2ThinhDuong

 

THỊNH ĐƯỜNG ( 713-766)

 

 ... là thời THƠ CỰC THỊNH  với  những  nhà  thơ như Vương Duy, Lư Bạch, Đỗ Phủ....thái b́nh an lạc. 

Vương Hàn (?- 713) 2

Tổ Vịnh ( ?- 741) 2

Mạnh Hạo Nhiên (689-740) 3

Vương Chi Hoán (?-742) 4

Kim Xương Tự (?) 4

Thôi Hiệu (?-754) 5

Cao Thích (?-765) 5

Vương Xương Linh (?-756) 6

Sầm Tham (715-770) 7


 

Vương Hàn (?- 713)

...nhà thơ biên tái, phản đối cuộc chiến phi nghĩa của triều đ́nh  Đường

 

 

Lương Châu từ

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩm tỳ bà mă  thượng thôi

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân  hồi

 

 

Lời ở Lương Châu

 

Đàn tấu giục người lên lưng ngựa &

Rượu đào chén ngọc mới môi kề

Sa trường say tít khoan cười nhé

Xưa nay chinh chiến mấy ai về

 

 

 

 

Rượu đào chén ngọc mới kề môi

Đàn kêu giục uống, ngựa lên thôi

Sa trường say tít khoan cười nhé

Chinh chiến về cho  được  mấy người

 

 

 

Tổ Vịnh ( ?- 741)

bạn Vương Duy thuở thiếu thời, đỗ Tiến Sĩ, sau  đi vào hoạn lộ, không  biết ra sao.

 

 

 

Chung Nam vọng dư tuyết

 

 

 Chung Nam âm lĩnh tú

 Tích tuyết phủ vân đoan

 Lâm biểu minh tê sắc

 Thành trung tăng mộ hà

 

 

 

 

     Ngắm tuyết đọng

      núi Chung Nam

 

Thẳm chiều núi lóng lánh

Tuyết đọng ngỡ mây bay

Ven rừng c̣n hửng nắng

Trong thành lạnh gây gây

 

 

 

Mạnh Hạo Nhiên (689-740)

...trước  40, ở ẩn, làm thơ. Sau  đi mưu cầu công danh, nhưng không  toại  nguyện, lại lui về t́m thú nước  non. Nổi tiếng thơ Ngũ Ngôn.

 

 

Xuân Hiểu

 

Xuân miên bất giác hiểu

Xứ xứ văn đề điểu

Dạ lai phong vũ thanh

Hoa lạc tri đa thiểu

 

 

 Sáng Xuân

 

Ngủ say sáng chẳng biết

Nơi nơi chim ríu rít

Đêm qua nghe gió mưa

Hoa rụng nhiều hay ít

 

 

 

 

Sáng rồi ai ngủ giấc xuân *

Líu lo chim lúc gọi gần gọi xa

Đêm nghe gió dập mưa sa

Bao nhiêu là những đóa hoa ĺa cành

 

 

 

 

 

     Xuân T́nh

Thanh lâu hiểu nhật châu liêm ánh

Hồng phấn xuân trang bảo kính thôi

Dĩ yến giao hoan lân chẩm tịch

Tương tương du hí liễu tŕ đài

Tọa thời y đới doanh tiêm thảo

Hành tức quần cư tảo lạc mai

Cánh dạo minh triêu bất đương tác

Tư yêu cộng dấu quản huyền mai

 

 

 

    T́nh xuân

 Lầu xanh rèm hé mời nắng sớm

 Phấn hồng tô sắc tấm gương soi

 Xác thịt ngát nồng chăn gối tiếc

 Bờ ao thanh thản bước châm lơi

 Lúc ngồi, giải áo vương cỏ mịn

 Khi đi, gấu quét cánh mai rơi

 Sớm mai dẫu  sáng xin đừng dậy

Vẫy mời đàn sáo đến cùng chơi

 

 

 

 

 

    Túc Kiến Đức giang

 

Di chu bạc yên chử

Nhật mộ khách sầu tân

Dă khoáng thiên đê thụ

Giang thanh nguyệt cận nhân

 

 

 

     Băi sông

 

Khói băi sông, thuyền ghé

Chiều tà, ḷng chạnh buồn

Mênh mang trời sông nước

Bên người ánh trăng buông

 

 

 

Vương Chi Hoán (?-742)

 ... thơ biên tái, nhưng thất lạc rất nhiều.

 

 

Xuất tái

 

Hoàng hà viễn thượng bạch vân gian

NHất phiến cô thành vạn nhận san

Khương dịch hà tu oán dương liễu

Xuân phong bất độ Ngọc môn quan

 

 

Qua quán rượu

 

Sông Hoàng chảy tắp lên mây trắng

Một mảnh thành trơ vót đỉnh ngàn

Tiếng sáo oán chi hàng dương liễu

Gió xuân chẳng ghé Ngọc môn quan

 

 

 

Kim Xương Tự (?)

 

 

 

Xuân oán

 

Đả khởi hoàng oanh nhi

Mạc giao chi thượng đề

Đề thời kinh thiếp mộng

Bất đắc đáo Liêu Tây

 

 

Oán xuân

 

Đuổi hộ con hoàng oanh

Trên đầu cành nó hót

Làm thiếp đành tỉnh mộng

Không đến được Liêu Tây

 

 

 

Thôi Hiệu (?-754)

Toàn bộ thơ ông hơn 40 bài, có thơ biên tái, thơ khuê t́nh. Bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng hay, khi Lư Bạch thấy, không đề thơ mà chỉ viết ‘’ nhăn tiền hữu cảnh đạo bất trắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu’’

 

 

Hoàng Hạc Lâu

 

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

Bạch vân thiên tải không  du du

Tịnh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng xử nhân sầu

 

Lầu Hoàng Hạc

 

Ai xưa cưỡi hạc vàng bay mất

Trơ lại chốn này Hoàng Hạc lâu

Hạc vàng một đi  không trở lại

Mây trắng ngàn năm giạt đến đâu

Hán Dương sông tạnh cây ngời nắng

Anh Vũ bờ xoai cỏ một mầu

Chiều xuống hỏi đâu quê quán nhỉ

Đầu sông khói sóng giục ai sầu

 

Biến tấu

 

Bóng hạc vàng xa vút, bóng người

Lầu vàng cửa ngỏ gió chơi vơi

Hạc bay, bay măi, không trở lại

Mây trắng ngh́n thu giạt góc trời

Sông  hửng nắng lên cây đổ bóng

Bờ xanh xanh cỏ ủ thơm hơi

Quê  nhà xa lắc mù sương khói

Đừng giạt buồn về nữa sóng ơi

 

Cao Thích (?-765)

 

 

     

Biệt Đổng Đại

 

 

Thập lư hoàng vân bạch nhật luân

Bắc phong suy nhạn tuyết phân phân

Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ

Thiên hạ hà nhân bất thức quân

 

 

       

Chia tay Đổng Đại

 

 

Mây vàng mười dặm vạt nắng phai

Tuyết rơi gió bắc đuổi nhạn bay

Sợ chi không gặp người tri kỷ

Lẽ ǵ thiên hạ chẳng ai hay

 

 

 

 

 

Vương Xương Linh (?-756)

 ... hoạn nạn quan lộ nhiều, cuối cùng bị bức hại đến chết. Thơ hay, chan chứa  t́nh, rất đặc biệt.

 

 

Tái hạ khúc

 

Ảm mă độ thu thủy

Thủy hàn phong tự dao

B́nh sa nhật vị một

Ảm ảm kiến Lâm Thao

Tích nhật Trường thành chiến

Hàm ngôn ư khí cao

Hoàng trần túc thiên cổ

Bạch cốt loạn bồng cao

 

 

 

Hát dưới ải

 

Ngựa uống bên sông thu

Nước lạnh như dao cắt

Đất Lâm xa âm u &

Băi dài chiều nắng tắt

Trận Trường thành thuở nọ

Người reo : chí khí cao

Nay bụi vàng thiên cổ

Sương trắng cỏ bồng cao

 

 

 

 

Khuê oán

 

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

Hối giao phu tế mịch phong hầu

 

 

Oán pḥng khuê

 

Pḥng khuê thiếu phụ biết buồn đâu

Ngày xuân son phấn bước lên lầu

Chợt hối khi nh́n mầu dương liễu

Chót giục chàng theo bả công hầu

 

 

 

 

 

Vạn Tuế Lâu

 

Giang thượng nguy nguy Vạn Tuế lâu

Bất tri kinh lịch kỷ thiên thu

Niên niên hỷ kiến sơn thường tại

Nhật nhật bi khan thủy độc lưu

Viên dứu hà tằng ly mộ lĩnh

Lô tư không tự phiếm hàn châu

Thùy khan đăng vọng vân yên lư

Hướng vản mang mang phát lữ sầu

 

 

 

Lầu Vạn Tuế

 

Ngất ngất đầu sông lầu Vạn Tuế

Gió mưa dầu dăi vạn thu rồi

Năm năm mừng gặp non c̣n đó

Ngày ngày buồn ngó nước sông trôi

Chiều tà bầy vượn đâu bỏ núi

Băi cồn bói cá vẫn đang bơi

Ai lên mà ngắm trên mây khói

Chiều buồn lữ thứ bước chơi  vơi

 

 

 

Sầm Tham (715-770)

Thơ biên tái, ca tụng những người lính biên pḥng, rất hùng tráng và bi thiết ở những vùng quan ài

 

 

 

Phùng nhập kinh sứ

Cố viên đông vọng lộ man man

Song tụ long chung lệ bất can

Mă thượng tương phùng vô chỉ bút

Bằng quân truyền ngữ báo b́nh an

 

      

 

Gặp sứ về kinh

 

Đường xa xa hút đường về  nước

Áo chùi tay quệt lệ vẫn tràn

Gặp trên lưng ngựa đâu giấy bút

Thôi  người cứ nhắn  hộ b́nh an

 

 

 

 

 

 

 

 

Tẩu Mă Xuyên...

 

Quân bất kiến

     Tẩu mă xuyên

            Tuyết hải biên

B́nh sa măng măng hoàng nhập thiên

Luân Đài cửu nguyệt phong dạ hống

Nhất xuyên toái thạch đại như đẩu

Tùy phong  măn địa thạch loạn tẩu

Hung nô thảo hoàng mă chính ph́

Kim ssơn tây kiến yên trần phi

Hán gia đại tướng tây xuất sỳ

Tướng quân kim giáp dạ bất thoát

Bán dạ quân hành qua tương bát

Phong đầu như đao diện như cát

Mă mao đới tuyết hăn khí chưng

Ngũ hoa liên tiền tuyền tác băng

Mạc trung thảo hịch nghiễn thủy ngưng

Lỗ kỵ văn chi ưng đảm nhiếp

Liệu chi  đoản binh bất cảm tiếp

Xa-Sư tây môn trữ hiến tiệp

 

 

Sông Tẩu Mă...

 

 

 Người chẳng thấy

         Sông Tẩu Mă

               ven Tuyết Hải

Cát lẫn với trời vàng bát ngát

Tháng chín gió đêm măi thét gào

Ḷng sông trơ đá to như đấu

Đá bau cát chạy loạn triền cao

Cỏ đất Hung vàng nuôi béo ngựa

Núi Kim khói bụi măi xôn xao

Tướng Hán dẫn quân đi Tây tiến

Giáp vàng chẳng cởi dưới đêm sao

Quân đi giáo chạm nghe chan chát

Mặt phơi gió lạng sắc như dao

Mồ hôi ngựa bốc lưng phủ tuyết

Vẫn đóng yên cứng lạnh như băng

Hịch thảo mực nghiên chừ đông đặc

Nghe tin giặc hoảng đến rụng rời

Dao ngắn kiếm cùn nào dám chống

Tiệp báo tin quân thắng đến nơi.