Ba Mien

Nam Dao

Ba miền

 

Kịch bản này, bước đầu tác giả dự định là một hài kịch mua vui chọc cười. Không ngờ, khi đưa cho một số người đọc, có những phản ứng chẳng tiên liệu được.  Thứ nhất, có kẻ lại khóc. Tác giả coi như ḿnh thất bại và chỉ xin, th́ thôi, cười trước khóc sau vậy (tốt hơn cả, là khóc khi màn đă hạ, và cười một khi rời sân khấu ra đối mặt với cuộc đời có thực vốn đă cam go). Thứ nh́, có kẻ bảo, kịch bản này mang tính ẩn dụ, nặng  phê phán xă hội và như thế có phần chính trị. Trung Nam Bắc ba miền vốn là vấn đề, và có thể c̣n măi là vấn đề dân tộc. Tác giả lại thêm một lần coi như ḿnh thất bại. Xin thưa, không đâu, kịch bản này nhắm tính hài. Người đọc bảo chính trị tự nó có tính hài. Tác giả hỏi ngược, thế th́ làm sao lại có người khóc ?

Không, một trăm lần không, Ba Miền chẳng đôi co ẩn dụ chi hết. Viết tặng Mẹ,  Chị và Em sinh cùng giờ với tai ương trên mọi ngả đường,  Ba Miền riêng gửi Miêng, người nhắn đ̣i một vai cho phụ nữ xứ Quảng trong bộ môn kịch bản xưa nay cứ đ̣i hỏi phát âm kiểu Bắc cho chuẩn.

Kịch Ba Miền có ba nhân vật nữ, ba mảng đời. Họ t́nh cờ gặp nhau trong ba màn, từ lúc Trời Chiều, đến  Nửa Đêm, để rồi chia tay khi Về Sáng. Họ đều ở cái tuổi ta gọi họ là thiếu phụ. Bởi họ là những nhân vật có thật, nên để tránh ngộ nhận như kiểu các nhà văn thêm thắt làm duyên, tác giả không dám đặt tên cho nhân vật,  chỉ gọi họ là thiếu phụ B, T và N,   B là chữ  Bắc viết tắt, T là Trung và N là Nam, sinh quán của ba nhân vật.

Cảnh cho vở kịch : bến xe đ̣. Phần này, đơn giản tối đa. Không cần xe cộ ǵ, mà chỉ dựng một  mái tôn che mưa nắng, cho thêm 1 hay 2 cái ghế đẩu th́ thế là sang lắm rồi.

Ánh sáng :  cần 1 đèn rọi ( khi tạo chú ư đến 1 nhân vật đặc biệt).

Âm thanh : chủ yếu là tiếng xe, tiếng chửi lộn, tiếng chân chạy. Thỉnh thoảng có tiếng nhạc nhẹ, buồn bă,  mơ hồ.

Tóm lại, tác giả giản lược đến độ hy vọng vở kịch này sẽ được dựng trên sân khấu.  Chỉ nhắc vị đạo diễn tương lai kia rằng hài là để cười, và nhiều khi giễu dở cũng là một cách hài. Nhưng chớ thành hề, thế thôi.

  

Màn 1

Trời Chiều

Bến xe (Đà Nẵng chẳn hạn). Trời chiều, không gian đang chuyển sang màu huyết dụ. Tiếng mô tơ xe rần rần, tiếng người, tiếng chửi, tiếng nhốn nháo. Ba  thiếu phụ ngơ ngác đứng dưới mái tôn, nói với nhau nhưng bị tiếng động át đi, nghe tiếng c̣n tiếng mất.

Thiếu phụ B : …là một …Núi có…dời, nhưng…không đời nào thay đổi được !

Thiếu phụ T : Nói chi…(ghé tai vào gần Thiếu phụ B ) tui chưa nghe đặng…hè…

Thiếu phụ N : Chỉ biểu (miệng gào lớn trong tiếng động, tay giơ lên)…xe đ̣ trễ là chuyện không thay đổi được ! Mấy chị coi dùm hành lư, để em đi hỏi coi…( tất tả bước ra)

Thiếu phụ B nh́n theo, tay bỏ chiếc va li xuống, mắt ngóng. Thiếu phụ T, miệng lầu bầu, mặt lạnh lùng, ngước nh́n trời. Tiếng động nhỏ dần, nhạc nổi lên ( saxo  chơi bài Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn chẳng hạn), rất nhẹ, tạo cảm giác chia tay…Lát sau,

Thiếu phụ B : (lẩm bẩm) Súi quẩy thật! Đúng là ra ngơ gặp gái..(nh́n đồng hồ, chép miệng) Chờ cả tiếng đồng hồ rồi chứ ít à ! (quay về phía Thiếu phụ T , hỏi) Chị cũng vào Thành Phố ?

Thiếu phụ T (gật)

Thiếu phụ B : Chuyến xe sau vào độ mấy giờ hả chị ?

Thiếu phụ T : Chuyến ni là chuyến chót !

Thiếu phụ B : (thở dài, ngồi xệp xuống, bật miệng rên nho nhỏ) Giời ơi là giời …

Thiếu phụ T : (nh́n Thiếu phụ B , bực bội) Càng kêu trời càng cực! Kêu là lỡ luôn đó…

Thiếu phụ B : Chẳng kêu giời th́ kêu ai hở chị ! Mà sao lại lỡ luôn cơ chứ ?

Thiếu phụ T : (lạnh lùng, giọng sắt lại) Ông Trời ổng zậy. Lúc cần, ổng ngó lơ…Kinh nghiệm dân gian đấy (cười nhạt, quay sang hỏi) Chị đi mô sao lỡ xe chỗ ni hè ? (Ngắm Thiếu phụ B, tiếp) …Người Hà Nội hỉ ?

Thiếu phụ B : Dạ không, em quê Vĩnh Phú…Trên đường vào Thành Phố, em ghé thăm người nhà ở Đà Nẵng…C̣n chị ? Chắc chị người ở đây ?

Thiếu phụ T : (cộc lốc) …không ! Tui đi xe ôm từ Cửa Đại vô . Vĩnh Phú  ở đâu hỉ ?

Thiếu phụ B : Dạ, cách Hà Nội khoảng trên dưới trăm cây…(Tiếng xe lại rần rần) Mà chị ơi, ngó lơ là làm sao, chị ?

Thiếu phụ T : (lại cười nhạt)…là nh́n sang chỗ khác, là không làm chi hết. (giọng cáu bẳn). Có ai kêu trời mà được chi mô !

Thiếu phụ B : (thở dài)…nhưng mà em phải đi !

Thiếu phụ T : ( nh́n Thiếu phụ B , ṭ ṃ)  Lỡ xe là lỡ hẹn, không trả tiền th́ lỡ hàng lỡ họ hỉ ?

Thiếu phụ B : …Không ! Em có buôn bán ǵ đâu ! C̣n chị ?

Thiếu phụ T đáp, nhưng tiếng xe lại rần rần át đi. Lát sau, Thiếu phụ B lên tiếng.

Thiếu phụ B : Chị buôn ǵ hở chị ?

Thiếu phụ T : ( giọng khó chịu) Ṭ ṃ hỉ !

Thiếu phụ B : ( lí nhí)  Ấy chết, em tọc mạch thật, xin lỗi chị…

Thiếu phụ T : (lầm bầm) Có chi mô mà lỗi với lầm! Tui í à (nói như nói một ḿnh), tui đi mua một giấc mơ không có giá…(cười nhạt, quay sang Thiếu phụ B, giọng bớt căng) Vậy không đi buôn th́ vô Thành Phố làm chi cà ?

Thiếu phụ B : ( lí nhí, quay mặt)…có chút việc, chị ạ ! (vai rung lên, mũi sụt sịt, khóc)

Thiếu phụ T : (ngồi xuống cạnh Thiếu phụ B , im lặng.  Lát sau, nhẹ nhàng) Chuyện buồn hỉ ? ( nh́n Thiếu phụ B, an ủi) …Chuyện ǵ rồi cũng qua, khóc chi cho mệt ! (lẩm bẩm) Tui khóc từ khi tám tuổi, khóc liền ba mươi năm th́ hết nước mắt…

Th́nh ĺnh Thiếu phụ N xuất hiện, bươn bả đi vào, lớn tiếng.

Thiếu phụ N : Hỏi mấy chả, hổng ai hay v́ sao xe không tới. Mấy chả kêu, chút xíu, đợi chút xíu đi. Cha lơ xe xởn lởn, cái mặt dễ ghét, hỏi đi Sè G̣ong hỉ ? Ngồi uống miếng nước nghen…(nhái giọng Quảng)…Đi mô vậy cà ? Chèng  đất, đi mô ? Hỏi xe zô Thành Phố mà c̣n hỏi ( lại nhái, kéo dài ra) đi mô…

Thiếu phụ T : (lầu bầu)…chửi cha không bằng nhái tiếng đó. Coi chừng ! Bến xe là chỗ mấy chự giang hồ. Tháng trước nghe đâu có đứa gái mười ba tuổi bị hiếp tới chết, xác quẳng xuống sông Hàn  đó…Khi xác lềnh bềnh nổi lên, công an kêu t́m thấy trong túi nạn nhân một cái vé xe đ̣, có đăng báo đàng hoàng …

Thiếu phụ N : Chu choa ơi! Nghe phát ớn lạnh. ( Nh́n về phía Thiếu phụ B , lưng quay ra sân khấu, tay ôm đầu)  Mà ủa, sao zậy chị ? (Bước lại, tay lay vai) Nè, chị nè…

Thiếu phụ B : (ngửng lên, ngập ngừng) Bụi bến xe vào mắt, cay cay là…

Thiếu phụ T : (khoác tay) Khóc th́ khóc chớ có sao mà chối hè ! Ai khóc được cứ khóc. Khóc cho sạch bụi! (hạ giọng) Không khóc đặng th́ bụi đầy tṛng, cực mà phải chịu…Cực nhưng  được tiếng kiên cường (cười nhạt rồi đứng dậy).

Thiếu phụ N : (ngồi sụp xuống cạnh Thiếu phụ B, cao giọng) Em đó hai chị, gặp chuyện là em vừa khóc vừa chưởi,  mà nè, chưởi  đả hơn khóc nghe…Bà già em biểu, chưởi được khóc được là tốt nhứt đó. Bà biểu, chưởi xong khóc xong là xong, hổng có để trong bụng, nhẹ ḿnh !

Thiếu phụ B : (ngượng ngập) Bụi đấy chứ, em có khóc đâu mà khóc! (Sụt sịt, thở dài rồi lẩm bẩm) …c̣n chửi th́ chửi ai bây giờ, hả giời ….

Thiếu phụ T : Lại giời…Trời chứ không phải giời !

Thiếu phụ N : Th́ cũng zậy, (nhái  giọng Trung) cũng rứa…(nhái giọng Bắc) Nhà em người Hà Nội đấy nhé…Ảnh biểu, tiếng vùng nào cũng không chuẩn. Ông Trời th́ thành ông Giời, ông Trăng hóa ra ông Giăng. Đi vô, thành đi zô. Đi ra, lại nói đi za…(cười, vui vẻ) Hồi mới gặp, ảnh biểu (nhái giọng Bắc)  tôi chẳng phải là loài giăng cuội đâu! Em kêu, nói cái chi zậy.  Ảnh giải thích, em cũng không hiểu luôn…

Thiếu phụ B : …th́ chú cuội nói dối bị đầy lên mặt Giăng đấy !

Thiếu phụ T :…mặt Trăng. Chú cuội ngồi gốc cây đa..

Thiếu phụ B : (chêm) …để trâu ăn lúa gọi cha ời ời !

Thiếu phụ N : Hay heng. Miệt em, kêu là đồ xạo. Em …thiệt dở ! Ảnh biểu (nhái giọng Bắc) , em phải bổ túc văn hóa nhé ! (Cười) Em mà bổ túc văn hóa th́ cha con nó không có cái mà ăn !

Thiếu phụ T : (xách mé) Vậy th́ đi mô kiếm ăn rồi mới tới đây ?

Thiếu phụ N : (hồn nhiên, hát ) Đi mô rồi cũng nhỡ về Hà Tịnh… Nhỡ chớ không phải nhớ nghen….Em mới bên Viên-Chan źa !

Thiếu phụ B : Việt Kiều hả ?

Thiếu phụ N : (trề môi) Xí…đâu được zậy. Tụi em bắt mánh với mấy bà người Lèo gốc Việt ḿnh làm ăn đó chị. Em giao hàng xong, về trước, để mấy người bạn ở lại mua hàng Thái chở lậu qua. Trúng th́ một vốn bốn lời, chia cho công an biên pḥng, c̣n ba…( Bất chợt thở dài sườn sượt) Con nhỏ nhà em đau, ông xă đánh điện gọi, em nóng ḷng quá phải źa liền…(Ngưng một lát) Thiệt khổ, bữa em đi, nó nóng có chút xíu hà…

Thiếu phụ T : (chặc lưỡi) Có thày có thuốc, lo chi…

Thiếu phụ B : Số mạng cả, lo cũng chẳng được !

Thiếu phụ N : ( đứng phắt lên) Th́ em cũng biết, nhưng (nhái giọng Bắc)  nhà em đoảng lắm cơ ! Đă đoảng, lại sĩ! (Thở ra) Lúc phải lo, không lo. Lúc chẳng đáng lo, lại lo. Mà đụng tới là giảng giải, phân tích bắt nhức óc, lúc nào cũng (nhái giọng Bắc)  hợp t́nh hợp lư. Hứ ! t́nh lư cái khỉ mốc, nói th́ giỏi mà đụng tới việc th́, ôi thôi…

Thiếu phụ T : (ngắt)  Sĩ là chi rứa ?

Thiếu phụ B : Là sĩ diện !

Thiếu phụ T : Sĩ diện là chi cà ?

Thiếu phụ N : ( cười ngặt nghẽo) …là khi lẽ phải cúi mặt xuống th́ lại ngảnh mặt lên. Rồi khi phải ngảnh mặt lên th́…( cười đến gập người  lại, nói không thành tiếng)

Thiếu phụ T : …th́ sao chừ ?

Thiếu phụ N : …th́ ngảnh cao tới độ không ai thấymặt. Bắt cười dễ sợ…(lại cười ngặt nghẽo)

Thiếu phụ B : ( giọng có chiều tức tưởi) Chị nói thế, người Bắc chúng em chẳng phải ai cũng  thế…

Tiếng xe lại th́nh ĺnh rần rần, rồi tiếng chửi lộn, xô xát và tiếng chân chạy th́nh thịch, tiếng c̣i công an huưt lên. Ba người đàn bà nh́n nhau. Tiếng động giảm dần…

Thiếu phụ B : Sợ nhỉ…Em chẳng thấy an ninh tí nào !

Thiếu phụ T : …Bến xe có nhân viên an ninh, lo chi rứa…

Thiếu phụ N : Xí,  ông xă em ổng biểu, khi phải lo an ninh tức là không  có an ninh. Zậy mà không phải zậy là cái nghịch lư của nhân loại…

Thiếu phụ T : Nói năng chi mô rị mọ ! Khó tới cha tui cũng không hiểu ! Chắc ổng là thành phần trí thức hỉ ?

Thiếu phụ N : (lắc)  Ảnh biểu ảnh thuộc giai cấp công nông trăm phần trăm. Thứ xịn…

Thiếu phụ B : (cười, ngắt) Ai ở miền Bắc cũng nói vậy, chị ạ !

Thiếu phụ T : Nhưng tui không miền Bắc! Sao? (nh́n Thiếu phụ N )  Cái ǵ…của nhân loại cà?

Thiếu phụ N : (trề môi)…th́ cái nghịch lư đó !

Thiếu phụ T : ( nh́n quanh, th́ thào) Thôi, chớ nói chuyện chính trị…

Thiếu phụ B :  Hôn nhân giữa anh chị là đúng chính sách lắm rồi! ( Cười, hóm hỉnh đọc lái, giọng làm vui Bắc Nam ta vốn đồng bào. Xuân này xum họp Xuân nào vui hơn .

Thiếu phụ N : (lại trề môi) Chính sách cái con …khỉ khô! Hai chị ơi, (hạ giọng, nói như hát cải lương), cũng là nhân là duyên mà ra! Buổi đầu, em bị ảnh zụ đó hai chị ! Sau, th́ em zụ lại ! (nhái giọng Bắc) Gậy ông lại đập lưng ông, hợp t́nh hợp lư là zậy !

Tiếng xe lại rần rần. Hai thiếu phụ B và T cười, nói nhưng không nghe được. Aùnh sáng hiu hắt, trời tối dần. Thiếu phụ N ghé tai vào mặt Thiếu phụ T …

Thiếu phụ N : …th́ rồi chút em sẽ kể hai chị nghe ! Chết cha, tối tới nơi !. Xe cộ điệu này coi bộ không khá! (đứng lên, bước ra, ngoái lại nói ) Em ra hỏi coi sao ! Chị coi chừng dùm đồ nghen !

Thiếu phụ B kéo túi để cạnh ḿnh, vẻ nhớn nhác. Thiếu phụ T đứng dậy, ngóng nh́n rồi bước theo Thiếu phụ N. C̣n một ḿnh, Thiếu phụ B dáng lúc một thiểu năo, lại ngồi xệp xuống. Đèn  rọi. Nhạc nhẹ d́u dặt lắng dần, mơ hồ….

Thiếu phụ B (độc thoại) : 

              Bao giờ mới có xe đây ? Giời lại tối rồi ! ( Nh́n đồng hồ, chép miệng ) Từ bao nhiêu năm nay, giời lúc nào cũng là giời chiều vàng vọt. Như  cỏ úa…( cười gượng) … như thân tôi. Lạc loài, tàn phai. Giấc mơ b́nh minh mỗi ngày một xa, tiếng gà đầu ô không ai được nghe, đến độ chẳng ai c̣n nhớ! Kể cả Mẹ ! Mẹ như rơm rạ, nằm bao nhiêu năm nay, mắt vẫn mở, nhưng vô hồn. Con gọi, mẹ, mẹ ơi. Mẹ mở mắt nh́n lên kèo, lên cột. Con lay, nh́n kèo nh́n cột làm ǵ hở mẹ. Con gọi, mẹ hăy nh́n con mẹ đây này ! Vô phương. Mẹ bất động, mắt trừng trừng giữa cái khoảng không lạnh lẽo vô tri. Mẹ ơi, cái chết hẳn cũng bất động như thế, khác chăng là không phải cậy răng đổ cháo. Không phải thay tă lót cứt đái. Phải không ? Con gào lên. Mẹ vẫn bất động, chỉ có hai giọt nước mắt, như hai giọt máu, ứa ra, lăn theo vết nhăn chảy xuống thái dương. Giời hỡi, sống không cho, chết chẳng được ! Hết thời bao cấp, cháo chẳng có, nói ǵ đến cơm. Giời thế, trách chi người ? ( Nức lên, nh́n xuống như đang nói với mẹ ) Mẹ, mẹ dậy đi mẹ! ( chợt đổi giọng, mơ màng) Mẹ c̣n nhớ chứ ? Ngày con sơ tán lên Ḥa B́nh, mẹ lẽo đẽo theo suối một ngày đuờng, vừa đi vừa khóc. Mẹ dặn, coi chừng cái bọn Thần Sấm, Con Ma, nghe tiếng máy bay là phải chúi đầu vào bụi tre, tay bịt tai, mắt nhắm lại, con nhé! Các thày các cô trong trường nửa cười nửa mếu, khuyên, bà ơi, thôi bà về đi, nhà trường sẽ lo cho các cháu. Mẹ nài «…con bé cháu nhà tôi đẻ ra sài đẹn, lớn lên lại ngu ngơ…».   Giời ơi, thế mà đến nay chỉ một chớp mắt,  giờ th́ mẹ chẳng nói lấy một câu.  Mẹ, mẹ dậy nhé. Nh́n con mẹ đây này! Mẹ bảo, sau chiến tranh, con gái mẹ vẫn không trầy trụa, thế có may không ! Vâng, phần xác th́ không trầy trụa. Nhưng c̣n phần hồn con, trong sâu kín, làm sao mẹ nh́n thấy được ? Cái phần hồn ấy mẹ ơi …

Thiếu phụ B tay ôm mặt, đầu gục xuống giữa hai gối, vai rung lên. Giữa tiếng thút thít, câu Cái phần hồn ấy mẹ ơi …văng vẳng, lập đi lập lại. Đèn từ từ sáng lên. Có tiếng nói, tiếng chân…

Thiếu phụ T : ( bước vào, giọng bực bội) Đă dặn là đừng mắc mớ đối đáp với bọn côn đồ…

Thiếu phụ N : ( chua ngoa)  Hỏng chưởi, tức thấy mồ nội. Chị biểu, cái thằng tay chống nạnh làm tàng, nó theo em, nó hỏi « đi » th́ nhiêu ? Chèng ơi, táng được một bạt tai là em táng liền…Em chưởi, nó giả lả, tay chỉ chị, miệng kêu « con nhỏ có cái mặt đẹp như Thái hậu Dương vân Nga kia, th́ trăm ngàn cũng OK »…Hứ ! tổ cha cái bọn đầu đường xó chợ …

Thiếu phụ T : (lẩm bẩm) …cái mặt đẹp, trăm ngàn…(quay nh́n Thiếu phụ B )… ủûa, sao lại khóc nữa rồi nè ? Khóc hoài zậy ?

Thiếu phụ N : ( bước lại)  Trễ xe mà, đâu có chi! Chị nè, em nóng ruột  lo con nhỏ mà cũng phải chịu zậy đó chị! Tới Thành Phố, em c̣n phải bắt xe đi An Giang nữa…Em là c̣n cực hơn mấy chị!

Thiếu phụ T : ( Tay đưa lên xuỵt xuỵt, nh́n ra, th́ thào) …tụi nó theo ḿnh ḱa ! Nó lởn vởn ngoài tê, nh́n coi…

Thiếu phụ B : ( sợ sệt, tay quệt nước mắt) Tụi nào ?

Thiếu phụ N : (tay thọc vào bọc t́m t́m) C̣n tụi nào, mấy thằng côn đồ đứng bến chứ ai !

Thiếu phụ B : Hay ta đi tŕnh công an ?

Thiếu phụ T : Cũng zậy thôi, vỏ dưa vỏ dừa đều là vỏ cả !

Thiếu phụ N : ( tay lôi khỏi bọc, ch́a ra) ..Đêm nay, hai người ngủ th́ một người thức canh chừng. Nè…

Thiếu phụ B : Ǵ vậy chị ?

Thiếu phụ N : Súng !

Thiếu phụ B : Giời ơi !

Thiếu phụ T :  Lại kêu Trời ! Súng đâu mà có zậy ?

Thiếu phụ N :  Th́ mua ở chợ chớ c̣n ở đâu khác được …Đi buôn mà không có nó là (nhái giọng Bắc)  rách việc ! (Kể lể)  Zậy mà khi em mua về nhờ ảnh dậy bắn, ảnh kêu, thôi, thời b́nh rồi. Nghe ảnh nói, ( cười cười) em ngờ ảnh xạo khi ảnh nhận xưa ảnh  là đặc công…

Thiếu phụ T : Hừ…Thời b́nh

Tiếng xe lại bất chợt rần rần, mùi xăng nhớt bốc lên. Thiếu phụ T bịt mũi, miệng thở dốc.

Thiếu phụ B : ( chạy lại, đỡ lưng) Chị làm sao thế ? Chị nằm xuống…

Thiếu phụ T : ( giọng nghẹt như ngộp thở) Mùi xăng…Cho chút nước . Nóng quá…

Thiếu phụ N   đưa chai nước, Thiếu phụ B đổ vào miệng Thiếu phụ T , tay lấy quạt phẩy gió, quay về phía Thiếu phụ N …

Thiếu phụ B  : Chị cho em cái ǵ em kê đầu cho chị ấy !

Thiếu phụ T : ( lảm nhảm la lớn) Nóng , nóng  chết mất…Lửa ở đâu mà cháy hung thế này. Chạy bay ơi, chạy cho lẹ. Lên đường nhựa trên cao kia , bay ơi !  Mạ ơi, mạ đâu  mạ ?

Tiếng la nhỏ dần. Thiếu phụ T thiếp đi. Thiếu phụ B lấy khăn dấp nước lau mặt cho Thiếu phụ T . Tiếng động cơ xe im bặt trong màn đêm buông dần xuống trong khi nhạc lại cất lên, nhẹ như tơ. Đèn tắt.

Màn 2

Nửa Đêm

Mở màn, ánh sương đêm buông mờ ảo. Hai thiếu phụ, lưng dựa vách, tay phẩy quạt, thỉnh thoảng lại đập muỗi. Tiếng dế kêu ran, lâu lâu có tiếng xe chạy vù qua.  

Thiếu phụ N : ( nh́n Thiếu phụ T nằm đằng sau ) Để bả ngủ !  Nóng có vậy mà tức thở, chắc bả bị suyễn...

Thiếu phụ B : Suyễn ? Là sao chị !

Thiêú phụ N : Th́ đàm rút lên cổ, đó...

Thiếu phụ B : À, đờm...  Thế là hen ! ( Nh́n Thiếu phụ N đang mân mê khẩu súng rulô, giọng thán phục )  Chị can đảm thật !  Em cứ thấy là em dúm người lại v́ sợ...

Thiếu phụ N : ( Cười, tay vuốt nóng súng, mặt như bị ốp )  Th́ lần đầu, ai cũng sợ !  ( đưa ṇng súng lên miệng hôn  như đóng tuồng ) Zậy mà không có là ( nhái giọng Bắc ) rách việc !

Thiếu phụ B ( ch́a tay )  Chị cho em cầm thử ! ( rón rén cầm lấy súng )  Chẳng nặng như em tưởng ( bắt chước, tay vuốt ve ṇng súng, buột miệng ) Lâu rồi... ( bất chợt khựng lại , mặt đỏ bừng)

Thiếu phụ N : ( nh́n, ḍ hỏi ) ...Chi mà lâu ?

Thiếu phụ B : ( tay trả súng, giọng ngượng ngập, nói lảng ) Chị nẫy bảo anh ấy là đặc công, th́ chồng em cũng vậy !  Chồng em nằm dưới địa đạo Củ Chi hai năm liền cho tới ngày Giải Phóng...

Thiếu phụ N : ( nhái giọng Bắc ) Nhà tôi cũng thế.  Rồi là phục viên, quay về Hà Nội.  Ảnh nói Hà Nội không như xưa...

Thiếu phụ B : Anh ấy người ở đâu ?  Hà Nội hả chị ?

Thiếu phụ N : Ờ, ảnh ở Hà Nội rồi móc nối zô Nam ( chép miệng ).   Ấy, duyên số là zậy !

Thiếu phụ B : ( cầm cây súng, mơ màng ) Vâng, duyên số cả.  Em lấy nhà em khi anh ấy có giấy gọi nhập ngũ.  Trai làng đi, đợt đó có lẽ là đợt chót, c̣n lại toàn trẻ con và dăm anh con một.  Anh ấy t́m em bảo, anh không muốn làm ma không vợ.  C̣n em, cứ nh́n quanh xem, đàn ông không c̣n th́ em cũng sẽ là ma không chồng.  Chi bằng...  Thế là cưới chạy ( tay lại mân mê ṇng súng, giọng vui lên ), rồi ngủ cũng chạy, được phút nào hay phút ấy.  Anh ấy lên đường, khóc như trẻ con, dặn « ba đảm đang nhé !»  ( bật cười, hát nho nhỏ)

                « Từ  ngày anh đi, việc nhà em, ơ à,  đảm đang a... » ( nhạc nổi lên nhè nhẹ

Chị có biết người ta hát câu sau thế nào không ?

Thiếu phụ N : ( lắc đầu ) Không, hát coi !

Thiếu phụ B :

« đẻ đứa con giai, nó giống cả làng... »

 

( Cả hai  cùng ré lên cười )

Thiếu phụ N : ( tay phát vào vai Thiếu phụ B, nói ) Miền Bắc zăn hóa thiệt !  Zưới miệt em, zọng cổ không hà !

Thiếu phụ B : ( ỏn ẻn )  Ấy, em là giáo viên cấp I đấy !  Đi sơ tán về hai năm là em được chọn đào tạo cấp tốc. Vừa xong th́ lấy chồng, may không có con ngay !  Giải phóng xong, nhà em về, may mà chỉ có chút thương tật.  Thế là chẳng « tam khoan » được, năm sau đẻ cháu.  ( Lại mơ màng ) Gớm, đẻ ra chỉ hai kí hai, bé bằng cái tí... ( nhạc ru con thoảng qua )

Thiếu phụ N : ( giọng hạ xuống ) Nói chuyện duyên số th́ trường hợp em mới kỳ, chị à!  ( ngưng lại một lát )  Ông bà già em dưới ruộng hổng ưa ǵ mấy ảnh bộ đội Bắc Kỳ.  Hai ông anh em lính Cộng Ḥa, chết hết, làm sao ông bà già thương bộ đội cho đặng...  Zậy mà...

Thiếu phụ B  nh́n, chờ đợi .

Thiếu phụ N : ...hồi đó em mười chín tuổi, tính vượt biên không à !  Rồi bửa gặp ảnh ở chợ.  Ảnh bày đồ nghề sửa xe gắn máy th́ mấy thằng « xâu chợ » trờn tới, hỏi « mày đâu tới, ai cho ngồi đây ! ».  Ảnh nói có xin phép rồi, trên công an phường.  Tụi « xâu chợ » nhẩy zô làm liền, đánh ảnh, cướp đồ nghề.  Công an tới, ảnh la « tôi là thương binh », nhưng hổng biết tại sao ảnh bị điệu zô trụ sở.  Lát sau, ảnh ra.  Tới sạp hàng em, ảnh hỏi « ...cô có biết mấy thằng cướp dụng cụ của tôi không ? »  Trời đất ơi, biết nhưng nói ra th́ làm sao em sống nổi với « xâu chợ ».  Em lắc đầu.  Ảnh ngồi gốc cây, nước mắt ứa ra, mũi sụt sịt.  Bữa sau, cũng zậy.  Tới ngày thứ ba, em biểu « ...chú nhờ mấy chú công an đi, chớ chờ làm chi ».  Ảnh lắc đầu.  Ảnh biểu hết tiền rồi, hai bữa nay không ăn uống chi.  Rồi ảnh kêu để ảnh giúp em chở hàng khi dẹp chợ, chỉ cần cho ảnh tô cơm... ( chép miệng )  Thấy mà tội !  ( mơ màng )  Đó... duyên số bắt đầu như zậy !  Cha, hồi đó ông bà già la quá xá la.  Bà già chưởi, mày con gái zầy, đi đâu rước thằng cà thọt zià.  Em kêu, ảnh bị miểng bom Mỹ.  Ông già la, c̣n hai thằng anh mày trúng đạn th́ đạn Liên Xô, Trung Quốc, sao không thấy mày thương !  ( lại chép miệng )  Thiệt, chuyện đất nước xen zô t́nh yêu, hết chỗ nói...  Khi em kêu, ba nè, ḥa hợp ḥa giải hết cho rồi, ổng quát, con đĩ thúi, mày mà c̣n léng phéng th́ ra khỏi nhà tao, nghe chưa !  Lúc đó, em bén hơi ảnh rồi... ( mơ màng )  Ảnh lên công an quận, nói sao hổng biết mà tuần lễ sau công an chợ mang trả đồ nghề.  Rồi ảnh sửa xe cặp kè bên sạp hàng em, tuần lễ bảy ngày, sáng từ sáu giờ tới tối.  Ảnh lại có zăn hóa, chỉ em thơ Tố Hữu... Nè, chị biết thơ nè không ( nhái giọng Bắc ngâm )

« Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lư chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim »

Thiếu phụ N bật cười sằng sặc.

Thiếu phụ B : Sao chị lại cười !  Thơ hay đấy chứ...  Hồi em đi học, đứa nào không thuộc là kiểm điểm thành phần liền !

Thiếu phụ N : ( lại cười )  Hổng phải thơ zở !  ( bụm miệng, nhái giọng Bắc ) Nhà tôi ảnh ấy tinh quái lắm cơ, ảnh sửa :

 ... giường tôi, em chẳng cần chăn chiếu

     bấu vào lưng khi rộn tiếng chim.

Thiếu phụ B khúc khích. Bỗng có tiếng chân, tiếng đàn ông  cười hô hố kèm vào tiếng ca cải lương.

Thiếu phụ N : Chắc mấy thằng mắc dịch !

Thiếu phụ B : ( luống cuống ) Làm sao bây giờ ?

Thiếu phụ N : ( gằn giọng ) Chiếu đèn pin zô đây !

Đèn pin chiếu vào, Thiếu phụ N tay cầm súng giơ lên.

Thiếu phụ N : ( quát )  Thằng nào lạng quạng, tao bắn bỏ !

Có tiếng chửi, tiếng chân, tiếng đàn ông « ...mấy đứa gới ni  bà chằng thiệt ! ».  Tiếng cười, rồi tiếng ca cải lương xa dần.

Thiếu phụ B : ( thở ra ) Chắc họ đi rồi !

 Th́nh ĺnh có tiếng xe, tiếng máy nổ.  Thiếu phụ T bỗng nhổm lên.

Thiếu phụ T : Ngộp quá.  Mùi xăng...  cho miếng nước !

Thiếu phụ B cầm chai nước lại ngồi xuống.  Thiếu phụ N quay nh́n.

Thiếu phụ T : Ngộp ( uống ừng ực )  Nóng quá.  Cháy ( mê hoảng ), coi cà, cháy...  chạy đi tụi bay.  Lên đường cái.  Cái lưng tau xót quá, trời ơi...  chạy ( kḥ khè thở ).

Thiếu phụ B : Sao thế này ( giọng hốt hoảng )  Này... này …

Thiếu phụ N lấy khăn, đổ nước vào, chạy lại lau mặt Thiếu phụ T.

Thiếu phụ N : Cởi áo !  Lau lưng cho bả...  Trời đất...

Thiếu phụ T : ( gào ) Mạ ơi, mạ...  Con đau quá mạ ơi !  Ông trời xập xuống, trốn đâu hở mạ...

Thiếu phụ B xốc Thiếu phụ T.  Cởi áo.  Thiếu phụ N cầm khăn ướt, tay rọi đèn pin vào lưng, hét lên kinh hoảng.

Thiếu phụ N : Trời đất ơi, sao vầy nè ( tắt đèn pin ) !

Thiếu phụ B : Sao, sao thế...  Bật đèn lên chị.

Thiếu phụ N : Thôi... ( ngập ngừng ).  Hổng cần. ( Ngồi xuống, tay lấy khăn thấm nước xoa nhẹ vào lưng Thiếu phụ T, nói một ḿnh ) Cái mặt đẹp zậy mà...

Thiếu phụ B : ...Chị nói ǵ ?

Thiếu phụ N đỡ cho Thiếu phụ T nằm xuống, ngẩn ngơ.

Thiếu phụ N : ...zậy mà ( tay bụm lấy mặt ), thấy ghê...

Thiếu phụ B : Em không hiểu ?

Im lặng.  Đèn tắt dần.  Khi  đèn từ từ sáng  lên, Thiếu phụ T đang ngồi dậy, tay cài lại khuy áo.

Thiếu phụ T : ( ngượng ngập, tay với ra sau lưng ) Ủa, sao ướt quá vậy ?

Thiếu phụ B : Chị mê hoảng kêu nóng, chúng em phải lấy nước dấp vào ḿnh chị !

Thiếu phụ T : Chừ thấy cái lưng tui rồi hỉ !

Thiếu phụ B lắc đầu.

Thiếu phụ T : Thấy có ghê không ?  ( giọng lạc đi )  Bom xăng hồi mặt trận Quảng Trị đấy !  ( tay đưa lên trời, mặt nhăn nhúm )  Máy bay nó thả xuống, vừa nghe bom nổ th́ lửa đă bắt vào ḿnh...  ( im lặng )  Tụi tui mấy đứa nít vừa chạy vừa cởi quần cởi áo.  Vừa chạy vừa nghe thịt da ḿnh cháy xèo xèo.  Có đứa chết liền, người như cây đuốc, lăn lông lốc.  Có đứa nhào xuống mương, gặp nước, lửa lại cháy hung hơn...  Phỏng cấp ba là như tui, bị cái lưng, chết không chết được, nhưng...  ai thấy cũng ghê, c̣n ghê hơn cùi hủi. ( nghẹn giọng )  Vậy là sống kể như chết...  Chuyện chồng con, bỏ !  Nếu như... ( ngập ngừng )

Thiếu phụ N : Nếu như sao, chị ?

Thiếu phụ T : Nếu như chuyến này vô Thành Phố mà không xong.  Con nhỏ có h́nh trên báo Times đó, hồi đó nó chạy trước, tui chạy sau.  Nó quăng quần áo, trần truồng chạy, có ông phóng viên chụp h́nh.  Bức h́nh vậy mà cứu nó.  Tụi Mỹ đưa nó qua làm giải phẫu thẩm mỹ, mất cả trăm ngàn đô.  Nó viết thư cho tui, nói nó hiện liên lạc với Cao Ủy Liên Hiệp quốc, xin chữa chạy cho mấy đứa cũng bị phỏng bom như nó.  Rồi nó xúi tui vô Thành Phố xin gặp mấy người trong Cao Ủy... ( đập tay vào cái xách ) với hồ sơ bệnh lư đầy đủ.  Mấy ông bác sĩ ḿnh ghi, hễ bị xúc động là tui nghẹt thở, và rồi không biết tại sao cứ ngửi ... mùi xăng dầu là tui lại thấy cái lưng tui nó rát bỏng...  Các ổng kêu là tâm thần...  Thây kệ, tui th́ tui đau thiệt, tâm thần chi mà tâm thần.  ( Cao giọng )  Lần này, tui vô Thành Phố là lần thứ hai đó !  Hổng có ǵ, ai gọi vô !  Chắc được ( cười...)  Tui hỏi nhỏ bạn, nó kêu giải phẫu thẩm mỹ, cấy da lại th́ cái lưng mười phần bớt bảy.  ( Chép miệng ) Vậy là quá mừng rồi.  Cấy da xong, nó cũng chồng con như  ai. Hên được như nó, ( hít hà )  chắc rồi tui cũng chồng con b́nh thường chớ  hỉ ?

Thiếu phụ N : Chắc trăm phần trăm.  Chị đẹp zầy, em đàn bà mà c̣n ưng !

Thiếu phụ B : Ấy, đi Mỹ giải phẫu lắm khi lại lấy chồng ngoại quốc không chừng !  Trong nước, chồng con cũng khổ ( thở dài...)  Như cái thân em đây này !  ( tay lại quệt nước mắt ).

Thiếu phụ T : Bởi vậy mới khóc hoài, hỉ ?

Thiếu phụ B : Các chị bảo, lấy chồng chưa được mười ngày th́ chồng đi Nam.  Tháng sau, nhận được dăm chữ, em yêu, ( cười nhạt ) trên đường ṃn mang tên Bác ( giọng giễu cợt ), anh thề sẽ lập chiến công để dâng lên t́nh yêu lứa đôi của chúng ḿnh...  Khỉ thế !  Rồi bặt sáu tháng.  Lại nhận được thư, nhưng không biết từ đâu, chỉ kể, tinh thần anh vững, anh tin ngày chiến thắng chẳng c̣n bao xa.  Ba năm sau, em được biết là anh ấy ở địa đạo Củ Chi...  Anh ấy về, chân khập khiễng.  Hỏi ra, chẳng phải bom Mỹ, ḿn Mỹ mà là chông của du kích ḿnh chưa kịp gỡ ( cười mũi ).  Thôi, cứ về là may rồi.  Thế là vợ chồng xoắn xít lấy nhau cả tháng.  Đùng một cái, mẹ em bị tai biến mạch máu năo.  Mẹ nằm đấy, mắt cứ trừng trừng mở, nhắm không được, ăn phải đổ cho ăn, ỉa cũng phải tă lót như trẻ sơ sinh.  ( Im lặng, giọng lạc đi, như nói một ḿnh )  Đă thế, em lại chửa con cháu.  Nhà ba miệng ăn, tiền trợ cấp phục viên với lại lương giáo viên cấp I  ăn chỉ mươi ngày là cạn.  Anh ấy lên xin việc.  Ông chủ tịch xă bảo, đất nước ta c̣n nghèo, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo.  Anh ấy đáp rau không, cháo cũng không, ăn ǵ ?  Ông chủ tịch bảo ăn xin.  Nhưng lên Hà Nội, không ai biết ai.  Vả lại ở trong làng th́ xin cũng chẳng ai có mà cho.  Thế là nhà em ra đi, chẳng để ăn xin, nhưng hy vọng là chỗ xă hội thương binh t́m cho công việc.  Đấy, hai chị xem...

Thiếu phụ T : ( chặc lưỡi ) Chắc rồi cũng xong, Hà Nội là thành phố  lớn mà...

Thiếu phụ B : ( xua tay )  Không chị ơi !  Giúi cho tí tiền, anh ấy lên nhà một ông chú họ.  Ba tháng sau, lại ṃ về, xơ xác, nh́n thân tàn ma dại...  Em chửa vượt bụng, mẹ em vẫn nằm đấy, lại vẫn phải đi dậy học.  Anh ấy nói, muốn sống chỉ có một cách là vào Sài G̣n.  Nay anh ấy học được nghề sửa mô-tơ, mà Hà Nội th́ chỉ có độ vài chục chiếc xe gắn máy, c̣n ngoài ra toàn là xe đạp.  Em xin anh ấy ở cho đến khi em sinh cháu, đỡ đần cho em chứ chửa đẻ một thân một ḿnh, lại c̣n mẹ em nằm đó, làm sao em đương nổi.  Cháu được hai tháng, anh ấy đi làm gạch, bảo  có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo.  Đâu được thêm đến nửa năm th́ chỗ nào cũng làm gạch, bán không được, thế là từ cơm sang cháo, rồi cháo sang nước lă.  Nhà em phải đi.  Anh ấy vào Thành Phố ở nhà bà d́ họ, thư về.  Rồi bẵng đi đến nửa năm, chẳng tin tức ǵ.  ( Ôm mặt khóc rấm rứt, lát sau nghẹn ngào tiếp )  Thế là em một thân nuôi mẹ nuôi con...  Nói th́ tội, có lúc em chỉ cầu cho mẹ em yên ổn về với các cụ.  Nhưng giời hành, không cho sống mà cũng chẳng cho chết, các chị ạ !  Hai tháng trước th́ mẹ em đi, ( lại khóc rấm rứt )  chôn cất xong, đợi cúng bốn chín ngày rồi em nay mới vào Thành Phố đi t́m anh ấy...

Thiếu phụ N : ( chặc lưỡi )  Thiệt t́nh...  Em thấy chị vô Thành Phố t́m ảnh rồi đừng ra nữa.  Khổ zậy đủ rồi !

Thiếu phụ T : ( thở dài )  Chồng con thế cũng là nợ nần nhau... ( nh́n Thiếu phụ N, tay đập vai )  Chỉ có em là hên !  Xuông xẻ...

Thiếu phụ N : ( trề môi )  Ǵ mà xuông xẻ !  Năy em kể, em ( nhái giọng Bắc ) bén hơi  nhà em, nhưng ông bà già đuổi.  Bữa đó, em không dọn hàng về.  Ảnh hỏi ( lại nhái giọng Bắc ) sao hôm nay lạ thế.  Em khóc, biểu bây giờ nhà đâu mà về.  Thế là... em về nhà ảnh.  Trời đất ơi, em sợ, đêm đầu nằm co chân lên bụng.  Ảnh cũng chịu, để yên.  Đêm thứ hai, ảnh x́ nẹt, ( lại nhái giọng Bắc ) kêu « phi ân ái bất thành phu phụ ».  Em nghe, hỏi ảnh nói chi đó... ( cười, mơ màng ).  Ảnh hổng giải thích, áp tới, vậy là xong...

Thiếu phụ T : ( thè lưỡi, liếm liếm )  ...là xong làm sao ?

Thiếu phụ N : ( lại cười ) ...là thành phu phụ chứ sao !  Nhưng gần năm, hổng chửa đẻ ǵ được.  Mà hổng được, th́ không đưa ông già bà già vào cái thế « đặng chẳng đừng », phải chịu rể Bắc !  Đó, hai chị coi, ông trời ông cho cái này, lấy cái kia.  Tụi em đi coi bác sĩ, ổng  chẩn rồi phán, hổng biết ai là thủ phạm, nhưng cứ thử nữa coi.  Trời đất, ổng khỏi lo, thử tới thử lui, hổng cần thúc ( cười ). Rồi em đi hết chùa này tới chùa kia, cúng vái lung tung, vô tới Thất Sơn đảnh lễ mà cầu một đứa con không được đó hai chị !

Thiếu phụ T : ( lấy quạt phe phẩy, tay chỉ lên trời )  Thôi, cho sao được vậy !

Thiếu phụ B : ( giọng ngạc nhiên)  Hồi năy em lại tưởng chị nóng ruột về v́ cháu nó bị ốm cơ mà !

Thiếu phụ N : ( cười, nhái giọng Bắc )  ...con nuôi em đấy chị !

Thiếu phụ T : Con nuôi ?

Thiếu phụ N : Không đẻ bộ không nuôi được sao !  Mà thiệt, con nhỏ cũng có  máu mủ với ảnh.  Ảnh kể em là có một người anh mới chết năm trước, chị dâu ảnh ( nhái giọng Bắc ) « lỡ bước sang ngang » thêm một lần, bên nhà chồng lại rẻ rúng con chị.  Ảnh nói, em ưng th́ ảnh về Bắc xin nó làm con nuôi...  Hồi đầu, em suy nghĩ lung lắm.  Ảnh dụ ( nhái giọng Bắc ) « con người chỉ nối ḿnh vào được tương lai qua hai cách, t́nh yêu và truyền giống ».  Con nhỏ, là giống nhà ảnh mà t́nh yêu là em đó.  Em ưng, ảnh về rồi hai tuần sau, ôm con nhỏ vô Nam... ( mơ màng )

Nhạc d́u dặt cất lên.  Có tiếng cú rúc từng chập vẳng lại.  Thiếu phụ N lui dần vào góc, miệng  ngáp, tay đưa lên che.

Thiếu phụ N : ( uể oải ) Em ngủ một chập nghen.  Bữa qua từ Viên-Chan về đă đi suốt một ngày đường !

Màn hạ dần trong tiếng nhạc dặt d́u.

Màn 3

Về Sáng

Ánh đêm tan dần, trời màu sữa chuyển sang hồng nhạt và đâu đây đă văng vẳng tiếng người. Lâu lâu, có tiếng chó sủa từ xa vọng lại. Hai người đàn bà vẫn ngồi, im lặng, xa vắng. Thiếu phụ T đứng lên, đi vài bước

Thiếu phụ T : ( nh́n Thiếu phụ B )  Thôi, chị đi ngủ chút đi !  Tui canh chừng được rồi.

Thiếu phụ B ngồi bó gối, mắt nh́n vô hồn vào màn đêm đang dần sáng, khe khẽ lắc đầu.

Thiếu phụ T : Vô Thành Phố, địa chỉ ảnh ở vùng mô ?

Thiếu phụ B : ( im lặng, lát sau, nói như thở dài ) Em đến nhà bà d́, hỏi may ra...  Nhà em gần năm nay chẳng tin tức ǵ.  Năm ngoái về làng, anh ấy nh́n con, nh́n em, nh́n mẹ em rồi bảo để anh ấy bế con vào Nam.  Chôn bà cụ rồi em hẵng vào.  Nếu giả anh ấy có dịp vượt biên ( th́ thào ), anh ấy sẽ tin cho em rồi kiếm cách toàn tụ sau ( thở dài ).  C̣n như không, th́ cứ coi như bố con anh ấy chết sông chết biển, chết đường chết chợ. ( Nức lên )  Chị bảo, ngày nào em cũng chờ.  Chờ tin người sống, rồi nh́n mẹ em bất động, chờ tin người chết...  Một tối, em buột mồm, bảo mẹ em « ...bà đẻ con ra thế này th́ thà là bóp mũi cho con chết nghẹt đi c̣n hơn ! »  Em không ngờ lúc đó mẹ em tỉnh táo.  Mẹ vẫn trơ trơ bất động, chỉ có nước mắt ứa ra xối xả. Mẹ em dẫu muốn cũng chẳng làm sao chết đi được ! (Thiếu phụ B nghiến răng )  Em hỏi mẹ em, mẹ ơi, sống thế này không gọi là sống được, nếu mẹ muốn theo về với các cụ, mẹ chớp mắt ba lần cho con biết.  Em nh́n, mẹ em vẫn trơ trơ, chỉ có nước mắt chảy ra, ướt đẫm gối. ( Im lặng một lúc lâu )  Hôm sau đổ cháo cho mẹ, mẹ em chớp mắt.  Chớp đúng ba lần.  Em lại nhắc lại, có thật mẹ muốn theo về với các cụ dưới suối vàng không.  Mẹ em chớp mắt, cũng đúng ba lần.  Giời ơi, lúc ấy em mới hoảng lên.  Em rụng rời, em lạy mẹ em, em kêu, mẹ định bỏ con đi thật à ?  Mẹ em lại chớp mắt, vẫn ba lần.  Đường trước mặt, xa vời vợi, mẹ bỏ con, mẹ bỏ con sao ? ( Thiếu phụ B gào )  Mẹ vẫn chớp mắt, vẫn cứ ba lần một, như thôi thúc.  Em lấy cái gối, em nhấn vào mặt mẹ em, em nằm đè lên mẹ em rồi em kêu Ma gọi Quỉ, em chửi Thánh chửi Thần, cứ thế… cho đến lúc em tỉnh dậy khi gà gáy sáng. ( Thiếu phụ B lả người xuống ).

Thiếu phụ N : ( nghe tiếng gào, choàng dậy )  Có chuyện chi vậy ?  ( nh́n Thiếu phụ B nằm gục xuống đất )  Ủa, chị bịnh hả ?

Thiếu phụ T  tay ôm đầu, lắc, không nói ǵ, rồi lại gật gật .

Thiếu phụ N : ( thọc tay vào túi )  Để em thoa dầu cù là cho !  ( ngồi xuống cạnh Thiếu phụ B, thoa dầu )  Chút xíu là hết à, ráng ngủ đi !  ( nh́n đồng hồ, quay sang Thiếu phụ T ) ...Lơ xe hồi năy nói chừng năm giờ là có chuyến về Thành Phố.  Em ngủ thêm chút xíu nghen chị !

Đèn tắt.  Tiếng nhạc nhẹ.  Một lúc, đèn rọi vào Thiếu phụ T, người dựa vào vách.  Sóng biển vẳng lại ŕ rào.  Tiếng hát, rất mơ hồ, « ngày mai anh đi, biển nhớ tên anh gọi về...»



Thiếu phụ T ( độc thoại ) :  Ngày mai… (  buột miệng hát nhỏ )

«…ngày mai anh đi, thành phố mắt đêm đèn vàng, nửa bóng xuân qua ngập hờn, nghe ngoài trời giăng mây tuôn...  Ngày mai anh đi, biển nhớ anh quay về nguồn...»

 ( Bất thần ngưng hát, môi mím lại, gằn giọng )  Thôi, nhớ với thương...  Đi, đi luôn đi !  Đi khỏi, đi như chưa từng bao giờ anh tới Cửa Đại, miệng ngậm điếu thuốc, mắt nh́n ra khơi, thỉnh thoảng lại ngước lên, rồi cúi xuống loay hoay viết...  Em hỏi « ...viết chi rứa ? » anh biểu « ... phóng sự về những năm mở cửa cho du lịch » ... « Anh viết cho báo nào ?  Nhân Dân ? »  Anh lắc « ...cho Sài G̣n giải phóng ! ».  Rồi trưa nào anh cũng vô quán, ngồi đúng một chỗ. Tới hết một tuần lễ, em hiểu, chẳng phải chỉ có tiếng biển gọi và băi cát chạy tới cuối mắt như anh nói.  Anh nh́n vào mắt em, anh th́ thào, qua mắt em, anh thấy từ trời cao đất rộng cho đến những hạt bụi li ti chốn trần ai thoáng biến thoáng hiện.  Em hiểu đó là một lời tỏ t́nh.  Em quên hết, quên cả thân phận ḿnh.  Lần đầu, em cảm thấy đời sống có mặt ở mọi nơi, từ những cánh dừa thấp thoáng bóng nắng tinh mơ cho tới những con dă tràng lăng quăng trên những đụn cát ẩm.  Và em yêu.  Yêu từ con sóng bạc đầu.  Yêu cho đến ánh dương nhuộm chân trời hoàng hôn nơi biển xa, xa tít tắp.  Ngồi bên anh, em nín thinh, để sóng vật vờ ru em dưới ánh trăng non lúc đêm về.  Anh hôn em.  Hôn miệt mài tựa thuở bắt đầu có trời có đất, vô cùng, vô tận.  Anh áp tay em lên mặt, th́ thầm những lời của chim t́m tổ.  Anh lần vào ngực, mở nút áo, hít hà hương con gái, cắn nhẹ, nhay răng lên hơi thở trái tim trinh nữ phập phồng...  Rồi anh quàng tay... Thế là em quên, quên hết, quên rằng cái cảm giác bàn tay anh trên tấm lưng em không thể b́nh thường.  Anh hoảng hốt.  Anh hỏi.  Em cắn răng, đáp, bom xăng đó...  Anh quay người em lại, kéo áo.  Sau đó, em chỉ c̣n nghe tiếng chân anh trên băi cát nhạt nḥa ánh trăng bạc bẽo.  Tiếng chân xa dần, xa dần.  Và lặng đi trong tiếng sóng vỗ bờ ́ ầm khôn nguôi.  Bấy giờ em hiểu, người ta muốn cũng không yêu được một tấm lưng da dẻ cháy sạm nhăn nhíu những vết thương đau.  Em đứng lên, tay quệt nước mắt, nhủ ḿnh, từ nay mi không được khóc.  Mi không có quyền sống thời mi có quyền chết.  Biển trước mặt, cứ hướng biển mà đi, đi cho xa.  Em để chân xuống nước, cắn răng, bước...  Hụt chân, em vùng vẫy, bụm hơi, đầu lao xuống cho thật sâu trong ḷng biển mặn chát.  Lúc đó, em không c̣n nghe tiếng sóng.  Và rồi nước bỗng mênh mang xanh biếc, và im lặng chẳng có lấy một lời.  Cho đến khi em tỉnh dậy.  Trời hỡi, em lại tỉnh, người ta bu quanh.  Sóng đánh em dạt lại vô bờ, dẫu em chỉ muốn trôi xa... ( miệng bỗng kêu ừng ực như sắp nghẹt thở )

Thiếu phụ N : ( choàng dậy ) ...Ḱa chị, lại bị nữa hả ?  ( với chai nước, xốc Thiếu phụ T lên cho uống )  Uống miếng nước cho mát cổ nè !

Thiếu phụ T  uống xong, thở kḥ khè một lát.  Thiếu phụ N đứng lên nh́n Thiếu phụ B vẫn nằm, ra đứng nh́n lên trời rồi quay vào.


Thiếu phụ N : ( nh́n Thiếu phụ T )  C̣n chừng hai giờ nữa là có xe đó chị.  Chị zô, lần này chắc thế nào cũng đi Mỹ giải phẫu thẩm mỹ nghen !  Bom xăng là bom nó, nó phải chịu trách nhiệm chớ !  Rồi biết đâu chị lại chẳng định cư bển...  ( giọng thèm thuồng )  Tụi em th́ tính khác rồi, hổng vượt biện nữa.  Ảnh thiệt là hay, chị à.  Tự học thôi mà máy chi ảnh sửa cũng được.  Máy xe Honda, xe Dream.  Cả mô-tơ thuyền đuôi tôm hai lốc, ba lốc.  Rồi máy bơm nước Toyota.  Ảnh biểu, giả như không có chiến tranh chắc ảnh học kỹ sư cơ khí đó chị...  ( chép miệng )  Thôi, giờ th́ hổng cần.  ( Nh́n trời đêm )  Em buôn thêm hai chuyến, đủ tiền mở cái xưởng cho ảnh.  Có hai năm mà ảnh có uy tín, máy móc ǵ hư cũng tới « cầu » thầy đó.  Tháng trước, tụi em mua được mảnh đất ngay bờ sông Hậu để chỗ làm xưởng.  Ảnh đặt tên « Xưởng cơ khí Tương Lai », chị nghe được hổng chị ?  ( nh́n Thiếu phụ T gục gặc, tiếp ). Ảnh kêu ( nhái giọng Bắc ) phải đào tạo đội ngũ thợ phụ.  Xă hội chủ nghĩa là cơ khí thứ thiệt.  ( Cười ) Chị nghe có ngon không ?  Thiệt, lấy được một người đàn ông không đi nhậu, có lư tưởng, th́ Bắc kỳ cũng có sao !  ( lại cười, giọng tự măn )  Mà ảnh cũng biết ( nhái giọng Bắc ) « tiếp thu và thích ứng » lắm nghen !  Con nhỏ cháu nhận về nuôi tên thật là Ngọc, ảnh kêu ở Hậu Giang, gọi nó là Ngà nghe cho có ( nhái giọng Bắc ) « chất miền Nam »... ( mơ màng )  Hai cha con quấn quít nhau, em đi buôn xa cũng bớt lo. ( Giọng lại âu lo )  Nhưng không hiểu sao ảnh đánh điện kêu con ốm, kỳ thiệt !

Thiếu phụ T : ( chặc lưỡi )  Lo rứa chỉ mệt ! Có tiền là có thầy, có thuốc. Chỉ sợ không có tiền thôi !

Thiếu phụ N : ( chép miệng )  Em sợ là mấy chả ở sở Y Tế chữa ẩu !  Em có kêu ảnh, hết bao cấp rồi, bịnh là cho tới mấy ông bác sĩ thời ngụy, đỡ « rách việc »... ( tay mở bóp, lôi ra một tấm ảnh... )

Thiếu phụ B không biết từ lúc nào đă lồm cồm ngồi, năy giờ im lặng nghe, tự nhiên cứ nhấp nhổm.

Thiếu phụ B : Chị xem ảnh cháu ?

Thiếu phụ N : ( gật đầu )  Tấm này mới chụp tháng trước, ngày sanh nhựt nó đó.  ( tay đưa cho Thiếu phụ T )  Tóc thắt nơ nè, ( lại nhái giọng Bắc ) Chị xem có « oách »  không !

Thiếu phụ T : ( xem ảnh )  Chụp bóng mầu ngộ hỉ !

Thiếu phụ B tḥ tay, chụp lấy bức ảnh, chăm chăm nh́n, rồi cắn răng lại, nước mắt ứa ra.  Thiếu phụ N nh́n, vẻ ngạc nhiên.  Thiếu phụ B ngửng lên.

Thiếu phụ B : ( giọng nghẹn ngào )  ...Đẹp, đẹp quá !

Nước mắt ṛng ṛng, Thiếu phụ B ghé mắt sát vào tấm ảnh.

Thiếu phụ N : Coi chừng ướt ảnh của em.  Sao lại khóc zậy ?

Thiếu phụ B : ( ngập ngừng )  Em nhớ đến con em !

Thiếu phụ N : ( cười x̣a )  Th́ chút lên xe, zô tới Thành Phố chiều nay là chị gặp ảnh với cháu, tha hồ ( nhái giọng Bắc« vui ngày đoàn viên »...  Mà nè, chị biểu ông xă chị cũng biết mô-tơ, không chừng xuống chỗ em hợp tác với ông chồng em mà hay nghen !  Nè, em để địa chỉ cho chị !  ( tay lấy bút, hí hoáy viết ) .

Thiếu phụ T : ( giọng thông cảm )  Vô nhà bà d́ hỏi, chắc là t́m không khó lắm đâu...

Thiếu phụ B : Dạ, dạ...

Tiếng c̣i xe.  Trời rạng dần.  Thiếu phụ N đưa chọ Thiếu phụ B tờ giấy ghi địa chỉ, Thiếu phụ B trả Thiếu phụ N tấm ảnh.

Thiếu phụ B : ( buột miệng )  Giá mà biết vậy... ( ngưng bặt ).

Thiếu phụ T : ( ḍ hỏi )  Biết vậy...

Thiếu phụ B : ( quay mặt )  Nhưng thế cũng may...

Thiếu phụ N : ( cười )  Ờ, nói chuyện may cho lên tinh thần nghen !  Ảnh lâu lâu leo lên giường, ḥ :

 « Đèo cao, ḥ zô, th́ mặc đèo cao, ḥ zô ta. Tinh thần chiến sĩ, ḥ zô, c̣n cao hơn đèo... »

rồi, như con nít, đ̣i bú tí ( cười ngặt nghẽo )...

Thiếu phụ T : ( quay mặt, tay để lên ngực, sợ sệt ) Cái chi mà may...

Thiếu phụ B : Sống, chị ạ.  Sống được là may !

Thiếu phụ T : lành lặn, lại càng may ( nh́n thiếu phụ N ). Rồi chồng con đàng hoàng, th́ là phép lạ...

Thiếu phụ N : Đúng đó hai chị.  Mỗi một sáng, khi thức giấc, em đều như thấy phép lạ.  Ngay khi ở cái bến xe này, cũng zậy !

Thiếu phụ B : Cám ơn chị...

Thiếu phụ N : Sao lại cám ơn em ?  Em có làm được chi đâu ?

Thiếu phụ B : Phép lạ, có chứ !

Thiếu phụ T : Giải phẫu thẩm mỹ là một phép lạ !

Thiếu phụ B : Xưởng cơ khí Tương Lai cũng thế !  Mong sao cho thành…

Thiếu phụ N : ( vui vẻ )  Chắc ăn, trăm phần trăm.  ( Oăng oẳng hát giọng Bắc

« Cuộc đời vẫn đẹp sao.  T́nh yêu vẫn đẹp sao.  Dù đạn bom man rợ thét gào, dù thân thể triền miên mang đầy thương tích... »

Tiếng xe rần rần, tiếng thắng xe nghiến ken két. Xe ngừng, vẫn để động cơ nổ,  rồi tiếng lơ xe gọi « ...xe vào Thành Phố, khởi hành trong mười phút nữa, bà con lên xe... »

Thiếu phụ N : ( đứng dậy, tay sách nách mang )  Đi, mấy chị ! Lên trước, t́m chỗ cạnh cửa sổ ( tất tả đi ra ).

Thiếu phụ T : ( cũng đứng dậy ) Bi chừ đi, tới giờ rồi !

Thiếu phụ B vẫn ngồi bất động.

Thiếu phụ T : ( nh́n, ngỡ ngàng ) Đi chớ !

Thiếu phụ B : ( lắc đầu, giọng vô hồn )  Thế là không vượt biên đi đâu cả.  Cả hai sống, như vậy, lạy trời lạy đất, là phép lạ. Chẳng lẽ vào mà phá…

Thiếu phụ T : ( kéo Thiếu phụ B ) Đi thôi !  Không, lỡ xe nữa !

Thiếu phụ B : ( từ tốn gỡ tay Thiếu phụ T )  Chị đi đi !  Em th́ lỡ măi rồi.  Lỡ cả một chuyến đời, xá ǵ một chuyến xe, hở chị !

Thiếu phụ T chậm răi đi, nhưng ngoái đầu  lại, buồn rầu nh́n. Thiếu phụ B lại ngồi xuống, bất động,  rồi nhạt nhoà dần như một giấc mơ đành đoạn. Tiếng lơ xe, rồi tiếng xe đ̣ chuyển bánh.  Tiếng saxo  chơi  một đoạn Biển Nhớ cất lên thê lương, rồi lắng xuống, im bặt…

Màn hạ