Hiểu nhầm

Hiểu nhầm – 2

Sartre có viết một ư hay, đại khái : les mots prennent sens dans l'action, ư nghĩa của ngôn từ h́nh thành trong hành động.

Trong cách suy luận của Sartre, hành động là hành động trong bối cảnh (action en situation).

Trừ khi đang cùng hành động với nhau, bối cảnh suy nghĩ – dĩ nhiên bằng ngôn từ – của người này luôn luôn khác bối cảnh suy nghĩ của người khác, nhất là khi họ không trực diện nói chuyện. Do đó, ngoài loại ư-chung (sens commun), ư nghĩa của ngôn từ trong đầu hai người có thể khác nhau. Hiểu nhầm nhau là chuyện "tự nhiên" nhất ở đời khi ta chỉ hiểu nhau bằng lời nói ! Phải chăng v́ thế mà có lời khuyên, ai cũng biết : chớ vội tin lời nói, phải xem kỹ hành động. Khốn nỗi, hành động vô lời thường không tự nó có nghĩa, nhất là có một nghĩa duy nhất. Chí ít nó cũng có thể đa nghĩa. Thậm chí, nó có thể mở ra những cách hiểu ngược nhau. Cuối cùng, ngoài ngôn ngữ, có những điều không thể bộc lộ được cho nhau.

Từ lâu ta đă ư thức : ngôn ngữ là nhịp cầu cơ bản nhất cho phép con người hiểu nhau, đồng thời nó là phương tiện hữu hiệu nhất để con người lừa nhau, lừa chính ḿnh. Bây giờ ta càng thấy : ngôn ngữ thường ngày là hàng rào khủng khiếp nhất khiến con người hồn nhiên ĺa nhau. Điều ấy hiển hiện ngay trong đời sống hàng ngày. Dù chúng ta cùng nói một tiếng Việt, chúng ta chỉ cần nên người trong hai môi trường xă hội khác nhau, chúng ta cũng khó ḷng hiểu nhau, nhích lại nhau.

Khát vọng hành-văn là một giấc mơ hăo ?

Hè hè…

2012-09-25