6VoBo

6  

 

VỠ BỜ

 

      Ruộng đồng bằng sông Hồng nước ngập trắng xóa. Người đói bắt đầu thấp thoáng năm cửa ô. Đă đẻ non, Chính Phủ lâm thời lại phải gánh chịu thêm một cơn trời hành. Hà Nội động kinh, từ cổ đến chân, cơ bắp co giựt. Nguyễn Tường Tam và Nghiêm Kế Tổ phía Việt Quốc từ Côn Minh đă về Hà Nội. Liên kết với Việt Cách, họ tố cáo tính chất Cộng Sản của Chính Phủ lâm thời và đề nghị Tưởng Giới Thạch hất Việt Minh khỏi bàn cờ chính trị.  Lực lượng Tự Vệ của Việt Minh rút vào bí mật. Tiêu Văn, người phụ trách chính trị của lực lượng quân Tưởng, đứng ra làm môi giới cho một cuộc đàm phán giữa những đảng phái Việt Nam. Song song với cuộc đàm phán, Quốc Dân Đảng tổ chức ám sát, bắt cóc, và khủng bố những thành viên của Việt Minh và cả Pháp kiều.  Trong những khóa huấn luyện ở khu tự trị Ngũ Xă, ba anh em Tam, Long, Bách đến giảng đường lối dân tộc dân chủ, nêu cao khẩu hiệu đoàn kết Kháng Chiến Quốc Gia, khoa trương t́nh hữu nghị giữa Quốc Dân Đảng Việt Nam và Trung Hoa Quốc Dân Đảng.

 

       Việt Minh đút lót Tiêu Văn và các Sư trưởng quân Trung Hoa bằng vàng, mong kéo dài thời gian để có thể củng cố, tuyên bố sẵn sàng hợp tác với những đảng phái khác. Đối tác với Việt Minh, một Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất được thành lập với Nguyễn Hải Thần là chủ tịch, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh đồng phó chủ tịch, và Nghiêm Kế Tổ, ủy viên phụ trách ngoại giao. Đại diện cho Việt Minh, Vũ Đ́nh Huỳnh, Nguyễn Hữu Đang, và Chính đến trụ sở Quốc Dân Đảng đóng ở trường tiểu học Đỗ Hữu Vị. Mục đích buổi gặp gỡ là sửa soạn chương tŕnh nghị sự giữa các đảng phái. Trước nay, Chính chưa có dịp gặp Nguyễn Tường Tam. Định bước đến bắt tay nhưng khựng lại trước ánh mắt lạnh lùng, Chính chỉ lễ phép nghiêng ḿnh chào.  Vừa ngồi xuống, Bách khai pháo :

      -  Đúng là khi nguy các anh mới t́m đến chúng tôi!

 

Quai hàm bạnh ra, Đang nh́n thẳng vào mắt Tam, cắt ngang :

      -  Chúng tôi đến đây với tư cách là phái viên của Chính Phủ lâm thời mà những người canh cổng ở đây tùy tiện khám xét như những kẻ trộm cướp. Tôi phản đối cách khu xử thiếu văn hóa đó.  Tôi cũng phản đối loại ngôn ngữ khiêu khích. Đúng là chúng tôi chủ động tiếp xúc tướng Tiêu Văn, mong ông giúp để thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất.  Về chuyện nguy hay không, các anh hiểu, cả dân tộc này đang đối phó với nguy nan chứ chẳng riêng ai...

 

Vẫn lạnh lùng, Tam im lặng nh́n ra cửa sổ, ria mép khẽ động đậy, tay đưa lên sửa gọng kính trễ xuống mũi.  Vũ Đ́nh Huỳnh mỉm cười với Tam, rồi quay sang Vũ Hồng Khanh :

      -  Buổi gặp hôm nay, cách thức làm việc ra sao tùy các anh.  Mục đích, các anh biết, là tiếp cận những vấn đề để cùng nhau đi đến một thỏa hiệp chính trị trong t́nh thế rối ren này.

 

Khanh gật đầu.  Sau khi dông dài về nguyên tắc ‘’ tinh thành đoàn kết’’ của Nguyễn Hải Thần, Chính chậm răi :

      -  Cụ thể, chúng ta thôi đả kích nhau trên báo chí.  Tất cả những tờ báo của Việt Minh sẽ xuống thang từng bước, sửa soạn dư luận đi đến thỏa hiệp, và yêu cầu báo Việt Nam cũng làm như vậy.  Mặt khác, quan trọng hơn, hai bên ngừng ngay những xô xát vũ trang, trả lại an ninh cho thủ đô...

 

Tam vân vê ria mép, th́nh ĺnh hắng giọng :

      -  Theo tôi, để đi đến một thỏa hiệp, cụ thể nhất là Chính Phủ  lâm thời hiện nay từ chức...  Toàn bộ Chính Phủ  từ chức!

 

Đang phá lên cười.  Chính lắc đầu, b́nh tĩnh :

      -  Từ chức là tạo ra một lỗ hổng. Trong thời gian ấy, cả nước không có một chính phủ, tiếng nói nào là tiếng nói giành độc lập. Vả lại, các anh nghĩ cho, nhiệm vụ của chúng tôi đâu phải đến đây để đầu hàng vô điều kiện.

 

      Đúng lúc đó, có tiếng quát tháo ngoài sân. Đó là Nhà thơ. Tóc búi củ hành, áo the, quần trắng, Nhà thơ đi quanh Bờ Hồ mấy hôm liền, vừa đi vừa lớn giọng  ‘’Thù ngoài, trong mà đi chém giết lẫn nhau th́ là giặc. Tại sao thế hả?’’.

 

      Mọi người nh́n qua cửa sổ. Bách bỏ pḥng họp vội vă bước ra.  Ở trước cổng, Nhà thơ vẫn cao giọng lập lại đúng một câu.

      -  Thằng khùng, một cảnh vệ quát, xéo đi ngay...  Nếu không, ông bắn cho một phát bỏ mẹ mày bây giờ!

 

Nhà thơ giơ tay lên trời :

      -  Nước sạch ta rửa giải mũ, nước đục th́ rửa chân!  Nhưng nước bẩn đến độ không rửa được chân nữa th́ sao, hả Trời?

 

Người cảnh vệ đến gần Nhà thơ, bất ngờ thúc báng súng vào ngực.  Nhà thơ ngă bịch xuống đất, máu trào ra khỏi miệng. Bách tiến đến nắm tay người cảnh vệ giằng lại. Người cảnh vệ im lặng lùi vào sau sân.  Bước đến gần Nhà thơ, Bách cúi xuống đỡ. Gượng đứng dậy, tay quệt máu trên miệng, Nhà thơ hỏi :

      -  Hai thằng anh của chú đâu?  Tam!  Long!  ...Chúng mày ở đâu?  Nhà thơ gào lên – chúng mày bây giờ thành ăn cướp cả rồi hay sao?

 

Long, Chính và Đang từ trong đi ra. Mặt nhúm nhó v́ đau đớn, Nhà thơ nh́n Long, quát :

      -  Tam đâu?  Đón cố nhân thế này ư?

 

Tam lúc đó bước tới, hàng ria mép lại rung lên.  Nhà thơ nh́n chằm chằm :

      -  ‘’Thù ngoài, trong mà đi chém giết lẫn nhau th́ là giặc. Tại sao thế hả? ’’

 

Không đáp, Tam tḥ cánh tay dài ngoằng ngoẵng đặt lên vai Nhà thơ.  Để yên, Nhà thơ dịu giọng :

      -  Lấy t́nh bạn với mày, tao bảo, những cái việc chém giết không phải việc của mày!  Mày sinh ra để là một Nhà văn, không phải đi t́m công hầu khanh tướng làm ǵ.  Chính trị trước mắt là phù vân...  Nghe tao, bỏ lại hết để về với ḿnh...  bỏ hết...

 

*

 

      Trong pḥng họp ở Bắc Bộ phủ, Chính ngồi đợi báo cáo về chuyến thăm viếng chớp nhoáng của Phái Bộ Nga.  Sau hiệp định Yalta, Nga thành một thế lực lớn nên dẫu họ chưa dính líu trực tiếp vào vấn đề Đông Dương, tiếng nói chắc sẽ có trọng lượng.  Th́nh ĺnh, một Tự vệ vào, ghé tai Chính thầm th́.  Chính đứng dậy theo chân bước ra sân.  Huyền đang đứng cạnh trạm canh, nhác thấy Chính, vẫy tay rối rít.  Chính nhận ra ánh mắt hoảng hốt trên khuôn mặt Huyền. Ngạc nhiên v́ nay ḿnh không c̣n trách nhiệm với đoàn Thanh niên Ngũ Xă trong đó Huyền là thành viên, Chính nh́n Huyền, ḍ hỏi.  Huyền chào, rồi nói vội :

      -  Anh em Ngũ Xă sắp đánh vào ṭa báo Việt Nam, trả đũa việc Quốc Dân Đảng phá chùa Ḥe Nhai...

 

Kéo Huyền ra xa, Chính lắng nghe.  Huyền nói xong, Chính hấp tấp đ̣i gặp ngay Tạ Đ́nh Đề.  Chính nói vội :

      -  Anh Đề, xin anh cái xe của Ông Cụ, đưa ngay tôi lại Quan Thánh.  Gấp lắm, tôi sẽ báo cáo sau...

 

Tài xế đánh xe ra. Chính đ̣i cắm cờ đỏ sao vàng, lên xe với Huyền, miệng giục, mắt nh́n đồng hồ.  Khi xe ngừng bánh trước ṭa báo trên phố Quán Thánh, Chính thở phào. Bảo anh tài xế đậu xe trước cửa, Chính và Huyền bước vào.  Mặc cho đám gác cổng sừng sộ, Chính giữ giọng ôn ḥa, xin cho được gặp Khái Hưng.

 

      Dăm phút sau, Khái Hưng tḥ đầu ra khỏi cửa vẫy tay.  Chính và Huyền bước lên thang.  Không phải chỉ có Khái Hưng, mà c̣n Bách, Long và vài người Chính không biết mặt đang ngồi quanh.  Bách gằn giọng :

      -  Anh có việc ǵ?  Giọng mỉa mai, Bách tiếp - chắc anh có phóng sự cho báo chúng tôi?  Nh́n qua cửa sổ, Bách hằn học – Bây giờ anh đi xe có cắm cờ, oai thật!

 

Chính rành mạch :

      -  Cái xe có cắm cờ ấy có khả năng chặn một khẩu bazoka đang chĩa vào đây, và cứu sống chúng ta, kể cả tôi.  Quay sang Khái Hưng, Chính hạ giọng - tôi có thể nói tí chuyện riêng với anh không?

 

Khái Hưng đứng lên.  Hai người bước sang buồng bên cạnh.  Lát sau, có tiếng quay điện thoại.  Đi ra, Chính nói :

      -  Tôi xuống sân, cho mọi người nh́n thấy rơ, chắc họ sẽ tránh manh động!

 

Huyền bước theo, nhưng Chính cản lại :

      -  Thôi!  Không cần em.  Cứ ở trên gác...

 

Chính đẩy cửa bước ra.  Gió ập vào mặt, lạnh lẽo cắt đến da.  Những mũi súng đâu đây đang chĩa vào người chàng.  Cổ họng tê rát, Chính chỉ muốn giơ tay, kêu Chính đây.  Liệu những thanh niên đă cùng chàng chiến đấu có kịp nhận ra chàng không?  Chiếc xe có cắm cờ Phủ Chủ Tịch đậu đây, nhưng những tay súng đang đợi lệnh bóp c̣ có thể chẳng quan tâm, máu sôi lên đ̣i trả nợ máu bằng máu? Chính hít không khí thật sâu vào buồng phổi. Trong những giây phút căng thẳng này, chàng bỗng dưng nhớ Xoan, nhớ B́nh Minh.  Ngậm ngùi tự hỏi ta đă làm được ǵ cho những người thân yêu kia, Chính lắc đầu.  Cái cảm giác đầu tiên với súng đạn trong trận đánh đồn Nam Đàn mười lăm năm về trước th́nh ĺnh trở lại. Nỗi sợ một viên đạn vô t́nh găm vào người khiến Chính lạnh xương sống, tay chân gần như tê liệt. Khái Hưng cũng đẩy cửa.  Miệng cười, răng vàng khói thuốc nhô ra, chàng nửa cười nửa mếu nh́n Chính:

      -  Tôi ra với anh...  Chuyện gẫu cho nó tự nhiên...

 

Rồi Huyền cũng đi ra.  Chính chưa kịp nói ǵ, Huyền cương quyết :

      -  Em cũng ra.  Lỡ có ǵ th́...

 

Nàng chưa dứt lời, tiếng c̣i hụ của hai chiếc xe lính Tưởng đă rú lên đầu phố.  Khái Hưng vừa điện thoại yêu cầu đội an ninh đến, chỉ nói sơ là t́nh nghi có bạo động.  Xe đỗ.  Một thiếu úy nhảy xuống. Chính vẫn không thấy động tịnh ǵ, thở phào nhẹ nhơm.  Quay sang Huyền, Chính lấy lại b́nh tĩnh, nói nhỏ :

      -  Đội Tự vệ chắc đă thấy em.  Vậy, em không thể về đơn vị cũ được!  Bây giờ, ta đi!

 

Bắt tay Khái Hưng, Chính ngậm ngùi :

      -  Chào anh.  Cám ơn anh!  Cố giữ ḿnh nhé!

 

Buồn bă, Khái Hưng gật đầu.  Cuộc tập kích ṭa báo Việt Nam như vậy bất thành.  Chính uể oải bảo tài xế đánh xe về Bắc Bộ phủ.  Ngồi cạnh, lúc ấy Chính mới nh́n Huyền.  Mái tóc xơa che nửa khuôn mặt trái soan chảy xuống bờ vai, Huyền quay nh́n ra đường. Không khí thoang thoảng mùi nước hoa Coty. Chính mỉm cười.  Một thiếu nữ vẫn không quên bôi nước hoa khi sóng bước cạnh tử thần? 

 

      Huyền nhớ câu nói lửng lúc năy, lỡ có ǵ th́...  Th́ sao, nàng không dám nghĩ tiếp, nhưng đỏ mặt ngượng ngùng.  Từ khi Chính chuyển công tác, thỉnh thoảng Huyền cảm thấy một chút ǵ như nhung nhớ lăng đăng. Bây giờ, Huyền chợt hy vọng.  Không về đơn vị th́ liệu nàng chắc có một công tác ǵ khác dưới sự điều động của Chính chăng.  Huyền đánh bạo hỏi.  Nàng quặn ruột khi Chính đáp, để c̣n xem!  Về đến Bắc Bộ phủ, người đầu tiên Chính chạm mặt là Trần Quốc Hoàn.  Chặn Chính lại, Hoàn gằn :

      -  Anh không có nhiệm vụ sao lại đến Quán Thánh?

 

Giọng Hoàn găng, cặp mắt ti hí gếch nh́n, vẻ táo tợn.  Chính trầm tĩnh, trong ḷng ngờ ngợ một điều ǵ chưa định h́nh, chậm răi đáp :

      -  Tôi sẽ báo cáo với Thường Vụ!

 

Pḥng họp nay chỉ c̣n Giáp, Đồng, Giám và Hoàng Hữu Nam. Chính kể lại câu chuyện. Giáp quắc mắt nh́n ra ngoài, thở phào rồi nói:

      -  May thật.  Nếu không, không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra, kể cả chuyện quân Tưởng vây bắt Chính Phủ...  Bây giờ, phải chuyển tất cả đám tả khuynh cực đoan ra ngoại thành, đưa về nông thôn, hoặc cắt cử vào đoàn Nam Tiến...

 

Đám tả khuynh là đám cực lực chống Pháp, nhất định không thương lượng và hô hào kháng chiến  toàn quốc.  Đồng chậm răi, giọng Quảng khó nghe, dẫu cố rành rọt :

      -  Các đồng chí Liên Xô đến thăm ta cho biết rằng phe tả ở Pháp đang thắng thế. De Gaulle chắc sẽ từ chức, và đảng Cộng Sản Pháp nay là chính đảng số một, có khả năng thắng cử. Ta cố giữ hiếu ḥa với Pháp, tránh không để lọt vào ảnh hưởng Mỹ-Trùng Khánh...

 

Giáp xen ngang :

      -  Thường Vụ đang soạn một tuyên bố, sẽ gửi cho Sainteny nay mai.  Trước hết, phải làm sao tiến hành Tổng Tuyển cử cho yên ổn... Từ nay, Giáp hóm hỉnh, chúng ta phân biệt bọn thực dân Pháp với nhân dân Pháp, trong đó có Pháp kiều!  

 

*

 

      Tin đồn quân Tưởng sắp rút khiến phe Quốc Gia muốn thôn tính ngay Việt Minh để thành lập một chính phủ thân Trung Hoa. Lực lượng bí mật của Quốc Dân Đảng tiếp tục khủng bố. Đầu đông, mây xám ngoét. Trời rả rích mưa.  Đầu đội mũ dạ, bụng gài súng, lựu đạn, dao găm...  những thanh niên thuộc đoàn cảm tử Việt Quốc được tung ra ba mươi sáu phố phường.  Nhà thơ ở đâu lại xuất hiện.  Khác với trước, lần này Nhà thơ để mặc cho râu mọc trên khuôn mặt tái xanh, vừa đi vừa lớn giọng :

      -   ‘’Thù ngoài, trong mà đi chém giết lẫn nhau th́ là giặc. Tại sao thế hả? ’’

 

Bọn trẻ lêu lổng v́ trường học phần lớn đóng cửa, bước theo Nhà thơ, đồng thanh nhại ‘’ Hả? Hả?’’  Cứ thế, như một đám rước, cả bọn đi ṿng Bờ Hồ.  Lính Tưởng gác đường cười hô hố, vẫy tay, cũng ḥ theo. Nhà thơ đi về phía Bắc Bộ phủ. Người hàng phố chong mắt nh́n, không ai bảo ai, lặng lẽ cúi đầu.  Tại sao?  Không phải ai cũng hiểu.  Tiếng súng khi thành ngôn ngữ chỉ có một giọng. Thậm chí, một mùi,  của máu.  Nhà thơ vẫn hỏi.  Bọn trẻ tiếp tục đồng thanh ḥ. Khi đến cổng Bắc Bộ phủ, Nhà thơ gào lên :

      -  Ông Hồ Chí Minh ơi!  Ông cho tôi hỏi một đôi lời!

 

Bọn trẻ cùng cất tiếng ḥ theo:

      -  ... một đôi lời!

 

Đoàn Cảm Tử thành có nhiệm vụ bảo vệ dàn thành đội h́nh, tưởng là màn đầu một cuộc biểu t́nh.  Trung đội trưởng Tạ Đ́nh Đề ở trong sân bước ra. Nh́n Nhà thơ, Đề dịu giọng :

      -  Cụ Hồ đi vắng!  Xin ông để lại danh tánh...

      -  Thật không?  Ông Cụ là Chủ Tịch Chính Phủ mà đi vắng à?

 

Thật ra, Ông Cụ đang ở trong Phủ. Nhưng lúc ấy là thời gian những thành viên của Thường Vụ phải di chuyển chỗ ở và chỗ làm việc đến những nơi bí mật để giữ an toàn.  Đề ê a đáp :

      -  Thật, ông ạ!  Cười hề hề, Đề tiếp – Tôi dối ông làm ǵ?  Ông có muốn tôi thề không?

 

Nhà thơ lắc đầu.  Nh́n đám trẻ con, Nhà thơ lại hỏi, chúng nó vẫn đồng thanh ‘’ hả? hả?’’ như thổi cho câu hỏi bay lên đám mây xám trên không.  Đám rước tiếp tục, lần này đi một mạch, qua chợ Đồng Xuân.  Dân hàng chợ xô ra, vỗ tay, reo ḥ.  Đám đi rước câu hỏi rẽ vào phố Quán Thánh, đến trước cửa toà báo Việt Nam.  Nhà thơ vẫn hỏi một câu.  Để đối phó, loa truyền thanh đặt ở gác hai vặn thật to, oang oang: ‘’...Chính phủ Việt Minh đang thỏa hiệp ngầm với Pháp, định bán đứng độc lập của nước ta.  Dân chúng cương quyết đ̣i chính phủ bán nước này giải tán, yêu cầu vua Bảo Đại trở lại chấp chính...’’

 

      Bỗng hàng dân nhốn nháo v́ một tràng súng đùng đoàng không biết từ đâu bắn vào hai cái loa phát thanh.  Chúng hục lên rè rè, rồi bất lực, ngậm tăm.  Khái Hưng trên gác tḥ đầu ra, mặt ngơ ngác. Nh́n thấy, Nhà thơ thét  ‘’Thù ngoài, trong mà đi chém giết lẫn nhau th́ là giặc. Tại sao thế hả? ’’.  Đám Tự vệ của Quốc Dân Đảng ùa ra, súng chĩa vào đám trẻ con.  Khái Hưng tất tả chạy xuống, thét :

      -  Đừng!  Đừng...

 

Bọn trẻ con run rẩy, nép vào nhau.  Nhà thơ ưỡn ngực, quát :

      -  Bắn đi, xem nào!

 

Khái Hưng nhảy vào giữa, mặt quay về đám Tự vệ, nói vội :

      -  Các anh cứ đâu về đấy, để tôi đối phó!

 

Đám Tự vệ lùi vào sân sau, vẫn hườm súng dọa nạt.  Khái Hưng chưa nói ǵ th́ Nhà thơ dịu giọng :

      -  Giư ơi, mày cũng mắc vào cái ṿng này à?

 

Khái Hưng làm thinh, không đáp.

      -  Mày có tin vào việc mày làm không Giư?

      - ...

      -  Mày có định thành ông này ông nọ không?

      -  Không!

      -  Thế th́ về đi, trước khi quá muộn.

 

Mắt thâm quầng, mặt hốc hác sau những đêm mất ngủ, Khái Hưng nói, giọng thầm th́ :

      -  Muộn quá rồi!  Phóng lao th́ phải theo lao...

 

Ôm lấy Khái Hưng, Nhà thơ bật khóc rưng rức rồi quay lưng lầm lũi bước.  Bọn trẻ con lại đi theo.  Cả phố Quan Thánh lắng xuống, lịm đi đến độ chỉ c̣n có tiếng gió thổi qua sông Hồng giữa những hàng cây bàng lá đă trụi.

*

 

      Nắm được một số thông tin về khả năng phe Quốc Gia sẽ dùng bạo lực lật đổ chính phủ, Việt Minh tản cán bộ về nông thôn, sửa soạn chiến tranh du kích. Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám bí mật gặp Caput, bí thư đảng Xă Hội Pháp hiện có mặt tại Bắc bộ, để điều đ́nh. Caput cho biết Pháp sẵn sàng trao cho dân tộc Việt Nam một nền độc lập ‘’ tương hợp’’, vừa trong Liên Bang Đông Dương, vừa trong Liên Hiệp Pháp. Giáp đề nghị Paris ghi nhận ‘’nguyên tắc độc lập’’, nếu không th́ Việt Minh buộc phải hợp tác với Trung Hoa. Nhưng cùng ngày, D’Argenlieu được điện của Pechkoff, đại sứ Pháp tại Trùng Khánh, cho biết Tưởng Giới Thạch tuyên bố sẵn sàng rút quân khỏi Bắc Bộ. Vừa thiệt hại mười vạn khi tiến đánh Hồng quân của Mao, Trùng Khánh cần tăng viện để củng cố hậu phương, không thể để quân chùng ch́nh ở Việt Nam được.

 

      Tưởng Giới Thạch lệnh cho Tiêu Văn phải lập tức thành lập một Chính Phủ Liên Hiệp. Cuộc mặc cả bắt đầu. Quốc Dân Đảng đ̣i bảy trên mười ghế bộ trưởng, đổi quốc kỳ ra cờ sao trắng, đổi quốc ca, đổi tên quân đội thành Quốc Dân quân. Việt Minh đề nghị sẽ giành cho Quốc Dân Đảng năm mươi ghế, và Việt Nam Cách Mạng đồng minh hai mươi ghế trong Quốc Hội mà không qua bầu bán.  Về thành phần Chính Phủ Liên Hiệp, sẽ để Bộ Nội Vụ và Bộ Quốc Pḥng cho những người trung lập.  Việt Minh và Đảng Dân Chủ giữ bốn bộ, Việt Quốc và Việt Cách bốn bộ.  Đồng thời, tất cả mọi đảng phái đồng ư thành lập Ủy Ban Kháng Chiến toàn quốc và một Đoàn Cố Vấn quốc gia.  Chuyện quốc kỳ và quốc ca, phải chờ Tổng Tuyển Cử bầu Quốc Hội, và sau đó, để Quốc Hội định đoạt.

 

      Chia chác giữa những thế lực lăm le quyền bính chẳng được quan tâm bằng chuyện  dân Thủ Đô xầm x́ với nhau khắp nơi.  Lính Tưởng canh gác ở những ụ giao thông thấy có một người đàn bà áo vàng dắt tay một đứa bé đi ngang nhiên giữa phố Tràng Tiền, gọi không đứng lại, bóp c̣ bắn chỉ thiên th́ ngoái nh́n như không có việc ǵ.  Lính nhắm bắn, chỉ thấy một vệt khói, và hai bà cháu cứ thủng thỉnh bước đi về phía Thủy Tạ.  Giữa hồ Hoàn Kiếm, Rùa thần nổi lên.  Trên mu rùa, một người râu ria, tóc búi củ hành, ăn mặc toàn trắng nằm ngửa bất động.  Rùa bơi ṿng bờ Hồ từ sáng.  Một bọn trẻ con kéo nhau đi theo, miệng  đồng thanh ‘’ Hả? Hả?’’ nhưng chẳng một ai biết chúng hỏi ǵ.

 

      Hai bà cháu ngồi vắt vẻo góc sân ch́a ra mặt hồ.  Bà già áo vàng bảo :

      -  Đấy!  Thật ra là thần Kim Qui đă nổi lên từ đêm hôm qua.  Nhưng không phải  là đám trẻ này đi theo...

 

Đứa bé đỡ lời :

      -  Không!  Đám trẻ ban đêm gày g̣, chỉ da bọc xương.  Chúng nó đă chết đói cả.

      -  Nhưng chúng cũng kêu hả? hả?  Chúng kêu từ cơi bên kia..

      -  Bọn Thành hoàng và Thổ thần cũng đang ẩu đả với nhau, có khác ǵ trên cơi dương này. V́ thế bà cháu ḿnh thấy mà chán nên mới bỏ cái miếu ở kênh Sắt vào đây tha phương cầu thực. Nhưng từ hôm đó, chẳng thấy ai cúng bái ở đền Ngọc Sơn, chắc rồi lại c̣n phải đi nữa?

      -  Ừ, dương loạn mà âm cũng loạn, có ai biết đâu là yên để mà tới...

 

Bà già vừa dứt lời th́ Rùa thần bơi ngang.  Đứa bé nh́n, thấy đầu người nằm trên mu rùa toác ra một lỗ đỏ ng̣m to bằng miệng chén.  Nó bịt mắt, kêu :

      -  Kinh quá!

 

Đám trẻ đi ṿng Bờ Hồ lại ḥ lên.  Hai bà cháu đứng dậy, bước theo.  Thằng bé giật tay bà, nói :

      -  Bà cũng hỏi đi!  Hả?  Hả?  Hỏi người không được th́ hỏi hỏi Thần, hỏi Thánh!

 

Bà già áo vàng ngửa mặt lên, kêu :

      - Cha là Trời, Mẹ là Đất.  Trời ơi Đất hỡi,  giờ đây hỏi ai?  Đến Thánh đến Thần cũng hư cả mất rồi!  Tin làm sao được mà hỏi, hả ?

 

Tiếng kêu vang vang trong bầu trời xám xịt. Một chớp sáng chụp xuống. Sét đánh ngang tóe lửa cháy sém mặt trái đất. Nhưng chẳng  ai nghe, chẳng  ai thấy.  Con người dưới này đă mù, đă điếc cả rồi sao? Một đàn nhạn từ nóc Bưu Điện bay toáng lên, mỏ tru ra, rít lên những tiếng thảm thiết.  Trên mặt hồ, Rùa thần bất động. Tháp Báo Thiên nh́n như bơi đến giữa hồ, nơi Rùa thần lặn xuống.  Xác người nằm trên ch́m xuống nước tựa như dính chặt vào mu rùa. Tuần sau, cái xác đó không nổi lên.  Tháng sau, cũng vậy.  Cái xác đó biến thành đất, hóa thành nước. Đó là xác Nhà thơ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đă viết :

      ’’ Hà Nội ơi, cờ bay đỏ phố đỏ nhà.

        Đỏ cả chân trời, đỏ cả ḷng ta’’. 

 

      Có ai ngờ máu đổ.

 

      Máu đổ ra cũng đỏ phố đỏ nhà.  Và đỏ cả chân trời.  Lời tiên tri đó ít ai nhớ.  Và dĩ nhiên, người ta rồi cũng quên, chẳng biết Nhà thơ bỏ mạng là ai.

*

 

      Ngày mồng 6 tháng 1, Tổng Tuyển cử.  Ở Trung và Bắc bộ, mọi chuyện êm thắm dù Quốc Dân Đảng cố t́m cách phá, nhưng không mấy hiệu quả.  Ở Nam bộ, t́nh h́nh khác hẳn.  Nơi đặt thùng phiếu bị  Pháp bắn phá, xa thị trấn th́ dội bom.  Nhưng rồi Quốc Hội cũng được thành lập với 333 dân biểu, trong đó 70 ghế dành cho Việt Quốc và Việt Cách là được chỉ định.  Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Pḥng, Đà Nẵng... dân chúng chăng đèn kết hoa, ngày đêm vang vang tiếng hát Tiến Quân ca. Quốc Hội của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà chính thức thành lập Chính Phủ Liên Hiệp.  Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần là Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch, với thành phần Chính Phủ đúng dự kiến.

 

      Phe Quốc Gia cực đoan và Hoa kiều điên lên trước xu thế thỏa hiệp của Việt Minh với Pháp. Họ ám sát Barylin là giám đốc Ngân Hàng Đông Dương, chĩa mũi dùi khủng bố vào Pháp kiều, dùng bạo lực thủ tiêu cán bộ Việt Minh và tất cả những nhân sĩ, trí thức có cảm t́nh với đường lối ḥa đàm. Thời gian này, De Gaulle vừa từ chức, quyền lực chính trị ở Paris về tay phe tả. D’Argenlieu sợ Chính Phủ Pháp sắp được  thành lập có thể ḥa hoăn với Việt Minh, vội vă đặt kế hoạch đổ bộ ở Bắc Kỳ, rắp tâm đưa Đông Dương đến t́nh huống ‘’chuyện đă rồi’’. Đối với D’Argenlieu, lực lượng Việt Minh chẳng đáng kể. Nhưng quân Tưởng th́ khác. D'Argenlieu gửi Clarac và Pignon qua Trùng Khánh. Thái độ Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đối với Pháp rất cởi mở. Lo mối họa Cộng Sản, Trùng Khánh thỏa thuận với Pháp về ư đồ thay thế Chính Phủ Liên Hiệp bằng một Chính Phủ quốc gia ở Bắc kỳ, không chống th́ ít ra cũng phi Cộng Sản, và sẽ buộc Chính Phủ này phải kư kết tạo điều kiện dễ dàng cho quân Pháp đến thay quân Trung Hoa.

 

      D’Argenlieu lệnh cho Sainteny thăm ḍ khả năng lập một Chính Phủ Quốc Gia trong hướng chiến thuật này. Sainteny liên lạc với Nguyễn Tường Tam.  Đúng hẹn, Tam đến thẳng phủ Toàn Quyền trên một chiếc Citroen cắm cờ sao trắng, đi theo có Chu Bá Phượng và Nghiêm Kế Tổ, người phụ trách ngoại giao của Quốc Dân Đảng.  Cuộc đối thoại kéo dài ba giờ.

      -  Chúng tôi gặp các ông với tư cách lănh đạo Quốc Dân Đảng, không phải với tư cách thành viên chính phủ!

      -  Vâng, chúng tôi hiểu.  Nhưng chúng tôi tiếp quí vị với tư cách những Ủy viên Cộng Ḥa của Ủy ban Liên Bộ Đông Dương, Pignon đáp, giọng lịch sự.  Theo chúng tôi ước đoán, quân đội Trung Hoa sắp rút khỏi Bắc bộ, mong muốn có một Chính Phủ  để làm sao quân đội chúng tôi đến thay thế trong những điều kiện thuận lợi...

      -  Tướng Lư Hán và Tiêu Văn có đề cập đến vấn đề này. Chúng tôi sẽ hợp tác với hai điều kiện. Thứ nhất, sẽ không có Việt Minh trong một Chính Phủ  tương lai được sự chấp nhận của Trùng Khánh và Paris.  Thứ nh́, v́ những diễn biến từ ban đầu, quan điểm của chúng tôi trước quần chúng là chống các ông.  Chúng tôi chỉ có thể thay đổi quan điểm này nếu chính phủ Pháp chấp nhận cho Việt Nam một nền độc lập...

 

Giơ tay lên, Sainteny ngắt, giọng ôn tồn :

      -  Quí vị đ̣i hỏi như vậy th́ c̣n hơn cả ông Hồ Chí Minh.  Ông ta hiện đă đồng ư chọn một từ ngữ khác, chẳng hạn như tự quản – self government – mà không cứ nhất định là độc lập.

 

Chu Bá Phượng chen vào :

      -  Nhưng không như Hồ Chí Minh, chúng tôi sẵn ḷng nhân nhượng về thuế vụ, tài chính và thuế khóa...

 

Pignon quay sang  Phượng, giọng trầm trọng :

      -  Với chúng tôi, cái khó nhất là làm sao có được một Chính Phủ  mới có khả năng an dân.  Ở Nam bộ, với sự khủng bố của Việt Minh, chúng tôi không làm sao thành lập được bộ máy hành chính ở ngoài thành thị và phải đương đầu với chiến tranh du kích khắp nơi. Về phương diện này, các ông nghĩ thế nào?

 

Nghiêm Kế Tổ nh́n Pignon, đáp :

      -  Hiện nay, từ Việt Tŕ đến Lao Cai là do Quốc Dân Đảng chúng tôi kiểm soát.  Với sự hỗ trợ của đạo quân Quảng Tây, chúng tôi có thể quét Việt Minh ra khỏi Cao - Bắc - Lạng.  Chỉ có thế, mới có thể nghĩ đến b́nh định.  Dân chúng ở thôn quê vẫn đói, vẫn khổ và không thấy ǵ ngoài bọn Ủy Ban hành chính Việt Minh thay thế đám Chánh Tổng, Lư Trưởng. Chẳng khác ǵ khi trước, họ cũng hạch sách, thậm chí quá khích, đă gây ra những sự bất b́nh, oán thán.  Chúng tôi nghĩ, b́nh định là một khả năng có thể dễ hơn dự kiến...

 

Pignon trầm ngâm rồi hỏi thẳng :

      -  Nhưng hiện nay, lực lượng các ông có đủ sức làm việc ấy ở Bắc bộ không?  Ngay tại Hà Nội, Quốc Dân Đảng có khả năng cáng đáng trách vụ một Chính Phủ lâm thời không?

 

Tam ngần ngừ, song ngửng lên, quả quyết :

      -  Sẽ đủ.  Chúng tôi lẽ liên minh với Đại Việt.  Và những thành viên của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất...

      -  Nhưng cho đến giờ phút này, Hồ Chí Minh là người có uy tín và Việt Minh được quần chúng ủng hộ.  Các ông làm thế nào để thay họ trước mặt đồng bào các ông?

      -  Chúng tôi tiếp tục tố cáo Hồ Chí Minh phản bội nếu đi thỏa hiệp với các ông mà không giành được độc lập.  Mặt khác, chúng tôi sẽ cướp lại được chính danh nếu chính phủ Pháp sau đó trao trả nền độc lập cho Chính Phủ  do chúng tôi lập ra. Nếu ta thật tâm với nhau, vấn đề chỉ là một sự phối hợp nhịp nhàng, thế thôi.

 

Sainteny nh́n ba người đối thoại, trầm giọng ướm thử:

      -  Các ông sẵn sàng tiến hành một khế ước bất thành văn?

 

Nh́n họ gật đầu, Sainteny ngạc nhiên. Việc quan trọng đến thế mà những người này dám chấp nhận loại thỏa hiệp bất thành văn? Đánh giá bản lănh chính trị của những người trước mặt, Sainteny không mấy hăng hái,  quay sang Pignon, nói nhỏ :

      -  Vậy phiền ông, ông xem khả năng tiếp tục làm việc với những người bạn ta đây. Tay đưa về phía Tam, Phượng và Tổ, Sainteny tiếp, giọng ngoại giao - hy vọng là chúng ta cùng nhau làm sao để quân đội Pháp trở lại Đông Dương mà không cần đổ máu!

 

      Pignon báo cáo ngay cho D'Argenlieu về cuộc gặp Quốc Dân Đảng. Viên Cao Ủy kết luận, một chính phủ gồm toàn phần tử Quốc Gia Hán hóa, cực đoan c̣n hơn Việt Minh trong vấn đề Độc Lập, là chuyện không thể chấp nhận được. Vả lại, họ ít khả năng, không thể đấu tranh chính trị với Hồ Chí Minh, và không có thực lực ǵ ngoài sự ủng hộ của quân Tưởng.  D'Argenlieu quyết định t́m cách kư kết nhanh với Trung Hoa Dân Quốc và gỡ rối vấn đề chính trị với Chính Phủ do Hồ Chí Minh lănh đạo bằng một thỏa hiệp sơ bộ. Ông ta về Paris, trao quyền Cao ủy cho Leclerc. Vị tướng này xưa đă nhanh chóng đánh tan lực lượng Việt Minh non trẻ ở Nam bộ, và đến tháng 1-1946 th́ đă b́nh định nam Trung bộ và một phần Tây Nguyên.

 

*

 

      Tướng Leclerc gọi Salan, hiện là Tư lệnh quân đội Pháp tại Bắc bộ, từ Trùng Khánh bay về Hà Nội để cùng Sainteny và Pignon xúc tiến những thỏa hiệp cho phép quân Pháp tránh được đụng chạm quân sự khi trở lại miền Bắc. Salan đến gặp Lư Hán, thông báo quân Pháp có kế hoạch  đổ bộ vào đầu tháng 3. Sau đó, Salan thăm Hồ Chí Minh dịp Tết, khẩn khoản:

      - Thưa ngài, thật tôi sẽ vinh dự vô cùng nếu như ngài cho phép quân Pháp đổ bộ yên ổn rồi thiết lập lại an ninh ở đây.

 

Ông Cụ nh́n thẳng vào mắt Salan, giọng khoan ḥa:

      - Chỉ làm thế, tôi sẽ trở thành kẻ phản bội Tổ quốc tôi. Người Việt Nam chúng tôi muốn sống tự do.Yêu nước Pháp và kính trọng dân tộc Pháp, nhưng chúng tôi không thể là những người nô lệ. Chữ ‘’độc lập’’ đối với  tôi quan trọng ở nội dung của nó.

      - Ư ngài, có phải là ngài lo ngại những kẻ chống đối ...

      - Đúng... Ông Cụ cười - họ chê trách rằng tôi chỉ yêu nước Pháp. Báo chí của họ vẽ hí họa, cho tôi  khoác vai một cô đầm... Phần tôi, tôi không thể ngăn cản họ được. Quân Pháp đổ bộ, máu sẽ chảy, kể cả máu của các trẻ em và phụ nữ Pháp đang ở đây. Đó là điều bất hạnh mà tôi muốn tránh. Nhưng làm sao tôi có thể ngăn được phản ứng của những người không muốn xiềng xích trói buộc?

 

Ngẫm nghĩ, Salan nghiêm trang:

      - Thưa ngài, tôi đă tiếp xúc với tướng Lư Hán và biết Trung Hoa sẽ làm theo đúng quyết nghị của Potsdam. Thời gian chúng tôi đổ bộ là đầu tháng 3, tức là c̣n 3 tuần...

 

Ông Cụ tái mặt, nhưng chỉ một giây sau, nhếch mép lên cười, lại từ tốn:

      - Cám ơn ông đă báo cho biết...Nhưng  dù cả thế giới có chống lại, chúng  tôi cũng không thể chấp nhận trở thành những người nô lệ. Pháp là đất nước của tự do. Nước Pháp, một  nước  Pháp mới,  hăy để cho chúng tôi chia sẻ cái tự do ấy...

 

      Salan báo cáo cuộc gặp Hồ Chí Minh cho D’Argenlieu và Leclerc, nhấn mạnh sự ủng hộ gần như của toàn dân đối với đường lối của Chính Phủ Liên Hiệp. D’Argenlieu vẫn quả quyết dùng ngoại giao với Trung Hoa và tạo áp lực để Việt Nam  hiểu Pháp nhất định trở lại Bắc kỳ. Trước khi lên đường đi Paris, D’Argenlieu dặn, nếu độc lập được hiểu như ‘’làm chủ tại nhà ḿnh, được tự do’’ th́ từ ‘’self-government’’ nói lên rất cụ thể điều đó. Nhưng điểm gút, là vấn đề Nam bộ.  Pháp không chống trên nguyên tắc việc thống nhất 3 kỳ về mặt lănh thổ và chính trị, nhưng vẫn nhân danh tự do giành cho  Nam kỳ cái quyền nói lên tiếng nói của chính ḿnh khi cần, không để  cho  chính quyền Hà Nội được phát biểu ư kiến thay cho toàn thể Đông Dương.

 

      Hai ngày sau, Sainteny và Pignon hội đàm với Hồ Chí Minh, công việc tiến triển khá tốt đẹp. Mừng rỡ, Leclerc điện ngay về cho tướng Juin và D'Argenlieu, thông báo Hồ Chí Minh thôi hẳn việc dùng từ ‘’độc lập’’, chấp nhận chữ ‘’self-government’’, thỏa thuận để Việt Nam tham gia Liên Bang Đông Dương, dường như bỏ ư định về quyền đại diện ở Liên Hiệp Quốc. Riêng đối với vấn đề Nam Kỳ, Việt Minh chấp thuận sẽ để dân chúng tự quyết định lấy lập trường chính trị qua một cuộc Trưng Cầu Dân Ư.  Leclerc nhấn mạnh cuộc hội đàm vừa qua phải được giữ bí mật, yêu cầu Paris ra ngay một bản tuyên bố nhằm đi đến giải pháp với những nội dung rơ ràng để Hồ Chí Minh chính thức trả lời.

 

      Nhưng không có ǵ thực sự bí mật.

 

       Hồ Chí Minh vấp vào một phản ứng mănh liệt ngay trong nội bộ Tổng Bộ Việt Minh. Một số phần tử cực đoan khuynh tả gây những hành động ly khai, chống đối, cho rằng đàm phán như thế là đầu hàng Pháp. Việt Quốc và Việt Cách tấn công Chính Phủ nay họ gọi là ‘’ chính phủ của những tên phản bội’’.  Họ tung truyền đơn, hô hào Tổng đ́nh công và băi thị, kêu gọi dân chúng chống lại điều khoản của hiệp ước Pháp-Hoa cho quân Pháp vào thay quân Tưởng. Đoàn Thanh Niên Quốc Gia và Tự Vệ bí mật của Quốc Dân đảng ở Hà Nội ngăn không cho nông dân ngoại thành mang hàng hóa vào, leo lên tàu điện khóa máy, đến những công sở cấm mở cửa, vào chợ Đồng Xuân hô hào băi thị. Họ trương cờ vàng trên có thêu hai chữ Dân Chúng, hô ‘’ Đả đảo Việt gian thân Pháp’’, kéo ra Bờ Hồ đi về Ṭa Thị Chính. Đến trước cửa nhà cố vấn Vĩnh Thụy  ở phố Trần Hưng Đạo, họ đ̣i thành lập Chính Phủ mới, cử người vào để bày tỏ nguyện vọng, nhưng Vĩnh Thụy tránh không gặp.  Hôm sau Vĩnh Thụy tuyên bố ‘’ không phải một nhóm người muốn ai th́ kẻ đó làm Chủ Tịch. Việc bầu Chủ Tịch cho nước Việt Nam là do Quốc Hội dân cử định đoạt.’’

 

*

 

      T́nh trạng mất an ninh khiến Ông Cụ cũng như nhiều thành viên của Chính Phủ bắt buộc tối tối phải rời chỗ ở  đến những cơ sở bí mật.  Hôm ấy, th́nh ĺnh Tạ Đ́nh Đề báo Ông Cụ phải di chuyển ngay. Đă quen, Ông Cụ không  hỏi han ǵ, chỉ quơ vội chiếc máy chữ xách tay cùng mớ tài liệu rồi bước theo. Cùng đám cận vệ, họ lên xe đi về Bưởi. Trầm ngâm, Ông Cụ không nói không rằng, xuống xe rồi đi bộ theo chân Đề vào một khu vườn được canh gác cẩn mật.  Lát sau, họ tới trước một căn nhà ẩn dưới những lùm cây rậm rạp, gọi cửa rồi vào. Tự vệ canh gác yêu cầu Đề ở ngoài.

 

      Ông Cụ thấy lố nhố người. Nh́n qua một lượt,  Ông Cụ mỉm cười, hỏi: ‘’ họp hay sao mà đông thế, các chú? ’’. Ngoài những người cộng sự trong Chính Phủ như Giáp, Đồng, Giám, Chính... Ông Cụ thấy Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê văn Lương, Hà Huy Giáp, Hà Huy Tập...là những thành viên cũa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, h́nh thức tập hợp  đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương sau khi giải tán. Ông Cụ dí dỏm ‘’... đông thế này th́ là Thường Vụ mở rộng rồi. Đoán ra vấn đề, Ông Cụ vẫn tươi cười, tiếp - các chú định bắt tội tôi v́ chuyện hoà hoăn đàm phán với Pháp chứ ǵ ? Nào, tôi là bị can, sẽ căi, nhưng căi sau. Chú nào thích buộc tội th́ cứ lên tiếng đi ! ’’.

 

       Có tiếng ho khan. Tiếng dặng hắng. Nhưng chỉ thế. Ông Cụ nh́n một ṿng, giọng buồn buồn:

      -  Các chú không nói, nhưng  tôi đọc báo Việt Nam của Quốc Dân đảng là tôi biết đến ba phần tư cáo buộc rồi... Thôi, ta làm thế này: tôi xin giải thích tại sao Chính Phủ phải ḥa, v́ ḥa để tiến, cái đích là độc lập...

 

      Như một nhà giáo, Ông Cụ nhắc ngày c̣n ở Pắc Bó, Thường Vụ Đảng đă biết rồi người Pháp sẽ t́m cách quay lại Đông Dương. Hiện nay, Anh và Mỹ ủng hộ Pháp trong việc này, v́ họ phải giữ đồng minh ở Âu Châu để đối đầu với Liên Xô. Anh-Mỹ sẽ làm áp lực lên Tưởng Giới Thạch đang c̣n lúng túng với Hồng quân của Mao, và Tưởng nhân cơ hội sẽ trục lợi bằng cách đ̣i lại Pháp những nhượng địa trước  khi chịu cho quân Pháp đến thay thế từ vĩ tuyến 16 trở ra.  Trong khi đó, thực dân Pháp trong Ủy ban Liên bộ Đông Dương ở Nam bộ đă lấn chiếm, và đang rắp ranh lập một Chính Phủ tự trị Nam kỳ, ư đồ là chia cắt Việt Nam, chống lại ước vọng thống nhất về mặt chính trị và lănh thổ của dân tộc...

 

Mắt nh́n vào khoảng trống trước mặt, Ông Cụ ngưng nói. Lát sau Ông Cụ mới chậm răi, tiếp:

      -  Phần chúng ta, chúng phải làm ǵ ? Và với những phương tiện nào? Và sức mạnh của chúng ta ở đâu ? Từ quần chúng yêu nước, và với chính sách Mặt Trận đoàn kết toàn dân để giành độc lập... Trước mắt,  chúng ta phải đoạt chính danh. Toàn dân từ Nam chí Bắc bầu Quốc Hội, rồi Quốc Hội đề cử một Chính Phủ do dân, tức là ta có chính danh...Danh chính ngôn thuận, Chính Phủ chúng ta sẽ điều đ́nh với Chính Phủ Pháp, ở cái thế một quốc gia với một quốc gia. Hiện nay, sớm muộn quân Tưởng có thể sẽ rút để quân Pháp vào Bắc bộ. Làm thế nào trước đó ta có chính danh đây ? Thời gian lúc này là yếu tố quyết định của phong trào giải phóng đ̣i độc lập. Mua được thời gian, là làm thế nào xử dụng được mâu thuẫn Pháp-Hoa và giữ chân quân Tưởng bằng cách triệt để khai thác mâu thuẫn giữa Trùng Khánh và đám tướng lĩnh đang đóng quân ở miền Bắc.

 

Một người đứng dậy, tay đưa ra phía trước như yêu cầu Ông Cụ để ḿnh nói.

      - Tôi là Hà Huy Tập. Xin hỏi... Hoà đàm rồi thỏa hiệp với Thực dân Pháp th́ một mặt, độc lập không giành được. Mặt khác, sau đó làm sao có thể xây dựng một xă hội người Cộng Sản chúng ta coi như mục tiêu, tức là một xă hội do công-nông chuyên chính?

      - Thế tôi xin hỏi ngược lại, ta không thỏa hiệp, bị quân ngoại xâm đánh đuổi phải rút lên Việt Bắc. Ta lập chiến khu rồi phục hồi đảng Cộng Sản Đông Dương, tái sinh ra một Xô Viết Nghệ Tĩnh mới ... th́ liệu ta có xây dựng được một xă hội công-nông chuyên chính cho đất nước Việt Nam ta không?

 

Chợt Ông Cụ găi đầu :

      -  À, à... tôi nhớ ra chú rồi, hồi chú đi học trường Phương Đông ở Moscova ấy mà. Có cái tin này, nhắc chú và tất cả, là các đồng chí Liên Xô có bí mật đến thăm chúng ta ở Hà Nội và cho biết bên Pháp đang có nhiều biến động chính trị. Trong t́nh h́nh này,  khả năng đảng Cộng Sản Pháp trở thành chính đảng số một, liên minh với đảng Xă Hội phe tả để nắm chính quyền là khá lớn... Đấy, hoà đàm bây giờ, biết đâu ta lại chẳng thỏa hiệp với một Chính Phủ tiến bộ của Pháp trong tương lai ! Các chú Giáp, Đồng, Giám... Ông Cụ cười, giọng hài hước - các chú làm chứng cho tôi là tôi không bịa nhé...

 

      Tiếng cười đồng thanh cất lên trong căn nhà. Không khí dịu xuống, Ông Cụ từ tốn :

      - Thôi, các chú về nghỉ, đêm khuya rồi. Các chú  phải lấy sức để ngày mai đối phó với cái t́nh thế bấp bênh này. Chứ các chú mà ‘’đảo chính’’ lúc này th́ các chú làm cả nước cười, và những kẻ cười sau cùng là bọn Thực dân Pháp đấy...

 

Bước ra, Ông Cụ vẫy Giáp và Chính đi theo. Khi đó Tạ Đ́nh Đề đến gần, khẽ nói :

      - Chúng tôi bị Tự vệ ở đây tước khí giới ngay sau khi Chủ Tịch vào họp. Đề thở ra - Chỉ khi nghe tiếng mọi người cười tôi mới yên tâm được phần nào !

 

Ông Cụ nhẹ nhàng vỗ vai Đề, không đáp. Quay sang Chính và Giáp, Ông Cụ th́ thào :

      -  ... phải giữ chuyện này trong nội bộ. Sợ nhất không phải sợ kẻ thù v́ lúc nào ta cũng đoán ít nhiều được họ định tâm làm ǵ. Sợ nhất, là sợ những đồng chí đầu đóng khung trong những khái niệm cứng ngắc đến độ mất hết khả năng suy đoán hiện thực, lại hăng tiết vịt...

*

     

      Sau khi củng cố nội bộ và yên tâm không bị quân Trung Hoa Dân Quốc tiêu diệt, Hồ Chí Minh liền tiến hành một cuộc thương lượng với Sainteny. Thời gian đó, Leclerc phát động chiến dịch H, tức là cuộc đổ bộ vào Bắc Đông Dương. Ngày mồng 4 tháng 3, Leclerc đă ở ngoài khơi Hải Pḥng, nhưng chỉ huy quân Tưởng tại các địa phương vẫn chưa có lệnh.  Phía Bộ Tham Mưu quân Trung Hoa Dân Quốc, họ viện lư không thể để quân Pháp đổ bộ khi Pháp chưa có thoả hiệp nào với Việt Nam. Trưa ngày mồng 5 tháng 3, chỉ huy quân Tưởng ở Hải Pḥng báo là họ sẽ ngăn chận không cho hải quân Pháp vào cảng. Leclerc vẫn ra lệnh cho hạm đội Pháp vào Hải Pḥng, vấp phải lưới lửa của những đơn vị Trung Hoa, gây nên một t́nh trạng cực kỳ căng thẳng. Trong t́nh thế này, mọi phía đều trông chờ một thỏa hiệp Việt-Pháp hầu gỡ ng̣i nổ giữa hai đạo quân vừa mới đụng độ.

      Hồ Chí Minh đánh những lá bài cuối, lợi dụng triệt để khó khăn Pháp – Hoa và những mâu thuẫn giữa đám Tham Mưu quân Tưởng với Trùng Khánh trong cuộc đàm phán với Pháp. Trước căng thẳng quân sự giữa Trung Hoa và Pháp có nguy cơ dẫn đến những đụng độ trước mắt, Pháp buộc phải chấp nhận kư kết với Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Nhưng Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Tường Tam thoái thác không kư. Nguyễn Hải Thần thấy vậy, làm theo. Ông Hồ đích thân nói với Vũ Hồng Khanh ‘’ ...chữ kư nhân danh một dân tộc, một quốc gia, chứ không chỉ một đảng. Không ai kư với tôi th́ tôi đành kư một ḿnh, cũng chẳng sao!’’.

 

      Chiều ngày mồng 6 tháng 3, trước mặt các đại diện của Anh, Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc, Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh đă kư với Sainteny một ‘’Hiệp Định Sơ Bộ’’, trong đó chính phủ Pháp

-         Thừa nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một quốc gia tự do có chính phủ riêng, quốc hội riêng, quân đội riêng và tài chính riêng nằm trong Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp.

-         Cam kết công nhận quyết định của dân chúng qua cuộc trưng cầu dân ư về việc thống nhất ba kỳ.

 

Bản thỏa thuận phụ, do Sainteny, Salan và Vơ Nguyên Giáp đồng kư tên, chỉ rơ lực lượng thay thế quân Trung Hoa Dân Quốc gồm:

-         Mười ngh́n quân Việt Nam với chỉ huy Việt Nam, và trực thuộc các cơ quan quân sự Việt Nam.

-         Mười lăm ngh́n quân Pháp, kể cả lực lương Pháp có sẵn phía Bắc vĩ tuyến 16, trừ những đội quân có trách nhiệm canh giữ tù binh Nhật, và chỉ bao gồm những người Pháp gốc chính quốc.  Lực lượng này được đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Pháp, có trợ lư Việt Nam...

-         Lực lượng Pháp dùng để canh giữ tù binh Nhật sẽ hồi hương, chậm nhất là trong mười tháng.

-         Lực lượng Pháp c̣n lại sẽ được quân đội Việt Nam thay thế mỗi năm 1/5, trong ṿng năm năm.

 

      Hiệp Định Sơ Bộ nổ như một quả bom. Dân Hà Nội sửng sốt. Cả Liên Bang Đông Dương lẫn Liên Hiệp Pháp đều chưa có qui chế, không một ai biết là ǵ! Chính Phủ Liên Hiệp phiêu lưu với một điều khoản mù mờ, hy sinh hai chữ Độc Lập thiêng liêng đă nêu ra như mục đích đấu tranh từ ban đầu.Việt Quốc và Việt Cách lập tức tố cáo Việt Minh phản bội dâng nộp đất nước cho kẻ địch.  Một cuộc mít-tinh khổng lồ được tổ chức ngày mồng 7 tháng 3.  Giáp tuyên bố :

      ‘’ Pháp thừa nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một nước tự do.  Tự do không phải là tự trị, mà hơn tự trị, nhưng chưa phải là độc lập.  Một khi đạt được tự do rồi, chúng ta sẽ đi đến độc lập, hoàn toàn độc lập... Pháp muốn giữ Nam bộ.  Nhưng Chính Phủ đă tuyên bố sắt đá, nếu chia cắt Nam bộ, Trung bộ và Bắc bộ th́ chúng tôi sẽ quyết chiến đến cùng...  Họ phải chấp nhận trưng cầu dân ư...  Kết quả thế nào chúng ta biết trước....Chúng ta đă chọn con đường thương lượng nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn...  Tư tưởng chủ đạo, mục đích của Chính Phủ  là hoà b́nh và tiến bộ.  Con đường mở ra với hiệp định là con đường dẫn chúng ta đến độc lập trong một ngày gần đây, thật sự và hoàn toàn.  Đó là mục đích của chúng ta.’’

 

      Sau khi Giáp nói, đến lượt Vũ Hồng Khanh.  Và cuối cùng là Hồ Chí Minh.  Biển người chao qua chao lại, cơn sóng ngầm trong ḷng những kẻ đang ngước mắt nh́n lên khán đài chỉ chực vỡ ra, vỗ vào bờ, có thể cuốn đi vài ba chữ kư trên hai văn bản chưa ráo mực.  Những giây phút này, lịch sử nhón chân bước tới trên cái chông chênh giữa t́nh và lư, giữa được và thua, giữa c̣n và mất.  Ông Cụ nói, vẫn dễ hiểu, vẫn ngắn, vẫn gọn.  Nhưng Ông Cụ có cảm giác những lời nói của ḿnh rơi tuột xuống vực.  Phải níu bắt lại.  Biển người im lặng.  Để chờ.  Chờ ǵ?  Râu rung lên trong cơn gió đông quét ngang, Ông Cụ mím môi, cổ nghẹn lại.  Biển dưới kia.  Nhảy xuống, thành một giọt nước.  Và nói lời nói từ ḷng biển cả.  Chỉ có những tiếng nói từ ḷng mới cứu văn được sự sụp đổ của cái thế giới tính toán xảo trá đang chao đảo v́ quyền lực. Thôi thúc không thể cưỡng được bật ra thành lời:

      ‘’...Tôi, Hồ Chí Minh, tôi vẫn luôn cùng đồng bào đi trên con đường tự do, đă suốt một đời đấu tranh cho độc lập của Tổ Quốc chúng ta. Đồng bào biết rằng tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước. Tôi thề, tôi thề với đồng bào rằng tôi đă không phản bội đồng bào ‘’.

 

*

 

      Bộ Trưởng Bộ Hải Ngoại của Pháp là Moutet gặp đại diện của Tưởng Giới Thạch trong một buổi họp của Liên Hiệp Quốc và đề nghị thương lượng.  Hai con mèo đă vờn nhau, bất chấp chuột Việt Nam chạy đâu cũng bị kẹp vào hai lần móng vuốt. Cuộc mặc cả ngă giá: Pháp trả lại Trung Hoa Dân Quốc các tô giới ở Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu... và bán lại đường sắt Vân Nam.  Không đếm xỉa đến chủ quyền Việt Nam, Pháp thỏa thuận cho hàng hóa Trung Hoa miễn thuế khi chuyển qua cảng Hải Pḥng.  Ngược lại, Trùng Khánh đồng ư để quân Pháp thay thế quân Trung Hoa. Đó là nội dung thỏa hiệp Hoa - Pháp kư ngày 28 tháng 2.

 

       Valluy thay mặt Leclerc đến báo cáo D’Argenlieu về Hiệp Định Sơ Bộ. Viên Cao Ủy bực tức với cam kết của Pháp cho một cuộc trưng cầu dân ư về thống nhất ba kỳ, mỉa mai ‘’ ...có một đội quân như vậy mà vị tướng chỉ huy có tiếng là anh hùng giải phóng Paris chỉ biết có điều đ́nh!’’. Ủy viên Cộng Ḥa Cédile tại Nam bộ tuyên bố ngay với báo chí rằng Hiệp Định Sơ Bộ chỉ có tính địa phương giữa nhà cầm quyền Hà Nội và Sainteny tại Bắc bộ, không dính dáng ràng buộc ǵ Nam bộ. Sau đó, D'Argenlieu tức tốc tuyên bố sẽ thành lập một Chính Phủ Nam kỳ tự trị, đi ngược lại những điều được kư kết.

     

      Hồ Chí Minh gửi thông điệp phản đối và yêu cầu Pháp mở cuộc đàm phán chính thức.  Hà Nội lại mít-tinh, dân chúng rầm rập ra đường hô vang ‘’ Ủng hộ Hồ Chủ Tịch’’ và ‘’ Nam bộ là đất Việt Nam’’. Trong thời gian tạm ḥa hoăn, Chính Phủ  nêu khẩu hiệu kiến quốc, diệt giặc đói và giặc dốt, ban hành sắc lệnh giảm tô 25% và thúc đẩy việc dạy học và viết cho đồng bào.  Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là vấn đề kiện toàn tổ chức quân sự.  Ở Hà Nội, trường cán bộ Tự vệ Hồ Chí Minh mở khóa II.  Tháng ba, khai giảng trường Quân Chính Bắc Sơn, sau đó, trường Vơ Bị Trần Quốc Tuấn ở Sơn Tây, rồi trường Lục Quân Quảng Ngăi.  Hồ Chí Minh lên Sơn Tây đọc huấn thị cho học viên, nhấn mạnh : ‘’ Trung với nước, hiếu với dân’’ là một bổn phận thiêng liêng của người chiến sĩ cách mạng...’’.

 

      Ngày 18 tháng 3, một ngh́n hai trăm lính Pháp cùng hai trăm chiến xa vào Hà Nội. Leclerc và Giáp đi trước đoàn Vệ Quốc quân trang phục chĩnh tề, khí giới sáng choang, bồng súng chào trong tiếng Tiến quân ca và tiếng ḥ reo cũa những người Pháp cư ngụ tại Thủ Đô.  Leclerc đến viếng Hồ Chủ Tịch ở Bắc bộ phủ. Ông Cụ ra ngoài đón, đưa tay bắt, miệng cười. Leclerc vui vẻ : ‘’ Thế là chúng ta đă thỏa thuận được với nhau, thưa ngài Chủ Tịch’’.

      -  Vâng...Nhưng xin ngài đại tướng lưu ư, c̣n có những kẻ muốn phá hoại thỏa hiệp lịch sử này, kư kết chưa kịp ráo mực th́ đă t́m cách lập Chính Phủ Nam kỳ tự trị. Việc gấp rút, theo tôi, là trên cơ sở Hiệp định Sơ bộ, chúng ta sẽ chính thức tiến đến một Thỏa H́ệp dứt điểm giữa Chính Phủ Pháp và Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Tôi đề nghị nơi đàm phán chính thức là Paris, và tôi xin đích thân sang Pháp để đáp lại thịnh t́nh một dân  tộc tôi hằng ngưỡng mộ.

      -  Dĩ nhiên, thưa ngài... Về chuyện ngài đi Paris, đó là một hân hạnh cho nước Pháp, và tôi xin hết ḷng ủng hộ.

 

      Leclerc cho cắm cờ hai nước trên quân xa, cùng Giáp đến đặt những ṿng hoa tưởng niệm cho những chiến sĩ tử trận cả Pháp lẫn Việt. Mấy ngày sau, Leclerc rời Hà Nội, trao quyền chỉ huy cho tướng Valluy, một quân nhân trung thành với đường lối cũa D’Argenlieu. Vài ngày sau, Valluy cho một phân đội xông vào chiếm sở Tài Chính, hạ cờ đỏ sao vàng xuống.  Chính phủ kêu gọi toàn dân phản ứng trước sự ngang ngược của Pháp. Trên miền Bắc, lại băi thị, đ́nh công.  Khẩu hiệu là bất hợp tác với Pháp.  Cuối cùng, Pháp nhượng bộ.  Cờ Việt Nam được kéo lên. Một Ủy Ban liên lạc và kiểm soát Việt - Pháp, gọi là Ủy Ban liên kiểm được thành lập để điều hành việc thi hành Hiệp Định Sơ Bộ.  Ở Nam bộ, sau khi điều Sư đoàn 9 và Binh đoàn Thiết Giáp ra Bắc, Pháp chỉ c̣n Sư đoàn bộ binh thuộc địa, lực lượng khá mỏng v́ phân tán, lùi dần khỏi những địa bàn tưởng đă kiểm soát được. Phong trào chính trị ở Sài G̣n lên rất cao, dân chúng biểu t́nh phản đối hành động phá hoại Hiệp Định Sơ Bộ của Pháp, vạch mặt đề án ‘’ đ̣i tự trị’’ của miền Nam như tṛ giật dây của Thực dân.

 

      Hồ Chí Minh phái Chính bí mật liên lạc với một số Sư Trưởng những sư đoàn quân Tưởng đóng ở ven đô Hà Nội. Cuộc điều đ́nh ngă giá dễ dàng, kết quả là ở miền Bắc, quân Tưởng lần lữa không chịu rút đi. Đă có những va chạm đổ máu với quân Pháp.  Việt Quốc tổ chức bắt cóc và thủ tiêu lính Pháp, mong đẩy t́nh thế bấp bênh vào một cuộc xung đột toàn diện.  Súng nổ ở Bờ Hồ, phố Hàng Da, Cột Cờ... lắm khi kéo dài hàng ngày, quân Tưởng và quân Pháp  đều có  thương vong.  Trong t́nh thế rối ren đó, chính phủ Việt Nam khôn khéo đứng ngoài, hết sức tránh tiếng phá hoại Hiệp Định.

 

*

 

      D’Argenlieu  đề nghị một  cuộc gặp cấp cao. Ngày 24 tháng 3, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Nguyễn Tường Tam ra vịnh Hạ Long gặp D'Argenlieu, Leclerc, Sainteny và Salan.  Viên Cao Ủy, kẻ tu xuất tự xưng là ‘’ người của im lặng và khổ hạnh’’, nhấn mạnh ḿnh mới đại diện nước Pháp chứ không phải tướng Leclerc. Cùng Hồ Chí Minh, D'Argenlieu duyệt hạm đội đứng sắp hàng trên mặt biển, súng nghếch ṇng lên trời xanh nhả đạn chào mừng. 

 

      Sau, là cuộc trao đổi ư kiến.  D'Argenlieu không để Leclerc tham dự, chỉ làm việc với một ḿnh Hồ Chí Minh.  Ông ta nói với Leclerc ; ‘’ làm thế là để tránh cho ông khỏi phải chịu những ràng  buộc với Chính Phủ Hà Nội !’’. Viên tướng này nổi giận, chửi ‘’ Merde !’’ và hầm hầm to tiếng bảo ràng buộc là ràng buộc với cả Chính Phủ Gouin ở Paris đă chuẩn y Hiệp Định Sơ Bộ.

 

      Khi chỉ có một ḿnh Hồ Chí Minh, D’Argenlieu phàn nàn về việc người Nam kỳ không chấp nhận Chính Phủ Hà Nội cho nên rất khó thực hiện việc trưng cầu dân ư trên vấn đề thống nhất lănh thổ. Hồ Chí Minh đáp :

      - Cái ngài gọi tên là Chính Phủ Hà Nội có phải là Chính Phủ đề cử bởi Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa do  dân 3 miền Trung - Nam - Bắc bầu ra không ?

 

Hồ Chí Minh  đ̣i mở ngay cuộc đàm phán chính thức tại Paris trong khi viên Cao Ủy muốn tŕ hoăn, đề nghị một cuộc họp trù bị tại Đà Lạt. Để đạt yêu cầu này, D’Argenlieu tỏ ư mong muốn mời một phái đoàn Quốc Hội Việt Nam sang thăm viếng thân hữu Quốc Hội Pháp. Hồ Chí Minh cuối cùng đồng ư với cuộc họp trù bị, với hai điều kiện. Thứ nhất,  phái đoàn Pháp phải do chính phủ Pháp đề cử chứ không phải do Ủy Ban Liên Bộ Đông Dương ở Sài G̣n chỉ định. Thứ hai, ngày phái đoàn Việt Nam qua Pháp mở cuộc đàm phán chính thức ở Paris phải được ấn định.

 

      Đó là hiệp một của cuộc đấu giữa một ông thầy tu xuất và một nhà cách mạng chuyên nghiệp.  Salan, người đưa đón Hồ Chí Minh, đang ngồi trên boong tầu th́ có sĩ quan liên lạc ra gọi vào.  D'Argenlieu hầm hầm nói ‘’ Leclerc thật khiêm nhă với tôi.  Hăy thuyết phục thế nào cho Leclerc quay về với lư lẽ...  Nếu tôi nhượng bộ, Hồ Chí Minh sẽ đ̣i nữa’’.  Salan nói lại cho Leclerc.  Vị tướng bốn sao lập tức bay vào Sài G̣n, sau đó về Pháp xin từ chức Tổng Tư lệnh quân đội Đông Dương. D’Argenlieu thế là loại một người khác chính kiến rất dễ dàng, cử Valluy lên thay Leclerc.

 

      Khi tháp tùng Hồ Chí Minh về Hà Nội, Salan thấy ông ta trầm ngâm không vui. Nh́n theo ngón tay Hồ Chí Minh chỉ vào hạm đội Pháp, Salan nghe ông ta chậm răi nói ‘’ ...Nếu ngài Cao Ủy D’Argenlieu muốn đem tầu bè chiến hạm ra dọa nạt lung lạc tôi th́ ông ấy nhầm.  Những con tầu đó không thể nào đi ngược các ḍng sông của chúng tôi’’.  Dứt lời, Hồ Chí Minh quay nh́n ra khơi, biết Hiệp Định Sơ Bộ sẽ bị phá bởi một đám Thực dân chưa quên mùi thuộc địa.

*

 

      Tham gia Hội nghị trù bị ở Đà Lạt ngày 19 tháng 4, Nguyễn Tường Tam, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, được chỉ định làm trưởng đoàn Việt Nam.  Phía Pháp, Max-André lănh đạo, cố vấn chính trị là Pignon.  Tháng trước, Tam không chịu kư vào Hiệp Định Sơ Bộ, đến phút cuối Vũ Hồng Khanh của Quốc Dân Đảng phải kư thay.  Ở Đà Lạt, Tam không đến họp và ít tham gia bàn bạc với đoàn.  Vơ Nguyên Giáp, phó đoàn, đành phải lấy trách nhiệm điều hợp cuộc đàm phán.

 

      Phía Việt Nam đề nghị đ́nh chiến ở Nam bộ, nhưng Pháp nhất định không ghi vào chương tŕnh nghị sự. Hiệp Định Sơ Bộ đă thỏa thuận vấn đề Nam bộ sẽ giải quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ư.  Về phía Việt Nam, cuộc trưng cầu dân ư chỉ tiến hành ở Nam bộ. Phía Pháp, quan điểm là phải bỏ phiếu cả ở Trung và Bắc bộ để hỏi chủ quyền từng vùng ‘’ thuộc về đâu’’.  Để cuộc trưng cầu dân ư được tiến hành công bằng, phía Việt Nam đề nghị một Hội Đồng Chấp Chính Nam bộ tạm thời, bầu ban chấp hành, có nhiệm vụ thực hiện đ́nh chiến, thả tù chính trị, đ́nh chỉ khủng bố, bảo đảm cho các tổ chức chính trị hoạt động tự do.  Phía Pháp không đồng ư để người Việt tham gia việc chấp chính.  Các hăng thông tấn ở Sài G̣n đưa tin một nhóm người do Nguyễn Văn Xuân cầm đầu đă qua Paris gặp chính phủ Pháp để xin cho Nam kỳ được tự trị. Phía Việt Nam nói thẳng là một số người Pháp có âm mưu tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.  Giáp tuyên bố :

       ‘’ ...mỗi người dân Việt Nam không ngừng dốc hết nghị lực của ḿnh vào cuộc đấu tranh để đưa Nam bộ trở về trong ḷng Tổ Quốc... Nếu bản Hiệp Định Sơ Bộ không được phía Pháp tôn trọng th́ chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về tất cả những ǵ sẽ xảy ra trong tương lai...’’. 

      Đó là phiên họp cuối cùng ở Đà Lạt.  Chiều hôm ấy, Giáp từ khách sạn Lang Biang thả bộ xuống con dốc đi về hướng thác Cam Ly.  Anh em tự vệ xin theo để đảm bảo an ninh, nhưng Giáp gạt đi. Giờ này, Giáp chỉ ao ước được sống một ḿnh, ngoài tất cả cương tỏa. Trời cao vút, không một vẩn mây.  Nắng ươm lên những nhánh thông sắc vàng khiến rừng tươi như mới thức giấc sau giấc ngủ dài suốt một mùa đông. Thiên nhiên thật diệu kỳ.  Ḍng suối dưới kia luồn qua những gềnh đá, nước khi xoáy thành những ṿng trắng bọt, khi thư thả trôi như bước chân của kẻ nhàn du, tấu lên một bản ḥa tấu lúc bổng lúc trầm.  Ngước mắt nh́n trời chập chờn xao động trên đỉnh thông ngàn, Giáp linh cảm thấy sự tù đầy của cuộc sống dưới này, trên mảnh đất ác liệt đang nổi sóng xô ngược từng bước chân.  Giáp ngả người lên mỏm đá ven bờ suối, ḷng rưng rưng một nỗi mang mang dâng lên như con nước mấp mé tràn bờ.

 

      Giáp chợt nghe tiếng chân đâu đây.  Tay tḥ vào nắm lấy khẩu súng lục pḥng thân, Giáp hé mắt nh́n.  Sau một chùm lá, Tam đang ngẩn ngơ nh́n lên một chạc thông lêu nghêu mang dáng thứ thảo mộc lạc loài trong một khu rừng lạ.  Định lờ đi, Giáp nhắm mắt lại giả ngủ.  Tam đến gần, im lặng, rồi chép miệng. Giáp hé mắt nh́n. Tam cười hiền lành.  Ḷng Giáp dịu xuống, bâng khuâng nhớ những ngày hai người là đồng sự ở trường Thăng Long.

      -  Anh ngủ!  Họp xong rồi?

      -  Vâng, ta bỏ.  Chúng nó phá Hiệp Định, tŕ hoăn để có thời gian lập chính phủ Nam Kỳ tự trị!

      -  Th́ tôi đă nói, Tam lại chép miệng, muốn ḥa b́nh và độc lập, không thể không có Mỹ và Trùng Khánh...

 

Tam ngồi xuống cạnh Giáp.  Hai người im lặng nh́n xuống ḍng suối uốn lượn quanh ghềnh đá nhô lên như mũi dao.

      -  Anh t́m ǵ?  Giáp hỏi.

      -  Th́ cũng như các anh, một nền độc lập...

       -  Không, lúc năy anh nh́n lên chạc thông cơ...

       -  À, Tam cười, tôi t́m lan rừng.  Phong lan ấy mà!  Giọng say mê, Tam tiếp – hoa lan là hoa t́nh cờ.  Cái t́nh cờ của gió, của ánh sáng, của độ ẩm, nghĩa là của thiên nhiên huyền bí!  Tôi t́m được một gị, hoa nở ở đầu chín cành chĩu xuống rồi cong lên như râu rồng, đặt tên là Long Tu...

 

Giáp cũng cười, giọng dịu dàng :

      -  Về khách sạn, anh cho tôi thưởng hoa với!  Anh may lắm!

-  May thế nào?  Tam ngạc nhiên.

      -  May ở chỗ là t́nh huống nào anh cũng nh́n ra cái Đẹp!  Anh sinh ra để là Nhà văn...

 

Tam ngắt, buồn bă :

-  Bây giờ th́ tôi không biết tôi c̣n là Nhà văn nữa không?

      - Người là cái người đời làm ra. Hành động trực tiếp lên t́nh h́nh th́ nay anh là nhà chính trị. Và rất đáng tiếc...Đáng lẽ, anh và Khái Hưng cứ tiếp tục là Nhà văn, đứng bên ngoài, lùi ra khỏi chính cuộc để nhận diện lại lịch sử.  Lao vào, các anh định làm lịch sử. Nhưng v́ệc làm lịch sử là việc trước mắt. V́ vậy, các anh mất đi cái thế để nhận diện và chiếm hữu lịch sử về sau.  Đó mới là công việc lâu dài.

-  ...

-  C̣n tôi, tôi mới khổ!  Giáp thở dài.

-  Tại sao?  Tam ngước lên nh́n.

      -  Anh biết Thái, nhà tôi chứ!  Thái bị Pháp bắt cách đây ba năm, ở tù và bị tra tấn cho đến chết.  Anh xem, nay tôi phải đi thương lượng, bắt tay, ăn nói mềm mỏng với những kẻ đă giết vợ tôi, tôi làm sao sung sướng được!  Mắt rực lên như bốc lửa, Giáp tiếp, đấy... khổ thế mà c̣n bị các anh rêu rao là bán nước th́ c̣n trời c̣n đất ǵ nữa!

 

      Hai người chia tay, mỗi người đi về một phía.  Họ đi như thế, nhưng cuối ngày rồi cũng quay về khách sạn Lang Biang. Khi phái đoàn Việt Nam rời Đà Lạt, Giáp nhận được một gị phong lan có tên là Long Tu.  Trong mảnh giấy kẹp vào món quà không để tên người tặng, có ghi :

      ‘’ Thạch Lam xưa có nói với tôi, như anh nói hôm nọ. Trên bờ vực nối hiện tại vào tương lai, quăng ḿnh xuống và đo độ sâu của lịch sử bằng vận tốc rơi là cách tồn tại duy nhất. Và không cá nhân nào, kể cả Nhà văn, có thể tồn tại ngoài lịch sử. Chiếm hữu được lịch sử, tức là tạo khả năng đẩy lịch sử đi tới.Tóm lại, thế có nghĩa là chọn và đi một con đường tới tương lai. Con đường đó dài, đời lại hữu hạn, ta giành để cho những thế hệ sau đi tiếp, với thời gian của họ’’.

 

      Giáp mang gị Long Tu hoa nở rực rỡ làm quà lại cho Hồ Chí Minh và kể câu chuyện gặp Tam.  Ông Cụ thở dài và đồng ư để Tam cùng cố vấn Vĩnh Thụy dẫn một phái đoàn qua Trùng Khánh.

 

*

      D'Argenlieu ra Hà Nội thuyết phục Hồ Chí Minh rời chuyến đi Paris đă thỏa thuận ở vịnh Hạ Long.Viên Cao Ủy lại nói rằng gặp khó khăn v́ không thể cản được nguyện vọng ‘’ tự trị ‘’ của dân Nam bộ.  Hồ Chí Minh vẫn cương quyết đi Paris. Báo chí Hà Nội đưa tin ngày 31 tháng 5 phái đoàn Việt Nam sẽ đi Paris dự cuộc đàm phán chính thức với chính phủ Pháp. Trước khi lên đường, Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố  ‘’... Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam.  Sông có thể cạn, núi có thể ṃn, song chân lư đó không bao giờ thay đổi’’. 

 

      Sáng tinh mơ mưa sụt sùi đến ủng trời thối đất, nhưng một đại đội của 6e RIC vẫn sắp hàng, quân nhạc cử lên tiễn chào Hồ Chí Minh và phái đoàn tháp tùng Chủ Tịch. Trước khi lên máy bay, Hồ Chí Minh nắm tay Huỳnh Thúc Kháng được giao quyền chủ tịch, dặn ‘’ Dĩ bất biến ứng vạn biến’’.  Chiếc Dakota gầm lên, lừng lững ra đường bay, lao nhanh rồi cất cánh  bốc lên những đám mây xám xịt.  Điểm đầu của cuộc hành tŕnh là Calcutta, nhưng rồi máy bay phải đáp xuống Rangouin v́ thời tiết xấu.  Nằm trong một chiếc lều, Salan lên tiếng :

      - Trong Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6-03, ngài kư Hồ Chí Minh nhưng có phải tên ngài là Nguyễn Ái Quốc không?

      -  Thế Sainteny - Hồ Chí Minh mỉm cười, nheo mắt - người cùng kư với tôi không phải là Jean Roger à?

 

Salan cười.  Hai người lẳng lặng nghe mưa nặng hạt rơi trên những mái tôn quân đội Anh dựng tạm.  Lát sau, Salan lấy giọng thân mặt, hỏi ngài không lo ǵ khi bỏ Hà Nội vào tay Giáp, để những Đồng, những Giám đi theo qua Paris.  Hồ Chí Minh mỉm cười, b́nh thản :

      -  Giáp ở vị trí đó v́ có tôi ủng hộ...  Giáp và những người có trách nhiệm không thể làm ǵ mà không có tôi. Và chúng tôi đoàn kết thành một sức mạnh không lay chuyển được!

 

      Hôm sau, đoàn đến Calcutta.  Nóng, nóng bốc từ lửa địa ngục.  Và người, người của một nhân gian xơ xác sực lên đủ thứ mùi.  Mùi xác chết, mùi hoa, mùi gia vị, mùi hương cúng quả... Tất cả quyện lại, xông vào mũi, tra tấn khứu giác.  Cách khu chợ nhung nhúc những kẻ đen đủi ch́a tay xin bố thí chỉ vài trăm thước, những lâu đài  cẩm thạch mầu trắng tráng lệ nhô lên  giữa những rặng cây xanh dưới nắng.  Hồ Chí Minh bật miệng :

      -  ... với những thái cực của một mâu thuẫn này, không thể khác là sẽ dẫn đến Cộng Sản!

 

Salan lẩm bẩm, phải cải tiến xă hội.  Bởi người đời làm sao cứ măi uốn lưng trước những chênh lệch bất công đến không thể tưởng  tượng nổi. Hồ Chí Minh vừa bước vừa trầm ngâm. Đoàn qua khỏi khúc quanh dẫn ra chợ, gặp một số người Thổ chạy loạn từ thượng du miền Bắc Việt Nam sang Trung Hoa rồi trôi dạt đến Ấn Độ.  Một người đàn bà đứng tuổi chạy đến, cúi mặt xuống đất, ôm hôn chân Hồ Chí Minh.  Đỡ ngay bà ta dậy, Hồ Chí Minh nghẹn giọng ‘’ ...Chị, xin bắt tay chị!’’.

*

 

      Cuối tháng 5, quân Tưởng hầu như đă triệt thoái gần hết khỏi Việt Nam. Đám Việt Cách không kèn không trống rút theo quân của Chu Phúc Thành về Quảng Tây, một số ít được vũ trang c̣n giữ vài cứ điểm trên Cao-Lạng. Thành phần Đại Việt theo Trương Tử Anh tạo được chút  ảnh hưởng ở Trung Bộ nhưng có chưa đến một đại đội đóng miệt Lào Cai. Phía Đại Việt Duy Dân của Lư Đông A, chủ lực ở vùng Ḥa B́nh-Ninh B́nh, định lập một vùng tự trị, tầm nh́n không xa hơn thời Đề Thám, rất cục bộ  với ư đồ cát cứ địa phương.

 

       Lực lượng duy nhất biết kết hợp chính trị với đấu tranh vũ trang là Việt Nam Quốc Dân Đảng. Khi Nguyễn Tường Tam đi Đà Lạt họp, Việt Quốc tổ chức một hội nghị ở Ngũ Xă với những nhân vật lănh đạo như Vũ Hồng Khanh, Chu Bá Phượng, Nguyễn Tường Long, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Bách...  Quyết định chính là củng cố và tăng cường các căn cứ, đồng thời duy tŕ sự hiện diện trong chính phủ.  Triệt thoái từ những nơi lực lượng c̣n mỏng, Việt Quốc t́m cách củng cố Đệ Tam Chiến Khu, gồm Vĩnh Yên - Việt Tŕ - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai. Rời Đà  Lạt, Tam về Hà Nội dăm ngày rồi tháp tùng Vĩnh Thụy sang Trùng Khánh. Tưởng Giới Thạch rất lo lắng trước sự tiến công của Hồng Quân Mao Trạch Đông nên không mặn ṃi ǵ với đề nghị của Tam và Vĩnh Thụy. Cuối tháng năm, Tam và cố vấn Vĩnh Thụy thất bại trong việc cầu viện Trung Hoa Dân Quốc, rời Trùng Khánh đi Hong Kong. Khi đó, họ mới biết rằng vào ngày 24 tháng 8 năm trước, Tổng Thống Mỹ Truman đă đồng ư với De Gaulle cho Pháp trở lại chiếm cứ Đông Dương.  Ngay khi được tin Nguyễn Tường Tam lưu vong qua Hong Kong, lập tức Thanh niên Dân Quốc khu tự trị Ngũ Xă rút hết về chiến khu Vĩnh Yên với  Bách và  Khanh. Và sau đó Long cũng rời Hà Nội, hoạt động chính trị cũng như tư cách đại diện trong Chính Phủ nay nằm trong tay Nghiêm Kế Tổ và Chu Bá Phượng. Riêng về báo chí, tờ Việt Nam do Khái Hưng trách nhiệm vẫn in đều đặn, lập trường tỏ ra uyển chuyển hơn từ ngày phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa sang Pháp đàm phán.

     

      Chủ trương rút lên chiến khu tiến hành. Bách được phân công làm Chủ nhiệm Chỉ huy bộ. Khanh bí mật rời Hà Nội lên Vĩnh Yên tăng cường công việc lănh đạo.  Sự vụ  liên hệ với Chính Phủ, giao lại cho Phượng, Tổ và Long. Biết Nguyễn Hải Thần lănh đạo Việt Cách đă lẳng lặng lưu vong sang Quảng Tây cùng với quân Tưởng,  Bách nói với Khanh, Vĩnh Yên không thể giữ được.  Hai người lên Việt Tŕ, một tỉnh lỵ  nằm trên ngă ba sông Hồng và sông Lô, xung quanh là núi đồi hiểm trở.  Xe đến Bạch Hạc, Bách bảo tài xế ngừng lại.  Đứng trên bờ đê,  sông nước mênh mang, xa xa một chiếc cầu găy, bên kia là phà chở sang Việt Tŕ. Khanh trầm ngâm, kéo tay Bách.  Hai người uể oải lên xe. 

 

      Việt Tŕ hiện có một trại huấn luyện Thanh Niên Quốc Gia  từ Hà Nội lên.  Đến trú ngụ ở dinh Công Sứ cũ, Khanh và Bách trao đổi với ban chỉ huy Đảng bộ, đề nghị bỏ Vĩnh Yên, tập trung lực lượng về Việt Tŕ và Phú Thọ.  Buổi tối, lănh đạo sinh hoạt với Thanh Niên.  Đốt lửa trại, họ quây quần xung quanh, ḥ cho Bách ra đóng góp văn nghệ.  Lănh đạo và quần chúng, xưa nay vốn là một cặp ít khi thật ḷng gần gũi.  Đó không phải là trường hợp Bách, người vốn cũng có đôi chút nghệ sĩ tính.  Gảy măng-đô-lin, Bách lấy giọng, hát :

‘’ Chiều nay trên chiến khu trong rừng chiều

   Bên đèo, tiếng gió reo, lời vượn hú, đạn bay vèo...’’

 

Lời ca trầm trầm thê thiết khiến những thanh niên thủ đô mắt rướm lệ, tự nhiên nhớ nhà, có kẻ ứa nước mắt.  Chỉ một nhịp ca thế thôi mà dũng khí bay theo những tàn lửa, lóe lên rồi tắt lịm đi trong bóng đêm mịt mờ.

*

 

      Sáng tinh mơ hôm sau, đạn bay thật.  Tiếng súng nổ ṛn ră bên dăy phố Bạch Hạc đánh thức mọi người.  Liên lạc báo một Đại đội Việt Minh chia làm hai mũi tấn công.  Điện đánh lên, tin Vĩnh Yên, Phú Thọ và Yên Bái cũng đang bị áp lực, tuy chưa vào giai đoạn bắn phá nhau.  Khanh ngơ ngẩn, bàn, có lẽ Chính Phủ dọa v́ ta không chịu sát nhập Quốc Dân quân vào lực lượng Quân Đội thống nhất.  Bách đă đọc ít sách về chiến thuật du kích lấy đoản đánh trường, lấy yếu đánh mạnh, ngập ngừng :

      -  Hay ta bỏ những căn cứ cô lập, linh động mang quân rút đi, và cũng tuyên truyền phát động quần chúng?

 

Khanh trừng mắt :

      -  Điên, có mà điên!  Có kiểm soát được th́ ta chỉ kiểm soát vài thị xă.  Ra đến nông thôn, chỗ nào cũng Việt Minh, tuyên truyền cái ǵ?  Nói năng lăng nhăng, dân có mà họ thiến...

 

Tiếng súng đ́ đọp suốt buổi sáng.  Bách điện về Hà Nội, yêu cầu kháng nghị việc tấn công của Việt Minh và xin Trung Ương Quốc Dân Đảng cứu viện.  Buổi trưa, ngơi tiếng súng.  Ngồi thuyền chèo qua sông Hồng, Khanh và Bách lên bộ rồi đi ra đầu phố Bạch Hạc.  Du kích Việt Minh nấp sau những mô đất dưới ruộng bắn lên.  Quốc Dân quân ḅ sau bờ đê bắn xuống.  Đạn lại nổ.  Du kích bắn lên trời.  Quốc Dân quân bắn xuống đất.  Đánh nhau hơn nửa ngày rồi, Quốc Dân quân bị thương hai chiến sĩ, một là do chính anh ta bất cẩn, súng giật thế nào vào mặt.  Du kích kéo đại bác 75 ly tới, Bách quát :

      -  Anh em nằm xuống!

 

Nhưng thật ra không cần.  Đạn đại bác rơi măi đâu đâu, chỉ nghe nước lụp đụp ở mấy cái ao tuốt sau đê.  Bách cho một tiểu đội bọc sườn, vừa reo vừa bắn.  Du kích hoảng hốt bỏ chạy, để khẩu đại bác lại.  Tay pháo thủ chưa biết bắn giơ tay xin hàng và thành tù binh đầu tiên trong cuộc nội chiến.  Bách nghiêm nghị :

      -  Chúng tôi sẽ đối xử đúng qui ước quốc tế về tù binh...

 

Anh tù binh, mắt toét nhèm, nghe chẳng hiểu ǵ, vừa vái vừa kêu :

      -  Lạy ông, con chót dại! Ông nói con chẳng hiểu ǵ, ông ơi...

 

Khanh lên tinh thần, tay vung lên như hát chèo, thu quân với những lời ủy lạo chân t́nh. Nhưng Việt Minh không sờn đ̣n, hôm sau lại tấn công từ nhiều mặt.  Trung Ương Quốc Dân Đảng điện về, bảo cố thủ, sẽ có một đoàn đại biểu hỗn hợp của chính phủ lên điều đ́nh.  Bách nh́n Khanh, nói kháy :

      -  Anh có kinh nghiệm trận địa chiến.  Bây giờ phải làm ǵ?

 

Khanh hạ lệnh gọi quân Vĩnh Yên và Phú Thọ về củng cố cho lực lượng Việt Tŕ vào nửa đêm.  Hai tiểu đội sẽ đánh từ Việt Tŕ ra, ngăn du kích Việt Minh từ trên cao đánh xuống chặn cứu viện.  Gần sáng, có một loạt súng nổ nhưng không thấy bóng dáng quân Vĩnh Yên đâu. Hai tiểu đội ra tiếp ứng cũng biến mất, như những bóng ma.  T́nh h́nh Việt Tŕ  lâm vào nguy cơ bị vây hăm.  Đạn bên kia sông bắn qua, tiếng rít nghe như nguyền rủa.  Bách nói :

      -  Năm 34, cuộc Trường Chinh hai mươi lăm ngh́n dặm của Hồng Quân trong nửa năm đă cho phép giữ được ṇng cốt là ba mươi ngh́n người về đến Diên An...

 

Khanh không hiểu ư, thật thà :

      -  Họ trường chinh, đi mười chết gần chín, c̣n ba vạn.  Ta trên dưới một trăm người, anh định bỏ chạy để giữ mười ṇng cốt à...

Như không nghe Khanh nói, Bách chém tay vào không khí, giọng đanh lại:

-         Phải rút lui, lập pḥng tuyến mới.  Ta rút về Phú Thọ.

-         Không, ta đợi phái đoàn chính phủ đến giảng ḥa!

-         Biết bao giờ họ tới?  Và hiện họ nói có ai nghe không?

-         Ừ, Khanh thở dài, đi th́ đi!

 

Một đoàn hơn hai trăm người vừa chiến sĩ vừa thân quyến lục tục quang gánh.  Một phụ nữ khóc ầm lên :

      -  Nhà ơi, bỏ mồ bỏ mả ông bà để đi đâu bây giờ, giời đất ơi!

 

Chỉ có thế, hàng ngũ tán loạn v́ tiếng khóc.  Được một cây số, đoàn người vơi mất một phần ba.  Những người quay lại bản quán mặt cúi gầm đi không ngoái lại.

*

 

      Dự định lùi về Phú Thọ không thành.  Ra đến đường cái, đoàn tiền đạo Quốc Dân quân đụng ngay với đám từ Phú Thọ chạy xuống v́ bị áp lực của dân quân Việt Minh.  Khanh và Bách quyết định rút thẳng lên Yên Bái.  Triệu tập một số chỉ huy, tất cả đồng ư lên Tuyên Quang rồi rẽ trái sang một con đường ước độ tám mươi cây số.  Nhưng với một đoàn người có cả đàn bà và con trẻ, có đi nhanh cũng mất ba ngày.

 

      Bùi An Tôn, sinh viên Luật ở Hà Nội đă qua một khóa đào tạo trường Lục Quân, chỉ huy một trung đội đi tiên phong. Tôn xưa là hướng đạo, dạy hát và cả đoàn nhịp bước theo. Không bị truy kích, đoàn nghỉ một đêm, sáng hôm sau đến chỗ rẽ sang đường đi Yên Bái th́ đằng trước một chiếc xe hơi chạy tới.  Tôn chĩa súng bắt xuống.  Một người bước ra, mặc quân phục, đội calô, là Hoàng Văn Thái.  Người thứ nh́ là Nguyễn Tường Long.  Bách sẵng giọng hỏi Thái:

      -  Phái đoàn hỗn hợp chỉ là đóng kịch!  Sao các anh Việt Minh không đánh điện lên ra lệnh đ́nh chỉ xung đột?

      -  Chúng tôi có điện, nhưng... 

 

Không cho phân trần, Khanh ra lệnh bắt Thái.  Long im lặng.  Thái nh́n, hỏi Long:

      -  Anh để thế ư ?  Như vậy, c̣n điều đ́nh ǵ được ? Thật chẳng ra cái thể thống ǵ cả !

 

      Đêm về.  Cả đoàn nghỉ lại ở đ́nh một ngôi làng nhỏ ven đường.  Thêm một đêm yên tĩnh, chỉ có tiếng chó sủa trong tiếng gió động giữa những rặng tre bao quanh làng. Thái bị trói giật cánh khuỷu, ngồi xổm, lưng dựa vào thân một câu sồi. Khi gà gáy sáng, tiếng súng chợt đùng đùng nổ.  Người vệ sĩ cách chỗ Long và Bách bị trúng đạn vào đầu, nằm vật ra.  Hô mọi người nằm xuống, Bách lệnh cho một tiểu đội dàn ngang mặt tiền đ́nh làng để cản địch, rồi phất tay làm hiệu cho mọi người rút theo Long đi lên đường cái. 

 

      Đoàn người triệt thoái bỏ lại vài xác chết và hành lư nặng, tấp tởi trên một cánh đồng lầy, bờ ruộng trơn như mỡ, lại được các anh du kích Việt Minh bắn tiễn, may chưa biết bắn nên chẳng trúng một ai.  Cuộc đụng độ giữa toán dân quân đi phục kích đoàn quân chủ lực Quốc Dân Đảng kéo dài không lâu, và Thái đă trốn được nhân lúc nhốn nháo.  Dấu vết để lại là bùn đất bám đầy đoàn người rút chạy, gục đầu cắm cúi bước nhanh, đến chiều th́ vào địa phận Yên Bái. 

     

      Thêm một đêm ngủ trong rừng, sáng lại lên đường, quanh co trong núi đá cao ngút tầm mắt.  Đă có tiếng khóc.  Dăm người kiệt lực nằm lăn ra. Nhưng đi, bắt buộc phải đi. Đoàn người tiếp tục dấn bước. Người khỏe mạnh d́u người bị thương, mặc tiếng rên rỉ. Vào thung lũng, họ nhướng mắt lên nh́n những thửa ruộng xếp bậc thang bên sườn đồi.  Gần đó, làng xóm thưa thớt nằm ép vào lưng chừng núi, khói bếp lơ lửng vờn ngọn cây. Một vài bóng áo chàm thoắt hiện thoắt biến. Một thanh niên ngồi xệp xuống. Đến gần nh́n, anh ta bị thương,  máu ứa ra đỏ sẫm chiếc băng cứu thương quấn quanh tay. Anh ta run lên, nét mặt nhợt nhạt. Bách đến bên cạnh. Anh thều thào ‘’Cứ bắn cho tôi một phát vào đầu! Chứ đau thế này, lại sốt rét th́ chạy chẳng được  đâu !’’.

 

      Tối đến, đoàn không dám vào những làng lân cận.  Đêm nay, lại thêm một đêm màn trời chiếu đất. T́m một sườn đồi, dưới có con suối nước ngọt và trong. Lương khô mang ra. Lạy trời, đừng mưa.  Sáng sớm hôm sau, đoàn người lại lên đường. Bây giờ, đói là một vấn đề.  Đến trưa, vài Quốc Dân quân xông vào một cái làng, tự tiện lấy gạo, khoai.  Bộ Chỉ huy ra lệnh ngăn ngừa.  Bách quát :

      -  Chiến sĩ cách mạng phải kỷ luật. Chúng ta sẽ mua gạo, mua khoai chứ không ăn cướp!

 

Một anh c̣n trẻ măng, nét mặt căm tức, gân cổ :

      -  Đói th́ đánh chác thế chó nào được!

 

Bách giả tảng như không nghe thấy, cho thổi cơm.  Tuy ăn, nhưng ai nấy  tḥm thèm, không đủ. 

 

      Lại đi.  Đám thanh niên thỉnh thoảng vốc gạo sống bỏ vào mồm nhai ngấu nghiến. Vài người hỏi nhau, đi đâu?  Đi làm ǵ?  Cứ thế, xế chiều đoàn triệt thoái vào một cánh rừng mía âm u.  Thân mía thẳng tắp, cao vút, lá khô nhọn hoắt trải làm thềm đạp vào nghe xào xạc.  Xem bản đồ hành quân, chỉ c̣n hai mươi cây số là tới tỉnh lỵ Yên Bái.  Nh́n ra, sương mù đă phủ lưng đồi.  Ra đường cái, e không kịp v́ trời bắt đầu tối. Bộ Chỉ huy cuộc triệt thoái quyết định t́m một nơi dừng chân, sợ địch lợi dụng bóng đêm tấn công trên đường đi. Nhưng cái đói trở nên kẻ thù trước mặt. Một anh chiến sĩ phát biểu :

      -  Đêm là đêm cho cả địch lẫn ta.  Sợ ǵ!  Khó người khó ta, cứ đi...

*

 

      Nhận được điện thoại nhắn có việc khẩn, Chính vội vă đến Bắc Bộ Phủ. Mùa hè năm nay, Hà Nội vật vă với những trận nóng kéo dài hàng tuần. Trời im phăng phắc, trưa vắng tanh, phố xá tráng bạc dưới ánh nắng chói chan nh́n tưởng cứ như sắp chẩy ra thành thứ chất lỏng sền sệt trong những ḷ luyện kim.      Khi Chính đẩy cửa văn pḥng Chủ Tịch bước vào, Vơ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn đă có mặt. Họ chờ, và lát sau, Huỳnh Thúc Kháng xuất hiện. Đợi Kháng ngồi xuống, Giáp báo cáo những sự kiện, rồi kết luận :

      -  ...thưa cụ quyền Chủ Tịch, ta c̣n 13 ngày để đối phó, và phải quyết định ngay hôm nay...

 

Kháng đưa tay lên vân vê râu, th́nh ĺnh quay sang nh́n Hoàn :

      - Ông Lê Giản phụ trách Công An đâu?

      - Thưa, anh Giản có việc rất gấp, cử tôi thay mặt!

 

Nh́n Giáp gật đầu đồng t́nh, Kháng tiếp :

      - Các ông đả liên lạc và phối kiểm với phía Pháp chưa?

      - Dạ đă...Pḥng Nh́ cho biết khả năng đó có, Giáp đáp.

      - Thế bên Ủy Ban Liên Kiểm, họ nghĩ thế nào?

      - Thưa cụ, Chính đáp, chúng tôi đề nghị người Pháp bỏ việc diễn binh, nhưng họ nhất định không chịu! Họ nói ngày 14-07 là ngày lễ kỷ niệm Cách Mạng Pháp mà phải hủy bỏ th́ c̣n ǵ là thể diện...

      - Nhưng họ làm ǵ để bảo đảm an ninh, Kháng hỏi.

      - Họ cũng lúng túng, v́ thật là khó mà có thể kiểm soát dân chúng đến xem diễn binh. Nhất là nếu những tên phá hoại nấp trong đám đông tung lựu  đạn vào đoàn diễu hành...

      - Thế các ông có phương cách ǵ?

 

Giáp nh́n Hoàn, đưa tay ra dấu. Nghếch cặp mắt bé tí lên nh́n mọi người, Hoàn chậm răi :

      - Phải ngăn ngừa ngay từ gốc. Vào hang bắt rắn, triệt hạ tận sào huyệt của bọn phá hoại, thưa cụ...

 

Hoàn tŕnh bày cái kế hoạch bắt rắn, rồi ngước nh́n xung quanh, vẻ chờ đợi. Mọi người im lặng, không khí một trưa hè ngột ngạt đè xuống như khối đá tảng rơi từ trời cao. Kháng thở dài, hỏi :

      - Pháp có biết kế hoạch này chưa? Và họ sẽ phản ứng thế nào?

      - Thưa cụ, Giáp từ tốn, họ không biết chi tiết nhưng trên nguyên tắc, tôi có trao đổi với Tư Lệnh của họ là Đại Tá Crépin. Tay này bảo đây là một vấn đề nội bộ của Việt Nam, và sẽ không can thiệp vào...

 

Nh́n Chính, Kháng ngao ngán :

      - Thế là họ gắp lửa bỏ tay ta! Quay sang Giáp và Hoàn, Kháng tiếp - nếu không c̣n cách nào khác th́ tôi xin các ông phải có bằng chứng rơ rệt về cái nhóm phá hoại đó để thông báo cho dân chúng. C̣n phần thứ nh́ của kế hoạch ông Hoàn tŕnh bày, tức là bắt giữ các yếu nhân của những đảng phái Quốc Gia để làm con tin ḥng ngăn ngừa bạo hành, th́ ngay sau diễn binh phải thả họ ra. Tôi đă thưa với cụ Hồ, việc tôi đồng ư tham gia Chính Phủ Liên Hiệp có nghĩa là chúng ta đồng tâm chấm dứt việc Đảng tranh!

 

      Cái hang rắn, theo người do Lê Giản gài vào hàng ngũ Quốc Dân Đảng, là trụ sở nằm trên phố Ôn Như Hầu gần hồ Hale. Đó là một vila hai tầng, vườn xung quanh nhà có tường cao che chắn, hiện do trên dưới 20 người trong đoàn Thanh Niên cảm tử của Phan Kích Nam trấn giữ. Ngoài súng ngắn và tiểu liên, họ được trang bị một khẩu trung liên và hai súng cối, có khá nhiều lựu đạn và một ít bom loại nhỏ. Đoàn cảm tử toàn là học sinh trẻ, được đôi chút huấn luyện, nhưng kinh nghiệm chiến đấu của họ thường chỉ là những hoạt động khủng bố, ám sát.  Lực lượng tiến công do chính Hoàn chỉ huy. Nửa đêm, họ cho người vào gài bom vào cổng ra vào.  Lúc trời c̣n nhá nhem, Việt Minh giật bom nổ. Tiếng ḥ hét gọi nhau í ới cất lên. Đạn đ̣ lè bay tới tấp, từ trên xuống, từ dưới lên. Tiếng tục tục khàn đặc, tiếng chói chan như thét,  tiếng người hô, tiếng chửi tục, tất cả trộn lộn, khuyếch âm thành một bản ḥa tấu cung điệu ậm ặc gẫy đổ. Loa phóng thanh kêu  gọi đồng bào tản khỏi nơi giao tranh, và ngay sau đó phát bài Tiến Quân ca, lại cờ tô máu chiến thắng say hồn nước, súng gầm lên... trên những xác người máu nhiễu vào những bờ tường vôi lở loét vết đạn. Cứ thế, đến quá trưa, một mảnh vải trắng tḥ qua cửa sổ tầng hai vẫy lên. Những kẻ bị tấn công hết sạch đạn và tuyệt vọng v́ không có đường thoát thân.

 

      Sáng hôm sau, Huỳnh Thúc Kháng đến quan sát tang chứng cuộc sửa soạn bạo động ngày diễn binh cát-tó giuy-ê 14-07. Đi cùng là đám nhà báo, chỉ thiếu báo Việt Nam của Quốc Dân Đảng bị tạm thời đóng cửa. Vườn sau trụ sở, người ta đào tung đất, bới được năm cái xác, bốn đă ră ra, và một mới trương lên bốc mùi thối khiến ai nấy rút mù-xoa bịt mũi. Sau nhà, một pḥng tra tấn, có máy quay điện, roi, ḱm... Ánh đèn flash nháng liên hồi, ảnh chụp sẽ lên ngay mặt báo in chiều nay. Kháng nh́n Giáp, mặt cau có, nhưng buồn rầu. Hoàn giương cặp mắt bé tí lên, vẻ thỏa măn ra mặt. Chỉ vào một  đống xương, Kháng hỏi :

      -  Biết thế nào là Pháp hay Việt?

      - Thưa cụ, Hoàn cao giọng, cứ xương mà dài và to là xương Tây... Đây ít ra là có hai bộ khổ ấy.

 

      Tất cả không ai thấy góc vườn có một người  đàn bà áo vàng, đứng bên là đứa bé tay nâng con chim chào mào cánh đen mỏ đỏ. Đứa bé ngước  lên, hỏi :

      - Cái xác chưa ră có người khênh từ Nhà Xác tối hôm qua. C̣n hai bộ xương th́ đào lên lấy ở nghĩa địa, chứng với cớ cái ǵ hở bà?

 

Người đàn bà không đáp. Con chim chào mào bay vù lên chạc cây kêu rít lên như giục giă. Một lúc lâu sau, người đàn bà đứng lên, tay kéo đứa bé, giọng buồn bă :

      - Thôi ḿnh về kênh Sắt. Cơi dương bắn giết nhau có súng có đạn. Cơi âm th́ chỉ cắn cấu chen nhau vồ cháo lá đa, đỡ ghê tởm hơn. Con ma nào cùng hung cực ác, ta xin Diêm Vương bắt nó tái sinh làm người để trả nợ!