0GioLua

 

Nam Dao

 

Gió Lửa

 

 

 

Edition Thi Văn xuất bản

Québec, Canada

 

P.O box 42045, suc St Louis

St-Foy, Qc, Canada G1W 4Y3

E-mail : thivan@videotron.ca

Website: http://pages.infinit.net/thivan/home.htm

Xin đặt sách qua E-mail

Chi phiếu mua sách trả cho NxbThiVan

Gió Lửa

ISBN 2-9806466-0-1

Copyright par Edition Thi Van

Dépôt légal , quatrième trimestre 1999

Bibliothèque nationale du Québec


 

Gửi Việt và Nam,

tặng L Y Nga.


 

Chân thành cảm tạ :

Liên Yến Nga

Nguyễn Quốc B́nh, Hoàng Hưng Nam, Hoàng Khởi Phong,Nguyễn Tài, Trần Bích Thủy, Lm Trần Tam Tỉnh, Nguyễn Đăng Thanh Tùng và Trần Vũ, dưới những h́nh thức khác nhau, đă giúp tác giả thực hiện tiểu thuyết này.


 

Gió Lửa

Lời ngỏ    ii

Vài nét chính sử   iv

 

Chương nhập

1 Tiếng đá  3   

Lửa Đàng Ngoài

2 Chim trong lồng  41  

3 Nhát gươm ân sủng  79   

4 Cơi nổi ba đào  105

5 Kiêu Binh 146

6 Bụi Kinh kỳ 170

Gió Đàng Trong

7 Nẻo dương gian 197 

8 Nước đục   232

9 Bờ xa   279

10 Thoát kiếp  323

11 Gió chướng  367

12 Đ̣n thù   415

Chương Kết

13 Bọt nước sông Mê  453 

 


 

Lời ngỏ

 

Quốc gia nào cũng có Lịch Sử. Ghi lại biến cố, ngày tháng, là loại biên niên thuộc ḍng chính sử. Chính sử chẳng phải lúc nào cũng được ghi nhận khách quan. Những biến cố thường được tô vẽ theo những quan điểm thế quyền đương đại một khi có lợi, và ngược lại, bị lờ đi một khi bất lợi.

Ngoài ḍng chính sử, c̣n có phần lịch sử h́nh thành qua trí tưởng tượng, óc phán đoán, và cao hơn là sự cảm nhận từ quá khứ những vấn đề của con người và xă hội hiện vẫn tồn tại. Ở đây, biến cố lịch sử trở thành đối tượng đem soi dưới lăng kính chủ quan, nhào nặn lại để rồi, qua ng̣i bút người viết, thành tiểu thuyết dă sử. Hiểu như vậy, không ai phủ nhận được phần trách nhiệm của những tiểu thuyết dă sử. Soi rọi vào những vấn đề nhân quần xă hội và thân phận con người trong quá khứ là một cách đi t́m sự sống tàng ẩn trong lịch sử. Lịch sử đó là lịch sử sống. Nó tạo được khả năng nh́n vào tương lai dưới một góc độ nào đó. Chỉ kể ra những biến động và sự cố, loại chính sử biên niên đơn thuần ghi lại lịch sử chết. Nó thường bịt ít nhất là một trong hai con mắt ta lại. Thậm chí, như Tocqueville có nói, nó là một pḥng triển lăm tranh phần lớn sao chép v́ rất hiếm tranh nguyên bản.

Trong Gió Lửa, không gian là nước Việt Nam, thời điểm là buổi Trịnh tàn-Lê mạt vào cuối thế kỷ 18. Mọi nhân vật, kể cả những nhân vật mang tên có thật trong chính sử, vẫn là những nhân vật hoàn toàn tiểu thuyết. Tiểu thuyết là cách tác giả đối thoại với lịch sử.

Tất nhiên đối thoại đó chỉ một chiều và chủ quan. Thậm chí tác giả không câu nệ bất cứ điều ǵ, kể cả đôi khi cưỡng bức lịch sử để thai nghén ra tiểu thuyết. Liên tưởng đến một không gian khác, một thời điểm khác, hoặc những nhân vật có thật trong thời đại này hay thời đại kia, là thẩm quyền của độc giả.

Đọc tiểu thuyết, trước tiên là để mua vui. Sau, dẫu chỉ đôi khi,tiểu thuyết dă sử lại tạo dịp đào sâu một số suy tư về quá khứ, hoặc đă tiềm ẩn, hoặc đang xung động. Những trang sử Việt Nam trên dưới năm trăm năm qua phơi trải chiều dài một cuộc nội chiến vẫn ám ảnh đâu đó như một thứ ác nghiệp đang c̣n ŕnh rập ẩn náu chỉ đợi cơ hội là lại làm cho lệ rơi máu đổ. Tại sao ? Dĩ nhiên, yếu tố t́nh cờ có, yếu tố khách quan có. Nhưng lịch sử vẫn là, nói cho cùng, sản phẩm của những con người suy tư và hành động trong một mẫu h́nh văn hoá nhất định. Vậy th́ yếu tố nào trong mẫu h́nh kia là nguồn căn của những cuộc nội chiến mà ta là nạn nhân của chính ta ? Năïn đất sét làm tượng Thành Hoàng, phải chăng chúng ta đă qú lậy th́ thụp đến độ mê mụ để trở thành nạn nhân của những quyền lực do chính chúng ta cùng dựng lên, một khi, theo qui luật tồn tại, những quyền lực đó xung đột với nhau ? Tránh cho cảnh lệ lại rơi máu lại đổ, không thể không đặt cả cái mẫu h́nh văn hoá đó lên bàn giải phẫu để suy ngẫm, hội chẩn và rồi cắt bỏ những phần nhiễm độc trong tâm thức. Chỉ có như vậy, tương lai mới phần nào rơ nét ngơ hầu hiện tại cưu mang được hy vọng để tiếp tục sống c̣n.

Về phần những vấn đề đặt ra để suy ngẫm, tác giả xin hoàn toàn trách nhiệm, và hy vọng độc giả ở mọi nơi có sự đồng cảm.

 

Nam Dao

Iles de la Madeleine 17-7-1997

Québec 21-10-1998


 

Vài nét chính sử

Lửa Đàng Ngoài

Năm Quí Sửu (1673), Trịnh-Nguyễn chấm dứt chiến tranh, lấy sông Gianh làm giới hạn chia cắt đất nước. Từ sông Gianh ra Bắc, gọi là Đàng Ngoài, do vua Lê chúa Trịnh nắm quyền. Từ sông Gianh vào Nam, gọi là Đàng Trong, do chúa Nguyễn cai quản.

Năm Canh Thân (1740), Trịnh Doanh lên ngôi chúa thay Trịnh Giang. Loạn lạc khắp nơi : Lê Duy Mật lấy nghĩa phù Lê, thất bại, chạy về Thanh Hóa (1738). Năm Nhâm Tuất (1742), Nguyễn Hữu Cầu khởi binh đóng Đồ Sơn, chiếm Kinh Bắc. Năm 1747, Cầu đánh Sơn Nam, bất ngờ tập kích Thăng Long, rồi rút về Sơn Nam, phối hợp với Hoàng Công Chất ở Thái B́nh. Nguyễn Hữu Cầu bị bắt (1751) và bị chém sau mười năm khởi nghĩa, lôi kéo được hàng vạn dân nghèo.

Năm 1767, Doanh mất, con là Trịnh Sâm lên thay, dân Kinh Bắc nổi dậy. Lê Duy Mật đánh bại tướng Trịnh ở Nghệ Tĩnh. Hoàng Công Chất chết già (1769), nghĩa quân sau đó bị tan ră. Năm sau, Trịnh Sâm tiêu diệt phong trào phục Lê của Lê Duy Mật đă tồn tại được ba mươi hai năm. Năm 1771, Sâm giết thái tử Lê Duy Vĩ, ép vua Lê hiển Tông lập Lê duy Cẩn lên ngôi Đông cung.

Năm 1773, Nguyễn Nhạc ở Tây Sơn chiếm Qui Nhơn. Trịnh Sâm cấm đạo Thiên chúa ở Đàng Ngoài. Tháng chạp năm 1774, Sâm chiếm thành Phú Xuân. Năm 1777, hạn hán ở Đàng Ngoài, đói liền mấy năm ở Nghệ An.

Tháng chín năm Canh Tư (1780), sủng phi Đặng Thị Huệ cùng Hoàng Tế Lư mưu giành ngôi Chúa cho con thứ là Trịnh Cán. Con trưởng của Tĩnh đô vương Trịnh Sâm là Tông, cùng Đàm Xuân Thụ, Nguyễn Khản, Nguyễn Khắc Tuân định việc khởi binh. Việc vỡ lở, Sâm bắt giam Tông và Khản, kết tội tử h́nh bọn dư đảng. Hai năm sau, Sâm mất.Trịnh Cán lên ngôi chúa. Cán lúc ấy mới sáu tuổi, Hoàng Tế Lư và Đặng Thị Huệ nắm giữ công việc triều chính.

Tháng mười năm Nhâm Dần (1782), kiêu binh nổi loạn, phế Trịnh Cán lập Trịnh Tông lên. Nguyễn Khản và Dương Khuông phụ chính. Tháng giêng năm Giáp Th́n (1784), kiêu binh làm náo loạn kinh đô Thăng Long, đốt dinh Nguyễn Khản và Dương Khuông, giết Chiêm Vơ hầu, cướp bóc nhà cửa đám quan lại và công hầu.

 

Gió Đàng Trong

Năm Bính Ngọ (1306), Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, vua Chiêm Thành. Năm sau, Mân dâng hai châu Ô, Rí dẫn cưới. Tháng năm, Mân chết. Tháng mười, Trần Khắc Chung cướp Huyền Chân mang về Bắc hà. Chiêm Thành đ̣i Ô Rí, nay đổi tên là hai châu Thuận, Hóa nhưng không được, mang quân đánh châu Hóa (1353). Đến năm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm thắng, vào đến Thăng Long rồi lại rút ra giữ Thanh-Nghệ. Tháng năm năm Canh Thân (1380), Hồ Quí Ly đánh lùi được Chế Bồng Nga. Chiến tranh Chiêm Việt kéo dài cho đến đời chúa Nguyễn. Nguyễn Hoàng lấy Phú Yên năm 1622, chấm dứt trên thực tế vương quốc Chiêm Thành.

Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn lấn đánh Chân Lạp sau cuộc nội chiến với Đàng Ngoài. Năm Ất Dậu (1705), Chúa Nguyễn chiếm Phiên trấn. Năm Mậu Tư, Chúa Nguyễn liên minh với Mạc

Cửu là người Minh Hương, phong làm Thống binh trấn Hà Tiên. Năm Tân Hợi (1731), quân Nguyễn chiếm Gia Định và lập Vĩnh trấn. Vơ vương lên ngôi chúa (1738), bắt đầu đổi phong tục và bắt dân trang phục theo kiểu Trung Quốc. Vơ vương mất, quyền thần Trương Phúc Loan phế Phúc Thuần, lập Phúc Dương c̣n nhỏ lên thay năm 1771.

Nguyễn Nhạc cùng hai em là Huệ và Lữ dấy quân ở Tây Sơn, chiếm Qui Nhơn (1773) rồi đánh vào Nam-Ngăi. Nhân dịp, Trịnh Sâm và Hoàng ngũ Phúc tiến chiếm Phú Xuân (1774), rồi xuống Quảng Nam. Tây Sơn ḥa với Trịnh, đánh lấy Phú Yên. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định. Nguyễn Lữ (1776) mang thủy quân đánh Gia Định, chiếm Sài G̣n và ba trấn lân cận, rồi lại về Qui Nhơn. Nhạc tự xưng là Tây Sơn vương, đặt niên hiệu là Thái Đức.

Năm 1777, Huệ lại đem quân đánh Gia Định, bắt giết cả Phúc Dương và Phúc Thuần rồi về Qui Nhơn. Quân Nguyễn, tôn Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi chúa, chiếm lại Sài G̣n. Năm 1778, Nhạc xưng đế, phong Lữ làm Tiết Chế và Huệ là Long Nhượng tướng quân. Ánh đánh chiếm lại B́nh Thuận. Năm Nhâm Dần (1782), Nhạc và Huệ mang quân đánh Gia Định, Ánh phải chạy ra đảo Phú Quốc. Nghe tin Hộ giá Phạm Ngạn tử trận, Nhạc trả thù, giết rất nhiều thương nhân Hoa kiều. Nhạc và Huệ về Qui Nhơn, Ánh lại chiếm Gia Định ba tháng sau. Năm sau (1783), Huệ và Lữ phản công, Ánh đại bại chạy sang Xiêm, giao con cả là Cảnh mới năm tuổi cho Bá đa Lộc, là giám mục đạo Gia-Tô, mang làm con tin đi Pháp để cầu viện. Năm Giáp Th́n (1784), ba vạn quân Xiêm kéo sang. Huệ mang quân ra đánh tan, rồi để Đặng văn Chấn ở lại giữ Gia Định.

Tháng năm, năm Bính Ngọ (1786), Huệ cùng Lữ, Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ văn Nhậm tiến chiếm Phú Xuân. Cuối tháng sáu, Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài dưới lá cờ « Phù Lê-diệt Trịnh » đánh tan quân Trịnh, vào Thăng Long. Tháng bảy, Huệ lấy công chúa Ngọc Hân. Lê Hiển Tông mất, cháu là Duy Kỳ lên ngôi, sau lấy hiệu là Lê Chiêu Thống. Tháng tám, Nhạc ra Bắc, cùng Huệ rút quân về nhưng bỏ lại Nguyễn Hữu Chỉnh không cho theo. Chỉnh phải chạy trốn về Nghệ An.

Nội bộ Tây Sơn bất ḥa, dẫn đến xung đột. Tháng chín, Trịnh Bồng về lại Thăng Long nhận ngôi chúa, được hai tướng Hoàng Phùng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng ủng hộ. Nguyễn Hữu Chỉnh dấy quân phù Lê, kéo ra Thăng Long đuổi Bồng, được phong làm Bằng Quốc công, thâu tóm lại quyền bính vào đầu năm Đinh Mùi ( 1787). Xung đột Tây Sơn kéo đến tháng hai th́ chấm dứt, lấy Bản Tân làm mốc, trở ra Bắc thuộc Huệ được phong là Bắc b́nh Vương, về Nam thuộc Nhạc. Nhạc cắt Gia Định cho Lữ, phong làm Đông định Vương, c̣n tự ḿnh xưng là Trung Ương Hoàng Đế đóng tại Qui Nhơn. Ánh lại mang quân đánh Gia Định. Nguyễn Lữ về Qui Nhơn tháng sáu âm lịch (1787), ốm rồi chết, để Phạm Văn Tham trấn giữ.

Tháng mười một âm lịch, Bá đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh kư Điều Ước Liên Minh Versailles. Khoảng thời gian đó, Huệ sai Vũ văn Nhậm ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh, bắt và giết. Tháng bốn năm sau (1788), Ngô Văn Sở báo Huệ là Nhậm lạm quyền và có ư phản, Huệ ra Bắc giết Nhậm. Tháng bảy, Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Tháng mười, trên hai mươi vạn quân Thanh ồ ạt vào biên giới. Ngô Văn Sở theo lời Ngô Th́ Nhậm kéo quân lui về núi Tam Điệp. Ngày 17-12-1788, quân Thanh dưới quyền Tôn sĩ Nghị vào chiếm Thăng Long.

Năm ngày sau, Huệ làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Quang Trung rồi xuất quân. Ngày 26-12, Huệ đến Nghệ An rồi ngày 15 -1-1789, tức là ngày hai mươi tháng chạp năm Mậu Thân, Huệ đến Tam Điệp. Hạ lệnh ăn tết trước, và hẹn ngày mồng bảy Tết sẽ vào đến Thăng Long, Huệ chia quân làm năm đạo tiến ra Bắc. Ngày mồng ba tháng giêng, đồn Hạ Hồi vỡ. Ngày mồng năm, đồn Ngọc Hồi bị đánh tan. Ngày mồng bảy, Quang Trung vào Thăng Long, yết bảng an dân và cho quân Thanh ra hàng.

Tháng năm năm Kỷ Dậu, Quang Trung ra chiếu khuyến nông và lập học. Tháng tám, khoa thi hương dùng chữ Nôm đầu tiên, có Nguyễn Thiếp làm đề điệu, được mở ở Nghệ An. Năm Tân Hợi (1791), tiền « Quang Trung thông bảùo » được ban hành,

và Viện Sùng Chính được thành lập, phụ trách giáo dục và phiên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Năm 1792, viện đă dịch được bộ Tiểu Học và Tứ Thư, do Nguyễn Thiếp trách nhiệm. Tháng sáu, Nguyễn Ánh mang thủy quân vào đốt phá Thị Nại thuộc Qui Nhơn. Quang Trung gửi hịch kêu gọi quân dân chuẩn bị tấn công Ánh ở Gia Định nhưng ngày 29 tháng bảy năm Nhâm Tí, Quang Trung băng hà, con là Quang Toản mới mười tuổi lên kế vị, lấy hiệu là Cảnh Thịnh.

Sau đó, thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền. Nhạc mất (1793), Tuyên sát nhập đất Nam-Ngăi, nội bộ Tây Sơn lủng củng. Ánh xây thành Diên Khánh, quấy phá B́nh Thuận. Cuối năm 1794, Đại tướng Trần Quang Diệu vây Diên Khánh. Tháng năm âm lịch Ất Măo (1795), Tư khấu Vũ Văn Dũng bắt giết Bùi Đắc Tuyên. Diệu bỏ Diên Khánh, về Phú Xuân, dẫn quân đánh Dũng, may có Phan Huy Ích giảng ḥa.

Ngày tàn của triều đại Tây Sơn bắt đầu. Bảo là con Nhạc chiếm Qui Nhơn và định hàng Nguyễn Ánh, nhưng Quang Toản biết, vây thành và giết vào cuối năm 1798. Ánh đánh Qui Nhơn, cuối cùng chiếm được. Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng phản công, giữ cửa biển Thị Nại, vây Qui Nhơn liền một năm. Bất ngờ, tháng ba năm Tân Dậu (1801), quân Ánh chiếm Quảng Nam. Ngày ba tháng năm, thành Phú Xuân bị hạ, Quang Toản rút quân ra Bắc. Tháng mười một, Toản và em là Quang Thùy mang ba vạn quân tiếp ứng cho Dũng, Diệu và vợ là Bùi thị Xuân tiến đánh lũy Trấn Ninh ( Hà Trung). Đó là trận đánh lớn cuối cùng của quân đội Tây Sơn.

 

Tháng năm năm Nhâm Tuất (1802), Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long. Tháng tám, quân Nguyễn hạ thành Thăng Long, Quang Toản chạy lên Kinh Bắc th́ bị bắt. Tháng mười một, Ánh xử tội Vua tướng Tây Sơn. Về phần Ngô th́ Nhậm, Nhậm bị đánh ở Văn Miếu đến chết vào tháng hai năm Quí Hợi (1803).