GiaTriSuDungDTLong

Trao đổi thêm về quan niệm của Marx về giá trị

và giá trị sử dụng của hàng hóa

Nhân đọc bài “Giá trị sử dụng của hàng hóa trong học thuyết kinh tế của Marx” (http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/gia-tri-su-dung-hang-hoa/) của anh Phan Huy Đường.

 

Mấy thắc mắc của người bạn anh Phan Huy Đường đă động đúng vào một vấn đề khiến tôi băn khoăn suốt mười mấy tháng nay, kể từ khi đọc bài “Nàng tiên kinh tế thị trường” (http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/nang-tien-kinh-te/ ).

 

Trong bài viết tán tỉnh nàng tiên dung nhan yêu kiều nhưng tiều tụy đó, anh Phan Huy Đường có lấy ví dụ từ một bài viết của tôi tranh luận về lư thuyết giá trị của Marx: “Gă chủ thầu xây dựng và lư thuyết giá trị của Marx” (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11644&rb=0502 ), chính là ví dụ về giá trị của một đống cát được h́nh thành như thế nào. Rồi anh nhận xét là Đoàn Tiểu Long này c̣n marxist hơn cả Marx, khiến tôi bối rối quá.

 

Tôi bối rối v́ tôi biết chắc một điều rằng quan điểm của tôi về sự h́nh thành giá trị của đống cát, được tôi xúc từ ngoài sông và chở vào cho ai đó xây nhà, là hoàn toàn dựa trên quan điểm của Marx, chứ tôi tài cán ǵ mà nghĩ ra nổi một điều Marx không nghĩ ra!

 

Người bạn của anh dẫn mấy đoạn trích trong Tư bản, quyển IV, thế nhưng trước đó, ngay trong quyển II, quyển bàn về quá tŕnh lưu thông của tư bản, Marx đă viết rất rơ về vấn đề này. Xin cung cấp thêm để anh tham khảo, khỏi mất thời gian lục lọi sách vở (thời giờ là tiền bạc mà lị).

 

Ngay ở đầu quyển II, trong chương 1 – “Tuần hoàn của tư bản tiền tệ”, Marx đă viết như sau về vai tṛ của công việc vận chuyển hàng hóa, người ngợm từ chỗ này sang chỗ khác:

 

“Trong công thức chung, sản phẩm của quá tŕnh sản xuất được coi là một vật vật chất khác với các yếu tố của tư bản sản xuất, là một vật phẩm có sự tồn tại tách rời quá tŕnh sản xuất và có một h́nh thái sử dụng khác với h́nh thái sử dụng của các yếu tố sản xuất… Tuy vậy, có những ngành công nghiệp độc lập, trong đó sản phẩm của quá tŕnh sản xuất lại không phải là một sản phẩm vật chất mới, không phải một hàng hóa. Trong những ngành này, th́ chỉ riêng ngành công nghiệp giao thông vận tải mới có một tầm quan trọng về kinh tế, dù đó là ngành vận chuyển theo nghĩa hẹp, tức là vận chuyển hàng hóa và hành khách, hay đơn thuần là việc chuyển tin tức, thư từ, điện tín, v.v..” (*)

 

Tiếp đó Marx trích dẫn một đoạn trong cuốn “Kinh tế đường sắt” của nhà kinh tế học người Nga A. Tchu-prov:

 

“Chủ xưởng có thể sản xuất ra sản phẩm trước, rồi sau mới t́m người tiêu dùng, do đó sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ra thành hai hành vi tách rời nhau trong không gian và thời gian; c̣n trong ngành công nghiệp vận chuyển là ngành không tạo ra sản phẩm mới, mà chỉ vận chuyển người và vật, th́ hai hành vi ấy lại nhập thành một; những việc phục vụ của đường sắt (vận chuyển) bị tiêu dùng ngay khi chúng được sản xuất ra…”

 

Marx viết tiếp:

“Bất luận là vận chuyển người hay vận chuyển hàng hóa, kết quả của vận chuyển cũng vẫn là thay đổi địa điểm của người hay hàng hóa: ví dụ, sợi bây giờ ở Ấn Độ chứ không phải ở nước Anh là nơi sản xuất ra sợi”.

(Nếu Marx t́nh cờ thay từ “sợi” bằng “táo”, “Anh” bằng “Pháp” c̣n “Ấn Độ” bằng “Ziao Chỉ”, th́ sẽ có đúng ví dụ yêu thích của anh Phan Huy Đường, hè hè… - bắt chước giọng cười của anh tí chút).

“Nhưng cái mà công nghiệp vận chuyển bán ra là bản thân việc đổi chỗ. Hiệu quả có ích do nó cung cấp th́ gắn liền không thể tách rời được với quá tŕnh vận chuyển, tức là với quá tŕnh sản xuất của công nghiệp vận chuyển. Người và hàng hóa cùng di chuyển với phương tiện vận chuyển, và sự vận động của phương tiện này, sự đổi chỗ của nó chính là quá tŕnh sản xuất. Hiệu quả có ích chỉ có thể tiêu dùng được trong thời gian quá tŕnh sản xuất. Nhưng giá trị trao đổi của hiệu quả có ích ấy, cũng như giá trị trao đổi của  bất cứ hàng hóa nào khác, cũng vẫn được quyết định bởi giá trị của các yếu tố sản xuất được tiêu dùng để sản xuất ra nó (sức lao động và tư liệu sản xuất), cộng với giá trị thặng dư do lao động thặng dư của công nhân ngành vận chuyển tạo ra. C̣n việc tiêu dùng hiệu quả có ích đó, th́ cũng hoàn toàn giống như các hàng hóa khác. Nếu hiệu quả có ích đó đi vào tiêu dùng cá nhân, th́ giá trị của nó sẽ biến mất cùng với việc tiêu dùng; nếu nó được tiêu dùng một cách sản xuất, thành thử bản thân nó là một giai đoạn sản xuất của hàng hóa đang được vận chuyển, th́ giá trị của nó sẽ chuyển vào bản thân hàng hóa với tư cách một giá trị phụ thêm”.

 

Vấn đề vận chuyển được Marx xem xét một lần nữa trong chương VI – “Chi phí lưu thông”, tiểu mục III – “Chi phí vận chuyển”. Tại đây Marx đưa ra một kết luận quan trọng:

 

“Quy luật chung là: tất cả những chi phí lưu thông nào mà chỉ do sự chuyển hóa h́nh thái của hàng hóa gây ra th́ không bỏ thêm giá trị vào hàng hóa. Đó chỉ là những chi phí để thực hiện giá trị, hay những chi phí cần thiết để chuyển giá trị từ h́nh thái này sang h́nh thái khác (tức là việc hàng hóa chuyển từ h́nh thái hàng hóa sang h́nh thái tiền tệ, tức quá tŕnh bán hàng, hay ngược lại, từ h́nh thái tiền sang h́nh thái hàng hóa, tức việc mua hàng - ĐTL). Những chi phí này thuộc phạm vi những faux frais (hư phí) của sản xuất tư bản chủ nghĩa, và đứng về toàn thể giai cấp tư bản mà xét, là một khoản khấu trừ vào giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư; cũng tựa hồ số thời gian mà người lao động tiêu phí vào việc mua tư liệu tiêu dùng cho ḿnh là thời gian bị mất đối với anh ta.”

 

Đoạn sau đây nói trúng phóc những ǵ từng khiến anh Phan Huy Đường băn khoăn nhá:

 

“Số lượng sản phẩm không v́ vận chuyển mà tăng lên. Tất cả những sự thay đổi do vận chuyển gây ra trong thuộc tính tự nhiên của sản phẩm, trừ một số ngoại lệ, đều không phải là một hiệu quả có ích đă dự kiến, mà là một điều tai hại không tránh khỏi (kiểu như những hư hỏng, giảm chất lượng hàng hóa trong quá tŕnh vận chuyển - ĐTL). Nhưng giá trị sử dụng của các vật phẩm chỉ được thực hiện trong khi tiêu dùng chúng, và sự tiêu dùng vật phẩm có thể làm cho sự di chuyển vị trí của vật phẩm trở nên cần thiết. V́ vậy tư bản sản xuất đầu tư vào công nghiệp vận tải sẽ làm tăng thêm giá trị các sản phẩm được vận chuyển…”

 

Marx cũng không quên những chuyện nhỏ nhặt khác (trong khi những người chưa từng đọc Marx th́ lại rất hay quả quyết rằng Marx không biết cái này, quên cái nọ, bỏ qua cái kia), ví dụ như những chi phí liên quan đến khả năng hư hỏng, vỡ, cháy nổ của hàng hóa. Marx nhận xét một cách châm biếm:

 

“Việc vận chuyển đ̣i hỏi những biện pháp dự pḥng, v́ vậy nó gây ra một chi phí lao động nhiều hay ít tùy theo vật phẩm có dễ vỡ, hư hỏng hay cháy nổ hay không. Về mặt này, các trùm tư bản đường sắt phát huy nhiều thiên tài hơn các nhà thực vật học hoặc động vật học trong việc phát minh ra những giống kỳ quặc. Ví dụ, việc phân loại các hàng hóa được công nhận trong ngành đường sắt nước Anh, đă được ghi thành những pho sách dày cộp, và nguyên lư chung của việc phân loại này là khuynh hướng biến bao nhiêu thuộc tính tự nhiên của hàng hóa thành bấy nhiêu nhược điểm xét về mặt vận chuyển, và thành bấy nhiêu cớ để nặn tiền… Chẳng hạn, giá vận chuyển đồ pha-lê tăng gấp 3 lần, lấy cớ là dễ vỡ, nhưng ngành đường sắt lại không bồi thường cho những thứ thực sự bị vỡ”.

 

Nói chung, chương “Chi phí lưu thông” trong quyển II là một chương khá quan trọng (mà thực ra làm ǵ có chương nào trong bộ Tư bản lại không quan trọng!), v́ trong đó Marx phân tích các chi phí liên quan đến quá tŕnh lưu thông hàng hóa như: thời gian mua và bán hàng hóa, kế toán, chi phí bảo quản, dự trữ hàng hóa, chi phí vận chuyển. Marx chỉ rơ, những chi phí nào cần thiết và tạo ra giá trị; những chi phí nào cần thiết nhưng không tạo ra giá trị, và những chi phí nào vừa không cần thiết, vừa không tạo ra giá trị. Đọc chương này giúp người ta chí ít là bớt ngộ nhận về việc Marx chỉ quan tâm đến sản xuất, c̣n coi khinh các hoạt động cần thiết khác.

 

Đó là chưa kể đến việc trong quyển IV, phần bàn về lao động sản xuất và phi sản xuất, Marx c̣n chỉ ra rằng những hoạt động mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là “dịch vụ” cũng là hoạt động sản xuất, mặc dù là sản xuất phi vật chất, nếu như chúng tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Marx lấy ví dụ trường học tư thục có thể coi là “xưởng giáo dục”, tại đó các giáo viên bằng lao động của ḿnh cũng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho ông chủ ngôi trường. Đây là quan điểm rất riêng, đặc thù của Marx về phạm trù lao động sản xuất trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa – lao động nào tạo ra giá trị thặng dư th́ coi là lao động sản xuất. Trái lại, lao động nào không tạo ra giá trị thặng dư, th́ không coi là lao động sản xuất. Một ca sĩ tự biểu diễn, tự thu tiền, như hai chú bé Rémi và Matchia trong tiểu thuyết “Không gia đ́nh”, th́ không phải lao động sản xuất. Nhưng nếu chúng làm thuê cho cụ Vitaly, th́ lao động của chúng lại trở thành lao động sản xuất.  Trong bài “Gă chủ thầu…” tôi có lấy ví dụ lao động của Ronaldinho cũng là lao động sản xuất, v́ anh chàng xấu trai răng vẩu đó tạo ra giá trị thặng dư cho các ông bầu ngành bóng đá, chính là nhắc lại quan điểm này. Dĩ nhiên Marx có lư do để đưa ra quan niệm khác người đó.

 

Như thế, tôi bối rối v́ thấy h́nh như anh nhận xét oan cho Marx. Thành ra, đă mấy lần tôi định viết thư trao đổi tư chút với anh về vấn đề này, nhưng rồi lại thôi. Th́ may sao, hôm nay bỗng thấy bài của anh trên Diễn đàn, trao đổi những thắc mắc hết sức hợp lư của người bạn anh. Tôi thật mừng chết đi được (nhưng vẫn sống nhăn, hè hè…). Bèn lục bộ Tư bản ra, lui cui gơ máy tính…

 

 

Đoàn Tiểu Long

_______________

* Những đoạn trích trong bài viết này là từ Tư bản, quyển II, NXB Tiến bộ, 1985.