ChuNghiaLylich

 

Chủ nghĩa lư lịch

 

Bàn dân Ziao Chỉ có lẽ vô địch trong "nghệ thuật" sáng tạo khái niệm "mới".

Thí dụ : chủ nghĩa lư lịch. Nghe rất trí thức, hiện đại. Nhưng người đời tứ xứ, mấy ai hiểu được ?

Dịch liều ra tiếng PhuLăngXa : Idéologie du Curriculum Vitae. Người PhuLăngXa sẽ hiểu một cách bất ngờ : tay này xuất thân École Normale Sup, Polytechnique, Ena, Sciences Po, Harvard, et tutti quanti

Không, không… ở Ziao Chỉ quận chúng tôi, không có nghĩa ấy. Thế là phải giải thích ư nghĩa "đặc thù" của cụm từ ấy trong "văn hoá" Ziao Chỉ ngày nay, ngày xưa và ngày mai ! Viết một luận án tiến sĩ ngh́n trang cũng không nói cạn được vấn đề.

Nhưng nếu ta ăn nói hồ đồ như sau th́ người đời hiểu liền : đầu óc gia đ́nh trị, bộ tộc trị, bộ lạc trị, "đồng hương" trị et tutti quanti. Đời nay, có mấy nền văn minh chưa từng nếm qua ư thức hệ đó ? Và có mấy nền văn minh đă vượt qua nó ? Chỉ có một thôi : nền văn minh tư bản.

Một người bạn đă kể cho tôi nghe về một buổi họp đại gia đ́nh của ông Lê Đức Thọ. Ông ấy tuyên bố : chí nguyện của ta là chí nguyện của Trần Thủ Độ. Đủ thấy ! Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng chuyện ấy mà đă được truyền đi th́ v́ nó phù hợp với thói tư duy của người Việt. Ai ai cũng hiểu như nhau, những người khôn ngoan sẽ hiểu "chủ nghĩa lư lịch", cơ bản, nghĩa là vậy. Ngoài ra, tất nhiên, c̣n giá trị cổ truyền khác : chủ nghĩa nông nô. Cứ đọc "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo th́ biết.

Không.

Để hiểu chính trường Ziao Chỉ ngày nay, chúng ta không cần bịa ra những khái niệm mới và tranh luận chí chết về chúng. Nghiệm sinh của nhân loại và ngôn từ họ đă tạo ra, quá đủ.

Tuy vậy, "chủ nghĩa lư lịch" ở Việt Nam quả là một khái niệm mới thể hiện một hiện tượng vừa rất cũ vừa rất mới mà chính ta chưa chắc ǵ đă thấu hiểu : những giá trị của thời trung cổ Ziao Chỉ hiện thực trong đời nay qua những phương tiện và phương pháp cai trị con người chỉ xuất hiện trong thế kỷ 20 : bạo lực từ bên ngoài vào dạ dày, da thịt + thống trị tư duy từ bên trong bộ năo bằng ngôn từ.

Để bước ra khỏi những cũi tư duy kiểu trên, ta cần, trên cơ sở kiến thức và nghiệm sinh của ta, tập tự duy do. Chẳng dễ ǵ.

2010-03-13