0ThoDuongTua

 

 

THƠ ĐƯỜNG

Tựa (trích)

 

... Dịch thơ Đường, phải kể đầu tiên là Tản Đà. Ông thường dùng thể lục bát...rất gần gũi với tâm hồn ngườiViệt...Tuy nhiên, dùng nhiều chữ hơn thể thất ngôn và ngũ ngôn, âm điệu chuyên chở (trong lục bát) chất liệu khác biệt với chất thơ trong thơ Đường. Đọc Tản Đà, chúng ta chỉ thấy Tản Đà tuyệt vời qua lục bát Việt Nam. Cũng v́ vậy, có nên chăng trả lại hơi Đường  cho Đường thi qua nguyên thể, nghĩa là qua âm điệu của chính nó ?

    ...

    Về tiêu chuẩn chọn thơ, tôi chọn những bài chưa dịch sang tiếng Việt, hoặc những bài đă dịch song lại diễn đạt bằng lục bát, hoặc những thể thơ không đúng với nguyên thể. Những bài tôi dịch, tôi đều theo đúng thể và âm điệu của nguyên tác, cùng số chữ, số câu. Tuy nhiên, tôi tránh những địa danh, điển tích và tên người, thường là xa lạ với chúng ta, và v́ thế không quan trọng để cảm nhận thơ.

    Thơ có phần ư và phần hồn. Tôi thiết nghĩ thơ dịch không phải chỉ là diễn ư, mà phải đồng thời tiếp cận được cái hồn thơ cảm nhận từ nguyên tác. Đây là cái tự do phóng khoáng người dịch tự cho phép ḿnh, và đồng thời, như con dao hai lưỡi, nó cũng là phần độc giả tất nhiên có thể không cùng cảm nhận. Phần ư, tôi t́m cách thể hiện trung thực qua bản dịch... Đôi khi, v́ ngôn ngữ có bó buộc qua vần và nhạc điệu, tôi phải hoán vị câu trên xuống câu dưới (có đánh dấu &), và đặng chẳng đừng, thỉnh thoảng phải phỏng dịch ư thơ trong nguyên tác (đánh dấu *). Những bài tôi đắc ư, đôi khi tôi dịch hai lần, ...và (thỉnh thoảng)  phỏng dịch nguyên bài (đánh dấu * ở đầu bài).

....

    Nhu cầu cách tân và hiện đại hóa thơ Việt Nam là một nhu cầu tự nhiên : ngôn ngữ sống nào cũng phát triển, và trong nhiều trường hợp, thơ ca là động cơ... Đọc thơ Vũ Hoàng Chương, Huy Cận,  Thâm Tâm...thơ Đường hiển hiện như một sự đồng hóa vào thơ Việt...Trở về ‘‘gốc’’ Đường thi...(có thể nào) ta lấy lại đà để nhẩy một bước xa hơn (nghĩa là phát triển, cách độc nhất để tồn tại)...Thiết tưởng, nếu như vậy, dịch thơ Đường cũng là đóng góp yếu tố vun xới cho sự tồn tại này. Đó là tâm nguyện của công việc tôi ‘‘dịch’’ thơ Đường.

Nam Dao

Tháng 11 năm 1995