26-NgoaiTruyen-SauBeDau

 

 

NGOẠI TRUYỆN : sau dâu bể

 

 

 

 

 

      Thật ra truyện Bể Dâu đă chấm dứt khi Dân thành cánh chim bay. Nhưng không phải vậy v́ có những chuyện bất ngờ sau khi Dân đi. Vắng một bệnh nhân, bề ngoài mọi sinh hoạt bề mặt tiếp tục b́nh thường. Bà sơ tóc bạc thanh mảnh như một cành liễu ban đầu không nói ǵ, chỉ ngóng cửa, vẻ chờ đợi. Trưa trưa, bà vẫn ngồi cạnh những chiếc lồng chim trống, nh́n ra biển, mắt lim dim dưới nắng. Thỉnh thoảng, bà mỉm cười một ḿnh. Cho đến một buổi bà nhắm mắt lại, ai gọi thế nào th́ gọi, bà không bao giờ mở ra nữa. Bà cũng đi, trời vẫn xanh và mây vẫn bềnh bồng, để lại một hộp bánh bít-qui bằng thiếc trong có giấy tờ, thư từ. Tôi mở ra, và trời ơi, đọc những lá thư con bà là Nhân từ Úc, là Lương từ Pháp gửi về, tôi biết bà chính là Huyền, người mẹ của Dân, lưu lạc từ ngày Dân c̣n tấm bé. Bấy giờ tôi hiểu có lẽ bà bảo bà là mẹ Dân, nhưng như một phản ứng vô điều kiện, Dân khi đó chỉ kêu ‘’...Không không, Mẹ tôi ở  trên Trời ! ‘’.

     

      Một mặt tôi lùng kiếm Dân, mặt khác tôi viết thư báo Nhân và Lương. Hai tháng sau, Lương, Nhân cùng Dao Ánh và bé Quỳnh đến Qui Nhơn viếng mộ Huyền. Họ đều có thật, như chính tôi.  Nhân giống hệt Dân, khác là không chống nạng. Hỏi về bệnh t́nh, Nhân lo lắng, cho rằng sự bỏ đi đột ngột của Dân vẫn là hành vi của người chưa hoàn toàn kiểm soát ư thức. Tôi chợt nhớ lời ông Elhanan Donnefeld. Chữa bệnh ‘’điên’’ của một con người không thể tách được sự chẩn đoán những cơn điên của cả xă hội!  Nói lại với Nhân, anh ta trầm ngâm một lát rồi hỏi, giọng thất vọng: ‘’ ...nguồn gốc cái cơn điên của cả xă hội ở đâu? ‘’. Tôi không biết, nhưng tôi quả quyết, phải đi t́m nó thôi. Không thấy, th́ tất cả chúng ta là những cánh chim có bay cũng chẳng biết về đâu. Và phung phí ném tự do vào hư không như ném những bông hồng xuống vực.

 

      Chúng tôi có một thời gian ở bên nhau khá dài nên tôi có dịp hỏi về chú Hoàng, về Huyền và nguồn cơn câu Huyền hét ‘’ Đàn ông chi mà vậy! ’’.  Dao Ánh ngậm ngùi nói về Huế và vụ Thảm sát Tết Mậu Thân. Bé Quỳnh vẫn ngơ ngác nhắc đỉnh sóng réo trong chuyến vượt biên lênh đênh và người đàn bà hát ‘’... trên đời người mọc nhánh hoang vu ‘’ rồi chết tức tưởi. Lương băn khoăn không biết tương lai đất nước đi về đâu. Anh cho biết được Viện Vật Giá mời về như chuyên viên kinh tế nhưng khi đến Nội Bài, có hai ông Đại Tá Công An ‘’mời’’  anh ra, lư do chuyện trục xuất oái oăm th́ chỉ  bảo ‘’trên’’ quyết định như vậy. Anh bật miệng, eo ôi...cái khúc ruột ngàn dặm! Và Nhân, anh kể cho tôi tâm tư trong cuộc chiến,  tượng Đức Mẹ ở La Vang ứa nước mắt, bà ni cô già cưu mang một lũ trẻ trong rừng già dưới bom đạn ...

 

      Nhân đi với tôi về Hưng Nguyên gặp chú là linh mục Nguyễn Trường Tín. Qua ông, tôi biết được một phần cuộc đời Nguyễn Trường Vơ, tức Phan Thượng Chính, và thảm kịch của bà Xoan, người đàn bà đă lấy một xác chết. Cha Tín bảo, nhà thơ Hữu Loan c̣n sống, và biết rơ về giai đoạn Chính ở Hà Nội sau năm 54. Chúng tôi vào Thanh Hoá. Nhà thơ nay già lắm rồi, ở trong một căn nhà vách đất, ngủ vơng, vừa tiếp chúng tôi vừa chửi bọn sai nha thời mới. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đă từng phụ trách Tuyên Huấn dưới quyền tướng Nguyễn Sơn ở Khu 4. Bà Hữu Loan nghe ông chửi, th́nh ĺnh chen vào ‘’...bây giờ chửi làm ǵ, ai mà chẳng có  tội?’’. Bà nh́n ông, tiếp ‘’...Ngày xưa, bốn cái chữ Cha Già Dân Tộc không phải là chính ông bịa ra à! ‘’. Nhà thơ Hữu Loan thôi chửi, cười móm mém. Hỏi, tôi mới biết bà là con địa chủ, và dẫu có đóng góp cho kháng chiến nhưng cha mẹ bà vẫn bị xử tử trong Cải Cách Ruộng Đất. Năm lên bẩy, bà không nhà không cửa, một ḿnh vất vưởng ăn cây ăn cỏ, ngủ đồng ngủ băi, Hữu Loan mang về nuôi. Khi Hữu Loan bỏ Hà Nội về Thanh Hóa, ông vất vả làm đủ thứ nghề, nào là đi thồ hàng, nặn gạch, thợ rèn...Và bà lớn lên, trở thành vợ ông, chia xẻ đủ mọi cơ hàn tủi nhục. Đêm hôm đó, chúng tôi nghe Hữu Loan nói về  Vơ từ thuở học sinh ở trường Quốc Học Vinh cho đến khi thành Chính, đảng viên đảng Cộng Sản Đông Dương, và vụ giấy in tờ Nhân Văn có bài  ‘’ Con Ngựa Già của Chúa Trịnh’’ của Phùng Cung.  Ông dặn, Nguyễn Hữu Đang và đám Nhân Văn-Giai Phẩm c̣n sống, cứ đi hỏi. Thế là tôi gặp cả những nhân vật như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt... Sau này, tôi c̣n t́m ra Cự, đồng đội của Dân, biết thêm chút ít về Thắm, người đă hạ sinh một cái thai không nhân dạng, và hiểu ra đó là yếu tố nguyên ủy những cơn ‘’điên’’: Điên v́ đẻ ra giống không phải là giống người!

 

      Điều này Dân chưa hề nhắc tới, chắc hẳn v́ đau đớn quá. Để t́m ra căn cơ những cơn điên của Phan Thượng Dân, tôi phải đi ngược một chặng đường suốt 60 năm bể dâu, gặp cả kẻ tỉnh lẫn người mê. Tất cả quay cuồng trong một cơn lên đồng lịch sử. Tất cả cho tôi những dữ kiện làm nền cho tập tiểu thuyết này. Đi như vậy, tôi hy vọng t́m ra Dân và Thắm. Cho đến nay, họ vẫn biệt tăm. V́ vậy, tôi tiếp tục, hỏi, câu hỏi duyên nghiệp:  Sau dâu bể, có lẽ nào cứ măi như vậy ?

      Không. Cũng có khác, và sẽ khác rất nhiều. Nhân hiện hành nghề bác sĩ bên Úc, hàng năm gửi về nhà thương Qui Nhơn thuốc men và một số tiền để những người điên từ nay ăn  chưa ngon nhưng ít ra cũng no. Bé Quỳnh, nay là một thiếu nữ đă tốt nghiệp ngành giáo dục, cứ hè là cùng mẹ về giúp chúng tôi trong việc điều trị điên bằng cách dậy cho bệnh nhân hát những bài hát của trẻ con. Lương xin tài trợ của Pháp, tổ chức xê-mi-ne cho trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, dồn sức vào việc đào tạo một lớp chuyên viên trẻ... Họ đă xin được phép rời mộ chí của Vơ và Huyền về nghĩa địa Giáp Đoài, nơi chôn Nguyễn Trường Tộ và ông bà Đồ Cửu. Huyền trối lại trong bức thư gửi Nhân là mong sau này đưa tử phần Xoan về chôn cùng chỗ. Nhân y lời, và tôi được mời trong dịp bốc mộ cho những người đă khuất về đoàn viên một nơi dưới ba tấc đất.

 

      Trên chạc cây lá úp xuống phủ bia mộ họ Nguyễn Trường, th́nh ĺnh một con chim chào mào lông xanh biếc từ đâu bay lại cất tiếng hót khi hóa vàng. Chắc vẫn là con chim thuở Nguyễn Trường Vơ đội mồ phục sinh. Nhân thẫn thờ nhắc Dân và Thắm vẫn c̣n vắng mặt. Tay hắt chén rượu hồng vào ḷng đất, Nhân lẩm nhẩm, thôi th́ để giải oan cho cuộc bể dâu này.

 

      Ngơ ngẩn trong hương khói tống tiễn một thời oan khiên, tôi ứa nước mắt. Đến nay,  tôi - và chúng ta - chưa t́m được Dân và Thắm, những người tôi tin c̣n sống nhưng vẫn chịu kiếp sinh ly. Tôi đành kể lại câu chuyện của dâu bể, hy vọng qua  đó họ sẽ nhận ra và t́m lại nhau.

      Trong tương lai, nhất định là phải thế, cho tất cả mọi người.

 

Nam Dao

31-05-2006