ThiPhongDangTrongThiPhongDangNgoai

Thi phong Đàng Trong, thi phong Đàng Ngoài: trao đổi với Hai Trầu và Trần Phù Thế

Tạp văn này trích từ  ‘’ Thăm hỏi nhà thơ Trần Phù Thế ‘’ của Hai Trầu (HT) (http://damau.org/archives/17918#comment-7550), tức nhà văn Lương Thư Trung, trong đó qua tṛ chuyện với Trần Phù Thế (TPT), ông  trả lời một thắc mắc  về Thơ Đàng Trong tôi nêu với ông  cách đây ba năm.  Vấn đề chúng tôi thảo luận  có lẽ c̣n là một vấn đề ‘’ mở ’’, và v́ thế, tôi xin chép lại đễ chia sẻ với bạn. Đoạn 1, là hỏi đáp giữa HT và TPT. Đoạn 2, phản ứng của tôi, và đoạn 3, hồi đáp của HT và TPT. Vui, cho vui mà!

1

TPT:

Thưa anh,

Tiếng địa phưong miền Nam từ trước tới nay có rất nhiều nhà văn sử dụng như Hồ Biểu Chánh, Vương Hồng Sển, B́nh Nguyên Lộc, Lê Xuyên … Nhưng về thơ th́ tôi biết có cụ Đồ Chiểu. Trong khi đó, sau năm 1975 trong nước không ai thấy bóng dáng những đặc ngữ miền Nam đâu. Nhất là trên báo chí, sách vở, đều sử dụng rặt ṛng từ miền Bắc cả  văn lẫn thơ. Sau nhiều năm tôi không cầm bút. Vào năm 1992, tôi và gia đ́nh định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1998 tôi bắt đầu viết lại. May quá,  tôi đă bắt gặp hai cây viết đồng hành đưa đặc ngữ miền Nam vào thơ. Đó là hai nhà thơ Đạm Thạch và Phương Triều. Cả hai nhà thơ đều sử dụng một cách tài t́nh đặc ngữ Phương Nam theo cách riêng của ḿnh. Anh cũng biết, ngôn ngữ miền Nam nhất là những phương ngữ khi đưa vào thơ rất khó. Không khéo sẽ làm hỏng cả bài thơ, mà c̣n làm tṛ cười cho người đọc. Có người quan niệm những phương ngữ miền Nam không thể đưa vào thơ được. Tôi muốn chứng minh quan niệm đó không đúng. Bởi lẽ, những phương ngữ miền Nam đă ăn sâu vào máu thịt, vào thói quen nếp sống hàng ngày của người miền Nam. Khi sử dụng là tự nhiên những từ đặc ngữ Phương Nam tự nó sẽ nhuần nhuyễn như cơm ăn và nước uống vậy.

HT:

Rất cảm ơn anh đă giải thích cặn kẽ về cách dùng rặt các chữ địa phương miền Tây Nam Phần trong thơ của anh, và tôi nghĩ đây cũng là câu giải đáp xin được gởi đến nhà văn Nam Dao, có lần đă hỏi tôi về điểm này, mà tôi đành chịu chết :

“Tui nhân đây hỏi anh Hai một câu nghen: văn phong Nam Bộ rơ là đặc biệt, văn xuôi thiệt hay (nếu hay), nhưng sao hổng thấy ai làm thơ với văn phong đó hà (trừ cụ Đồ Chiểu xa xưa)? Cứ thơ th́ rặt giọng Bắc, cả người miền Trung cũng giọng Bắc, nghe hoài bắt ớn, anh Hai à!”(Nam Dao, Thư hồi âm Hai Trầu, tháng 7-2007)

(Ở đây xin được mở một dấu ngoặc đơn là, thưa cùng nhà văn Nam Dao, bấy lâu nay tui có cảm tưởng như mắc ông anh một món nợ mà chưa trả được; và nay nhờ có anh Trần Phù Thế giúp trả lời ông anh câu hỏi khó mà tui chịu trận hơn ba năm qua rồi; vậy là tui với ông anh huề nhe, hổng thiếu đủ ǵ nữa nhe ông anh !)

 

2

K/g quí anh Hai Trầu và Trần Phù Thế

Anh Hai thời tui có quen biết, nhưng anh TPThế chưa, nên xin chào anh, và thiệt t́nh cà lăm là tui cũng thích hai bài thơ về Bậu, hay hết biết, anh Thế à. Thơ t́nh vậy mới là bực nhứt giang hồ, chớ cứ ca ḷng anh thế này, ḷng em thế kia, rồi rắc lá vàng tùm lum, hoặc  cho đ̣ sang ngang trồi sóng, chim bay ngang trời xa vút, và vân vân thời...lại cái ảnh hưởng thi phong rất Đàng Ngoài...

Tui bắt  chuyện với anh Hai nghe ( Ư, bữa qua phản ứng, phản biện tớí 2 trang, rồi máy tui nó làm phản, quăng hết vào hư vô, nay mới  sửa  được ). Cái câu  tui hỏi anh Hai 3 năm trước , anh c̣n nhớ thiệt tui vui, tâm t́nh Quốc Văn giáo khoa thư c̣n mặn chất người  ḿnh lắm, xin cho  tui cảm ơn.

Dà, anh Hai sẽ hỏi cái chi là thi-văn  phong Đàng Ngoài (tui  tránh chữ miền Bắc, ngán gây ra tị hiềm phân hóa Bắc-Nam) ?

Quyết không phải là Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu có Vân Tiên cơng mẹ chạy ra, hay  mài sừng cho lắm cũng là trâu của Học Lạc thời quốc ngữ du nhập vào văn học Việt Nam. Cũng  quyết không phải là Thầy Lazaro Phiền hay  những trang tiểu thuyết tràng giang  của Hồ Biểu Chánh, Tùng Long...Không phải v́ những  văn bản này có những phương ngữ kiểu đi vô mà không đi vào? Ru  th́ ầu ơ  mà không à ơi? Hay Ví dầu mà không Nếu mà? Anh Hai à, tui nghĩ, phương ngữ không thôi không đủ để xác định thi-văn phong Đàng Trong. Cái điều tui cho  là quan trọng  là phần hồn của những con người được diễn dựng qua không chỉ ngôn ngữ mà  cảm xúc và hành động, tức tính cách làm người. Phần hồn đó hun đúc từ lịch sử, địa chí... những yếu tố mà tác phẩm Lục Châu học  của ông Nguyễn Văn Trung có đề cập. Trước tiên, qua khỏi đèo Hải Vân, người Đàng Trong là những người  chân đất đi đầu trong cuộc Nam tiến. Truy lùng một tương lai khác với điều kiện đất chật dân đông thiên nhiên ngặt nghèo ở Đàng Ngoài, lại làm  một cuộc ``xâm lăng`` những sắc tộc Chăm, Chân Lạp...họ buộc phải  không  chỉ cương mănh mà c̣n bao dung để ḥa đồng với con người và văn hoá những nơi họ  đặt chân tới, buộc phải biết đoàn kết để bảo vệ nhau, buộc đối mặt với một tương lai lạ lẫm nên phải hồn nhiên, lạc quan trước thử thách...Cái chất người Đàng Trong nếu đôi khi đậm mầu trong tiểu thuyết th́ lại chưa đủ thanh sắc trong thơ. Trong khi đó, cứ lắng nghe những câu ḥ dân giă, có những nét rất hiện đại, bất ngờ, và đầy tính thơ. Ví dụ : `` tưởng giếng sâu ta nối sợi dây dài. Ai ngờ giếng cạn ta tiếc  hoài sợi  dây’’.

Thế văn-thi phong Đàng Ngoài là cái chi chi? Đầy rẫy, nhất là sau Tự Lực Văn Đoàn công lao trời biển ‘’ chuẩn hóa’’ văn chương quốc ngữ từ những năm 30 khi Hà Nội là kinh đô văn học ṛng ră  cho tới 1954 ( dĩ nhiên có những nhân vật  và địa phương khác, nhưng giành chức vụ tấn phong văn tước th́ HN ``to tiếng`` nhất). Rồi thời di cư vào Nam, những Sáng Tạo, Bách Khoa... nếu có khác về chủ đề th́ vẫn  rập theo  khuôn  mẫu diễn ngôn văn học  của Tự Lực Văn Đoàn và  truyền thừa ( sự thất bại với chừng mực nhất định cuả  Văn Hóa Ngày Nay dính đến chủ đề văn học và  hoạt động chính trị của Nhất Linh), tiếp tục chi phối mạnh mẽ văn học miền Nam cho đến khi được ( giời ơi) ``giải phóng``. Nhà thơ tài hoa Tô Thùy Yên người  miền Nam đấy, nhưng đọc Trường Sa hành, hay sau đó tuyệt phẩm Ta Về, th́ chí ít người  đọc  cũng tưởng ông là Bắc Kỳ di cư  ‘’ ăn cá rô cây, ông trời trả báo...’’. Hay đọc Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, hay...Kể bắt mệt, anh Hai à!

Bữa qua, trong cái bài gơ rồi nó tuột luốt hư vô, tui có nhắc tính quan phương và tính ông Nghè của thơ-văn Đàng Ngoài, là nơi phong kiến hùng cứ cả ngàn năm, với cái ``mô h́nh`` văn hoá-chính trị của người bạn ``bốn tốt``. Và nhắc cụ Ức Trai, nhà thơ quốc âm đầu tiên, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà chính trị sâu sắc ...chống Bành Trướng phương Bắc nên buộc phải dùng mô h́nh tập trung quân chủ  Tống-Nho, và phải sống (và chết) trong cái mâu thuẫn kinh hoàng giữa văn hóa ta và  chính trị người  cho đến nay bàn dân Ziao Chỉ ḿnh vẫn chưa thoát nổi. Đó là, cho tui quảng cáo chút, cái chủ đề trong tiểu thuyết Đất Trời của tui, anh Hai ( và anh TP Thế) chắc chưa đọc.

Tui dài ḍng rồi, nay kết nhé, bằng lời tán dương lục bát hai câu của anh TP Thế. Hai câu, nói nhiều, truyền cảm hơn cả trăm câu khúc mắc, ngọng nghịu, gẫy đổ, nói hai mà một, chín bỏ làm mười hai, sex mồm sex mũi,  lại cái làm duyên, thiền tính dài ḍng... Nhưng thi phong  lục bát hai câu th́ sao lại nhợt nhạt tính  Đàng Trong cà? Cho tui hai câu ( chớ không sáu câu) như vầy:

tưởng giếng sâu

thả sợi dây

biết đâu giếng cạn tiếc dây nẫu ḷng

 

 Thôi,loăng quoăng hoài làm chi. Hẹn nhau nhậu một bữa, hay hơn.

Nam Dao cẩn bút ( ai dùng bút bây chừ?)

3

Dù biết ông anh c̣n phải dạy học, viết văn và mần thơ, nhưng đă bỏ thời giờ đọc bài thăm hỏi này và nêu lên các nét chính về “văn phong đàng Ngoài, đàng Trong” giúp cho tôi hiểu rơ thêm chữ dùng chỉ là chiếc áo, c̣n phần hồn nữa mới làm nên phong cách của văn cách mỗi miền:”tui nghĩ, phương ngữ không thôi không đủ để xác định thi-văn phong Đàng Trong. Cái điều tui cho là quan trọng là phần hồn của những con người được diễn dựng qua không chỉ ngôn ngữ mà cảm xúc và hành động, tức tính cách làm người.”

Thưaônganh

Nhơn ông anh có nhắc “cái chủ đề trong tiểu thuyết Đất Trời” của ông anh, tui sẽ t́m đọc cuốn tiểu thuyết này, và tui chợt nhớ lại chuyện “trời đất” trong một đoạn của Tô Đông Pha, do Phan Kế Bính dịch, tui xin chép ra đây cho ông anh xem lại chơi cho vui:

“Vậy thế bác có biết nước và mặt trăng không? Nước chảy thế kia mà chưa từng đi bao giờ; mặt trăng khi tṛn khi khuyết mà chưa từng thêm bớt bao giờ. Bởi v́ ta tự ở nơi biến đổi mà xem ra th́ cuộc trời đất cũng chỉ ở trong một cái chớp mắt; mà nếu tự ở nơi không biến đổi mà xem ra th́ muôn vật với ta đều không bao giờ hết cả; cần ǵ phải khen đâu! Vả lại ở trong trời đất, vật nào có chủ ấy, nếu không phải là của ta th́ dẫu một li ta cũng không lấy. Chỉ có ngọn gió mát ở trên sông cùng vừng trăng sáng ở trên núi, tai ta nghe nên tiếng, mắt ta trông nên vẻ, lấy không ai cấm, dùng không bao giờ hết, đó là kho vô tận của tạo hóa và là cái chung của bác và tôi”.(Tiền Xích Bích phú của Tô Đông Pha đoạn “khách diệc bất tri phù …” tới “ngô dữ tử chi sở cộng thích”

Ngoài ra, nhơn có nhắc ông anh mần thơ, tui rất thích bài thơ “Chuyện cùng sẻ nhỏ” của ông anh mới mần mà tui đọc trộm được:

Chuyện cùng sẻ nhỏ

( thơ gửi một người, và những ngày đông bắt đầu lộng gió)

Người thủy thủ già tóc chớm màu muối

tay vân vê chuỗi mộng một đời

tai bỗng nghe…

giữa gió lộng trùng khơi

một tiếng chim

rất nhỏ

*

tiếng chim lạ mơ hồ trong gió

tiếng chim yếu ớt

mong manh

như một lời kêu cứu

dẫu trên đầu,

trời xanh

dẫu dưới chân,

biển xanh

*

người thủy thủ già ngơ ngẩn

một con sẻ nhỏ loanh quoanh

trên boong tàu nép ḿnh trốn gió

- Này, chim đất liền!

Sao lại lạc trên đại dương chập chùng sóng gió?

- Tôi đi kiếm ăn

quên mất giờ về tổ

tàu ra khơi

và tôi lạc ra khơi

*

người thủy thủ già thảng thốt gọi

em ơi!

rồi bật khóc như đứa trẻ bơ vơ lạc lối

tay giang ra

nhưng tay nào đủ rộng

mang đến cho em chút hơi ấm t́nh người

*

Biển vô tận

sóng dềnh

bọt sủi

lăn tăn xa đi chớm tóc bạc thời gian

gió cứ thế đẩy đưa hy vọng

trôi về đâu những kiếp cơ hàn ?

*

Giữa hai cột buồm

những sợi cáp giăng ngang

bỗng từ đâu hàng trăm chim sẻ

bay về đậu thành hàng

Sao sẻ nhỏ kia vẫn lạc lơng trên boong

cắm cúi t́m ǵ?

có phải là những mẩu bánh ḿ văi vụn ?

*

- Này sẻ nhỏ, hăy bay lên t́m đàn

để bớt cô đơn và quên đi phiền muộn

quên gió sáng hoang vu

quên mây chiều hoang vu

quên những trôi xa, quên kiếp không nhà

quên để nhớ bước về bờ bến cũ

*

- Ô, thủy thủ, hẳn mắt chắc ḷa

sợi cáp treo trên đầu chẳng có lấy một bóng chim

chỉ ó biển, mỏ dài móng sắc

bay trên cao

lơ lửng, rập ŕnh

*

người thủy thủ chợt nghĩ về ḿnh

suốt một đời tất bật

gió rám cháy da , tay sần nứt nẻ

hả miệng

ngửa mặt hát

Hát rằng:

‘’ Ô hay, ta đă làm chi đời ta? ‘’ *

*

Câu thơ lạnh cắt da

người thủy thủ x̣e tay phủ mặt

che hoang tưởng đời ḿnh

Con chim sẻ th́nh ĺnh

đậu lên vai người, nhỏ nhẹ:

- Ta cho nhau một chút an b́nh!

*

Quơ tay lau nước mắt

người thủy thủ

hồi sinh

nghe trong tim máu trào như sóng biển

theo ánh b́nh minh

cùng mặt trời xuống núi

*

Th́ ra

Sự Sống

ta viết hoa

muôn đời,

vẫn vùng lên từ những tro than

vẫy đôi cánh t́nh yêu lừng lững.

*

Cảm ơn em, sẻ nhỏ

đă nhắc ta

Sự Sống

chan ḥa

___

*

Thơ Vũ Hoàng Chương

 

Xin chân thành cảm ơn ông anh nhiều lắm về việc đọc và góp ư rất vui vẻ này.

Hai Trầu

·         Thưa anh Nam Dao,

” Thơ t́nh như vậy mới là bực nhứt giang hồ “.

Anh Nam Dao ơi,

Anh phán một câu đúng là xanh dờn. Dù anh nói chơi hay nói thịệt, trầnphùthế rất cám ơn

nhiều. Để bù lại ḷng yêu mến của anh, mời anh đọc mười bài thơ lục bát hai hoặc ba câu

mới làm sẽ đăng trên DM ( nếu được đăng ). Chúc anh mạnh giỏi.

Kính,

trầnphùthế.