HinhThucVaNoiDung

 

H́nh thức và nội dung

 

H́nh thứcnội dung tự chúng không có thực một cách biệt-lập, không ǵ cả. Bàn về quan hệ giữa h́nh thức với nội dung như một quan hệ ngoại tại kiểu lôgích h́nh thức là bàn chuyện hăo.

Bất cứ điều ǵ có ư nghĩa hay giá trị với con người đều hiện-thực qua một h́nh thức nào đó. Con người vốn là sinh vật mà ! Nó tiếp cận thế giới xuyên qua ngũ giác quan mà ! Nó là một thực thể nhục cảm mà !

Bất cứ một hiện thể h́nh thức nào đó –món này có trong sinh-giới– cũng biểu hiển một nội dung nào đó –món này không có trong sinh-giới !–  Con người là tinh thần mà ! là chủ thể của tư duy mà !

Khi hai món đó thống nhất với nhau, một cách h́nh thức và, trong đời thực, nhờ bạo lực, ta có thể có một chương tŕnh "rửa óc" loài người. Kết quả cuối cùng thế nào, ta đă may mắn kiểm chứng.

Khi hai món đó lờ nhau, thậm chí chửi nhau, th́ ta có thơ văn và lư luận văn học đương đại, hậu hiện đại, toàn cầu hoá, đặc sản Ziao Chỉ.

Khi hai món đó thống nhất với nhau một cách biện chứng th́ ta có tác phẩm nghệ thuật hay suy luận văn học đáng quan tâm. Đáng để đời ? Cho cả nhân loại ? Đáng cho người đời, không chỉ VN, quan tâm ? Người đời đă khẳng định điều ấy. Cứ coi những tác phẩm văn chương hay lư luận văn học VN được người đời rộng răi biết tới và quan tâm th́ biết. Đau thật : quá ít cho một dân tộc hơn 86 triệu người !

Nước tôi nhỏ và nghèo nên… Đúng đấy. Đó là một luận điểm "duy vật" của Marx về văn học đó ! Nói chung, rất đúng ! Nhưng so với Việt Nam, nước Hungary nhỏ thế mà đă từng có hơn 10 Nobel đủ loại, kể cả văn chương, tuy đa số là di dân !

Ôi, một dân tộc hơn 86 triệu người, đă trả giá quá nặng nề cho thân phận làm người ở thế kỷ 20, mà chưa viết được chính ḿnh bao nhiêu cả ! Ta nên thẳng thừng công nhận điều ấy ? Và tự hỏi : hạ bút để làm ǵ ? Để tào lao về quan hệ giữa h́nh thức với nội dung ?

2009-10-15