Đọc meo kể cũng zui zui

 

Tôi bỗng nhận được meo sau của ông Quang Đạo[1] :

      Gửi ông  " e tutti quanti " ,

Xin gửi đến Ông một ít dữ liệu  về phong cách của một người thích viết về triết học.nhưng không phải triết gia,lại càng không phải là triết gia chân chính.Sau khi cuốn "Tư duy tự do " phát hành được nửa năm,trong một lần gặp mặt phi chính thức,có người hỏi anh X[2] về tác giả lẫn tác phẩm này[3].Anh X ngần ngừ - tính anh vốn thế : rất mực nghiêm cẩn - không nói.Nằn ń măi,mới được nghe :

1/. Tác giả là một người khá thông minh,,song học hành lại xoàng xĩnh,không đến nơi đến chốn.Chính điều này đă khiến ông ấy mắc phải căn bệnh mặc cảm tự ti .

2/. Để lấp đi sự thiếu trống tri thức,ông ấy nỗ lực đọc và đọc.Đọc nhiều là cần thiết,song mới chỉ là điều kiện ắt có thôi,chưa đủ.Thiếu phương pháp luận khoa học,thiếu một nền tảng ( triết học) có hệ thống,có "bài bản " kinh viện,tất yếu dẫn đến tư duy ...thiếu máu,làm ǵ có chuyện tư duy tự do.

3/. Trong lĩnh vực tư tưởng nói chung,triết học nói riêng,không hề có chuyện "đi tắt","đón đầu";không có chuyện khoe chữ,làm dáng,ơng ẹo;rất xa lạ với thói hợm ḿnh,kiêu ngạo.Hăy trả về cái thế giới " ta bà " kia những ǵ thuộc về nó.Thật khôi hài khi có ai đó lại ...vô tư mang rác rưởi vào triết học,mặc dù rác rưởi vẫn có thể là đối tượng của triết học.

4/. Một điều thật b́nh thường trước khi muốn làm điều bất thường là hăy chữa bệnh khi mắc bệnh,từ bệnh mặc cảm tự ti đến bệnh hoang tưởng.Đừng tự huyễn hoặc ḿnh làm ǵ,vô ích.

. e tutti quanti....!!!

                Sài g̣n.Tiết Trung thu,năm Tân Mảo.

                Quang Đạo

 

Tôi trả lời cho qua chuyện :

Gửi ông Quang Đạo,

Cảm ơn ông đă cho tôi biết phản ứng của một độc giả. Người viết sách có được người đọc và đánh giá là mừng rồi. C̣n ai đánh giá thế nào th́ e tutti quanti...

Điểm 1/ và điểm 2/, trong lĩnh vực triết, có thể ứng dụng cho Descartes đó. Cứ đọc Descartes Toàn Tập (không dày lắm) th́ biết.

Qua suy luận của ông, tôi đoán ông X là người rất thông minh, là học tṛ giỏi, chí ít cũng cỡ TS triết học. Chúc ông ấy để lại được cho đời "phương pháp luận khoa học,... nền tảng ( triết học) có hệ thống,có "bài bản " kinh viện của ông. Biết đâu sẽ có ích cho người đời.

Nhưng than ôi, bệnh nào tật nấy. Tôi vốn thích hiểu. Đủ thứ chuyện.  Kể cả chuyện linh tinh này. Khi không có thông tin đầy đủ, tôi bịa đặt những giả thuyết giúp tôi tạm hiểu. May thay, ngôn ngữ chẳng phải của riêng ai. Đọc bất cứ văn bản nào ta cũng ít nhiều "hiểu" được đôi điều một cách ít nhiều có cơ sở. Tôi bèn đọc lại. Thú vị quá, hè hè.

Trong meo ngắn này có hai người phát ngôn, ông Quang Đạo và ông X qua lời tường thuật của ông Quang Đạo.

1/ Ông Quang Đạo.

"Xin gửi đến Ông[4] một ít dữ liệu[5]  về phong cách của một người thích viết về triết học[6].nhưng không phải triết gia[7],lại càng không phải là triết gia chân chính[8].Sau khi cuốn "Tư duy tự do " phát hành được nửa năm…"

Câu văn này cho thấy :

a/ ông Quang Đạo đă đọc bài tôi mới đăng trên oép Diễn Đàn – Forum : Phong cách của một triết gia chân chính (tới hôm nay,  29/09/2011, tôi chưa hề đăng ở đâu khác).

b/ có thể ông Quang Đạo đă đọc quyển Tư Duy Tự Do hay bài vở của tôi trong oép ămvc. Nếu thế, ông đă t́m đọc v́ địa chỉ meo của ông không có trong danh sách người tôi mời xem ămvc mỗi tháng.

c/ ông có vẻ bực tức, cần phải nói cho tôi biết tôi là loại người ǵ trong mắt ông. Nhưng ông không biết biện minh thế nào cho đánh giá ấy, đành phải… nhờ người khác rỉ tai : ông X.

2/ Ông X

a/ Ông phát biểu "trong một lần gặp mặt phi chính thức"[9]. Thế th́ ông X phải thuộc loại quan lớn, tiếng nói chính thức của ông chắc nặng kí lắm (với ai ? các quan lớn nhỏ khác ? và ai nữa ? hè hè ?) Phải chẳng v́ thế "anh X ngần ngừ - tính anh vốn thế : rất mực nghiêm cẩn - không nói.Nằn ń măi,mới được nghe"

Được nghe những ǵ ?

b/ Ông X không thèm b́nh luận, tranh luận với nội dung quyển sách. Ông giải quyết gọn vấn đề bằng cách… uưnh tác giả (xem những đoạn viết nghiêng và bôi màu trong nguyên bản meo). Sao mà giống cách xử lư của Tố Hữu và Lê Đức Thọ quá !

c/ ông X lại tỏ ra ḿnh là một bác sĩ tâm thần (không biết ông có bằng bác sĩ không ?) có "phương pháp luận khoa học" xuất sắc : "Chính điều này đă khiến ông ấy mắc phải căn bệnh mặc cảm tự ti."

d/ cuối cùng, ông tỏ ra là người đại lượng : "hăy chữa bệnh khi mắc bệnh,từ bệnh mặc cảm tự ti đến bệnh hoang tưởng".

Hú hồn ! Tôi mà ở Ziao Chỉ Quận, ông X dám nhủ t́nh tống tôi vào nhà thương điên lắm. Những nhà thương điên lừng danh của các nước xă hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20 ấy mà.

e/ Trong toàn bộ phát biểu của ông X, chỉ có một câu cho phép ta đoán ṃ ông tư duy kiểu nào : "làm ǵ có chuyện tư duy tự do".

Tôi toát mồ hôi hột, không dám khẳng định : té ra, xưa nay ông X chỉ biết tư duy một cách nô lệ thôi. B́nh tĩnh lại, tôi "hiểu". Đây là một cách tiếp thu một quan điểm của Marx về con người, được coi là "duy vật biện chứng", thậm chí "khoa học". Quan điểm ấy có hai vế :

– con người là sản phẩm của lịch sử ; nó không tự do như nó tưởng

– chính con người làm nên lịch sử ; nó tự do : bố ai biết trước được nó sẽ làm lịch sử kiểu ǵ ? Kiểu Staline, Mao, Pol Pot ? Chẳng ai tượng tượng nổi, nhưng đă có thực… Kiểu chế độ "bao cấp" Ziao Chỉ ? Người b́nh thường cũng không tưởng tượng nổi, nhưng cũng đă có thực ! Những kiểu làm lịch sử đó đă, một cách rất khoa học, … ô hô ai tai.

Giải quyết mâu thuẫn giữa hai mệnh đề trên chẳng… dễ tí nào !

Ai quá thông minh, lại học tṛ giỏi, cho rằng "được" đào tạo một cách "có hệ thống", "bài bản", tại "Đại học" bất hủ lừng danh thế giới trong môn triết, mang tên Nguyễn Ái Quốc – tội nghiệp Hồ Chí Minh – dù có tài năng thao thao bất tuyệt một cách "có bài bản kinh viện" về bất cứ chuyện ǵ[10], mà chỉ học nổi vế 1 trong quan điểm của Marx trên vấn đề này th́, đương nhiên, tin rằng : "làm ǵ có chuyện tư duy tự do".

Thế nào đi nữa, ngày nào phương pháp luận khoa học kiểu ông X c̣n, phi chính thức hay chính thức, thống trị nên quốc gia giáo dục và hệ thống media Ziao Chỉ, bàn dân Ziao Chỉ khó mà khá được, không chết mù cũng chết ngộp.

Buồn đấy. Hè hè…

2011-09-28

 

 

 



[1] Thú thật, tôi không biết là ai. Chẳng quan trọng ǵ. Trao đổi văn hoá thôi mà. Vậy, tôi chỉ nói tới nội dung có thể tiếp cận qua văn bản thôi.

[2] Tôi cũng không biết là ai nốt.

[3] Nghĩa là tác phẩm của tôi lỡ được đăng ở Ziao Chỉ Quận, phát hành 6 tháng th́ cạn và bị cấm tái bản, đương nhiên bằng lệnh miệng.

[4] Chữ hoa, kinh quá !

[5] Kinh thật !

[6] Đúng.

[7] Lại đúng. Tuy tôi có viết đâu đó rằng, trong một ư nghĩa nào đó, mọi người đều là triết gia : xuyên qua suy nghĩ, hành động và lời nói của ḿnh, mọi người đều thể hiện, một cách có ư thức hay vô thức, một thế giới quan, một nhân sinh quan nào đó. V́ thế, ai cũng có thể, và thực sự đă từng, ở mức này mức nọ, tán gẫu về triết trong đời sống hàng ngày, chẳng cần có đầy bằng cấp triết mới có quyền tán.

[8] No comment

[9] Kinh thật. Cứ như chuyện quốc gia đại sự ấy. V́ một quyển sách triết linh tinh của một tác giả chẳng mấy ai biết là ai ! Hè hè…

[10] Xưa ông Nguyễn Khắc Viện xếp họ vào loại "les spécialistes du discours creux" (những chuyên gia diễn thuyết rỗng tuếch).