ ập đến. Đưa tay xách giỏ cho Huyền, Ánh giả giọng làm vui, khoe :

      -  Mợ ạ ! Tết năm nay cả nhà đoàn tụ. Con mua một cành mai đấy...

Huyền gượng cười :

      -  Chỉ thiếu Lương!  Chợt nhớ ra, Huyền bùi ngùi, và thiếu cả Dân và Thắm,  rơ thật khổ!

 

*

 

      Mồng 3, Nhân đạp xe đến chúc Tết Sư huynh.  Từ ngày về Sài G̣n, Sư huynh lại đi đá gà giải khuây sau khi làm đủ thứ giấy tờ, kể cả đơn xin đoàn tụ gia đ́nh với hai đứa con đă di tản qua Canada ngay từ năm 75.  Sư huynh nói như đinh đóng cột ‘‘gia đ́nh ḿnh sẽ đi năm sau!  Tiểu hạn của hai vợ chồng đều vào cung Di.  Lá số ḿnh có Thai - Tọa, c̣n lá số vợ th́ giáp Quang - giáp Quí.  Tam Thai - Bát Toại là ngồi vừa thư thả vừa vững vàng, thế th́ chỉ có đi bằng máy bay mới vậy!’’

      Nhân đang dựa xe đạp vào tường, Sư huynh mở cửa bước ra.  Vẫn cứ với nụ cười lạc quan, Sư huynh bảo ‘‘Đem vào trong nhà, bây giờ xểnh một cái là ăn cắp’’ rồi tự tay giắt xe, miệng vui vẻ hỏi thăm.  Nhân kể Mai đến hỏi địa chỉ của Dũng, đùa ‘‘...chắc hai anh chị đang ḥa hợp ḥa giải tới nơi tới chốn, bác ạ’’.  Sư huynh bật cười, hỏi Nhân gần đây có gặp Thưởng không.  Trong số bạn tù, có lẽ trường hợp Thưởng là bi thảm ngoài sức tưởng tượng của mọi người.

      Nhà cao cửa rộng hiến cho Cách Mạng, mẹ vợ, vợ Thưởng và hai đứa con đi kinh tế mới theo lời khuyên của ông Thứ Trưởng khiến Thưởng gần như phát điên trong trại Vĩnh Quang.  Khi đó, Thưởng thư cho vợ, bảo khi nào chưa về lại Sài G̣n lo cho hai đứa con được học hành th́ đừng liên lạc ǵ nữa.  Vài tháng sau, Thưởng nhận được thư báo thằng con lớn chết.  Không ăn không ngủ ba ngày ba đêm, Thưởng bó gối, mắt mở trừng trừng, chẳng nói năng ǵ.  Sau giờ lao động, Sư huynh và Nhân rón rén đến ngồi gần, chia xẻ nỗi đớn đau của Thưởng trong im lặng. Thưởng như ngọn nến bập bùng trước gió, đến ngày thứ tư th́ quị.  Bạn tù có gạo nấu cháo đổ cho Thưởng.  Sư huynh nói những lời chí t́nh về sự sống. Cha Thuận cũng đến bên cạnh Thưởng, tay lần tràng, miệng ŕ rầm đọc kinh. Nhân làm phận sự bác sĩ, nhưng chẳng có thứ thuốc nào chữa được tuyệt vọng, thứ bệnh nan y chỉ Thượng Đế mới có cách cứu giải.  Dũng vốn bộc tệch bộc toạc, vuốt tóc Thưởng, thốt ‘’ Anh phải sống cho thằng bé con chứ!’’.  Câu nói đó đă vực Thưởng dậy.

      Về Sài G̣n, Thưởng lần đến Ngă Năm B́nh Ḥa, nơi mẹ vợ Thưởng sang được một căn nhà vách đất sau khi rời khu Kinh Tế mới ở Bảo Lộc. Đưa thằng bé ra Hà Nội sống với ông ngoại để hy vọng tránh được việc bắt thanh niên đi nghĩa vụ, hai mẹ con quay lại miền Nam, buôn bán lặt vặt ở chợ Bà Chiểu độ nhật.  Đùng một cái, tin như sét đánh, thằng bé em trốn qua Lào, bị bắn chết khi vượt biên. Ông Thứ Trưởng nhận xác cháu, chôn cất xong th́ xin từ nhiệm.Vợ Thưởng treo cổ, mắt trợn trừng, hốc mắt máu đổ ra ḷe loẹt không đông lại được. Từ đó mẹ vợ Thưởng phát điên, cứ thấy đàn ông đi qua là bà qú xuống vái, miệng kêu ‘‘Lạy mấy ông, chừ tha cho tôi’’. Bà không nhận được con rể khi Thưởng về, thấy Thưởng như thấy người dưng, qú xuống lạy và kêu ‘’...chừ tha cho tôi!  Chừ tha cho tôi!’’.  Biết vợ và thằng con c̣n lại đă chết, Thưởng chẳng tha thiết ǵ đến sống, nhưng lại không đành bỏ bà mẹ vợ điên dại. Muốn đi sang Pháp, đối với Thưởng không khó. Chàng vẫn c̣n quốc tịch Pháp và gia đ́nh ở Paris giục thế nào Thưởng cũng không đến Lănh Sự Quán Pháp để xin đoàn tụ. Thưởng - kẻ đă một thời kinh điển đầy ḿnh, luận án cao học chủ đề là ‘’ Phủ định của phủ định : tiến hóa trong quá tŕnh biện chứng Mác-xít’’- đang thập tḥ ở ngưỡng cửa vô sản.  Hiện nay, sắm được một chiếc bơm xe đạp, một mỏ lết, hai cái ḱm, một cái búa... Thưởng ngồi vá xăm lốp ở đầu đường.

      Nghe Sư huynh hỏi, Nhân đáp hai tháng nay không gặp Thưởng.  Sư huynh rủ, ‘‘Hai anh em ḿnh đến thăm anh ấy đi’’. Đến nhà, Thưởng không có đó.  Bà mẹ vợ Thưởng chỉ c̣n da bọc xương, tóc trắng xác xơ, qú xuống, miệng móm mém thều thào ‘’...lạy mấy ông chừ tha cho tôi’’.  Sư huynh chép miệng, kéo Nhân đến nơi Thưởng thường ngồi vá xe. Vẫn cái thế ngồi chân co đầu gối lên, Thưởng nh́n bạn, mắt lạnh lẽo vô cảm.  Sư huynh chúc Tết :

      -  Này năm mới, tớ chúc cậu tỉnh ra nhé!  Năm Dậu thường là năm lắm biến cố, không tỉnh th́... chỉ có toi!

Tưởng rằng vẫn ngậm miệng như thường lệ, nhưng Thưởng đáp, cũng bất ngờ không kém :

      -  Toi được, tôi toi ngay.  Gia đ́nh tôi đi sang Pháp, cho nên mẹ vợ chẳng khác ǵ mẹ đẻ...  Thưởng cầm lấy búa gơ nhè nhẹ vào ḱm như đánh nhịp.  Lát sau Thưởng thẫn thờ tiếp – Chính tôi bảo cháu sang Lào.  Nó chết, v́ tôi.  Rồi vợ tôi tự tử, cũng lại v́ tôi.  Mẹ vợ có mệnh hệ nào khi tôi toi th́ hóa ra tôi sát nhân ba lần, mà toàn là giết những người thân...  Thế th́ tôi là cái giống ǵ?

 

      Ba người bạn tù lại im lặng.  Ngoài đường, ngày Tết nên vắng vẻ.  Để phá cái không khí ngột ngạt, Nhân kể chuyện ḿnh có đứa em tên Lương cũng đang ở Paris.  Lương làm đơn bảo lănh, nhưng hiện chỉ có tên mẹ Nhân và Nhân, chuyện kết hôn với Dao Ánh nhùng nhằng giấy tờ vẫn chưa xong.  Nhân nói :

      -  Tôi chỉ muốn mẹ tôi đi.  Phần tôi, ở lại cũng không sao.  Bệnh viện B́nh Dân đă cho tôi làm trợ y, trong khi chờ đợi ‘‘họ’’ thẩm định lại khả năng hành nghề bác sĩ...

Đắn đo, Nhân nh́n Thưởng, tiếp :

      -  Khi đó, tôi có thể chẩn bệnh bà cụ mẹ vợ anh, và yêu cầu gửi cụ vào nhà thương Biên Ḥa, nơi có thể chăm sóc cụ...  Phần anh, theo tôi th́ anh cứ liên lạc với Lănh Sự Quán Pháp, đă đi ngay đâu mà ngại.  Ḿnh sửa soạn, và đến lúc có thể yên ḷng đi th́ đi...

Thưởng cười nhạt, ngắt :

      -  Để xem...  Nhưng hỏi các anh, đến sống mà tôi c̣n không thiết th́ đi để làm ǵ?

Sư huynh vỗ vào tay Thưởng, hỏi :

      -  Xưa trong trại cải tạo, cậu có nhớ đă nói ǵ với tôi không?

      -  ???

      -  Cậu bảo cậu phải sống để ra tù, cậu sẽ bỏ thời gian nghiên cứu và viết lại Mác-xít cho người Việt Nam, v́ cậu thấy cái guồng máy quyền lực miền Bắc chẳng Mác-xít, mác xiếc ǵ cả.  Cậu cho rằng guồng máy đó chỉ thuần toàn trị, kiểu theo cái bà tên... Hannedth... nói th́ phải!

Bật lên cười, một ánh lửa bốc cháy trong khóe mắt.  Nhưng chỉ tích tắc ánh lửa đó lại tắt ngúm.  Thưởng buồn bă :

      -  Trước đây có Trần Đức Thảo, một triết gia danh tiếng, đă thử làm cái điều ấy theo cách ông nh́n, và kết cục là người ta lấy c̣ng kẹp miệng ông lại ba mươi năm, các anh ạ!  Chữ và nghĩa không đổi đời ngay được.  Đương cự với sự ngu xuẩn dưới thế, đến Thượng Đế cũng bất lực, đành vứt lên Thiên Đường những viễn mơ...

Nắm tay Nhân và Sư huynh, Thưởng ngậm ngùi :

      -  Chúng ta tự ḿnh đánh mất địa đàng, và dần dần đánh mất chính chúng ta.  Họa hoằn, trong mong manh tôi thấy c̣n con người.  V́ thế... xin cám ơn các anh có ḷng đến với tôi.  Điều này, sống hay chết, tôi cũng sẽ ghi nhớ!

 

*

 

 

      Chiếc xe Jeep mang phù hiệu công an xịch lại đỗ đầu ngơ.  Hai người nhảy xuống, một mặc thường phục, người kia vận quân phục mũ cát-két trên đầu.  Họ gơ cửa, Huyền ra mở, reo :

      -  Dũng hả?

Thời gian vô gia cư, Dũng thỉnh thoảng về trú ở đây, có khi ở cả tuần.  Thấy người đi kèm, Huyền thót bụng, lùi một bước.  Trước thái độ Huyền, Dũng trấn an:

      -  Thưa bác, bạn cháu xưa đă đến nhà đây t́m địa chỉ cháu, bác đừng ngại.

Lúc đó, Nhân ở dưới nhà bước lên.  Nh́n Mai trong trang phục công an, Nhân ngại ngùng.  Mai chào rồi ngượng nghịu :

      -  Em ăn mặc thế này đi với anh Dũng mới an toàn, không bị hỏi giấy!

      Nh́n chiếc xe đậu đầu ngơ, Nhân đoán có lẽ Mai là con của một vị quan chức ngành công an ở Bà Rịa, nhưng không tiện hỏi.  Sau khi gặp Nhân, Mai đi thẳng lên Trảng Bon gặp Dũng.  Về Bà Rịa mồng hai Tết, Mai mang xe công an lên đón Dũng về, thề là không sống nếu phải xa Dũng.  Là con một, cha mẹ Mai nuông chiều quen, cuối cùng không muốn cũng phải chịu.  Bạn bè nàng, phần lớn cũng dân tập kết và được đào tạo trong ngành công an, đă khuyên nàng nên rời miền Bắc. Nhưng gặp được Dũng, nàng mới biết Dũng nằng nặc đ̣i vượt biên. Nắm chặt lấy tay Dũng, Mai quyết liệt nói, sống chết phải có nhau. Sau đó, Mai nói với cha mẹ hiện đang công tác ở Tỉnh Ủy. Cha Mai bảo, tao từ mày! Mẹ Mai khóc, nhưng chỉ phản đối yếu ớt.  Lần này về Sài G̣n, Dũng định thăm bè bạn lần chót, nay mai sẽ lên đường ra biển. 

      Khi chỉ c̣n Nhân tiếp chuyện, Dũng hỏi ngay :

      -  Gia đ́nh cậu muốn đi, Mai và tôi sẽ lo.  Đi thế này, là đi ‘‘bán’’ chính thức, không sợ bị bắt, không sợ tù tội!

Mai vội đỡ lời :

      -  Công an Bà Rịa họ lo giùm hết phần băi bến. Chi phí cho thuyền, xăng nhớt... là hai cây một đầu người!

Nhân nghe Dũng và Mai nói, ḷng không khỏi hoang mang.  Đây không phải là lần đầu Nhân nghĩ đến chuyện vượt biên.  Hồ sơ bảo lănh của Lương chưa đâu vào đâu, nhất là v́ giấy tờ của Ánh và bé Quỳnh.  Dẫu không nói ra miệng, trong ḷng Nhân quyết là không bao giờ để  Ánh và bé Quỳnh ở lại.  Mặt khác, nếu không có Nhân, chẳng chắc mẹ sẽ chịu đi. Thương mẹ cả một đời vất vả, Nhân chỉ muốn làm sao cho mẹ được hưởng an b́nh trong những năm cuối đời, qua sống với Lương vừa lập gia đ́nh tháng trước.  Phần chàng, chàng không muốn nhờ vả ǵ em, nhất là khi nhớ lại lần Lương thăm ḿnh ở Vĩnh Quang, lạnh lùng và nguyên tắc c̣n hơn cả đám quản giáo.

 

      Đêm hôm đó, Nhân trằn trọc đi ra đi vào.  Bước lên sân thượng, Nhân nh́n trời mông lung, ḷng ngổn ngang trăm mối. Ánh theo ra, dịu dàng hỏi. Nhân kể lại buổi thăm viếng của Dũng và Mai, cũng như nỗi băn khoăn đang rày ṿ ḿnh. Ánh khẩn khoản :

      -  Vượt biên th́ khi ra khơi, sóng gió thế nào không ai biết trước được.  Em nghĩ ḿnh không nên liều lĩnh.  Bây chừ, mợ và anh cứ làm giấy đi diện bảo lănh, hồ sơ có tên em và bé Quỳnh để bổ túc sau.  Đi được, anh cứ đi trước.  Ánh nuốt nước bọt, cố đùa - Em đă đợi anh sáu, bảy năm rồi, và c̣n có thể đợi thêm cả trăm năm nữa, sợ ǵ!

      Nhân lắc đầu, chua chát kể lại lần ḿnh gặp Lương trong trại cải tạo. Ánh thuật lại cho Huyền nghe th́ Huyền chỉ bật cười. Chính là mẹ Lương, Huyền cũng từng khó chịu về cách ứng xử cứng ngắc của Lương. Lần cuối Lương về cách đây một năm, Huyền cùng Lương lên viếng mộ chú Hoàng. Cố nhưng không giấu được xúc động, Lương ứa nước mắt khi nhổ cỏ. Mím môi, Lương nói nhỏ ‘‘..con định xin cho cả gia đ́nh đi qua Pháp đoàn tụ. Nay, con đủ sức lo cho tất cả mọi người ! ‘’. Huyền ngạc nhiên, hỏi ‘‘ Con xin thế, th́ những người nắm quyền ở đây làm sao tin con được nữa ?  Những dự định góp tay xây dựng lại đất nước của con sẽ  hỏng cả thôi ! Con đă nghỉ kỹ chưa ? ‘’. Lương chỉ tay vào mộ cha, buồn rầu ‘‘ Lư lịch của con nằm dưới ba tấc đất đây, v́ thế con chẳng bao giờ nghĩ là con sẽ lấy được niềm tin của họ! Vả lại, theo ‘‘họ’’ th́ cho đến bây giờ, con chỉ có tâu, rồi tŕnh, nhưng chưa thấy ḿnh thực sự ích lợi thế nào...’’. Lương im lặng, lát sau nhắc ‘‘...khi anh Nhân được thả về th́ chuyện đầu phải làm là giấy tờ kết hôn với chị Ánh, có thế con mới lo được ’’.

 

      Huyền kể lại cho Dân nghe câu chuyện với Lương, ngậm ngùi  bảo ‘‘ ... Lương thật vẫn là em con, và chỉ thế thôi là mợ cũng đă vui lắm rồi ‘’ rồi giục Nhân đi ḍ hỏi. Chần chừ thêm cả tuần, Nhân mới mang hồ sơ lên pḥng Ngoại Vụ của thành phố nộp, ḷng vẫn áy náy không yên.  Huyền hiểu, gọi Nhân và Ánh đến, nói rành rẽ :

      -  Mợ chỉ đi Pháp khi có cả Dao Ánh và bé Quỳnh.  Nộp đơn bảo lănh cứ nộp, nhưng phải thúc đẩy giấy tờ đăng kư kết hôn cho nhanh, có mất tiền lót tay cũng cứ làm. Mợ giục Nhân từ lâu v́ mợ biết Lương sẽ lo hồ sơ bảo lănh cho tất cả mọi người.

      Những tháng  đầu năm 83, số người đi diện bảo lănh vẫn khá thưa thớt.  Dẫu sao, có hồ sơ là có thêm một hy vọng thoát khỏi chẳng phải chỉ nghèo khổ mà cả cái ngột ngạt của một xă hội chông chênh đáng sợ. Ch́m đắm trong chiến tranh, xă hội đó đă quen được chi viện.  Nhưng Trung Quốc bành trướng bây giờ là kẻ thù số một, Mỹ cấm vận và Liên Xô kiệt quệ không c̣n giúp đỡ được như xưa. Người dân miền Nam nay cũng quần đen áo bà ba, cũng xe đạp, chẻ củi đun bếp, nhưng chưa quên những phồn vinh giả tạo ngày nào.  Mặt khác, có lẽ để tránh cái thói ‘‘nhàn cư vi bất thiện’’ với những người không công ăn việc làm, dân được gọi họp, họp và họp, nghe đi nghe lại những khẩu hiệu đến phát nhàm. Nhưng họ  bắt đầu mất tin tưởng vào phép lạ của những thần thánh mới. Người có tiền chi trả để vượt biên đă đi hai ba năm qua. Những chuyến vét sau này, giá xuống nhưng bắt đầu thưa thớt. Cướp biển hăm hiếp. Rồi đến bờ nhưng lại bị xua đuổi và sợ phải tiếp tục lênh đênh t́m một nơi tị nạn, thuyền nhân đục thuyền cho đắm, có thể chết đuối ngay cả khi đă nh́n thấy đất liền.  Đó là những thông tin người c̣n ở trên bờ rỉ tai nhau, dần dà  đẩy lùi giấc mơ đổi đời bằng cái vẩy tay huyền diệu của một bà tiên chỉ có trong cổ tích. Không, vượt biên gian nan lắm, nhất chín nh́ bù, nói cách nói người miền Nam.

      Trước khi lấy vợ, Lương hẹn đến Tết sẽ mang vợ về chào gia đ́nh.  Không hiểu sao, không thấy Lương về.  Huyền viết thư cho con hỏi căn do. Đợi măi, Lương hồi âm, chỉ báo đơn xin nhập cảnh bị trục trặc. Thơ nhận được dăm ngày sau khi Nhân nộp hồ sơ xin đoàn tụ.  Đưa thơ cho Nhân đọc, Huyền buồn bă :

      -  Những trục trặc ở xă hội này muôn h́nh vạn dạng !

Nghĩ đến chuyện Lương đă từng gặp những người như ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cơ Thạch... Huyền đoán chắc lại chuyện trâu ḅ húc nhau, ruồi muỗi chết. Một bên, những kẻ bảo thủ, là số đông.  Bên kia, dăm người tiến bộ cởi mở. Đại Hội V, bảo thủ thắng. Vậy th́ giết ruồi là cách trâu ḅ cảnh báo nhau. Và Lương, có hơn ǵ một con ruồi trong ṿng quay quyền lực.  Huyền thở dài :

      -  Từ nay, chuyện bảo lănh không phải là chuyện ta có thể chờ đợi ǵ nữa.  Nhân cố xin hành nghề trở lại và phép mở pḥng mạch...

Nhân gật đầu. Ánh lặng người đi, tay ôm lấy con, mắt ươn ướt chực khóc. Ngay sáng hôm sau, Ánh xách giỏ đi.  Nhân hỏi, nghe Ánh đáp, giọng quyết liệt :

      -  Em đi Bà Rịa!

*

 

      Đêm đă khuya, nhưng cả ba vẫn ngồi, không ai lên tiếng.  Ánh nê-ông chiếu vào bức tường vôi xanh nhạt hắt ngược lên da mặt người sắc  nhợt nhạt của những kẻ dầm ḿnh chết trôi. Bất chợt, Huyền nh́n Nhân, giọng cả quyết :

      -  Khi tương lai ở đằng sau, sống nay mà mai lại chỉ là quá khứ, với mợ th́ c̣n hiểu được nhưng với hai con và bé Quỳnh th́ không, vô lư lắm.  Mợ cho là Ánh tính đúng, và dẫu ǵ, Chúa cũng an bài cho mỗi người một số phận. Chép miệng, Huyền tiếp - Mợ cũng đi với các con, sống chết có nhau.  Sóng gió có dập vùi, th́ đấy là ư Chúa... Các con đừng sợ!

Nh́n lên, Nhân biết một khi mẹ quyết định ǵ th́ rất khó lay chuyển.  Thương mẹ đă một đời vất vả, Nhân trầm ngâm :

      -  Nếu để sống ở đây với nghề nghiệp của con, con chắc sẽ sống được. Ai thế nào, ḿnh cũng sẽ thế ấy...

Huyền ngắt :

      -  ...tức là có cái ăn, không chết đói và chỉ có thế thôi!  C̣n bé Quỳnh... và mợ cũng mong hai con cho mợ những đứa cháu khác.  Chúng th́ sẽ ra sao?  Chẳng lẽ tất cả mơ ước cho chúng nó chỉ đơn giản là chúng nó không chết đói?  Thời gian mợ ra Bắc, về quê và vào Hưng Nguyên quê cha con, mợ thấy kiểu lư lịch như nhà ḿnh th́ tương lai của các cháu mịt mùng lắm.  Đời mợ, thôi th́ cứ như xong.  Nhưng c̣n đời các con và các cháu sau này, mợ không đành ḷng...  Phần mợ, vượt biên mợ cũng đi!

Ánh không nói ǵ, nh́n Huyền với ánh mắt biết ơn. Huyền đứng dậy, dặn :

      -  Ánh trả lời cho họ, nhà ḿnh đi như thế là bốn người.  Nếu chỉ nội tháng này th́ sửa soạn ngay, đến lúc đi được là đi liền.  Và đi th́ tất cả nhà lúc nào cũng phải có nhau.

Đợi Huyền ra khỏi buồng, Ánh nắm tay Nhân, oà lên tức tưởi. Áp mặt Ánh vào ngực, Nhân vuốt tóc, nghe Ánh nghẹn ngào :

      -  Mợ nói thế, chắc đă nghĩ kỹ rồi.  Và thế là v́ con v́ cháu, em không muốn phụ ḷng mợ...

Xiết chặt lấy Ánh, Nhân thầm nhủ, sóng gió có đến thế nào đi chăng nữa chàng cũng không thể sống lấy một ḿnh.  Nhân lẩm nhẩm, nhắc lời mẹ,  tự hỏi sống với tương lai ở đằng sau, có phải là sống không?

 

*

      Cuối tháng tư, vượt biển vào vụ mùa.  Biển ít giông gió, nước theo luồng đẩy cho những con tầu dạt xuống quần đảo Nam Dương.  Nếu thuận gió thuận nước, bốn năm ngày là đến bến đến bờ. Cẩn thận, đồ ăn nước uống phải dè chừng cho mười, mười lăm ngày. Rồi xăng, nhớt.  Phụ tùng máy.  Chân vịt dự pḥng nếu hư hại.  La bàn và hải đồ.  Tất cả, do chủ tầu và tài công lo.  Chuyện mua bến mua băi và đưa người từ băi đến tầu, Nhân đích thân xuống Bà Rịa gặp Mai và Dũng để t́m hiểu.  Mai khẳng định, tầu ba ‘‘lốc’’, có cả một đầu máy dự pḥng và số người vượt biển chỉ có bảy mươi hai người, gia đ́nh tài công đi kèm nên không sợ bị lừa.

      -  C̣n băi, mua rồi anh à! Toàn tụi bạn em nó bán, chắc ăn. Phần anh Nhân, Mai tiếp, anh chuẩn bị thuốc men nhưng gọn nhẹ thôi!

      -  Đối phó với cướp biển, cũng phải tính đến.  Nhân băn khoăn - vậy ḿnh làm thế nào?

      -  D́ Tư em là chủ tầu đă có kế hoạch đối phó.  Ba đứa con d́ xưa một là du kích, một là bộ đội Giải Phóng và một đi Biệt động quân Cộng Ḥa.  Tụi nó lo phần bảo vệ !

Chồng tiền cho Mai, Nhân hỏi kỹ điểm hẹn và cách đi từ Sài G̣n ra Bà Rịa.  Dũng bảo gia đ́nh ông chú Dũng năm người cũng đi, hiện đứa con út đang ở Bà Rịa, khi biết ngày giờ lên đường, nó sẽ về báo.  Để Nhân yên tâm, Mai nhắc, đến Bà Rịa là không có vấn đề ǵ với công an biên pḥng ở đây, nhưng từ Sài G̣n ra th́ phải cảnh giác.

 

      Ánh bắt Nhân đưa lên thăm Sư huynh.  Chỉ nh́n nét mặt lo âu của Ánh, Sư huynh đă đoán ra, đùa :

      -  Muốn bói, th́ cô phải đặt quả mới linh!

Nghe Nhân kể về Sư huynh nói ǵ trúng nấy như ‘‘thánh cho ăn lộc’’, Ánh bám vào tử vi như bám vào một cái phao an toàn.  Nàng đi xem ông Minh Lộc, một thầy bói mù nhà gần Phở 79. Rồi nàng đến bà Đồng khu Vườn Chuối chuyên bói bài tây. Lần này, nàng muốn kiểm nghiệm với kẻ đă tiên tri chuyện đồi trẩu ở Vĩnh Quang trọc đầu để báo ngày về của tù cải tạo.  Ánh bóp tay, miệng ngượng ngập, lí nhí :

      -  Em nhờ bác xem hộ cho, và chỉ hỏi một chuyện!

Sư huynh hỏi ngày sinh tháng đẻ của Ánh, bấm tay tính toán, rồi phán :

      -  Chắc giờ sai.  Cứ theo giờ cô cho, mệnh là Thiên Phủ, phải béo tốt đẫy đà chứ đâu có mảnh mai thế này!

Nhân cười, miệng đùa nhưng có chút chua chát :

      -  Ăn độn lấy đâu ra mà béo với tốt.  Cứ như bác dạy th́ người Việt ḿnh bây giờ chẳng mấy ai có sao Thiên Phủ thủ mệnh đâu.

Sư huynh rung đùi, lại lẩm nhẩm bấm tay như bắt quyết.  Lát sau, Sư huynh chậm răi :

      -  Lấy giờ Dậu tức là lùi lại mười phút, th́ mệnh cô là Thái Âm, bộ sao chủ là Cơ Nguyệt Đồng Lương, đúng với nhân dạng.  Bây giờ tôi xem tiểu hạn của cả hai lá số, giờ Dậu và giờ Tuất nhé...

Trầm ngâm, Sư huynh nhắm mắt, tay lại bắt như bắt quyết.  Lát sau, Sư huynh nghiêm trang :

      -  Cả hai lá số, đều đi b́nh yên, nhưng phải trước tháng sáu.  Nếu chậm, th́ không nên đi!

Dao Ánh reo :

      -  Ông Minh Lộc cũng nói thế bác ạ!

Sư huynh cười tủm :

      -  Không thấy nhân dạng cô, ông ấy xem số lấy giờ Tuất.  Nhưng sai lệch năm, mười phút khi ghi giờ sinh là thường. C̣n lá số của Nhân, tôi vẫn nhớ, cung Phúc Đức tốt, mệnh lại Tử Phủ Vũ Tướng, chính phụ có đủ tứ Đức.  Thế th́ đi đâu cũng lọt...

Nhân lại cười :

      -  Kể cả đi vào tù với bác!

Sư huynh im lặng.  Bất chợt Sư huynh thốt lên, giọng than văn :

      - Cải tạo công thương nghiệp th́ hôi của, đổi tiền hai bận là ăn cướp, rồi vượt biên  ‘‘bán chính thức’’ th́ lột vàng.  Họp hành công việc, lúc nào cũng hỏi lư lịch...  Thôi, ai đi cứ đi. Ở lại, vô vọng và vô ích.  Mươi mười lăm năm nữa, nếu cái đất nước này biết làm sao để ‘‘châu về hợp phố’’ th́ hăy về!  Với lại, chuyện cậu Lương không được nhập cảnh th́ là phức tạp đấy!  Đi diện bảo lănh như vậy đi được lúc nào, chỉ có Trời biết...

 

      Nhân và Ánh về đến nhà khi bé Quỳnh tan học. Cơm chiều dọn lên, nhưng Huyền chỉ chấm đũa, không ăn uống ǵ. Đợi bé Quỳnh lên buồng, Huyền mới chậm răi :

      -  Mợ đă thay các con lên nghĩa trang thắp hương cho U già và chú Hoàng.  C̣n chút tiền và vàng, mợ sẽ đổi ra tiền ‘‘đô’’, bỏ bao plát-tích rồi may liền vào giải áo, giải quần cho cả nhà. Năm nay, bé Quỳnh đă lớn.  Mợ muốn Nhân mua thuốc ngừa thai, để Ánh và Quỳnh uống ngay.  Phải ngừa những chuyện xấu nhất với bọn cướp biển và sửa soạn tinh thần đối phó với mọi t́nh huống!

Nghe mẹ nói, Nhân nổi gai ốc và cảm thấy tủi nhục vô cùng.  Không dám nh́n Ánh, Nhân khẽ gật đầu.  Huyền tiếp :

      -  Ḿnh đi t́m sự sống trong cái chết.  V́ vậy, sống... phải sống với bất cứ giá nào!  Các con có hiểu mợ không?

 

*

 

      Chia thành từng đám nhỏ, người xuống đủ th́  ‘‘taxi’’ - một chiếc ghe đuôi tôm - mới chống ra giữa rạch Bến Nghé, nhắm hướng sông Sài G̣n lướt đi không gây ra tiếng động.  Chỉ có gia đ́nh ông chú của Dũng và gia đ́nh Nhân.  Họ ngậm tăm, lẳng lặng nh́n nhau, ánh mắt không giấu được lo âu.  ‘‘Tài xế’’ th́ thào :

      -  Đến chỗ an toàn mới nổ máy.  Bà con cô bác yên tâm, tui làm ‘‘taxi’’ hai năm rồi, chưa bị bắt lần nào!

Không ai trả lời.  Thời gian như sợi cao su kéo dài, căng chỉ chực đứt.  Trên trời, chim đêm thỉnh thoảng vỗ cánh bay ngang.  Trước mặt, tối hù.  Ghe không đèn đóm, cứ trôi về phía trước.  ‘‘Tài xế’’ trong mắt nh́n, chèo hờm trong tay, lầm ĺ, chốc chốc nh́n ra sau.  Chừng vài ba giờ len lỏi trong một vùng kinh lạch, ghe nổ máy.  Lúc đó ‘‘tài xế’’ mới vui vẻ :

      -  Rồi, bây giờ thoải mái được rồi, bà con...

Ánh thở phào, cài cúc áo bé Quỳnh bị tuột ra, hỏi Huyền:

      -  Mợ có lạnh không?  Gió sông khá lớn...

Huyền lắc đầu.  Gia đ́nh ông chú Dũng lao xao nói với nhau.  Bà cô, chạc tuổi Huyền, răng nhuộm đen đánh vào nhau lập cập, kêu suỵt suỵt.  Ông chú hỏi ‘‘tài xế’’ :

      -  Chừng bao lâu nữa mới tới, chú?

      -  Chắc thêm một ngày à!  Ra tới Phước Trung, phải tới chiều!  Có nhiều khúc miệt Cần Giờ phải chống ghe chứ không dám chạy máy, nếu không th́ sớm được một buổi!

Thật lạ, từ khi bước chân xuống ghe, Nhân lại hết sợ.  Giống hệt ở chiến trường, sợ là lúc chờ đợi, chứ khi đă nghe tiếng súng th́ lại tỉnh ra. Mọi sự lúc ấy như không, v́ có lẽ dẫu muốn khác đi cũng chẳng được. Trước khi đi hai bữa, Ánh đánh tiếng là cùng Nhân và bé Quỳnh ra Huế, để nếu phải về v́ đi hụt cũng không gây ra thắc mắc với tổ dân phố. Phần Huyền, nàng khai đi Lâm Đồng thăm bà con ngoài Bắc vào vùng kinh tế mới. Nhà khóa trái cửa bên ngoài, giữ một dấu hiệu b́nh thường không để ai nghi hoặc ǵ.

      Quả nhiên, chiều ngày hôm sau ghe cập bến.  ‘‘Tài xế’’ neo ghe, nhảy lên bờ chuyện tṛ với hai người dân địa phương.  Dường như họ đă quen công việc này, một người bỏ đi, người kia xuống ghe, vừa chống ghe vừa nói :

      -  Chút xíu nữa bà con cô bác lên bộ nghỉ, tối nay mới ra tầu.

Ṿng vèo trên những con kinh, ghe ngừng cho mọi người lên một khoảnh vườn trồng măng cụt.  Nhân đỡ cho Huyền lên trước. Ánh và bé Quỳnh theo sau, tất cả hầu như đă mệt sau gần một đêm một ngày ngồi bó gối trên chiếc ghe đuôi tôm dài không hơn năm mét.  Tài xế dặn :

      -  Bà con ăn ǵ cho chắc bụng đi!  Tui đợi tầu đi mới về.  Nếu kẹt mà không đi được, tui đưa bà con trở lại Sài G̣n, khỏi phải lo!

      Khoảng chập choạng tối, một chiếc ghe khác ghé vào.  Trên ghe, có Dũng và Mai cùng với hơn một chục người.  Dũng hớn hở chào Huyền và Ánh, kéo Nhân ra, thầm th́ :

      -  Cú này đi chót lọn. Có mấy đứa cháu một ông Tỉnh Ủy th́ chẳng có công an nào dám bắt! Nhưng giữ kín, lộ ra là chúng nó không đi định cư được!

Nhân nghe, đoán ông Tỉnh Ủy đó chính là cha của Mai, hỏi đối phó với cướp biển định làm thế nào ?  Dũng đáp :

      -  Có một trung liên, một súng phóng lựu đạn, hai khẩu AK...  Chúng nó kêu đánh Mỹ c̣n thắng nữa là mấy thằng cướp cạn!  Cậu yên tâm.

Mai ra chuyện tṛ với Ánh và Huyền, chẳng có vẻ ǵ là sợ hăi.  A, Nhân thầm nhủ, cái thế hệ mới ngày nào xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ !  Nay vượt biên, họ cũng ĺ lợm không kém với giấc mơ sang Mỹ làm giầu.  Cũng cái nước Mỹ mà họ đă học căm thù thừ tấm bé bỗng thành thiên đường ?  Hay chẳng qua đó chỉ là nơi ít ra là đỡ tồi tệ hơn quê hương mà họ đă giải phóng để rồi nhận ra thế nào là địa ngục ?

 

      Trời tối xuống nhanh như chùm chăn. Gió lay lá cây, tiếng xào xạc như vướng vít lời đay nghiến của những giấc mộng dở dang.  Mặt trăng kéo một h́nh lưỡi liềm chém vào những cụm mây bay ngang, nhát chém ánh lên tóe lửa.  Có tiếng chân rậm rịch.  Lục đục, đám người sửa soạn xuống ghe ra tầu đợi ở mé khơi.  Tự dưng, Nhân bỗng thấy xót xa lạ lùng.  Chàng có cảm tưởng như ai đó vừa cứa dao vào ḷng ḿnh. Trong bóng tối, Ánh nắm lấy tay bé Quỳnh, long lanh nước mắt.  Nhân ngoảnh lại.  Huyền đứng cạnh Dũng, xua tay ư bảo Nhân cứ lên ghe, rồi bước theo toán người đi về phía chiếc ghe bên cạnh.  Xuống ghe, Ánh và Nhân vẫy Huyền xuống.  Mái tóc bạc trắng ánh lên như cước, Huyền cười, tay vẫy lại.

      Hai chiếc ghe bơi về phía con tầu bỏ neo cách bờ chừng trăm thước.  Chỉ có tiếng khuấy nước, đều đặn, nặng nề.  Mặt nước như dát thủy ngân, chập chờn xoay thành ṿng, bọt nổi lên rồi vỡ ra lách tách.  Ghe cặp vào thành tầu.  Thang bỏ xuống, người ở dưới trèo lên, lổm ngổm như những bóng ma vạch mồ chui lên dương thế.  Chủ tầu đếm người.  Không biết thế nào dư ra mười sáu.  Có những kẻ đi ‘‘chui’’.  Chắc họ cũng là những kẻ thân thích ruột rà của những người đă trả tiền ‘‘vé’’ cho chuyến vượt biên.

      Máy tầu nổ, tiếng động cơ rú lên.  Neo đă nhổ.  Nhân nhướng mắt quay ngược quay xuôi t́m mẹ.  Một lúc sau, Nhân thấy Dũng ở cuối tầu. Nhân bước từng bước một lại gần, hỏi ‘’ Mẹ tôi đâu?’’.  Dũng lắc đầu, tay đưa cho Nhân một cái phong b́. Nhân chợt hiểu.  Không nói không rằng, Nhân thẳng tay đấm vào mặt Dũng.  Mặc cho dăm ba người lạ xông vào đứng giữa, Nhân mở căng mắt nh́n về phía bờ. Nhưng chàng không thể nào nh́n thấy mẹ ḿnh, nước mắt chan ḥa, đang chập choạng đi về phía đất liền như một bóng ma quay về âm phủ.

      Nhân gào lên ‘’ Mợ, mợ ơi!’’.

*

 

      Hai ngày sóng nước.  Biển mênh mang một khối ngọc thạch nh́n bốn phía đến tận chân trời dập dềnh chói nắng.  Tiếng động cơ chạy x́nh xịch.  Tiếng chân vịt quạt nước.  Thỉnh thoảng, một đàn hải âu bay ngang để lại dăm tiếng kêu đánh vỡ sự tịch mịch dọa nạt. Ngồi trong ca-bin, Nhân bó gối, tay ôm đầu.  Hai ngày, chàng không ăn uống nói năng, mắt như ch́m vào một nơi trống không.  Ánh và bé Quỳnh ngồi bên, không nói ǵ. Từ khi lên tàu, Dũng lánh mặt. Hôm nay, Mai đi trước, Dũng theo sau. Mắt Dũng tím bầm, nhưng miệng cố nhếch lên như cười.  Dũng đến ngồi trước mặt Nhân. Giọng dịu dàng, Dũng kể :

      -  Tôi nắm tay bác, kéo đi th́ bác giằng lại.  Bác giúi vào tay tôi phong thư bảo ‘‘đưa cho Nhân'’ rồi bác lùi lại, tách ra khỏi đám đông.  Tôi chưa hiểu ǵ, bác đă quay ngoắt vào vườn.  Tôi chạy theo, nhưng không thấy bác nữa.  Tôi quanh quẩn măi, có ư đợi bác...

Mai xen vào, ái ngại :

      - Em kêu anh Dũng là người chót.  ‘‘Tài xế’’ dọa, không lên là ghe đi luôn.  Lúc đó anh Dũng mới lên ghe!

Vẫn lẳng lặng, Nhân móc túi đưa cho Dũng phong thư.  Mở ra, thư vỏn vẹn mấy chữ « Mợ ở lại để t́m Dân. Các con b́nh yên báo tin ngay cho mợ.  Cầu Chúa ban phước lành cho tất cả.  Thương yêu các con, Mợ ».

Nhân lắc đầu, nước mắt ứa ra.  Dũng ngơ ngẩn, mặt cúi xuống như một kẻ tội phạm. Ánh nghẹn ngào :

      -  Mợ không để lộ ư định ở lại, v́ biết như thế sẽ chẳng ai đi.  C̣n mợ, mợ muốn ḿnh t́m một đời sống  với tương lai ở phía trước. 

Bé Quỳnh bật lên nức nở, kêu khe khẽ ‘‘Bà ơi’’.  Nhân quàng tay ôm vai Quỳnh, môi mím lại.  Lát sau, Nhân đứng lên cầm tay Dũng. Giọng trầm tĩnh, Nhân bảo :

      -  Cậu để ḿnh xem cái mắt cậu có sao không?

 

*

 

      Ngày thứ tư.  Vẫn sóng. Vẫn nước.  Gió biển nhè nhẹ thổi như chống cái nắng hừng hực mặt trời đổ xuống những con người dưới này. Trên boong, c̣n đỡ. Mấy chục nhân mạng dưới khoang th́ nóng và ngột, mặc dầu hai tấm ván làm cửa xuống khoang đă được kéo lên cho có gió.  D́ Tư, chủ tầu, đứng cạnh anh tài công.  D́ đă bắt đầu sốt ruột, hỏi :

      -  Đi hoài mà hổng thấy bến bờ chi?  Liệu có lạc không chú.

      -  Không đâu d́, lạc sao nổi.  Đúng hướng mà d́.  Tui có ghi hải tŕnh đàng hoàng!

 

Thằng Ba, Biệt động quân ‘‘ngụy’’, đứa con phá làng phá xóm của d́ Tư quàu quạu :

      -  Cha có phải là Trung Úy Hải Quân thiệt không cha ?

Người phụ cho tài công, một thanh niên da đen xạm, cướp lời :

      -  Thiệt chớ sao không?  Hồi thời ‘‘ḿnh’’ đó, tui là người nhái, ổng lái tàu tui biết mà!

Thằng Hai, bộ đội Giải Phóng, chen vào :

      -  Thôi mầy Ba, để cho ảnh lái tầu...

Xế trưa, tài công la, ‘’Bên tay mặt, có một cái tầu.  Tầu nhỏ thôi!  Chắc tầu đánh cá’’.  Thằng Ba mượn ống nḥm, nh́n chăm chú, nói ‘‘Nó chạy về phía ḿnh!  Coi chừng cướp biển’’.  Trả ống nḥm, Ba quát ‘‘Sửa soạn nghe bây!’’.  Đàn bà con nít xuống khoang.  Trên boong, chỉ có ba anh em con d́ Tư, Nhân, Dũng và Mai.  Súng đạn giấu trong ca-bin mang ra. Ba đưa cho Dũng một khẩu AK.  Vốn là lính kiểng Tâm Lư Chiến, Dũng lắc đầu.  Mai giằng lấy khẩu súng.  Chiếc tầu lạ chỉ c̣n cách hơn trăm thước, giảm tốc độ, rồi chạy ṿng quanh như muốn chặn đầu. Nhân đón khẩu AK từ tay thằng Hai.  Khác hẳn thời ở chiến trường, Nhân lên đạn, quên rằng ḿnh là bác sĩ đi cứu chứ không phải đi giết người.  Nh́n đám đàn ông đen trùi trũi, tóc cháy nắng hung vàng, tay chỉ trỏ, mọi người biết bọn này chắc là bọn cướp. Thằng Ba lắp lựu đạn vào bệ phóng.  Nó trườn đến thành tầu, nheo mắt nhắm.

      - Đùng!

Lựu đạn nổ, nhưng hụt.  Thằng Hai lên đạn trung liên.  Chiếc tầu lạ quay mũi lại, chạy thẳng.  Thằng Ba lại quạu :

      -  Đù mẻ nó, uổng thiệt!  Chút xíu là trúng!

Thằng Hai trọc :

      -  Tụi bay bắn trật hoài, thua tụi tao là phải rồi!

Thằng Ba chửi đù mẻ, mặt hằm hằm.  D́ Tư quát nhỏ :

      -  Mẹ mày nè, đụ cái ǵ!  Tụi bay gây lộn, lộ ra ḿnh phe giải phóng là hết đường định cư đó nghen!

 

*

      Ngày thứ năm, biển hiền lành, tầu lướt như đi trong mơ.  Giữa trưa, gặp một chiếc tầu rất lớn, cắm cờ nh́n măi không ai đoán được là cờ nước nào.  Mặc tiếng reo ḥ và những bàn tay vẫy, nó cứ lừ lừ đi.  Trên boong, không bóng thủy thủ.  Những người vượt biển sống nay, có thể chết mai.  Kẻ không cứu họ, không dám nh́n, phải chăng là để giữ cho lương tâm được một chút an b́nh ? Ánh thốt ‘’ Giá mà c̣n có con tầu ánh sáng’’. Ngày thứ sáu, buổi sáng biển vẫn lặng.  Trên trời, chim hải âu ở đâu bay hàng đàn.  Dũng nổi hứng hát ‘’...em như cánh chim biển hiền ḥa.  Chỉ c̣n tiếng hát này lặng lẽ bay xa.  Chỉ c̣n tiếng nói này...  Đất trời rộng mà sao không bến đỗ...’’.

 

*

 

      Buổi chiều, gió bốc lên.  Chỉ trong dăm phút, trời tối sầm xuống.  Tài công chép miệng ‘‘ Dám băo lắm’’.  Tiếng sóng vỗ vào thành tầu mỗi lúc một mạnh.  Tầu luồn lách t́m đường đạp sóng.  Thanh niên trên boong lấy thừng quấn quanh người, buộc vào những cái cột, lỡ có có bị đánh văng đi cũng không tuột xuống biển.  Những người khác, xuống hết khoang tầu.  Nhân nói lớn ‘‘Ai có thuốc say sóng, nên uống ngay!’’.  Anh tài phụ xuống xếp cách ngồi thế nào để giữ thăng bằng cho tầu, dặn ráng giữ chỗ ḿnh ngồi, đừng dồn hết vào một nơi, có thể làm lật tầu.

      Gió rít lên nguyền rủa.  Th́nh ĺnh, mưa xả xuống, hạt quất vào mặt như đánh roi.  Nước trắng xóa.  Nước mưa, nước biển.  Sóng trồi lên cao, đen ng̣m.  Đỉnh sóng réo gọi hồn, tiếng hú lúc i í  rên rỉ, lúc tŕ triết riếc móc.  Bốn bề, nước bể đen như mực.  Con tầu nhấp nhô, đẩy lên đầu sóng, rồi sụp xuống quay cuồng chao đảo không khác ǵ bị đồng nhập.  D́ Tư dưới khoang gào ‘’...ai niệm Phật Bà Nam Hải, niệm đi!  Niệm lớn lên’’.  Trong sóng gió, văng vẳng tiếng Nam mô cứu khổ cứu nạn.

      Th́nh ĺnh, một tiếng ầm nghe như vỡ tai.  Tầu bể, có tiếng thét.  Ánh buộc chiếc phao mỏng mảnh vào bụng bé Quỳnh.  Nước ào vào khoang, ai nấy ướt như chuột.  Rồi trời nháng sét, tiếng nổ đinh tai, sau tiếng sấm lại ầm ́ chuyển đi mỗi lúc một xa.  Mọi người dưới khoang ḥ nhau múc nước đổ ra ngoài.  Anh tài phụ nhớn nhác, kêu ‘‘Ngồi múc, đừng đứng lên’’.  Sóng lại đẩy con tầu lên đỉnh sóng, vẫn réo gọi, tiếng lẫn vào tiếng nghiến răng ken két của định mệnh.  Trên boong nh́n xuống, dưới là đáy nước  thăm thẳm. Trên đầu con sóng, những cái ṿi bạch tuộc vô h́nh bất ngờ cuốn lấy con tàu mỏng mảnh nhận ch́m xuống, khiến con người  chao đảo,  bụng thắt lại, tay bám vào chỗ bám được, nghiến răng gh́ lại những cơ bắp ră rời nhăo dần trong giông gió.

 

*

 

      Nửa đêm, biển lặng đi như ngủ.  Trăng to bằng cái nón lơ lửng trên trời, phủ lên mặt nước thứ ánh sáng huyền ảo lấm chấm lân tinh.  Những con người vừa chống chỏi sóng gió lả đi, nằm bất động.  Trừ tài công, Nhân và thằng Ba.  Tầu tắt máy, lờ lững trôi.  Tài công dựa vào cửa cabin, ngất ngư, miệng nhắc đi nhắc lại ‘‘ Thiệt ghê, tầu ḿnh vậy mà nhỏ’’.  Thằng Ba mặt xám xịt, luôn mồm đù mẻ, không biết chửi sóng hay chửi gió. Ḅ xuống khoang, Nhân phát giác ra một đứa nhỏ chừng hai, ba tuổi, mặt úp xuống nước lên độ nửa lưng khoang tầu. Bên cạnh một người đàn bà có lẽ xỉu chắc từ lâu, mắt nhằm nghiền, tay vẫn c̣n nắm áo con đă chết ngộp.

 

*

      Ngày thứ chín.

      Sau cơn băo, máy tầu khục khặc không chạy như trước.  Ngoài ra, chân vịt hư.  Anh tài phụ lặn xuống thay, nhưng loay hoay cả ngày không được. Theo luồng nước, tầu trôi, nhưng nay Tài công không c̣n định được vị trí.  Ba ngày liền, mẹ đứa nhỏ chết v́ ngộp nước ngồi ôm con, lúc khóc gào lên, lúc thút thít, trông thật tội nghiệp nhưng không ai giúp ǵ được.  Người đi cùng xin liệm nó để chôn vào biển.  Mẹ nó nhất định không chịu.

     

      Ngày thứ mười.

      Cá nuộc bơi theo con tầu chết máy, hàng đàn, nhởn nhơ chẳng sợ hăi ǵ. Có những con dài đến hai thước, lắm khi nhô lên như diễn tuồng làm xiệc. Nước biển xanh và trong, rất quyến rũ, như gọi mời.  Xác đứa nhỏ đă có mùi.  Mẹ nó cứ ôm gh́ lấy, ai nói ǵ th́ lạy van, nói chôn nó bây giờ cá sẽ rỉa xác.

 

      D́ Tư bắt đầu lo cuống lên, rỉ tai là nay phải tiết kiệm đồ ăn và nước uống.  D́ tới ngồi cạnh người đàn bà bất hạnh, to nhỏ cả buổi.  Đáp lại, chỉ có tiếng khóc ấm ức.  Thằng Ba nói :

      -  Không chôn, người trong khoang này bịnh hết, chịu sao nổi!  Nó chết bốn ngày rồi, không sống lại được nữa đâu.

Thế là người ta giằng xác đứa nhỏ, bọc vào một mảnh vải, buộc thừng xung quanh rồi móc vào một cái neo nhỏ dùng để neo ghe. Có tiếng niệm Phật.  Rồi tiếng người mẹ rú lên.  Đàn cá nuộc vẫn tung tăng quanh tầu.

 

*

      ...Ngày thứ mười tám.

      Hết nước uống.  Hết đồ ăn khô.  Hết đồ hộp.   Hết bánh tét, cơm sấy.  Hết tất cả, kể luôn sức để mà hy vọng. Thằng Ba mang khẩu trung liên lên boong, bắn hàng tràng.  Hỏi, nó bảo để kêu cứu chứ c̣n làm ǵ nữa.

      Mọi người đều lả đi, không ai căi lại.

 

      Bé Quỳnh thoi thóp thở, đầu dựa vào vai Ánh.  Nàng nắm lấy tay Nhân, miệng mỉm cười, th́ thào ‘‘...số mệnh cả.  Nhưng cứ gần nhau, em cũng hạnh phúc, kể cả sống hay chết’’.  Nhân quành lấy vai Ánh, khẽ xiết lại.  Chàng nhắm mắt và thỉnh thoảng h́nh ảnh mẹ chàng lại hiện ra, mím môi lại nói ‘’ Sống, phải sống ! ’’.

 

      Chiều về, thằng Ba bắn một phát hỏa châu lên trời, chửi đù mẻ liên hồi.  Nhưng lát sau, nghe văng vẳng có tiếng động cơ.  Thằng Ba thét lên, đù mẻ, mang ra bắn nốt viên hỏa châu cuối cùng, ánh lân tinh chụp lên tầu như một ṿng kim cô, loang ra rồi loăng dần.  Tiếng động cơ gần lại.  Rồi đèn chiếu lên, quét trên mặt sóng.  Thằng Ba kêu ‘‘Bà con ơi, thét lên, gào lên...’’.  Thế là ai c̣n sức, người ấy hả miệng ra, kêu ‘‘Save us! Cứu chúng tôi với!’’. Thằng Hai bộ đội và thằng Tư du kích nói với Nhân và Dũng, ‘‘coi chừng bọn cướp biển !’’.  Không nói không rằng, chúng lên đạn khẩu AK.  Nhân ngăn lại, bảo chờ xem động tịnh.

 

      Chiếc tầu lạ cặp vào.  Một người đàn ông đứng tuổi đầu quấn khăn nhô ra.  Ông ta nói bằng thứ tiếng không ai hiểu được.  Dũng hỏi bằng tiếng Anh.  Ông ta lắc đầu, ra dấu ư không hiểu ǵ.  Nhưng  ông ta trông không có vẻ như cướp biển.  D́ Tư lấy một cái xô bằng nhựa đi quyên tiền, quyên nữ trang, vàng...  D́ cầm cái xô, vẫy vẫy.  Ngôn ngữ này, ai cũng hiểu.Thằng Ba nâng cái xô, bám vào mạn chiếc tầu lạ, đưa lên. Ông già đầu quấn khăn nói một tràng.  D́ Tư rất nhạy, hiểu ngay, vào khoang t́m thêm một cái xô, lại vẫy vẫy... Một sợi thừng to bằng cổ tay quăng từ chiếc tầu lạ lên boong.  Tài công, thằng Hai, thằng Tư và Nhân túm lấy, buộc vào đầu tầu ḿnh.  Ông già đấu quấn khăn đợi cho đến khi Tài công ra dấu mới rồ cho máy chạy. Chiếc tầu bắt đầu di động kéo theo tầu đám người vượt biển. Ánh lúc đó mới th́ thầm ‘‘...có số mệnh cả’’ và ôm gh́ lấy bé Quỳnh đă lả đi.

 

*

 

      Tờ mờ sáng, tầu kéo vào một cái vũng nhấp nháy ánh điện, chắc là một cái cảng nhỏ.  Đến gần nơi  thuyền bè neo, và ông già đầu quấn khăn lại xuất hiện, nói một tràng, một tay chỉ về phía đất liền, tay kia nắm sợi thừng.  Ông giơ chiếc búa lên, chặt dây.

      Nhân tự nhủ, thế là thoát chết. Bờ bến là đây, mờ ảo trong sương mai trắng xóa.  Đám thuyền nhân hạ thủy những chiếc phao nổi và thuyền nhẹ.  Từng toán nhỏ, kẻ biết bơi đẩy thuyền, đẩy phao vào bờ.  Toán cuối cùng, phải phá tầu để khỏi bị kéo ra biển.  Thằng Ba giành nhiệm vụ này.  Khi cách con tầu chừng ba mươi thước, nó lắp lựu đạn vào súng và bóp c̣ hai ba lần liền.  Tầu bốc cháy.  Đạn trong tầu nổ, tiếng ầm ầm. Thằng Ba quăng khẩu súng phóng lựu đạn ra xa, miệng rất chân thành nhưng giọng cải lương, ‘’ Thôi nhé, giă từ  vũ khí!’’.

      Chỉ nửa giờ sau khi tất cả lên bờ, có tiếng c̣i hú. Một lát, cảnh sát đă đến bao quanh.  Họ nh́n đám thuyền nhân kẻ nằm người ḅ trên băi, chẳng tỏ ra vẻ ǵ ngạc nhiên.  Một người, chắc là sĩ quan, đến hỏi ‘‘Có ai nói được tiếng Anh không?’’  Thằng Hai, bộ đội Giải Phóng và thằng Ba, Biệt Động quân  đồng thanh ‘‘ Yes, sir’’.

 

*

      Hai tuần sau khi cặp vào đất liền, thuyền nhân được đưa đến Galang.  Vào trại tập hợp đám người lưu vong chờ xét duyệt xin đi định cư ở một quốc gia thứ ba, Nhân ngạc nhiên, không ngờ số người ở đây lên đến hơn chục ngàn.  Họ đi từ khắp nơi.  Miền Trung, th́ Phan Rang, Phan Thiết...  Miền Nam,  G̣ Công, B́nh Dương, Bà Rịa...  Có người đă ở trại ba, bốn năm, nhưng chưa nước thứ ba  nào phỏng vấn.  Có kẻ chỉ đợi dăm ba tháng là đi. Trại có hai nhà thờ, một là của người Việt, một của người Campuchia. Ngoài ra, trại cũng xây được một ngôi chùa.  Và thờ Phật th́ không phân biệt chủng tộc, chỉ cưu mang ‘‘nạn nhân Cộng Sản’’, nói cách nói của nhà sư chủ tŕ người gốc B́nh Định.  Trại bầu một ban Trị Sự lo vấn đề xă hội, việc liên lạc với chính quyền sở tại, với các cơ quan từ thiện.  Ban Trị Sự tổ chức hai lớp học cho trẻ em, một pḥng sinh hoạt để giúp đỡ chuyện giấy tờ, một lớp tiếng Anh cấp tốc. Vấn đề xă hội khá phức tạp.  Thuyền nhân phần đông chỉ ăn, ngủ và đợi phỏng vấn nên đám thanh niên độc thân đă bắt đầu hút sách, cờ bạc, rượu chè và lập băng lập đảng.  Sống trong dăy nhà dài thuồn thuỗn, mái lợp tôn nóng đến chảy mỡ, họ thường tụ tập, ẩu đả và quấy phá mọi người.  Ban Trị Sự gần như bó tay, phải nhờ cảnh sát địa phương can thiệp.

 

      Dao Ánh gặp lại Kim Ngân, một người đẹp nổi tiếng học trước ḿnh hai năm ở trường Đồng Khánh thời trung học.  Kim Ngân vào Sài G̣n học Dược rồi quay về Huế mở một tiệm thuốc Tây trên đường Lê Lợi, góc Phạm Ngũ Lăo.  Chồng nàng, dạy Toán ở Đại Học Huế, có tiếng là tài hoa.  Kim Ngân nay rũ rượi, tóc rụng từng mảng, đi chân đất, mặt mày bụi cát lem nhem.  Nàng thẫn thờ, cả ngày lê hết chỗ này lết đến chỗ kia, hát đi hát lại :

      ‘’...Trên đời người trổ nhánh hoang vu

         Dưới ṿng môi mọc từng nấm mộ ...’’

 

lâu lâu cười lên lanh lảnh, ngay sau đớ lại gào khóc cho đến khi ngất đi.  Ánh hỏi, mới biết thuyền  có gia  đ́nh Ngân bị hải tặc chặn.  Đứa con gái lớn bị ba thằng giặc biển đè ra, chồng nàng thấy vậy, liều mạng xông vào, bị đâm ḷi ruột nhưng chưa chết ngay.  Nằm hấp hối, anh chồng phải chứng kiến cảnh sau là vợ, rồi đến đứa con gái nhỏ, bị lột quần lột áo, thân xác tả tơi, gào thét vô vọng.  Hải tặc bắt đứa gái lớn mang đi.  Kim Ngân ôm xác chồng, miệng rủa Trời rủa Đất.  Hai mẹ con lên đất liền th́ đứa bé gái không ăn uống ǵ được, suốt ngày kêu ‘‘Con dơ quá, cho con đi tắm’’,  vài tuần sau cũng chết.  Kim Ngân phát điên, ra đâm đầu xuống biển nhưng người trong trại cứu kịp, nằm liệt giường liệt chiếu hai tháng. Từ đó, Kim Ngân mất trí nhớ, hỏi tên cũng không biết, chỉ c̣n độc một câu hát buộc vào đời sống  ngày qua ngày như một loài thảo mộc nhiễm độc.

 

      Chiều chiều, Nhân và hai mẹ con Ánh thường đi ra nghĩa địa của trại.  Nằm sau một dăy đồi cát, những nấm mồ thuyền nhân mọc lên với những ngày những tháng ghi như để đánh dấu những vô vọng vào một  tương lai ổn định. Nh́n ra biển, Nhân lại nhớ mẹ.  Xa tít tắp bên kia, bến bờ quê hương nay chẳng c̣n ǵ ngoài h́nh ảnh mớ tóc mẹ bạc dưới ánh trăng chập chờn lẩn vào hàng cây trong khu vườn cạnh con rạch ở Phước Trung ngày chàng ra biển.

 

      Dũng và Mai cũng ra ngồi, mặt hướng về phía mặt trời lặn, sắc hồng tía ánh lên tóc, lên môi, lên má.  T́m đâu được một cây đàn ghi-ta, Dũng so dây, bật lên những tiếng tan ra trong gió mơ hồ.  Bé Quỳnh gục vào vai Nhân, không nói năng.  Ánh nói, giọng thẫn thờ, ‘‘Có phải quá khứ nay nằm đằng sau không nhỉ ? ’’.  Dũng dạo dăm nốt nhạc, khe khẽ hát ‘’ Trên đời người, trổ nhánh hoang vu...’’. Th́nh ĺnh, nghe văng vẳng ‘‘ ...dưới ṿng môi mọc từng...’’ nhưng   bỗng nghẹn lại trong gió ŕ rào. Sau những nấm mộ lạnh lẽo giữa một chốn u linh, chợt tiếng cười lanh lảnh cất lên, thê lương, năo nùng.  Không hẹn, ai cũng đợi tiếng gào khóc. Nhưng lần này, không, không nghe thấy ǵ nữa.

 

      Hôm sau, ban Trị Sự trại Galang thông báo Kim Ngân đă cắn lưỡi chết tối trước.