8BenLuyHoa

8

 

BÊN LŨY HOA

 

 

 

 

 

      Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

 

      Khẩu hiệu ở đầu cửa miệng của tự vệ, khắp nơi.  Vệ Quốc quân được điều động vào Hà Nội, sao vuông gắn mũ, thấp thoáng xuất hiện trên những nút chặn địch và những tầng nhà kiên cố.  Trên đường phố Thủ Đô, chiến lũy mọc lên.  Lũy làm bằng đủ thứ gia dụng, nào sập gụ, tủ chè, giường, bàn ghế và những thân cây chặt thành khúc... Chính phủ hô hào dân chúng tản cư. Đầu tháng 12 năm 1946, hàng đoàn người vượt cầu Doumer, tay xách nách mang, phần đông là người già và trẻ con.  Thanh niên ngượng, có đi cũng đợi lúc tối trời, mượn bóng đêm che những nỗi riêng tư khó ḷng bày ra thanh thiên bạch nhật.

 

      Để giữ tính cơ động, Đảng Ủy Mặt Trận Hà Nội ra lệnh đục tường nhà để nhà nọ thông với nhà kia, tạo thành một mạng giao liên có khả năng tránh được hoả lực của Pháp mạnh hơn ta hàng trăm lần.  Liên Khu I nằm sát nách địch rộn ră tiếng ḱm, tiếng búa.  Sân thượng, bao lơn... khắp nơi trở thành những vị trí bắn.  Tường, đục ra là lỗ châu mai.  Nền nhà, đào lên làm hố chiến đấu.

 

      Chi bộ Phụ Nữ khu Bến Nứa được ủy nhiệm làm công tác vận động quần chúng.  Chi, Chúc, Hà... đi với tự vệ chiến đấu, vào từng nhà, xin đục tường, đào nền, xây công sự.  Đám tự vệ lần này có Thoại, lém lỉnh, ở đâu như Hưng Yên mới được điều lên.  Gơ cửa một căn nhà gắn bảng hiệu Bảo Quốc trên phố Hàng Thiếc, người vừa ra mở cửa đă mắng xa xả :

       - Này, tôi bảo cho các anh chị biết, nhà này là nhà bố mẹ tôi để lại.  Không đào, đục, khoét, xới ǵ cả...  Đi ra đi!

 

Hà dịu dàng :

      - Thưa mẹ, mẹ quí nhà quí cửa th́ chúng con hiểu.  Nhưng cứ thử nghĩ xem, c̣n mạng người... Cực chẳng đă mới phải làm thế để cứu mạng chiến sĩ.  Đánh nhau rồi th́ không mở cửa đục tường cũng chẳng được.  Bom đạn nó có chừa nhà của mẹ ra đâu!

      - Tôi không mẹ con ǵ với nhà cô!  Tôi nói thật, cứ đụng vào nhà tôi là tôi đập đầu vào tường đến chết cho mà xem!

 

Đang dùng dằng, có tiếng dép lẹt xẹt.  Một người đàn ông đứng tuổi nhô ra, mặt cau có :

       - Này, hai ngày trước đă có người đến đ̣i đục tường.  Thử hỏi, nhà nọ thông thống với nhà kia, cụ Hồ có đến đây mà giữ của cải vốn liếng cho tôi được không?  Đây này - tay chỉ, người đàn ông cao giọng - nhà này làm xẻng, làm cuốc, vốn liếng ở đây cả.  Sểnh ra một cái, là trộm, là cướp.  Tôi đếm cuốc xẻng được ba trăm cái.  Mua đi, tôi bán hết.  Lúc đó hăy nói đến chuyện đục tường!

 

 Chi lên tiếng, nhỏ nhẹ :

       - Cháu đại diện cho các anh chị ở đây, xin thưa với ông chúng cháu làm ǵ có tiền để mua.

       - Thế th́ thôi.  C’est fini!  Tôi bảo cho mà biết, con tôi có độc một đứa, đang ở trong tự vệ khu Hàng Đậu.  Gia đ́nh này thế là có cống hiến rồi.  Mời các anh chị đi đi!

 

Chưa kịp làm ǵ, người đàn ông quàng tay ra sau.  Lùi lại, ông nhăm nhăm khẩu súng săn hai ṇng, quát :

      - Có ra không th́ bảo!

 

Lúc ấy, Thoại tiến lên đứng trước mũi súng, điềm tĩnh:

      - Xin ông bớt giận!  Chúng cháu đến làm nhiệm vụ. Xung quanh đây, đâu cũng đồng ư để đục tường. Lúc này, Chính Phủ không thể đảm bảo cho dân chúng về chuyện trộm cắp. Thưa ông bà, đến cả nước ḿnh mà có kẻ đến cướp, th́ chuyện trộm vặt là chuyện nhỏ...

 

Người đàn ông lên đạn, tiếng qui-lát kéo nghe lách cách.  Ông ta sầm mặt :

       - Chuyện nhỏ nhưng là chuyện của tôi.  Của đau, con xót.  C̣n chuyện lớn, tôi xin nhường cho cụ Hồ của các anh các chị.  Nào, có ra không nào?

 

Chi đưa mắt.  Cả bọn rút ra ngoài.  Chúc bực bội :

      - Thật ra ngơ gặp gái.  Thôi, đi t́m cái anh con ở Hàng Đậu hỏi xem là ai?  Rồi nhờ anh ấy vận động bố mẹ cho đúng chính sách!

 

Thoại xuỵt xoạt :

      -  Nghe có ba trăm cái xẻng cái cuốc mà thèm...

 

Trên hàng phố, cả bọn ngừng lại nh́n một đoàn thiếu nhi tầm mười ba, mười bốn đi ắc ê, tay đánh trống ếch, miệng hát :

      -...Đi là đi chiến đấu

            Đi là đi chiến thắng

            Đi là mang mối thù thiên thu

 

Th́nh ĺnh, một bà quần áo xộc xệch xô ra, chạy đến nắm lấy một đứa, thét :

       - Thằng khốn!  Mẹ mày đi t́m mày nửa ngày rồi, chiến đấu với lại chẳng chiến thắng!  Cả nhà chờ mày đi tản cư đây!

 

Thằng bé giằng tay ra, van lơn :

       - Mợ cho con ở lại!  Con đă ‘’ thề sống chết với thủ đô’’ rồi!

 

Mẹ nó vẫn nắm chặt, miệng kêu :

       - Cụ Hồ ơi!  Làng nước ơi!  Bảo nó hộ tôi, con dại cái mang.  Quay lại, bà mẹ tát con, van vỉ - tao lạy mày, con ơi!  Đi về... đi với mợ!

 

Bọn trẻ con ngừng bước, im lặng nh́n.  Người lớn bu xung quanh, không biết nói ǵ.  Thằng bé tiếp tục, giọng khẩn cầu :

      - Mợ đi cứ đi!  Con ở lại, con lớn rồi.  Nó lại nhắc một khẩu hiệu kẻ trên tường nhà - con ‘’ thà chết không làm nô lệ!’’

 

Thoắt một cái, nó giật tay ra rồi chạy biến vào một cái ngách cạnh đường.  Người đàn bà phục xuống, gào khóc :

       - Con ơi là con ơi!

 

Lát sau, tiếng trống ếch lại nổi lên át đi tiếng khóc.

 

*

 

      Đảng Ủy Mặt Trận Hà Nội được Thường Vụ triệu tập họp.  Sau khi xem xét bức thông tri mật của Valluy bắt được ở Hải Pḥng và biết Pháp có kế hoạch ‘’đảo chính’’, cuộc chạy nước rút để ‘’phản đảo chính’’ đă bắt đầu. Chỉ huy trưởng chiến khu Hà Nội nay là Vương Thừa Vũ.  Trần Độ được giao làm Chính Ủy. Hiện Pháp có sáu ngh́n năm trăm lính, gồm một trung đoàn bộ binh, một trung đoàn thiết giáp, một tiểu đoàn pháo binh, và những bộ phận lính dù, lính lê dương xưa bị Nhật bắt cầm tù. Ngoài ra, Pháp c̣n trang bị vũ khí nhẹ cho Pháp kiều, khoảng gần tám ngh́n người.  Phần Việt Nam, lực lượng có năm tiểu đoàn Vệ Quốc gồm hai ngh́n năm trăm người, Tự Vệ  có tám ngh́n người.  Trên toàn mặt trận, ta có khoảng hơn hai ngh́n súng, hầu hết là súng trường, đa số là súng khai hậu Trung Hoa.  Đạn rất ít, và trung b́nh, cứ hai chiến sĩ mới có một quả lựu đạn. Quân Pháp tập trung trong nội thành, nhà thương Đồn Thủy, trường Bưởi và sân bay Gia Lâm.  Với lực lượng cơ động xe tăng và xe bọc thép, Pháp có thể nhanh chóng bít lối ra vào Hà Nội, cắt thành phố thành nhiều khu vực nhỏ để tiêu diệt lần hồi.  Về phần ta, một lực lượng lớn đóng ở Bắc Bộ phủ, một ở trại Vệ Quốc đoàn, c̣n lại th́ phân tán bảo vệ các cơ quan nhà nước, công xưởng.  Lực lượng Tự Vệ có mặt khắp nơi, thông thạo đường đi lối lại, nhưng vũ khí là vũ khí tự mua sắm hoặc chế tạo, dao găm, mă tấu nhiều, súng rất ít, đôi khi hàng chục người mới có một khẩu với chục viên đạn.

 

Trần Quốc Hoàn, Ủy viên Trung Ương có nhiệm vụ theo dơi mặt trận Hà Nội, đặt vấn đề :

       - Giả như bọn Pháp cố ư để thất lạc cái thông tin mật, vừa một mặt dọa cho ta nhượng bộ, mặt khác đẩy không khí khẩn trương để khiêu khích khiến ta nóng vội manh  động, tạo cơ hội cho chúng có cớ tiến đánh ta th́ sao?

 

Vũ đáp, giọng như sắp mất kiên nhẫn:

       - Ta nhượng bộ đến thế là đường cùng, c̣n làm ǵ khác được!  C̣n cái cớ để tiến đánh, th́ chuyện Hải Pḥng sờ sờ ra đấy, có cần ǵ cái cớ nào đâu?  Chiến tranh là vấn đề tương quan lực lượng.  Nếu lực lượng tương xứng, có muốn cũng phải tính toán, đánh được mới đánh! Ngược lại, nếu quá chệnh lệch, chúng mạnh th́ chắc chắn là rồi chúng cũng sẽ đánh ta.

 

      Vơ Nguyên Giáp phổ biến nghị quyết của Thường Vụ, nhấn mạnh cố giữ ǵn lực lượng, chủ động rút khi cần để tiến hành một cuộc kháng chiến lâu dài. Giáp nhắc đi nhắc lại :

      - ...sử dụng lực lượng nhỏ, triệt để lợi dụng địa h́nh địa vật, gây tổn thất cho địch bằng những thắng lợi nhỏ, tránh tung lực lượng vào những trận quyết chiến lớn!

 

      Lê Quang Đạo từ Hải Pḥng về tŕnh bầy lại kinh nghiệm cầm chân quân Pháp cả một ngày tại Nhà Hát Lớn với chỉ hai tiểu đội.  Giáp đề nghị ṿng đai pḥng thủ những nơi như Bắc Bộ phủ, Toà Thị Chính, Bưu Điện và Trại Bảo An Binh... có thể kết hợp thành một khu vực chiến đấu liên hoàn với Liên Khu I. Đây là nơi nhiều ngơ ngách, thuận lợi cho việc đắp lũy, đào hào, khả năng hạn chế địch từ trung tâm đánh ra, làm điểm tiếp giáp để bộ đội rút khỏi Hà Nội khi có lệnh. Vương Thừa Vũ tŕnh bày kế hoạch trong đánh ngoài vây :

      - ...kế hoạch này, tôi gọi là ‘’trùng độc chiến’’.  Liên Khu I là khu vực cố thủ bên trong thành phố.  Ngày đầu nổ súng, năm tiểu đoàn Vệ Quốc sẽ phá những cơ sở vật chất như Nhà Máy Điện, Nước, Kho Xăng, cầu Doumer, sân bay Gia Lâm, và tập trung bảo vệ Bắc Bộ Phủ, nhà Bưu Điện... Một tiểu đoàn sau đó rút về Liên Khu I cố thủ, lực lượng c̣n lại và tự vệ Liên Khu II và III giăn ra các cửa ô, dựa vào chiến lũy, giữ vị trí để thường xuyên đột kích yểm trợ Liên Khu I và ngăn quân Pháp tiến ra ngoại thành.

 

      Vũ vừa dứt lời, một cuộc tranh luận nổ ra. Vấn đề là làm thế nào Trung Ương có thể nhanh chóng can thiệp vào diễn biến khi có khả năng ngưng chiến để lập lại hoà b́nh.  Trần Quốc Hoàn, giọng nước đôi, nói :

      - Tôi th́ tôi theo Ông Cụ, và biết Ông Cụ chỉ mong hoà b́nh.  Trong cuộc họp này, không ai nhắc đến ḥa b́nh, tất cả xoay quanh chiến tranh...

Vương Thừa Vũ bực bội :

       - Muốn có khả năng ḥa b́nh, phải sửa soạn chiến tranh.  Sửa soạn ứng phó, không có nghĩa là tiến hành chiến tranh!

      - Vừa đây, Ông Cụ lại đánh điện cho chính phủ Leon Blum mới thành lập ở Paris, vẫn yêu cầu hai bên nghiêm chỉnh thực hiện Tạm Ước ngày 14-09.  C̣n Blum, hắn tuyên bố là sẽ thoả hiệp...

 

Giáp nhăn mặt, hỏi :

      - Đồng chí mà chắc là Blum thỏa hiệp th́ chúng tôi sẽ ngừng tổ chức kháng chiến ngay!  Đồng chí có chắc không?

 

Hoàn không đáp. Vũ cắn răng, quai hàm bạch ra nhưng cũng không ḱm được một câu văng tục. Cuộc họp kết thúc. Vũ xin Thường Vụ phân công để Chính trách nhiệm toàn bộ hậu cần cho Chiến Khu Hà Nội, lo cung ứng thuốc men, lương thực.  Khi ra khỏi Bắc bộ phủ, Vũ nh́n Hoàn đang vừa đi vừa nh́n lại đằng sau, buột miệng :

       - Tiên sư cái thằng Cảnh con...

 

Chính cười tủm, nh́n Vũ như trêu.  Vũ tiếp :

       - Anh th́ c̣n lạ ǵ nó!  Không phải anh là người đ̣i mua ch́ nó đánh cắp được trong nhà in mà nó không bán à?

      - Dân Ngũ Xă lúc đó trả sáu đồng một kí-lô để mua về đổ chảo gang.  C̣n phía ta, anh Trường Chinh chỉ cho trả năm đồng một kí-lô, mua về in báo Đảng phát không nên nó không bán là phải!

 

Vũ bật cười, hồn nhiên :

      - Lúc này ai cũng tíu tít lo, Cảnh con th́ cứ làm sao có ‘’ lời ăn tiếng nói’’ của Trung Ương, nghĩa là của cái ông Ủy viên Trần Quốc Hoàn...  Chán thật!  Giá anh Giáp anh ấy không nói ngay, th́ chắc c̣n căi nhau cho đến khi Tây nó đánh mới thôi!

 

      Đợi Trần Độ đến, ba người cùng leo lên một chiếc xe jeep có cắm cờ.  Khi xe chạy đến Bờ Hồ, có tiếng reo ḥ khắp nơi.  Theo lệnh Ủy Ban Kháng Chiến Hà Nội, một đại đội Vệ Quốc diễu hành.  Mũ ca-lô gắn sao vuông, binh phục xanh rêu, súng trên vai, họ đi giày săng-đá, nện chân cồm cộp.  Dân chúng đổ xô ra.  Tiếng hô ‘’ Việt Nam muôn năm’’.  Rồi ‘’ Thà chết vinh hơn sống nhục’’.  Một chập sau, có người kêu, Rùa thần đă lên trả kiếm. Thế là dân ùa ra đứng quanh hồ, mắt nhướng lên chờ đợi.  Không hiểu ai đó đă treo ngay trên đỉnh tháp một lá cờ đỏ sao vàng đang phần phật bay cao.

 

*

 

      Hà hớt hải t́m Chúc, quanh quẩn một lát th́ gặp Chúc đang công tác quần chúng ở chợ Đồng Xuân.  Kéo tay Chúc, Hà líu lưỡi :

       - Có người chờ chị ở trụ sở Ủy Ban...

 

Hai chị em phóng lên xe đạp.  Chúc nhấn lên phía trước, tim đập th́nh thịch.  Mở cửa chạy ùa vào, Chúc chực gọi tên, nhưng ḱm lại.  Một người tóc cắt ngắn, mặc quân phục Vệ Quốc đứng bật dậy.  Chi tiến về phía Chúc, nói nhưng Chúc không nghe thấy ǵ.  Khi chỉ c̣n hai người, Chúc bật khóc.

   

Người thanh niên đó là Vĩnh, mới học xong một khóa quân sự hai tháng trên Sơn Tây.  Về Hà Nội, ḍ hỏi măi Vĩnh mới đến Bến Nứa, chẳng chắc ǵ t́m ra Chúc.  Vĩnh nghẹn ngào :

      - Anh... anh ở Sơn Tây về là đi t́m Chúc...  Cứ nói quê Hưng Yên th́ biết bao nhiêu là người!

 

Chúc nắm tay Vĩnh :

      - Trời!  Em đâu có ngờ anh lên Sơn Tây...

      -  Anh biết em sẽ lên Hà Nội nhưng không thể chờ được!

Hai người d́u nhau ngồi xuống th́ đám tự vệ ùa vào.  Hà trêu :

       - Thế là Ngưu Lang gặp Chức Nữ rồi nhé.  Tối nay phải khao

‘’cả làng’’ đấy!

 

Đám tự vệ nhao nhao lên.  Vĩnh đỏ mặt, lúng túng :

      - Tôi phải về đơn vị ngay.  Với lại, nh́n Chúc, Vĩnh ngần ngừ - làm ǵ có tiền mà khao cơ chứ!  Bộ đội nghèo lắm!

Hà véo von :

       - Các anh nghèo th́ nghèo tiền thôi.  Chứ cái khoản t́nh, chị Chúc chuyến này giàu to! Mời chị phát biểu...

 

Ngây người ra, Chúc nh́n xung quanh, ánh mắt cầu cứu. Chị Chúc phát biểu đi, cả bọn ḥ lên. Ngại ngùng, Chúc ứ hự, rồi lí nhí :

       - Em chẳng biết nói ǵ!  Các anh các chị tha cho!

 

Đúng lúc đó, Chi vào với đứa bé hồi năy đă giật tay mẹ chạy, nhất định không chịu đi tản cư.  Chi nói, giọng vui vẻ :

      - Đây là em Liêm, gia đ́nh đă tản cư hết.  C̣n anh chị đây là... là gia đ́nh mới của em.

 

Lại tiếng vỗ tay rào rào.  Có người xướng lên, sống chết với Thủ Đô, anh em ta ơi.  Thoại với cây đàn ghi-ta bật dây, dạo một vài nốt.

 

*

 

      Chi bỏ ra pḥng trực phía trước, tai văng vẳng khúc ca diệt phát-xít đồng thanh vang lên.  Trưa nay, nàng đă họp và nhận trách nhiệm hậu cần cho Vệ Quốc quân và đội Tự Vệ khu Đồng Xuân. Chi hỏi xem Hà có bằng ḷng cùng phụ trách hậu cần không, nhưng Hà nhất định không, đ̣i chiến đấu ở tuyến đầu như bọn đàn ông con trai, dỗ thế nào cũng chẳng được. Chi cũng t́m ra được anh tự vệ khu Hàng Đậu có ông bố hôm kia đă mang súng săn ra dọa tự vệ.  Liên lạc sẽ dẫn anh ta đến trụ sở Bến Nứa để Chi tranh thủ tối nay. Ngồi chờ, Chi lo lắng nhớ bà nội. Mồ côi mẹ từ tấm bé, bà là người đă bế ẵm nuôi nấng nàng cho đến lúc thành niên.  Khi nàng thoát ly, bà biết, chỉ bảo bà không hiểu làm Cách Mạng là làm ǵ, nhưng đừng giết người cướp của là bà bằng ḷng. Chi giải thích làm Cách Mạng để giành lại nền độc lập từ tay thực dân Pháp.  Nhưng độc lập là sao, bà hỏi.  Thấy Chi lúng túng, bà xuề x̣a, ‘’ th́ cứ đuổi được bọn cai đội hống hách da trắng mắt xanh để người ḿnh khỏi quỵ lụy là độc lập chứ ǵ!’’.Th́nh ĺnh, một người đội mũ dạ, chân đi ủng bước vào trụ sở với anh liên lạc viên của tự vệ Bến Nứa.

 

      Anh ta tên Bảo, tham gia ngay từ Cách Mạng tháng Tám, trước đó giúp bố mẹ trông nom xưởng làm xẻng, làm cuốc sau khi thi trượt tú tài hai lần.  Chi và Thoại tiếp, tŕnh bày vấn đề và mong anh về vận động gia đ́nh cho phép đục tường và đào hào sát cửa ra vào. Thoại lại xuỵt xoạt :

       - ... nhất là làm sao nói để ông bà cho ít cái cuốc.  Lúc này, quí lắm.  Anh em th́ đông, xẻng ít, cuốc ít nên người làm, người đứng chờ đến phiên mới được!

 

Bảo chép miệng :

      - Ông bà ‘’ via’’ nhà ḿnh là ‘’ke’’ lắm, chẳng xỉa ra cho không đâu!

       - Nhưng lúc đánh nhau rồi th́ muốn cũng chẳng giữ được cuốc với xẻng!

 

Chi chen vào :

       - Có xẻng có cuốc, đào công sự, đắp lũy... th́ mới cứu được mạng ḿnh.  Sau này, nếu cái mạng c̣n không giữ được th́ giữ cuốc giữ xẻng làm ǵ?

 

Suy nghĩ một chập, Bảo thủng thỉnh :

      - Để tôi...  Ḿnh con một, xẻng cuốc rồi th́ cũng sẽ là của ḿnh.  Nhưng lúc này cần gấp, thôi th́ xin cái gia tài ấy ngay.

 

Bảo yêu cầu Thoại dẫn tự vệ theo ḿnh về nhà.  Khi Bảo mở cửa th́ cứ việc vào khuân xẻng, khuân cuốc cho bằng hết.  Chi sợ bị kiểm điểm là cho tự vệ đi cướp.  Bảo đ̣i một tờ giấy viết tên, tuổi, ghi vào ‘’hiến cho chính phủ tất cả dụng cụ của xưởng Bảo Quốc’’, rồi cười: 

      - Bảo Quốc th́ giữ nước là phải rồi!

 

Đám tự vệ lên đường.  Về đến nhà, Bảo ra dấu bảo chờ rồi mở khóa đẩy cửa bước vào.  Có tiếng căi vă.  Lát sau, Bảo đi ra, cầm khẩu súng săn đưa vào tay một người, nói ‘’...súng để chống Pháp, xin hiến cho Cách Mạng!’’,  rồi vẫy tay cho mọi người vào.

 

Xẻng, cuốc khuân ra, mặc cho ông bố Bảo giơ tay chặn.  Bà mẹ bù lu bù loa :

       - Con ơi là con!  Bất hiếu, bất mục, đem của nhà đổ xuống sông xuống biển!

 

Bảo đứng im, nét mặt lạnh như đá tạc.  Th́nh ĺnh, ông bố cầm một cái cuốc nhắm đầu Bảo bổ xuống. Có tiếng người hét lên, thất thanh.

 

      Đêm hôm đó, tự vệ Bến Nứa mang về trụ sở hơn ba trăm cái cuốc, cái xẻng nhưng ai nấy ḷng nặng tŕnh trịch.  Hà Nội co người trong gió Đông Bắc thốc vào từ năm cửa ô vắng ngắt.  Trên trời, không có lấy một v́ sao lấp lánh. Nhưng dưới đất, muôn vạn người có đấy,  lương tâm thắp sáng bằng những ngọn đèn hoa ḱ vặn vừa đủ để giữ được lửa mùa đông.

 

*

 

      Cấp tốc quay lại Sài G̣n sau khi chiếm Hải Pḥng, D'Argenlieu tiếp tục cáo buộc với chính phủ Pháp rằng Việt Nam gây chiến, và báo Paris những tin chiến sự rất lạc quan.  Bộ Trưởng Moutet lại phái Sainteny qua Đông Dương, nhưng Sainteny bị D'Argenlieu giữ lại, không để cho ra Hà Nội ngay.  Đồng thời, Valluy bay ra Hải Pḥng hội họp với tướng Morlière và đại tá Dèbes.  Chỉ hôm sau, đoàn một ngh́n lính, vừa lê dương, vừa lính dù, chuẩn bị rời Hải Pḥng về trợ thủ cho quân Pháp ở Hà Nội. 

 

      Phía Việt Nam, một cuộc nghi binh được sắp đặt. Tối tối, dân quân ở phụ cận Hà Nội có đến cả ngh́n người ùa vào nội thành, rầm rĩ cho đến sáng lại rút ra.  Lời đồn đăi, lực lượng bảo vệ thành phố nay có ba đại đoàn ứng chiến.  Đồng thời, một mạng lưới chuyển gạo, ngô, sắn phơi khô từ bốn phía được thiết lập.  Dân đi tản cư bỏ lại lương thực cúng cho tự vệ, hàng ngũ nay mỗi lúc một đông.  Tối tối, đường xá vắng ngắt nhưng vẫn có tiếng ḱm búa đục tường, tiếng xà beng, tiếng cuốc bổ vào ḷng đất b́nh bịch. Lâu lâu lại vang lên tiếng hát những bản quân hành chan ḥa sức chiến đấu. Ban ngày, bên ụ đất mấp mô cạnh những chiến lũy làm bằng gạch, đá, giường, tủ, cọc sắt...  thấp thoáng bóng những chàng Vệ Quốc trong quân phục xanh rêu và những chàng Tự Vệ chân dép, đầu trần, bươn bả ngược xuôi.  Họ đă đục lỗ, gắn ḿn để khi có lệnh sẽ giật ḿn đánh đổ cây hai vệ đường chặn xe tăng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng v́ không thể nào cản nổi tăng với số lượng bom ba-càng rất ít ỏi. Vệ Quốc quân gom súng được một tiểu đoàn pháo binh, canh sẵn tọa độ,  lệnh là bắn phải trúng, không được phí phạm một quả đạn nào.

 

      T́nh h́nh ngày càng căng. Pháp kiều được trang bị súng phất phơ đi lại trên phố Tràng Thi,mặt nghếch lên trời chứ không như trong thời kỳ Nhật chiếm đóng. Chúng nghênh ngang, tay lăm le để lên báng súng, bắt đầu hoạnh họe những cửa hàng, quán ăn.  Ngày 15 tháng 12, quân Pháp bất th́nh ĺnh tiến đánh bốt Công An ở vườn hoa Hàng Đậu và ném lựu đạn vào một tiểu đội Vệ Quốc quân ở phố Hàm Long. Máy bay Pháp lượn cả buổi trên đầu Hà Nội. Xe bọc thép xông tới phá công sự tại phố Ḷ Đúc, xúc chướng ngại vật đem đi.  Cùng lúc, một toán lê dương xả súng đầu phố Hàng Bún.  Tự vệ đánh trả, nhưng phải lùi dần.  Lính Pháp xông vào nhà dân phá phách.  Sau Hàng Bún, chúng kéo đến ngơ Yên Ninh.  Hai mươi ba người bị súng cối bắn, xác xé thành mảnh, có đủ xác đàn bà, trẻ con.  Số bị thương, lên đến cả trăm.  Con gái bị bắt, chúng hiếp tập thể ngay trên hè phố, vừa hiếp vừa rú lên cười trong tiếng rên la khóc gào của những kẻ xấu số.  Một người đàn bà có chửa qú xuống lạy.  Tên lính gần đó nắm hai chân bà ta dốc ngược lên.  Một tên khác lột quần, rồi lột áo cho đến khi bà ta trần như nhộng. Không chịu nổi cảnh ấy, một cụ già đứng dậy lao vào.  Tên lính thọc đầu lưỡi lê vào bụng cụ, cười sằng sặc. Được thể, tên lính đến trước người đàn bà chửa đă ngất đi.  Hắn đâm lưỡi lê vào bụng bà ta.  Một tiếng rú thê thảm. Tên lính rút dao găm, rạch một đường từ vết lưỡi lê, rồi đạp vào bụng.  Cái bào thai năm sáu tháng ḷi ra, co thắt như thở,  thoi thóp lịm dần trong băi máu đỏ ḷm.

 

      Tin vụ thảm sát ở Yên Ninh truyền ra khắp nơi như một làn gió buốt xuyên qua Hà Nội. Vệ Quốc đoàn và Tự Vệ vẫn nhận lệnh tránh khiêu khích.  Một chiếc xe Renault cũ sơn ngụy trang mầu bùn đất loang lổ, mũi cắm một lá cờ đỏ sao vàng, chạy từ từ trong thành phố.  Hai bên thành xe chăng vạt vải trắng, chữ đen, viết ‘’Thanh niên sống chết với Thủ Đô’’.  Qua loa phóng thanh rè rè, một phụ nữ đọc bản tin.  Trên đầu tiếng máy bay vẫn ŕ rầm dọa nạt. Một cụ già vung ba-toong, quát :

      - Tiên sư chúng mày, bọn ăn cướp!

*

 

      Trưa ngày 18-12, Đại úy De Santillier ban Liên Kiểm chuyển vào Bắc Bộ phủ một lá thư,  loan báo Bộ Chỉ Huy quân đội Pháp sẽ đem quân đến đóng ở sở Tài Chính trên phố Pasquier, và sẽ phá hủy những chướng ngại vật cản trở sự di động của quân đội Pháp.  Hai giờ sau, xe tăng và xe bọc thép Pháp quây khu Cửa Đông - Hàng Chiếu và xông vào phá chiến lũy của Vệ Quốc quân và Tự Vệ ở phố Hàng Bút.  Xế chiều, Bộ Chỉ Huy quân đội Pháp gửi thêm một bức thư, cáo buộc Công An Thành Phố Hà Nội đă không làm tṛn nhiệm vụ nên Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an chậm nhất là sáng 20-12-1946. Kịch bản Hải Pḥng được lập lại.  Từ nửa tháng nay, quân Pháp đều được lệnh cấm trại, b́nh tĩnh chờ đợi ở thế của kẻ mạnh. Thời gian th́nh ĺnh trôi nhanh kinh hoàng.  Cứ mỗi phút, thần chiến tranh bước tới gần bằng đôi hia bảy dặm. Hồ Chí Minh liên lạc với Sainteny sau khi nhận được bức tối hậu thư thứ ba, trong đó Pháp đ̣i tước vũ khí của Tự Vệ, đ́nh chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến, và trao cho quân đội Pháp toàn bộ việc duy tŕ an ninh ở Hà Nội.

 

Vương Thừa Vũ gặp Chính, hỏi :

       - Đủ gạo cho chiến sĩ ăn bao lâu?

 

Chính nh́n Đặng Kim Giang, người được phái về giúp Chính sửa soạn hậu cần, nói với giọng quả quyết :

      - Ba tháng!

 

Giang bổ túc :

       - Ở mọi huyện ven đô, đă lập những kho lương và những Ủy Ban tiếp tế, tạo một số đường dây bí mật...  Ta tiếp tục kiện toàn đường dây th́ có thể được hơn ba tháng. Nhưng ba tháng là tối thiểu!

 

Đúng lúc đó, một người bước vào th́ thào vào tai Vũ.  Nghe xong, Vũ thở phào, nói một  ḿnh ‘’Chúng nó vừa bỏ lệnh cấm trại.  Lạ thật!  Thế cái ngày 20 chỉ để dọa dẫm à!  Hay Ông Cụ đă thỏa thuận ǵ với Sainteny ? ’’.

 

      Chia tay với Vũ, Chính về khu Đồng Xuân, nơi ai cũng biết là một điểm chốt chiến lược.  Chính ngẫm nghĩ, cái phải đến sẽ đến, nhưng tŕ hoăn giữ được ḥa b́nh lúc nào hay lúc đấy.  Nh́n qua cửa chiếc xe Traction, đường phố Hà Nội vắng và lạnh như một xác ướp, chân tay c̣ng queo chia ra ngă ba ngă tư, cái duỗi cái co, thẳng đơ ra rồi co quắp úp vào những chiến lũy đắp lổn nhổn bàn ghế, giường tủ, cọc sắt, kèo cột...  Nét tàn phá như mụn nhọt trên mặt một thiếu nữ xưa nay mơn mởn xanh tươi.  Thiếu nữ vào cuộc ba đào, nay đă cắt tóc ngắn và mặc đồng phục xanh rêu, bỏ những chiếc áo dài thướt tha vào quá khứ. 

 

Chính đến trụ sở Bến Nứa.  Chi ra đón, giọng bần thần :

      - Sắp đánh chưa anh?

 

Lắc đầu, Chính cố giữ giọng trầm tĩnh :

       - Chưa đâu!  Nhưng ngày một ngày hai thôi.  Việc chuẩn bị nhiệm vụ cáng thương thế nào?

 

Chi than thuốc men chẳng có ǵ, băng bông làm bằng giẻ, sinh viên trường thuốc đến chỉ bảo chị em cứu thương cách băng bó, tẩy trùng, nhưng khi gặp trường hợp bị  thương trầm trọng th́ phải mang đi chứ trạm cứu thương cơ sở không có khả năng làm ǵ được.  Chợt tiếng gơ cửa.  Chính vừa mở th́ một bọn ùa vào.  Tiếng Hà lanh lảnh :

      - Chúng em đến chào anh.  Bao giờ đánh đây ?

 

Chính nhăn mặt, nhưng cười.  A, tuổi trẻ sao hồn nhiên đến vậy!  Nh́n những ánh mắt rực lửa, Chính nhớ lại kinh nghiệm của ḿnh lần đầu chạm vào súng đạn ở Nam Đàn.  Chính thầm nhủ, cái sợ xô con người vào sự liều lĩnh.  Căng thẳng, chẳng khác ǵ sợi dây căng, đứt được là đứt và đến đâu hay đến đó.  Nhưng chiến tranh không chấp nhận năo trạng phiêu lưu thiếu tính toán. Điều đầu tiên chiến tranh dạy cho con người phải tự bảo tồn.  Và cách hiển nhiên là tiêu diệt đối phương, trước khi bị tiêu diệt.  Nh́n vào đôi mắt Hà to và trong, Chính ngần ngừ :

       - Bao giờ th́ không biết!  Ai cũng hỏi câu ấy... Nhưng ta phải sẵn sàng...

      - Sẵn sàng từ ‘’khuya’’ rồi, thưa anh!  cả bọn thanh niên nhao nhao.

 

Giữa lúc khí thế lên như diều gặp gió, Bí Thư chi bộ khu Đồng Xuân xuất hiện, nh́n Chính cười tủm.  Cả bọn lại nhao nhao :

       - Sao anh Tần, đánh chưa?  Số ‘’ ḿn bánh’’ để đánh đổ cây cối ngăn tăng hết rồi.  Xin ‘’trên’’ ủng hộ cho thêm, anh Tần ơi!

 

Tần lắc đầu :

      - Vũ khí cần, nhưng người mới là yếu tố quyết định.  Anh em ta quyết tử cho tổ quốc quyết sinh!

 

Thoại không biết nghĩ ǵ, buột miệng :

       - Không có vũ khí, quyết tử không thôi th́ chiến thắng thế nào được!  Mà không thắng, th́ làm sao mà tổ quốc quyết sinh được.  Hô quyết sinh thôi không đủ...

 

Câu Thoại nói nhẹ như gió mà nặng ngh́n cân.  Hà giả bộ không nghe, giọng át đi, cố làm như vui vẻ :

      - Nào, ta ra chiến lũy.  Hôm nọ em có nói với các mẹ các chị ở chợ hoa, xin ủng hộ cắm hoa vào chiến lũy để chẳng những người, hoa cũng xung trận...  Các mẹ các chị đă ưng.  Sáng nay chở cho một xe ḅ, hoa đủ loại!

 

      Vĩnh mời Chính và Tần ra xem.  Ṿng vèo một lát, cả bọn ra đến dốc Hàng Than.  Lũy đầu dốc cắm đầy hoa.  Nào hoa Cẩm Chướng, nào hoa Phù Dung.  Nào Huệ, nào Cúc... những bông hoa mang tên con gái Hà Thành.  Hoa và con gái mọc trên những chiếc cọc sắt, lách qua bàn, qua tủ... trồi lên trong nắng hanh một ngày khấp khởi  chuyển mùa.  Nhảy lên chiến lũy, Hà ôm ghi-ta, hát :

‘’ Mây núi rừng thiêng chính khí ca

    Tinh binh giục giă trên đường xa

    Đây hồn chiến sĩ oai hùng ngự

    Một thuở binh đao giục lánh nhà...’’

 

Âm thanh bài ca lan vào không gian và thấm vào ḷng người. Họ bất chợt im lặng, để nỗi xúc động khắc vào từng cái nh́n, cái nhích môi, cái mím miệng.  Khi Hà dứt lời, nước mắt nàng ṛng ṛng.  Tiếng đồng thanh hô ‘’ Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh’’ ầm ầm thổi gió cho mây lên cao, bay lơ lửng trong ṿm trời Thăng Long xưa nay đă biết bao lần chứng kiến tang thương dâu biển.

 

*

 

      Xế trưa ngày 19-12, Bộ Chỉ Huy quân đội Pháp th́nh ĺnh hạ lệnh cấm trại.  Lính Pháp khắp nơi lại tụ về những trại binh.  Không khí vừa giăn ra, nay lại căng lên như những sợi tơ nhện đung  đưa giữa hoà b́nh và chiến tranh.  Nhận lệnh, Chính vội vă cùng Giang đến điểm hẹn ở khu Khâm Thiên gặp Giáp, Hoàn, Vũ và Trần Độ.

      - Chúng chơi tṛ mèo vờn chuột!  Hoàn khẳng định.  Có lẽ cứ như ở Hải Pḥng th́ chúng sẽ bất ngờ khởi sự tấn công ta. Trung     Ương xuống lệnh, giá nào ta cũng giữ chủ động.

 

Giáp tiếp lời :

      - Nghĩa là, nếu không tránh được chiến tranh, ta sẽ tấn công trước.  Cùng lúc, và ở mọi nơi!  Ta công, nhưng quay ngay về thế thủ, như đă có kế hoạch. 

 

Nh́n Vũ, rồi Độ, Giáp hỏi :

      - Các đồng chí đă sẵn sàng chưa?  Chẳng đợi ai trả lời, Giáp chép miệng tiếp - Chưa, th́ cũng đến lúc hành sự rồi...

 

Nghe những báo cáo cuối cùng của Vũ xong, Giáp nghiêm giọng :

      - Ban Chỉ Huy Pháp dự định tốc chiến tốc thắng, một hai ngày là b́nh định Hà Nội.  Với chúng ta, thắng có nghĩa là giữ vững trận địa thủ đô ba ngày, năm ngày.  Thắng lớn là một tháng, hai tháng. Thời gian đó cho phép chúng tavừa tiếp tục đàm phán vừa chứng minh cho Chính Phủ và Nhân Dân Pháp rằng một giải pháp thuần quân sự là bất khả thi.

 

      Theo chân đội bảo vệ, tất cả ‘’xuyên tường’’ đi vào những ụ đất, lũy, hào, và những vị trí đặt súng chặn đường tiến quân của Pháp.  Tự vệ Khâm Thiên hầu như chẳng thèm biết ǵ, vẫn vui vẻ sinh hoạt.  Chiến lũy phía Nhà Ga nhộn nhịp, đường sắt gỡ ra cắm tua tủa trên những lũy đất nhô cao.  Đồng bào được vận động khuân những phiến tà-vẹt bồi vào lũy, thản nhiên trước tiếng rú đe dọa của hàng chục xe bọc thép ở nhà dầu Shell nơi quân Pháp đóng. Hoàng hôn chụp xuống rất nhanh, đổ bóng tối lên những mái nhà khấp khểnh trong ánh đèn vàng ứa mủ từ những vết thương đang xưng tấy những toan tính nhiễm độc của mọi thứ quyền lợi và quyền lực. Bề ngoài thành phố im ắng.  Xe bọc thép đă ra chặn một số ngả.  Bên trong, là con người. Với mọi nỗi niềm.

 

      Vĩnh chỉ huy Trung đội Ngô Quyền được lệnh sửa soạn phản công khi Pháp tiến vào khu Đồng Xuân.  Thở phào, Vĩnh dặn Chúc :

      - Em ở ‘’ hậu phương’’ với chị Chi, cấm không được bén mảng ra ‘’ tiến tuyến’’!

 

Chúc ứa nước mắt :

      - Chứ không phải người ta bảo thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn à...

      - Không!  Lúc này không ai đi tát biển...

 

Vĩnh ra lệnh tập hợp.  Thiếu Thoại.  Vĩnh hét, đi t́m đồng chí Thoại.  Lúc ấy, Hà nước mắt nước mũi, lắc đầu ch́a một tờ giấy vào tay Vĩnh.  Mở ra, Vĩnh đọc, nghiến răng không nói một câu.  Thư Thoại viết cho Hà ‘’...Tôi yêu Hà, nhưng là t́nh yêu vô vọng v́ từ nay tôi không c̣n ở bên Hà. Tôi không đủ sức mạnh để yêu ai chăng? Tôi sợ. Tôi trốn. Và trốn cả Hà, v́ cuối cùng không trốn được ḿnh, tôi biết rằng ḿnh là một kẻ hèn yếu...’’

 

*

 

      Lệnh xuống, phải cấp tốc gài ḿn vào cây ngay. Vĩnh tập hợp được tám tự vệ.  Ba xin về.  C̣n năm người, Vĩnh quyết định vẫn chiến đấu.  Đích thân Vĩnh và một tự vệ sẽ đánh đổ cây đa trước cửa đ́nh Thạch Khối.  Hai tự vệ đi giật ḿn cây bàng Điện Cai Năm dốc Hàng Than.  Một khi địch phải ngừng xe v́ vướng cây, năm người bố trí trên bờ đê sẽ bắn địch khi chúng đổ lính xuống. Nhưng lâm sự, mới biết chưa chuẩn bị búa và đục để đào lỗ vào thân cây. Và phải nhét ḿn cho thật sâu, mới đánh cho cây đổ được.  Cuống lên, Vĩnh dùng dao rựa chặt bạt mạng.  Đang chặt, có thêm tám người đến, nhưng đến tay không.  Dù sao, cũng có tin vui.  Họ báo trung đội phó Thành Trường nhắn đă cùng một chục tự vệ bố trí trận địa ở bến ô-tô như dự kiến. Vĩnh phân công cho tám Tự Vệ mới đến về lấy tám ngọn giáo ở trụ sở và lên đê đào hố chiến đấu đang c̣n dở dang.  Trời đă tối mịt, đèn pin không có, Vĩnh tḥ tay vào thân cây đa, thấy cái hốc ngập gần hết con dao, cho ḿn vào, bịt kín lại.

 

      19 giờ 58 phút, ngày 19 tháng 12 năm 1946.

 

      Vĩnh định đi xem việc đặt ḿn ở cây bàng dưới dốc.  Tay quệt mồ hôi ṛng ṛng chảy xuống má, Vĩnh vừa bước th́ đèn điện phụt tắt.  Trong thành phố, tiếng súng đại bác vang lên.  Rồi súng máy tằng tặc, súng trường ùng oàng.  Đạn réo lên xé gió.  Những chớp lửa nhoáng lên mỗi lúc một nhiều.  Phía cầu Doumer, lửa bốc rực trời.  Tiếng súng mỗi lúc một dồn dập.  Vĩnh bàng hoàng.  Bây giờ, nổ ḿn hay không?  Nếu đánh đổ cây mà địch không đến th́ sao?  Đột nhiên, đất rung lên, tiếng xe tăng ầm ́ vọng lại dọa dẫm.  Chúng đến từ phía cầu Doumer. Không chần chừ được, Vĩnh ra lệnh đánh cây bàng Điện Cai Năm.  Tự ḿnh, Vĩnh xuống châm ng̣i nổ phá cây đa Đ́nh Thạch Khối.  Đợi cho giây cháy phun ra những tia lửa nhỏ, Vĩnh mới chạy lên đê.  Lúc đó, anh Tự Vệ châm ng̣i ở cây bàng cũng chạy về.

       - Cháy chưa?

       - Tôi x̣e diêm rồi chạy ngay!  C̣n anh?

       - Cháy rồi!  Dứt khoát là cháy...

 

Tiếng xe tăng đă gần lắm.  Sao tất cả vẫn im ắng.  Ḿn không nổ ư?  Vĩnh nhổm người nhưng một Tự Vệ kéo áo, chỉ:

      - Xe tăng nó đang đến kia !

 

Một khối sắt lừ lừ kéo lê trên đường, tiếng xích nghiến rung trên nền đá gầm gừ như nguyền rủa.  Một tia chớp lóe lên, sau là tiếng nổ tung trời xẻ đất.  Ḿn đánh cây đa nổ, nhưng nó vẫn đó, nguyên vẹn như thách thức.  Chỉ có chiếc xe tăng ngừng lại trước nhà dép cao-su Con Hổ.  Tiếng tắc bọp, rồi tiếng đui-xết thi nhau nổ ḍn,  đạn viu víu bay về phía Chợ Nứa.  Lính Pháp cứ thế bắn.  Tự Vệ nằm mọp ở bờ đê, súng cũ, đạn lại ít, đưa mắt nh́n nhau.

 

      Vĩnh lấy hai quả lựu đạn, dặn anh em yểm trợ khi cần, rồi trườn xuống chân đê theo những đường hầm chữ chi tiến đến gần chiếc xe tăng.  Lính Pháp ngồi hẳn lên tháp pháo x́ xồ.  Vĩnh quăng lựu đạn.  Hai tiếng nổ chói chan.  Lính Pháp thụt xuống, chui vào.  Chiếc xe tăng lùi, quay đầu chạy về phía Nhà Máy Nước.

 

*

 

      Nửa giờ sau phát đại bác đầu tiên, quân Pháp chia làm hai cánh đánh ra.  Một cánh từ Cửa Bắc tiến theo đường Hàng Đậu.  Cánh kia từ Cửa Nam, chiếm bót Hàng Trống và tiếp tục đi về Nhà Hát Lớn, chắc sẽ tiến đánh Bắc Bộ Phủ. Vệ Quốc quân và Tự Vệ phá xe tăng ở Hàng Đậu, chặn quân Pháp không nhích lên được.  Trên những mái nhà phố Tràng Thi, Tự Vệ quăng lựu đạn, bắn tỉa, và tổ chức phục kích, khi biến khi hiện từ những con đường xuyên tường. Vương Thừa Vũ lệnh cho mọi lực lượng vừa chặn địch, vừa tung những bộ phận cơ động đánh thọc vào sườn.

 

      Cánh quân Pháp tiến theo đường Hàng Đậu phải bọc khu Bến Nứa để phối hợp với đội quân trên đê Yên Phụ đang tiến chiếm cầu Doumer.  Chúng bắn đến độ trung đội của Vĩnh không ngóc đầu lên nổi.  Chợ Nứa phừng phừng lửa.  Lửa lem lém lan vào mái gồi, bắt qua những ô nứa.  Nứa tép khô nỏ bốc cháy như đuốc, đốt nứa bống, nứa dại.  Rồi tre, gỗ.  Tất cả cháy đùng đùng.  Từ nhà nọ lan qua nhà kia, lửa loang ra thành một biển lửa, hừng hực, tràn bờ.  Trận địa bị nghiến thành tro.  Quay về trụ sở, trụ sở nay cũng đang bốc cháy.  Vĩnh ra lệnh rút lui.  Tự vệ có người chạy về xem nhà cửa ḿnh thế nào.  Có người đi về phía Nghi Tàm, dọc đê sông Hồng, lẫn vào một đoàn người chạy loạn cuống quít rời thành phố.  

 

      Cánh quân Pháp tiến đánh Bắc bộ phủ vào lúc 5 giờ sáng ngày 20 tháng 12.  Đội cảm tử quân giữ phủ chống trả mănh liệt, đẩy lùi hết đợt xung phong này đến đợt xung phong khác của bọn lính Lê Dương thiện chiến.  Trong tiếng súng nổ, có tiếng hát.  Những người chiến sĩ non trẻ đầu đội mũ gắn sao vuông vừa bắn vừa hát.  Họ hát hết bài này đến bài kia. Bom đạn không át được tiếng người, v́ dẫu ǵ th́ cũng chính con người trong thế giới này đă sinh thành ra bom đạn.  Trên trời, máy bay vần vũ từng ṿng, điên cuồng bắn phá.  Dưới đất, sau những mái nhà, những ô cửa sổ, mũi súng chĩa ra đẩy cho tiếng hát bay xa.

‘’ Bao chiến sĩ anh hùng,

lạnh lùng vung gươm ra sa trường.

 Quân ta đi, nước non đang chờ...’’

 

      Họ đă hát và chiến đấu mười ba giờ đồng hồ trước một lực lượng đông gấp mười, trang bị gấp trăm, cho đến khi phải đếm từng viên đạn.  Chính Ủy Lê Gia Định lệnh cho hai trung đội c̣n lại rút sang nhà Bưu Điện.  Thương binh, không mang đi được.  Bom và lựu đạn, c̣n bao nhiêu dùng bấy nhiêu.  Định ở lại, rắp tâm giật bom đánh toán lính Pháp đầu tiên xông vào. Anh giữ một tiểu đội t́nh nguyện làm nghi binh cho đồng đội thực hiện kế hoạch rút lui như dự tính.  Súng vẫn nổ ṛn.  Định quát, cứ hát lên.  Một chiến sĩ trúng đạn, gục xuống. Th́nh ĺnh anh ta bật dậy, đưa súng cho đồng đội rồi quơ vào ḷng chiếc đàn măng-đô-lin.  Anh cao giọng, hát:

‘’ Ngày, bao hùng binh tiến lên

    Bờ cơi... vang lừng câu quyết chiến...’’

 

Những giọt máu từ phím đàn tí tách nhỏ xuống mặt đá men lát sân thượng. Định đến gần. Anh Vệ quốc trẻ măng ngửng lên nh́n, cương quyết.  ‘’ Xin đồng chí tiếp tục đánh.  C̣n tôi, tôi đang làm nhiệm vụ cuối cùng...’’.  Mắt anh trong nhưng đủ sâu để phản chiếu hết mảng hoàng hôn đang nhuộm đỏ Hà Nội.

 

      Đă có tiếng hô a-la-xô.  Vệ quốc quân vẫn hát.  Định mỉm cười và bỗng dưng trầm tĩnh một cách lạ thường.  Đợi lính Pháp lên đến tầng hai, anh sẽ giật cho bom nổ.  C̣n một quả lựu đạn nữa.  Anh sẽ tiếp tục chiến đấu với nó.  Như người chiến sĩ bị thương kia đang tiếp tục gẩy măng-đô-lin. Định phục xuống. Anh chờ. Một, hai. Rồi đă cả chục tên Lê Dương đă vào tầm đánh bom. Định nghiến răng, nhấn cần động cho bom nổ. Nhưng chờ măi. Bom tịt. Anh chửi toáng lên, xông xuống, tay đă rút kíp quả lựu đạn cuối cùng. Tiếng lựu đạn nổ.  Tiếng hét. Định không chịu chết một ḿnh. Khi lính Lê Dương leo lên sân thượng, chỉ c̣n chiến sĩ ngồi ôm măng-đô-lin.  Anh ta tiếp tục hát.  Haut les mains!  Giơ tay lên! Anh ta ngước nh́n trời, tay vẫn ôm đàn.  Th́nh ĺnh, anh quăng đàn lên không, hai tay giơ cao, miệng hô ‘’ Việt Nam muôn năm!’’. Tiếng hô lịm tắt trong tiếng súng tiểu liên ằng ặc tuôn ra như giọng cười nắc nẻ đến từ địa ngục.

 

*

 

Giáp quyết định xát nhập khu I vào khu II.  Hà Đông và Sơn Tây trở thành hậu phương của mặt trận Hà Nội, cho phép xử dụng những lực lượng dự bị.  Hồ Chí Minh kêu gọi ngày 20 tháng 12 :

‘’  Hỡi đồng bào!  Chúng ta phải đứng lên!...  Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm th́ dùng cuốc, thuổng, gậy gộc... Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước...  Dù phải gian nan kháng chiến, nhưng với một ḷng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta ‘’.

 

      Ban Chỉ Huy quân sự thành lập Trung Đoàn Thủ Đô, chỉ huy vẫn là Vương Thừa Vũ và Chính Ủy, Trần Độ.  Tháng giêng năm 1947, quân Pháp bị cầm chân, loay hoay với một khối người sửa soạn tản cư, trong số đó có nhiều Hoa kiều.  Trùng Khánh can thiệp với sự ủng hộ của lănh sự Mỹ Sullivan, yêu cầu tạo điều kiện cho thường dân Hoa kiều rời khu vực chiến tranh.

 

      Trần Quốc Hoàn tức tốc triệu tập một cuộc họp với những cán bộ đă từng làm việc trong ḷng Hà Nội trước ngày Tổng Khởi Nghĩa. Có Nguyễn Hữu Đang, Vũ Đ́nh Huỳnh, Dương Đức Hiền, Phan Thượng Chính.  Có cả Trần Độ, năm 43 đă về nội thành phổ biến Đề Cương Văn Hóa của Trường Chinh đến một số văn, nghệ sĩ.  Hoàn lập danh sách, chia làm ba loại.  Loại một là ta.  Loại hai, những kẻ lừng chừng, có khả năng tranh thủ.  Và loại ba, là Việt gian, là địch, thậm chí nguy hiểm hơn cả địch.  Lập danh sách để làm ǵ?  Hoàn đáp :

      - Chặt những cái đầu, nhưng giữ chân giữ tay!

 

Đang ngạc nhiên, hỏi :

      - Ai cho phép làm như vậy?

      - Ở trên...

      - ...trên là ở đâu?  Quốc Hội hay Chính Phủ?

      - Đánh nhau thế này, Quốc Hội với Chính Phủ ǵ nữa!  Trên bây giờ là Thường Vụ.

 

Đang chép miệng :

       - Tôi không thông!  Vẫn c̣n Chính Phủ, c̣n Quốc Hội.  Phải hỏi Ông Cụ.  Mà Ông Cụ có c̣n là Chủ Tịch nữa không nhỉ?  Đang kháy.

 

Trần Quốc Hoàn đỏ mặt, nhưng lại cười ngay, giả xuề x̣a :

       - Th́ anh cứ hỏi!  Phần tôi, tôi chỉ thi hành chỉ đạo.  Trên bảo sao, tôi làm vậy.

 

Đang bỏ họp, đi ra.  Phần Chính, ngẫm nghĩ một lát, Chính xếp tất cả những mối liên hệ của ḿnh vào loại hai.  Hoàn nh́n, mỉa :

      - Ai cũng lừng chừng cả à!  Đúng là ‘’ ngưu tầm ngưu, mă tầm mă’’, một bè với nhau cả!

 

Chính bỗng muốn nắm tay đấm vào cái khuôn mặt choắt choeo cứ châu miệng ra cố một nụ cười giả tạo.  Gh́m cơn giận bốc lên, Chính quay lưng về phía Huỳnh và Hiền, thơng một câu :

      - Hai anh cùng công tác với tôi đă lâu, xin đừng xếp tôi vào loại ba nhé!  Việt gian th́ chỉ có ‘’ ṃ tôm’’ thôi!

 

*

 

      Chiều hôm sau, liên lạc báo Chính phải cấp tốc lên trạm xá ở Chèm.  Đó là nơi chuyển dân tản cư ra khỏi phạm vi Hà Nội.  Khi Chính đến nơi, một anh cán bộ dẫn vào căn nhà ẩn đằng sau bụi chuối.  Một người ngồi trên chiếc trơng tre, mặt quay về hướng c̣n chút ánh sáng le lói qua chiếc cửa làm bằng phên.  Cạnh đó là hai Tự Vệ có nhiệm vụ canh gác.  Anh cán bộ đến, tay bấm đèn pin chiếu vào mặt khiến người ngồi đó nhắm tịt mắt lại.  Mặt râu ria lởm chởm hất lên, anh ta nhếch mép như thách đố, nhưng im lặng.

 

Cán bộ nói với Chính :

      - Xin đồng chí nh́n cho kỹ!

 

Bước khỏi căn nhà, anh cán bộ kéo Chính vào một nơi, tay lật một đống hồ sơ để trong những kẹp giấy.  Lát sau, anh lôi ra đưa cho Chính một kẹp, miệng giục :

      - Anh coi đi, chắc là nó!

 

Đó là một hồ sơ trên có đóng dấu Secret.  Deuxième Bureau.  Mở ra, có hai tấm ảnh chụp nghiêng, và một tấm chụp thẳng, tên đề Trương Tử Anh.  Anh cán bộ lại nói :

      - Công an lệnh xuống phải bắt bọn Việt gian tối nguy hiểm.  Thằng Trương Tử Anh này là một.  Anh xem, có phải là nó không?

 

      Trương Tử Anh là lănh tụ Đại Việt Quốc Dân Đảng, xưa nay hoạt động bí mật, rất ít lộ diện.  Ngay khi c̣n nằm trong tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, Anh chỉ liên hệ với một số rất ít nhân vật, không bao giờ xuất hiện trước công chúng nên số người biết mặt không được bao nhiêu.  Từ ngày Vũ Hồng Khanh kư Hiệp Định Sơ Bộ mồng 6/3, Anh quyết định rút ra khỏi Mặt Trận.  Không tin vào một giải pháp chính trị, Anh t́m cách tổ chức chiến khu.  V́ thế, dù Chính là đại diện của Việt Minh để tiếp xúc với những nhân vật theo khuynh hướng Quốc Gia, Chính chưa bao giờ gặp Anh.  Nh́n kỹ bức ảnh và so với nét mặt người ngồi trên trơng, Chính không thể quả quyết được ǵ, nhưng hiểu một lời nói của ḿnh có khả năng giết một người.  Cổ họng Chính nghẹn lại như ṇng súng tức đạn.  Chính lấy giọng trầm tĩnh :

      - Tôi chưa hề gặp Trương Tử Anh.  Tôi không thể trả lời dứt khoát được v́ tôi không biết chắc!

 

Anh cán bộ chặc lưỡi :

      - Đành vậy!  Sai c̣n hơn sót!

 

Chính nghe, người nổi gai ốc. Sai, trời hỡi, là một mạng người. Chẳng lẽ mạng con người nay rẻ rúng đến thế sao?  Chính rời Chèm, quay về khu Đồng Xuân, miệng lẩm bẩm, sai c̣n hơn sót, người nóng như lên cơn sốt.

*

 

      Tự Vệ Bến Nứa  rút về chợ Đồng Xuân.  Vĩnh củng cố lại Trung Đội.  Vẫn gần như đủ mặt.  Thành Trường trực tiếp chỉ huy một tiểu đội, trong có Bảo, người suưt bị nhát cuốc của ông bố tiếc của bổ vào đầu.  Hôm đi ‘’ tiếp quản’’ cuốc, xẻng nhà Bảo Quốc, tiếng thét của một Tự Vệ khiến Bảo nhảy ngược trở lại, nhát cuốc cắm ngập vào chiếc cột cạnh lối ra vào. Tự vệ ôm ông bố lại.  Ông ấy nh́n chiếc cuốc, nh́n con.  Bảo tái mặt ’’ Con chết th́ bố để của lại cho ai?’’ Bà mẹ nằm phục xuống, tay vả vào mặt, khóc sướt mướt, miệng kêu giời.  Bảo nâng mẹ dậy, khẽ nói  ‘’ Bây giờ cúng hết cho Cách Mạng rồi, bu đi tản cư đi!  Con thỉnh thoảng tạt về trông nhà.’’

 

      Chúc trở thành chị ‘’nuôi’’, lo việc hỏa đầu quân cho Trung Đội. Phần Hà, Hà xin với Vĩnh làm ‘’quân báo’’.  Nh́n Hà, Chúc thầm nhủ, chỉ thiếu Thoại. Trước ngày kháng chiến toàn quốc, ai cũng biết t́nh cảm của Thoại đối với Hà.  Dẫu kín đáo, Hà cũng ‘’tích cực’’, nói theo kiểu nói mới du nhập của đám trẻ mới lớn.   Hà nằn nỉ:

      - Anh Vĩnh cứ để em, em nhỏ người, lại phụ nữ nên địch nó coi thường.  Thằng Liêm làm giao liên, phối hợp với em là nhất.  Địch đến, em báo và Liêm liên lạc với Trung Đội...

 

Liêm, đứa trẻ trốn gia đ́nh không đi tản cư, nhảy cẫng lên :

       - Báo cáo, em sẽ hoàn thành nhiệm vụ với chị Hà!

 

Nó đứng ngay như một khúc củi, giơ tay lên chào kiểu nhà binh, hô ‘’ Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi’’,  mặc cho mọi người ồ lên cười.

 

      Chợ Đồng Xuân vừa là chiến địa, vừa là doanh trại.  Như vậy, vừa tổ chức pḥng bị và chiến đấu, lại đồng thời vừa xếp đặt một cuộc sống b́nh thường.  Trước hết là cái ăn.  Và sau, cái mặc.  Rồi giặt rũ, tắm rửa.  Trung Đội có mười bảy người, toàn là các tiểu thư, công tử cách đây mới mấy tháng.  Khi Vĩnh đề nghị Nga, một tiểu thư nhà phố Hàng Chiếu làm phụ tá Chúc, Nga giẫy nẩy, nói dỗi :

      - Đấy, chuyện đâm đầu vào bếp th́ lúc nào cũng là phụ nữ thôi!

 

Thế là Chúc lại phải ‘’động viên’’ Nga một buổi.  Đó là chuyện ăn.  C̣n cái mặc.  Ai cũng chỉ một bộ quần áo trên người.  Quây cót lại, Bảo đi tắm, khi ra th́ ai đă nhặt mất quần.  Bảo kêu ầm lên :

       - Chỉ có mấy cậu Tự Vệ mà ‘’nhón’’ nhau thế, Tây nó đến th́ tớ cởi truồng mà đánh à!

 

Vĩnh lại phải nghĩ đến chuyện may thêm cho những anh những chị chỉ có độc một bộ quần áo.  Trong chợ có vài chục sạp vải.  Nhưng thợ may, là ai.  Lại họp. Và anh Tần tiếp viện cho một cậu, tên là Long.  ‘’ Long sur-mesure’’ không có máy khâu.  Thôi th́ đành động viên Chúc và Nga khâu tay.  Nga lại dỗi :

       - Biết mà!  Đàn bà th́ hết ăn, lại mặc. Thế mà cứ rao phụ nữ b́nh quyền!

 

Lúc đó, một Tự vệ tên là Lăng xung phong giúp Chúc và Nga, nói :

      - Đúng là phải lo đến đời sống anh em.  Tôi cũng ‘’rách’’ lắm, bây giờ tất cả ‘’vô sản’’ rồi, hăy đoàn kết lại nhé!

 

      Sửa soạn công sự cho trận địa, phải đào hầm, đào hào.  Chợ rộng mười ngh́n mét vuông, có bốn bức tường che cho năm gian cầu chợ dài năm mươi hai mét, cao mười chín mét, mái lợp tôn.  Đào hào, ít cũng phải dài năm trăm mét theo kiểu chữ chi để giao nối với nhau. C̣n muốn vững vàng, hào phải sâu một mét, rộng bảy mươi phân.  Như vậy, tổng cộng là ba trăm mét khối đào trên nền xi-măng, dưới là đá cứng.  Rồi lại đắp ụ chiến đấu, hố cá nhân.  Và quyết định, chỗ nào là chỗ tiến, chỗ lui.  Chỗ nào là nơi quyết chiến tử thủ.

 

      Vĩnh lặn lội đi thăm ḍ địa h́nh địa vật, xếp đặt tổ chức, xử sự khi cứng khi mềm với anh em trong Trung đội, nay có cảm tưởng ḿnh sắp kiệt lực. Suốt mấy đêm không ngủ, Vĩnh vừa đặt ḿnh nằm th́ chợp mắt mê mệt.  Khi lơ mơ thức giấc, Vĩnh nghe tiếng đàn ghi-ta.  Hé mắt, Vĩnh thấy Hà t́m ở đâu được đàn, đang gảy nhè nhẹ.  Anh em Tự vệ xúm quanh rủ nhau hát.  Giọng Hà cao vút :

‘’ Chiều chiều trên cánh đồng xanh

    Có nàng gánh lúa

    Cho anh ra đi diệt thù

    ...

    Một ngày, một ngày chinh chiến mùa thu’’

 

Vĩnh giụi mắt.  Ai đó ấp tay lên má. Vĩnh khẽ quay lại, mũi thoáng mùi hương nhu lá sả.  Trong ánh đèn mờ, thấp thoáng một khuôn mặt trái soan.  Vĩnh nhắm mắt.  Nhưng Vĩnh vẫn thấy mái tóc dày vấn cao, nước da rám hồng, hàm răng hạt huyền, đôi môi đỏ mọng và nhất là nụ cười, rất dịu dàng nhưng đằm thắm. Chúc nói nhỏ ‘’Dậy ăn cơm, anh!’’. Nước mắt Vĩnh ứa ra.Nằm im, Vĩnh áp mặt vào tay Chúc.  Tiếng hát bỗng ngừng ngang.  Th́nh ĺnh, tiếng Thành Trường cất lên :

      - Thoại!  Thoại đấy à!

 

Vĩnh chồm dậy, bước lại.  Thoại đă về.  Phải thế chứ, Vĩnh thầm nhủ.  Đứng như trời trồng, Thoại chỉ nói :

      - Tôi xin chiến đấu với anh em!

 

Vĩnh ôm lấy Thoại.  Hà đứng lên bước ra sau, tay che mặt. Vĩnh nghẹn lời :

      - Chúng ta gắn bó với nhau, yêu thương nhau, v́ không sống chết có nhau th́ khó mà khuất phục kẻ thù.  Rồi đây, cuộc chiến đấu của chúng ta sẽ rất gian khổ.

 

Cảm động, Vĩnh thấy cổ họng ḿnh tắc lại.  Vĩnh hít hơi, tay nắm lại, âm thanh oà vào sự im lặng rồi vỡ ra thành lời :

      - Quyết tử... chúng ta quyết tử, tổ quốc quyết sinh.

 

*

 

      Chính sốt ruột nh́n lên đê. Cái hẹn trễ gần một giờ, điều rất hiếm khi xảy ra nhất là với Chi, người lúc nào cũng chấp hành giờ giấc nghiêm chỉnh.  Chàng trèo lên đống gạch đổ nát, ẩn ḿnh trong bóng cây đề trườn ra phủ lên mái nhà đă bị bom đạn đánh sạt đi một nửa.  Chính kéo cổ áo, mắt lại nh́n đồng hồ. Những con số ánh lên màu mắt mèo, cái kim chỉ giây vẫn cứ đều đặn xoay ṿng, b́nh thản máy móc kéo thời gian theo một thứ chu kỳ trơ lỳ vô cảm.

 

      Tiếng hô khẩu lệnh nho nhỏ. Chính đáp. Hai bóng người hiện ra, ḷ ṃ đi về phía Chính.  Chi thở hổn hển :

      - Em tranh thủ, nhưng vẫn không kịp cho đúng giờ.  Phải đi ṿng v́ bọn Pháp quây khu Hàng Khay!

 

Chính đến nh́n tận mặt người đi cùng với Chi, không nói một câu.  Quay về phía Chi, Chính nói :

       - Thuốc tiếp tế đă đến rồi, hiện ta đă giấu đi và phải chuyển về trạm quân y Hàng Buồn.  Giao cho cô trách nhiệm này được không?

 

Chi gật đầu, chào rồi lủi và trong bóng đêm.  Lúc bấy giờ, Chính rút túi lấy bao thuốc, tay ch́a cho người lạ :

      - Mời anh.  Tôi biết anh hút!

      - Cám ơn anh.

 

      Đó là Khái Hưng, Chính đă t́m gặp tuần trước.  Khái Hưng tiếp tục ở lại Hà Nội làm tờ báo Việt Nam cho đến tháng mười, mặc dù những cơ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị triệt hạ toàn bộ vào tháng bảy, sau vụ án Ôn Như Hầu. Quyết định gặp Khái Hưng đang trốn ở một căn nhà trong ngơ Tạ Hiền, Chính biết tính mạng của chính ḿnh có thể nguy hiểm. Nhưng chàng bị dằn vặt. Và câu sai c̣n hơn sót cứ ám ảnh.  Có một đêm, chàng mơ thấy ḿnh đi trên đê Thụy Khuê.  Th́nh ĺnh một đám đông từ xa tiến về phía ḿnh, tiếng chân th́nh thịch.  Trời đầy sao và lộng gió, thứ gió lạ lùng phà vào như hơi thở lạnh ngắt đến từ cơi âm.  Linh tính điều không lành, Chính định chạy nhưng chân ríu vào nhau.  Tiếng chân mỗi lúc một gần. Chính thấy một lũ người đang bước, vai khoác súng, cổ cụt, tay đang bưng đầu ḿnh.  Chặt đầu, nhưng giữ tay chân, lời Hoàn lại văng vẳng. Đoàn quân ma im lặng đi theo một nhịp quân hành không thanh âm  trên con đường gập ghềnh.  Đường sâu hun hút, xa xa chập chờn cờ bay theo chiều của bóng đêm cứ lúc một dài ra.

 

      Điếu thuốc lập ḷe cháy hắt lên khuôn mặt Khái Hưng một màu đỏ lè.  Sự tương phản sáng tối khiến nét tiều tụy gồ lên trên g̣ má nhô cao so le với cái cười nửa miệng khinh bạc chớm nét tuyệt vọng.  Chính nhẹ nhàng :

      - Sẽ có người đưa anh qua sông, anh về Phúc Liên đă.  Sau th́...

 

Khái Hưng ngắt :

       - ‘’ Đưa người ta không đưa qua sông’’.  Nhưng Thâm Tâm cũng đi với các anh rồi.  Bây giờ lại là đêm, không c̣n hoàng hôn trong mắt trong... Phải cảm ơn anh.  Tôi biết anh cưu mang tôi, ắt mang lấy nghiệp vào thân.  Khái Hưng cười - Cái cô Chi, cô ấy cứ tưởng tôi là một cán bộ Việt Minh cao cấp.  Nhưng chẳng lẽ lại khai với cô ấy tôi, Khái Hưng, là Việt gian!

      - ...

      - Tại sao?  Tại sao anh đối xử với tôi chí t́nh như vậy?  Tại sao xưa anh đến ṭa báo trên Quan Thánh, cản không để Tự vệ bắn chúng tôi?

       - Tại... khó nói lắm!  Có thể tại... v́ chính tôi.  Tôi làm theo một tiếng gọi tôi không biết từ đâu...  Nhưng nó thúc giục, thậm chí hành hạ! Giá như tôi không biết ǵ th́ thôi. Nhưng ngược lại, biết và không làm ǵ, tôi sẽ suốt đời dằn vặt hỏi, tôi là ai?  Một kẻ tội phạm?  Chí ít, một kẻ đồng lơa! Tôi vẫn tin là ông Hồ không hành xử như vậy.  Cách Mạng không sát hại vô ích đồng bào ḿnh, dù người đó có thể đối nghịch với ḿnh...

 

Khái Hưng ngắt :

      - Anh định cứu tôi, không lẽ tôi lại làm anh phật ḷng.  Nhưng không nói thật với anh, th́ sau này tôi sẽ cũng dằn vặt, nếu tôi thoát mà sống được.  Tổng Bộ Việt Minh ngay tháng 9 năm 45 đă đặt Đại Việt và Quốc Dân Đảng ra ngoài ṿng pháp luật và đă tấn công hai lực lượng này bằng bạo lực.  Anh thừa biết cái ‘’ Đội danh dự trừ gian’’ chứ ǵ!  Đại Việt và cả Quốc Dân Đảng bị gán là Việt gian, là thân Nhật, và cứ thế, nào bắt cóc, nào ám sát.  Bạo lực gọi bạo lực, máu đ̣i máu.  Việt Quốc và Việt Cách cũng ăn miếng trả miếng, nên chưa đánh đuổi được thực dân th́ ta đă lâm vào ác nghiệp gieo mầm cho một cuộc nội chiến...

      - ...

      - Cái trách nhiệm đó, thật là khủng khiếp.  Phải chăng, đó là thứ nghiệp chướng của dân tộc ḿnh.  Anh xem, cứ kể từ Trịnh - Nguyễn phân tranh, sau là cuộc nổi dậy của Tây Sơn, đến khi Nguyễn Ánh thu về một mối, đếm ra nội chiến kéo ṛng ră hơn hai trăm năm.  Nhưng nhà Nguyễn mới lên th́ lại loạn.  Mà loạn, tức là ta đánh ta.  Loạn Lê Văn Duyệt - Lê Văn Khôi trong Nam, và loạn lớn loạn nhỏ ở ngoài Bắc.  Sáu mươi năm sau, Pháp xâm chiếm.  Lúc đó, ta có đánh là đánh Pháp, nhưng Pháp chưa kịp đuổi th́ khi có dịp, ta lại quay ra đánh ta, đánh ngay, và đánh cũng ác liệt như người ngoài đánh ta!

      - ...

Giọng buồn rầu, Khái Hưng nói như nói một ḿnh :

       - Ông Hồ bảo nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.  Trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, khi Nguyễn Nhạc ra Bắc gặp vua Lê cách đây một trăm sáu mươi năm, họ xưng với nhau là Vua nước ông, là Vua nước tôi.  Hai mươi năm sau, Nguyễn Ánh thống nhất,  đặt tên nước là  Việt Nam nhưng chỉ được nhấp nhỉnh sáu mươi năm đă phải nhượng ba tỉnh miền Đông, rồi ba tỉnh miền Tây Nam Bộ.  Nước Việt Nam là một như vậy chỉ mới có sáu mươi tuổi thôi.  Và với Tạm Ước ngày 14/9, thực chất là ông Hồ thất bại, không thu miền Nam về một mối thống nhất, gần như nhượng bộ hết, phải chịu ở trong Liên Hiệp Pháp, chuyện Trưng Cầu Dân Ư trong Nam bộ chỉ là một lời hứa vô thời hạn, không có tính bắt buộc pháp lư ǵ...  Un voeux pieux, c’est tout!  Một lời hứa cuội, chắc là vậy!  Rồi ngay đă chịu thua, Pháp nó cũng không cho thua. Nó đánh...  Sớm muộn rồi cũng phải bỏ Hà Nội!

 

Chính thở dài :

       - Tôi biết!  Nhưng giả thử có liên minh được với Việt Quốc và Việt Cách th́ cũng sẽ đến cái nước này mà thôi!  Cũng phải đánh, không tránh được.

       - Phải đánh, nhưng khác. Khác là Pháp không dễ dàng đẩy người Việt Nam đánh lẫn nhau.  Khác, v́ tránh được gây ra cái mầm nội chiến.  Chính nội chiến mới đáng sợ.  Nó sẽ dai dẳng, và nó sẽ tạo những vết thương rất khó lành...

 

 Khái Hưng cười chua chát, tiếp :

       - Trong lịch sử, có một nước Việt Nam được sáu mươi năm.  Anh biết, thế là mỏng mảnh lắm.  May mà ta cùng tiếng nói, lại dùng một thứ Quốc ngữ...  Nếu không th́...  Nhiều khi biết đâu lại đỡ oan nghiệp!

 

Có tiếng chân người.  Rồi tiếng hô mật khẩu.  Chính đáp.  Hai người đứng dậy.  Khái Hưng nắm tay Chính, không nói ǵ.  Chính th́ thào :

      - Chúc anh may mắn.  Thôi, cố lánh mặt một thời gian để xem con tạo xoay vần đến đâu!

 

Bước đi, nhưng được vài bước Khái Hưng ngoái cổ lại, nh́n Chính, giọng bùi ngùi :

      - À, cái cô ǵ đi với anh hôm anh đến Quán Thánh, cô ấy xuống sân đứng với chúng ḿnh có nghĩa là cô ấy sẵn sàng cộng tử đồng sinh với anh đấy!  Hiếm lắm, và quí lắm...  Con tạo có xoay vần đến đâu cũng không nghiến nổi cái t́nh đó đâu, anh đừng quên!

 

      Chính nhớ Huyền, ḷng bỗng thắt lại.

 

*

 

      Ra giêng, Trung đội Ngô Quyền được tăng viện một khẩu Stein, một Thompson và năm khẩu Phan Đ́nh Phùng.  Kinh nghiệm chống tăng ở Bến Nứa thúc Vĩnh xin Tiểu đoàn cho ít quả bom ba càng.  Anh Dưỡng, Đại đội trưởng, xuống tận nơi thăm Trung Đội để đánh giá lại khả năng chiến đấu. Trung đội bây giờ có mười bảy người, hai đă có vợ, bảy có người yêu, tám c̣n ‘’ chân trắng’’.  Về thành phần th́ sao, Dưỡng hỏi. Vĩnh đáp, năm công nhân, bốn là tiểu thương, bảy học sinh.  ‘’ C̣n anh ?’’.  Vĩnh lúng túng, rồi đáp ‘’ Tôi ấy à?  Chắc tạch tạch sè anh ạ!  Bố tôi xưa làm thư kư ở Hưng Yên, nhưng nay th́ đă về với các cụ rồi...’’.  Dưỡng cười, phát biểu trước toàn thể anh em, giọng chậm răi mạnh lạc :

      - Tự vệ Ngô Quyền được lănh đạo tin tưởng, nên mới giao ‘’trấn thủ’’ Đồng Xuân, ngay sát nách địch, có thêm nhiệm vụ giữ không cho địch thọc vào sườn theo tuyến nhà Lục Lộ qua phố Hàng Chiếu.  Đạn dược và bom ba càng sẽ cố gắng bổ xung, nhưng c̣n khó khăn lắm.  Tôi hoan hô tinh thần sống chết với Thủ Đô, đánh giặc tới cùng, nhưng cũng xin bổ túc, là chúng ta phải luôn luôn giữ niềm tin vững chắc vào Cách Mạng. Thiếu niềm tin, gặp khó là ta mất phương hướng, dễ hoài nghi.  Xin hết!

 

Anh em vỗ tay rào rào.  Th́nh ĺnh, một loạt súng nổ vang trên nóc chợ.  Vĩnh tuyên bố kết thúc buổi họp, lệnh cho ai nấy vào những vị trí đă được qui định.  Thằng Liêm ḅ đến cạnh Vĩnh, giọng hờn dỗi :

       - Năy anh không kể em trong lực lượng Trung Đội!

 

Vĩnh chạnh ḷng, xin lỗi.  Liêm tiếp :

       - Anh cũng không kể chị Chúc, chị Nga, chị Hà!

      -  Đấy là anh chỉ kể lực lượng chiến đấu thôi!  Em và các chị là lực lượng... lực lượng hậu bị!  Vĩnh bối rối.

      - Thôi cũng được.  Thế nào là ḷng tin vào Cách Mạng như anh Đại đội trưởng dặn?

      - ... Ờ, ờ... là... ờ, ...th́ cứ tin như... có ông giời.

      - V́ bọn lính Tây là quỉ?  Liêm gặng.

      - Ờ, ờ... đúng thế!

 

Liêm chép miệng :

      - Anh giải thích thế em hiểu ngay.  Ḷng tin vào Cách Mạng cũng như chuyện cầu giời khấn Phật.  Mợ em cứ ngày đầu tháng là cúng là lễ.  Tin đến thế th́ thôi, nhất mợ...

 

      Trung đội có thêm súng nhưng một số Tự vệ chưa biết bắn.  Vĩnh tổ chức học quân sự.  Lắp đạn, lên cơ bẩm.  Ngắm.  Bóp c̣, nhưng không có đạn.  Vĩnh bảo, đạn để dành cho lính Lê Dương.  Và dặn, súng giật, khi bắn thật phải biết mà dè chừng.  Một anh học sinh tên Hạo, tản cư nhưng rồi trốn về thành xin chiến đấu, pha tṛ :

      - Bắn th́ giả bắn, không có đạn.  Nhưng Pháp nó chết thật đấy, anh em ạ!

*

 

      Tiểu đoàn ra lệnh cho trung đội ra tiền tuyến. Tự vệ reo lên, lại đồng thanh hát ...bao chiến sĩ anh hùng... Tiến tuyến là khách sạn Hoa Nam, một ngôi nhà ba tầng kiên cố. Đại đội trưởng Dưỡng đề nghị Vĩnh chọn sáu người, bắn chặn địch khi chúng tiến đến uy hiếp chợ. Tiểu đội của Bảo xung phong.  Bảo vốn là tự vệ Hàng Đậu, có kinh nghiệm chiến đấu, biết tiến biết thoái. Nhưng mọi người nhao nhao, ai cũng đ̣i đi.  Vĩnh quyết định, cứ năm ngày, sẽ có sáu người khác thay thế, không ai sợ mất lượt ḿnh.

 

      Phía mặt tiền khách sạn phải đối phó với xe tăng đến từ Cửa Bắc và Hàng Đậu. Vĩnh cho úp trên mặt đường nồi đất, nồi đồng... làm nghi binh, buộc địch muốn tiến cũng phải dọn dẹp. Tầng dưới, nhà bên cạnh nhô ra vỉa hè sát với đường tàu điện, phục kích bằng bom ba càng rất thuận lợi. Tầng hai, đục thêm lỗ châu mai, bắn bộ binh địch khi chúng theo sau xe tăng. Ở tầng ba, ta đánh bằng súng lớn.  Như thế, chắc chắn địch sẽ phản pháo, đạn súng cối, đại bác  rót vào, không biết  tầng này có đủ kiên cố để chịu đựng không.

 

      Gay go nhất vẫn là vũ khí.  Vĩnh đề nghị, ba người có súng được thêm bốn quả lựu đạn, người không súng th́ tám quả.  Đạn ít, không được bắn bừa băi.  Và không được đứt liên lạc với chợ.  Thằng Liêm đứng dậy, ưỡn ngực :

      - Liên lạc th́ có tay này đây!  Với ḷng tin vào Cách Mạng, trở ngại nào cũng vượt...

 

Đám Tự vệ ồ lên cười.  Bảo trêu :

      - Vượt nhưng đừng ‘’đi đâu mà vội mà vàng, mà mắc phải đá mà quàng phải dây...’’ nhé!

 

Liêm từ đó mang tên Liêm-con thoi, lên báo để đội tiền phong của Bảo về.  Thoại chỉ huy năm Tự vệ khác ra thay. Thoại nay ít nói, nhưng việc nặng nhọc ǵ Thoại cũng xắn tay lên.  Tránh gặp Hà, Thoại lảng mỗi khi Hà xuất hiện.  Phần Hà, nàng làm vẻ tự nhiên, luôn luôn nhí nhảnh, tươi vui và hết việc hậu cần là Hà xin học quân sự.  Tự vệ cười, Hà chúm môi, giọng đáo để :

       - Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh! Với lại, Hà cao giọng, năm bốn mươi trước công nguyên, ai là người đứng lên giành độc lập?

 

Đám Tự vệ c̣n ngơ ngác, Hà nói chắc nịch :

      - Hai bà Trưng.  Trưng Trắc và Trưng Nhị...

 

Long ‘ tai-ơ-suyệc mơ duya’ trêu chọc :

       - Th́ c̣n phải nói.  Thế ông Thi Sách chồng bà Trưng đâu rồi?

 

Thoại đỏ mặt, lỉnh đi.

 

Lên khách sạn Hoa Nam, hai ngày sau Thoại bảo Liêm về nhắn Vĩnh đến. Đưa Vĩnh lên sân thượng, Thoại chỉ :

       - Anh xem, bọn Lê Dương, Sênêgale... dưới kia, vừa đúng tầm đạn.  Chẳng nhẽ cứ đợi chúng đánh rồi mới đánh lại.  Anh cho chúng tôi chủ động, bắn tỉa.

 

      Vĩnh đáp, sẽ đề nghị lên Đại Đội. Dưỡng xin ư kiến của Tiểu Đoàn, hôm sau th́ Chính ủy Đỗ Tần cho phép, lại c̣n khuyến khích, người hạ được tên giặc đầu tiên sẽ có thưởng.  Liêm-con thoi lên báo Thoại.  Lần đó, có Hà cùng đi, lấy cớ là mang mùng mền cho ‘’ tiền tuyến’’.  Xế chiều, Thoại lên sân thượng, mắt nh́n về phía trạm gác của lính Pháp dọc đường xe lửa ở ga Đầu Cầu.  Không biết lúc nào, Hà theo, im lặng đến cạnh Thoại, đứng sau những bao cát chồng cao ngừa đạn địch.  Nàng cố gắng bật miệng :

       - Anh...

Thoại cuống lên :

      - Xin lỗi Hà về cái bức thư.  Thôi, xé đi...

      - Có ǵ là lỗi mà phải xin.  C̣n bức thư, nó đây.  Hà móc túi, ch́a vào tay Thoại, ngập ngừng - anh muốn xé, th́ thôi.  Nhưng nếu anh cho, em... em sẽ giữ...

      - Hà... ừ!  Nhưng Hà c̣n xấu hổ v́ tôi không?

      - C̣n... Hà bật cười.  Anh th́ anh c̣n xấu hổ không?  Không đợi Thoại đáp, Hà tiếp,  Anh xem ḱa, thằng tây nó đứng hút thuốc kia ḱa... Em bắn cũng trúng.

 

Thoại trao khẩu súng cho Hà, miệng vui lên :

      - Súng đây!  Chắc trúng, là Hà bắn!

 

Chúm miệng, Hà nheo mắt t́m điểm chụm trên tam giác đường ngắm.  Nàng nín thở, bóp c̣.  Thoại reo :

       - Nó ngă xuống rồi.  C̣n hai thằng mới ở đâu ra...  Hà, bắn nữa.

 

Đoàng đoàng , Hà lại bóp c̣ :

       - Cả hai, cả hai trúng đạn...  Thoại ôm choàng lấy Hà, hét tướng lên,  mỗi viên đạn, một  kẻ thù...

 

Hà điếng người, không hiểu v́ ḿnh vừa đánh ngă ba tên địch hay là v́ Thoại ôm ḿnh.  Nàng chúi mũi vào cổ Thoại, đầu như mụ đi, nhưng người nóng lên đê mê khó tả.

 

      Tự vệ nghe tiếng súng chạy lên sân thượng.  Thoại vẫy tay bảo xuống, kéo Hà đi.  Thế nào địch cũng bắn trả.  Và quả thế.  Xuống đến tầng hai, tiếng moọc-chê nă vào sân thượng, xi-măng vỡ ra, tung lên rồi rơi xuống nghe rào rào.  Hà hoàn hồn.  Nh́n Thoại, Hà hỏi, giọng buồn rười rượi :

      - Thế là em đă giết người rồi, có phải không anh?

 

Thoại  im lặng.  Chàng kéo Hà vào ḷng, tay xiết chặt, mong Hà ḥa vào thân thể ḿnh như trả sóng về cho biển để tan thành một.  Hà áp môi ḿnh vào cổ Thoại, hít thật sâu mùi đàn ông.  Hà bật khóc.  Cái hôn đầu đời người con gái này, v́ một định nghiệp ǵ, lại gắn liền vào hai phát súng và ba mạng người.

 

*

 

      Lănh sự Trung Hoa tiếp tục làm áp lực, yêu cầu để người Hoa tản cư trước tết Đinh Hợi.  Bộ Chỉ Huy quân Pháp chấp thuận hưu chiến, dùng thời gian đó sửa soạn một trận quyết định.  Ban tham mưu phía quân ta họp.  Vương Thừa Vũ thông báo đường lối của Thường Vụ là làm sao cho ít tổn thất nhất nhằm bảo toàn lực lượng.  Kế hoạch trước mắt chỉ giữ trong nội thành năm trăm chiến sĩ,  c̣n lại phải rút đi.  Nhân dịp tản cư, ta chuyển lực lượng và mọi cơ sở ra ngoại thành, sau đó sẽ lên chiến khu. Lần họp đó, Chính gặp lại Hoàng về Hà Nội theo lệnh Lê Quang Đạo để phổ biến kinh nghiệm chiến đấu ở Hải Pḥng. Hoàng được phái đến khu Đồng Xuân, chốt điểm cuối cùng trước khi triệt thoái.Vừa gặp Chính, Hoàng hỏi ngay :

      - Huyền thế nào?  Có ở Hà Nội không?

 

Chính hiểu Hoàng không tin tức ǵ của Huyền.  Chính kể là Huyền đă an toàn rời Hải Pḥng, nhưng từ đó  Chính không biết đích xác Huyền nay ở đâu. Nh́n vẻ mặt, Chính đoán ra t́nh cảm gắn bó của Hoàng. Hồi tưởng lại những phút bên Huyền, ḷng Chính bỗng nhiên thấp thỏm một nỗi lo âu vô cớ.

 

      Trung đội của Vĩnh sẽ rút lại thành một tiểu đội, chỉ mười hai và nhiều là mười ba người.  Ai đi, ai ở ?  Vấn đề đặt ra, Vĩnh loại những người kém sức khỏe, thằng Liêm và ba phụ nữ là Hà, Nga, Chúc.  Những kẻ bị chỉ định phải đi phản đối.  Thằng Liêm giận bỏ cơm.  Nga thút thít khóc.  C̣n Hà, Hà hỏi cả trung đội :

       - Ai bắn ba phát mà hạ ba tên địch ở đây?  Tôi ở lại!

 

      Sau bữa tối, Hà theo đội tuần tra, đi xuyên tường đến Hàng Khoai rồi rẽ lên Hàng Đậu.  Gió không biết ở đâu lùa vào những căn nhà trống, rít qua những khung cửa khép không chặt.  Lát sau, mưa tí tách nặng hột, cái lạnh thấm dần vào người, khiến răng đánh lập cập.  Thằng Liêm bước sau Hà, nói trống không :

      - Em cũng ở lại chiến đấu!  Đố mà bắt em tản cư được.  Đến bố mẹ em bảo cũng chả xong nữa là...

 

Bảo dọa :

      - Vô kỷ luật thế làm sao theo Cách Mạng được.

 

Liêm vênh mặt, nhắc lời Đại Đội trưởng Dưỡng :

       - ‘’ Có ḷng tin vào Cách Mạng th́ gặp khó khăn mới không mất phương hướng ‘’.  Mà phương hướng lại là cái công việc của chiến sĩ giao liên.  Kỷ luật mà làm ǵ...

 

Hà bật cười :

       - Ừ...  kỷ luật là đi tản cư à?  Thế sao trước cứ leo lẻo thề sống chết với Thủ Đô...

 

Đám Tự vệ đă đến Hàng Đậu.  Bảo dặn :

       - Cẩn thận nhé!

 

Hà đẩy cửa, nhô người ra.  Một tiếng súng chát chúa vang lên.  Hà kêu ối, rồi ngă xuống.  Bảo đỡ Hà, kéo vào.  Súng liên thanh nổ ṛn.  Một loạt đạn đập vào tường, tiếng gạch vỡ rơi xuống rào rào.  Bảo quát :

      - Anh em nằm xuống.  Không thấy địch, không được bắn!

 

Dựa người Hà vào vách, Bảo thấy tay ḿnh nhoe nhoét máu, gọi nhỏ :

      - Hà ơi !  Thế nào...

 

Ngước lên nh́n, Hà mỉm cười, giọng yếu ớt :

      - Bị rồi anh ạ!

 

Thằng Liêm nắm tay Hà, run rẩy :

       - Không sao đâu chị Hà.  Hăy giữ ḷng tin vào Cách Mạng...

 

      Lính Pháp gọi nhau, tiếp tục bắn và xông vào.  Tự vệ bắt đầu trả đũa.  Bảo nghiến răng, mở kíp lựu đạn, quăng vào nơi thấp thoáng có bóng người.  Một tiếng nổ, rồi tiếng kêu.  Lính Pháp tiếp tục đổ tới.  Bảo cơng Hà, ra lệnh rút.  Thằng Liêm cầm lấy khẩu súng của Hà quàng vào vai, đi trước dẫn đường qua những lỗ tường đục.  Những con đường xuyên tường ṿng vo, lính Pháp không dám đuổi theo, chỉ bắn bâng quơ, x́ xồ chửi rủa.

 

      Về đến trận địa ở chợ, Bảo đặt Hà xuống.  Bấy giờ, người nàng đă lạnh ngắt, hai mắt vẫn mở và miệng vẫn cố nhếch lên cười. Thoại xồ ra, ôm lấy xác Hà, nước mắt chan ḥa.  Nga khóc.  Chúc khóc.  Thằng Liêm sụt sịt một lát rồi oà lên.  Vĩnh cắn răng, mặt gồ lên, nói như chặt sắt :

      - Hăy biến đau thương thành căm thù.  Phải trả thù.  Chúng ta sẽ trả thù cho Hà!

 

Bất ngờ, một người cất tiếng hát.

‘’ Bao chiến sĩ anh hùng

    Lạnh lùng vung gươm ra sa trường

 

Tất cả hát theo.  Thoại đưa tay vuốt mắt cho Hà, bế đặt lên một chiếc trơng.  Bảo đứng lên gỡ lá cờ treo trên cao xuống.  Xác Hà được đặt vào giữa, máu là nền cờ, và khi cuộn lại, ngôi sao vàng đột nhiên sáng lên rạng rỡ.  Tiếng hát trầm xuống, rồi lại bay bổng lên trong không trung như cánh chim vút đến trời cao, mặc đạn bom man rợ gào đ̣i món nợ của những giọt máu đổ.

 

*

 

      Liên Khu I sẽ đưa gần một ngàn người vừa dân thường vừa cán bộ đi ra ngoại thành. Bộ Chỉ Huy Pháp đồng ư cho tản cư, tuy có thể cũng lại lật lọng, bất ngờ tấn công chặn bắt. Chính được  giao trách nhiệm chọn lựa địa điểm tập trung, bảo đảm an toàn cho cán bộ, và tổ chức thế nào để địch không thể lớn tiếng tuyên truyền đây là một cuộc tháo chạy. Chính đ̣i sự hiện diện của Đại Sứ Trung Hoa, tùy viên sứ quán Anh... ở những chốt tản cư từ nơi bị chiếm đóng qua vùng ‘’giải phóng’’.  Tiểu đội của Vĩnh đóng một chốt. Vĩnh đă viết thư cho mẹ và chị, xin rằng nếu mệnh hệ nào, cứ đến ngày 23 tháng Chạp thắp cho mấy nén hương là đủ.  Tối hôm trước, Vĩnh đưa bức thư nhờ Chúc chuyển.  Chúc đọc, nước mắt ngắn nước mắt dài.  Chỉ c̣n vài tiếng đồng hồ nữa, Chúc phải lên đường.  Vĩnh lẳng lặng nắm lấy tay Chúc, muốn nói nhưng đầu óc trống rỗng, không biết nói ǵ.  Chúc vuốt ve mu tay Vĩnh, nghẹn giọng :

       - Sao anh không chọn để em ở lại?

 

Vĩnh th́ thầm :

      - Lúc nào em cũng ở trong ḷng anh rồi...

 

Chúc rít cổ Vĩnh xuống, áp môi vào mặt hôn tới tấp.  Vĩnh để yên, luống cuống xiết tay Chúc. Bóng đêm ập xuống, đồng lơa cho mọi liều lĩnh đam mê.  Chúc hổn hển :

      - Anh, anh có muốn... đêm nay là đêm tân hôn của chúng ḿnh không?

 

Vĩnh hốt hoảng :

       - Ơ ḱa, sao lại thế...  Em biết anh sống nay chết mai...

 

Chúc để ngón tay lên môi Vĩnh, giọng đẫm nước mắt :

      - ...v́ anh đă chọn em trong ḷng.  Và đừng nói dại!

 

Th́nh ĺnh, Chúc ngồi thẳng dậy, nghiêm chỉnh :

       - Em chỉ xin anh viết thêm vài chữ cho mẹ, là em đă thành vợ anh, thế thôi!

 

Vĩnh lặng người đi.  Không, không thể như thế được.  Không thể ràng buộc Chúc vào cái cảnh góa bụa ở tuổi hai mươi.  Phải b́nh tâm.  Đáp lại một t́nh yêu như t́nh yêu của Chúc, chỉ có thể là bằng một t́nh yêu trong lành, chân thật.  Vĩnh gỡ nhẹ tay Chúc, giọng thành khẩn :

       - Anh chiến đấu là để sống với Thủ Đô, không phải để chết.  Anh hứa với em như vậy.  Và anh sẽ về, lúc đó hẵng hay!

 

Chúc th́ thào :

      - Em sẽ chờ...

 

      Sáng sớm, tiểu đội của Vĩnh đứng gác đầu phố Hàng Giấy, quần áo ga-ba-đin, mũ ca-lô đính sao vuông, đeo tiểu liên, đứng nghiêm trang đợi đoàn người tản cư đầu tiên đi về phía chợ.  Người đi, kẻ ở, ai nấy bồi hồi, nao nao trong một mớ t́nh cảm hỗn độn day dứt.  Nhóm Hoa kiều cầm cờ Trung Hoa Dân Quốc đă tới đầu Hàng Than.  Nhóm người Việt dừng lại ở Hàng Giấy để làm thủ tục giấy tờ.  Đoàn người ứ lại, rồi nhích dần.  Vĩnh ngóng mắt chờ.  Cuối cùng, sáu người trong trung đội Ngô Quyền cũng tới.  Vĩnh ngạc nhiên :

       - Sao không thấy Liêm đâu?

      -  Nó trốn ở lại rồi, một người đáp.

 

Vĩnh đưa mắt t́m Chúc.  Nàng cúi đầu không dám nh́n lên.  Khi đi qua mặt Vĩnh, Chúc nhắc :

      - Anh đừng quên lời em.

 

Cố ḱm xúc động, Vĩnh ngửng lên t́m những đám mây trên cao, không dám nh́n theo Chúc đang từng bước xa dần trong một buổi sáng đầy sương và gió.

*

 

      Tiểu đội ăn Tết.  Cứ ba người một lượt, thay nhau đi lượn ở Hàng Buồm, mặc ba bộ com-lêt tiểu đoàn cho mượn.  Phố xá vẫn nhộn nhịp, hàng hóa xa xỉ như thuốc lá , ca-cao, ca-la-thầu vẫn có.  Đặc biệt, rất nhiều pháo.  Nhà nào cũng đốt, xác pháo đỏ rực khắp nơi.  Hỏi, người ta bảo, đốt pháo để đuổi con tà chiến tranh.  Buôn bán như thường, nhưng nét mặt ai nấy đều mang vẻ lo âu rầu rĩ.  Tối mồng một Tết, Ban Chỉ Huy Trung Đoàn Thủ Đô tổ chức tiếp tân ở phố Hàng Chiếu.  Khách có lănh sự Anh Wilson, lănh sự Mỹ Sullivan và lănh sự Trung Hoa Viên Tử Kiên.  Họ đều ngạc nhiên, không ngờ Trung Đoàn mang tác phong của một đội quân  chính qui có quân kỷ quân phong mà họ lầm tưởng chỉ là thứ giặc cỏ đă tan tác từ ngày đầu khi lính Pháp tiến đánh.

 

      Sau Tết, quân Pháp nhất quyết quét sạch đám ‘’phiến loạn’’. Ngày mồng 7 tháng 2, chúng leo lên nóc chuông chùa Huyền Thiên nằm sát Hàng Khoai bắn tỉa vào chợ. Vĩnh quyết định phục kích, phát hiện bốn tên.  Khi chúng vào tầm súng, Vĩnh hạ lệnh bắn.  Hai Lê Dương gục tại chỗ.  Hai bỏ chạy.

 

      Địch bắn súng cối làm sụp một tầng chợ. Liêm ở đâu về, nói :

       - Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.  Em xin anh Vĩnh cho em chiến đấu, em có ḷng tin ở Cách Mạng.

 

Nghe Liêm nói, ai cũng cố nín, nhưng vẫn có kẻ ph́ cười.

 

      Pháp bắn ‘’giă gị’’ liên tục vào chợ.  Có lẽ chúng muốn ta mất ăn mất ngủ để hủy hoại sức chiến đấu.  Ba ngày ba đêm, chúng tiếp tục sách lược ‘’ hao ṃn’’. Rạng sáng 14 tháng 2, chúng tăng hoả lực, đạn chồng chéo đập vào những cột sắt tóe lửa kêu choang choang như phèng la.  Mái chợ lợp tôn vênh lên. Chiến sĩ nay chỉ có thể di động trong giao thông hào.  Trời càng ngày càng sáng rơ.  Địch rót đại bác, mặt đất rung lên, cột kèo đổ xuống, khói bốc mù mịt khắp nơi.  Xa xa, tiếng xe tăng ầm ́, bộ binh theo sau ḥ hét om x̣m.  Vĩnh nhắc, chưa nh́n rơ mục tiêu, chưa nhả đạn.  Mũi tấn công của địch vào Hàng Khoai bị ta bắn chặn.  Bộ binh Pháp lùi lại.  Mũi thứ hai phía sân bóng Lepage phiêu lưu vào sâu khiến xe tăng không che được cho bộ binh, phơi sườn ra để tiểu đội do Trần Gia Phụng chỉ huy bắn chéo cánh sẻ, cắt đội h́nh với xe tăng.

 

      Đợt tấn công đầu của Pháp thất bại.

 

      Máy bay đến thả bom.  Đại bác câu vào sân bóng Lepage, súng cối và đại liên từ chùa Huyền Thiên quạt vào chợ như mưa bấc. Một chiếc háp-trắc đến góc phía Hàng Khoai bịt lô-cốt của Thoại.  Lợi dụng cơ hội đó, gần hai chục tên lính cả da trắng lẫn da đen chia làm hai mũi ùa vào, một mũi đánh lên cửa chợ, mũi kia ṿng xuống nhà xí Tây.  Đó là những người khách không được mời, chẳng biết ngơ ngách hầm hào, nên hoàn toàn bị động.  Tiểu đội nhất loạt tung những chai xăng cơ-rếp, tín hiệu đánh giáp lá cà. Toàn bộ lính địch xâm nhập chợ bị tiêu diệt.  Ta thiệt hại hai chiến sĩ, Vĩnh bị thương. Có tiếng reo :

       - Chiến sĩ bom ba càng đến rồi, mới diệt một tăng ở trường Ke!  Địch cho tăng rút chạy.

     

      Cuộc tấn công đợt hai kết thúc. 

 

Trận địa chợ bị bom đạn phá tan hoang, trống hoác.  Chưa có một hột cơm vào bụng từ sáng, chiến sĩ ta bố trí lại, thu hẹp phạm vi chiến đấu, kéo những ụ súng lùi ra sau tạo thành hai tuyến mới. Trung đội phó Bảng xuống chợ trực tiếp chỉ huy. Tiểu đội được bổ sung khí giới, lựu đạn và cơm nắm ăn ngay tại vị trí chiến đấu. Nay, tuyến từ cửa chợ đến bờ tường dọc Hàng Khoai do Bảng phụ trách.  C̣n lại, tuyến từ các phản thịt đến quầy hàng cá là trách nhiệm của Thành Trường.

 

      12 giờ 30 phút.  Địch tấn công lần thứ ba.

Chúng  phát pháo và bỏ bom thật ác liệt. Tôn lợp chợ bay lên, c̣ng queo, đen xạm, toang toác mở những mảng trời xanh trên đầu.  Trong chợ, lưới lửa dày đặc, khói mù mịt.  Địch chia ra ba mũi, đặc biệt mũi đánh sân bóng Lepage khá đông, theo xe tăng tiến vào dưới sự yểm trợ của  đại bác. Địch lại xông vào chợ. Tiểu đội nay c̣n tám người vẫn bám hào, đánh bằng lựu đạn, bắn như bắn bia.  Thoại hét :

      - Trả thù cho đồng đội!  Trả thù cho Hà!

 

Chiến sĩ ḥ lên, ‘’trả thù!’’.  Địch lao vào ngày càng đông. Những chai vôi nổ tung ra, khói bụi mờ mịt, không khí sặc sụa.  Rồi tiếng lựu đạn, tiếng tiểu liên.  Tiếng hét, tiếng rên trên từng phản thịt, quầy hàng, dưới hào, dưới hố.  Lợi dụng triệt để địa h́nh địa vật quen thuộc, chiến sĩ ta túm lấy lưng quần địch, rút dao găm ra mà đâm, đâm rồi lẩn đi như ma trơi. Khi hết đạn, tiểu đội rút lên nhà Tam Nguyên Cát như dự liệu.  Ta tổn thất thêm Bổng, chết v́ quá hăng, th́nh ĺnh nhảy từ nhà Tam Nguyên sang dăy hàng sứ bên chợ, nhả đạn vào hàng chục tên địch. Cuối cùng trúng đạn, Bổng thét ‘’ Việt Nam muôi năm!’’ trước khi gục xuống.

 

      16 giờ.  Toàn khu Đồng Xuân ngừng tiếng súng.

 

*

 

      Trung Đoàn Thủ Đô báo cáo rằng địa bàn chiến đấu bị thu hẹp, đạn chỉ c̣n tám viên cho mỗi khẩu súng, và lương thực ăn dè sẻn th́ được thêm năm ngày. Quân Ủy họp, quyết định rút khỏi Hà Nội vào đêm 17 tháng 2 năm 1947. Kế hoạch rút lui trù liệu từ những ngày đầu trở nên hết sức khó khăn.  Đường lên đê Yên Phụ và xuống Đồng Nhân đă bị quân Pháp bít kín.  Vương Thừa Vũ đề nghị cho vượt sông Hồng.  Thuyền đến đón ở Tầm Xá, qua bến Long Tựu thuộc huyện Đông Anh bên kia sông.  Việc huy động thuyền đ̣ và tổ chức vượt sông được giao cho Chính, Giang và tổ chức hậu cần. Số người vượt sông lên đến một ngh́n hai trăm, có cả phụ nữ, trẻ em và thương binh.  Hoàng Văn Thái chỉ huy trực tiếp cuộc rút lui, điều động lực lượng bên ngoài tiến công vào Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy và Ô Chợ Dừa.  Đồng thời, ta tung ra nhiều phân đội luồn sâu vào tập kích trong nội thành, phá hoại và đánh nghi binh. Tiếng súng vang vang khắp nơi, lửa cháy bùng lên trong Liên Khu I đánh lạc hướng Bộ Chỉ Huy quân Pháp.  Trong khi đó, lực lượng ta chia ra từng toán nhỏ, bí mật luồn qua gầm cầu Doumer rồi vượt sông Hồng trên những chiếc thuyền gỗ.

 

      Trung Đoàn Thủ Đô trụ được sáu mươi ngày đêm trước một lực lượng thù địch đông hơn mười lần, trang bị vũ khí gấp trăm gấp ngàn lần. Trên chiếc thuyền cuối cùng của cuộc triệt thoái, Chính nh́n về phía sau. Mười bốn tháng vừa qua, người Việt Nam đă chứng tỏ đủ trưởng thành để tự ḿnh nắm chính quyền, mặc dầu phong ba băo táp. Tất cả, là do ư chí toàn dân. Hy sinh, dĩ nhiên. Nhưng đổi lại, nay người Việt Nam đă hành xử như những con người một nước tự do,  chinh phục lại niềm tự tin, điều kiện cần để giành độc lập. Chính cảm nhận khí thế một dân tộc t́m lại được sự quật cường, thoát xác kén nô vong để hóa bướm bay lên trời tự do với niềm tin vào một tương lai do ḿnh định đoạt.

 

      Xa xa, ánh đèn thành phố nhạt nḥa.  Mặt sông, sương khói loăng ra khi trời sáng dần lên. Trước mặt, con đường lên Tân Trào. Nh́n về bên kia sông Hồng, Chính thầm nhủ, rồi một ngày, ta sẽ quay về để Thủ Đô lại rợp bóng cờ năm xưa.