Khi Trung Quốc "mua" Châu Âu

 

Khi Trung Quốc "mua" Châu Âu

http://www.lemonde.fr/europe/article/2011/01/07/l-achat-de-dette-souveraine-dans-la-zone-euro-une-bonne-affaire-pour-pekin_1462152_3214.html

(Đại khái : Trung Quốc đă và đang mua lại hàng tỷ € nợ nần của vài nước Châu Âu thuộc vùng €, trong đó có Tây Ban Nha.)

 

Một h́nh thái "mới"  của tư bản tài chính trong thời đại "thị trường toàn cầu hoá".

Cho tới nay, tại Châu Âu, chuyện các nhà nước vay anh "những thị trường tài chính" (les marchés financiers) vô danh đă trở thành cơm bữa. Bây giờ họ "trực tiếp" vay anh nhà nước Trung Quốc, không vô danh tí nào, không thông qua những quan hệ cố hữu giữa các quốc gia với nhau[1] hay với IMF[2] và WB, mà qua... thị trường tự do. Trong chuyện này, thực tế, Trung Quốc chẳng mua bán ǵ với Tây Ban Nha, nó mua giấy chủ nợ (créances) của các anh "thị trường tài chính" để trở thành chủ nợ đối với anh Tây Ban Nha[3].

Hơi khác mua trái phiếu của Mỹ một tí. Một tí ấy có tầm quan trọng đặc thù[4] : Mỹ có thể in tiền để xoá nợ[5], Tây Ban Nha th́ không !

"Các thị trường tài chính" đang biến thành môi giới cho Trung Quốc nắm họng các quốc gia Châu Âu[6] ? Trực tiếp : những con nợ. Gián tiếp : mấy anh khác trong vùng €. Đồng minh "tự nhiên" của Trung Quốc trong chuyện này, chính là các anh "thị trường tài chính" ! Lợi quá đi mà… Trước mắt, đảm bảo thu lại cả vốn lẫn lời như đă quy định. Mai sau, Trung Quốc mà doạ buông tay, các anh "thị trường tài chính" sẽ "hạ điểm tin cậy" và xiết họng các anh nhà nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, e tutti quanti ngay ! Bàn dân Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, v.v., sẽ tha hồ đóng thuế để chữa cháy… Trong bữa tiệc "hoành tráng" này, hiện nay, anh tư bản Trung Quốc mới chỉ là một thực khách khiêm nhường thôi. Cứ xem các nước Châu Âu đổ tiền chữa cháy cho các ngân hàng từ hơn năm nay th́ thấy.

Phân tích hiện tượng này bằng những khái niệm "khoa học" kinh tế nào đây ? Cung, cầu, e tutti quanti, và... cứ thế cứ thế ?

Phải "yêu quê hương kinh tế qua từng trang sách nhỏ" như tôi "thuở c̣n thơ, ngày hai buổi đến trường" mới có thể tin hăo rằng thị trường tư bản tự do vốn… trung lập !

2011-01-07 / 2011-01-20



[1] Hiệp ước trợ cấp hay hợp tác e tutti quanti.

[2] http://www.imf.org/external/np/sec/memdir/eds.htm

Cứ vào đấy xem nội quy của tổ chức này th́ biết nó là công cụ thống trị kinh tế của 5 quốc gia : Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh. Với anh World Bank, cũng na ná.

[3] Cụ thể như thế nào, tôi không rơ. Nhưng điều này chắc chắn : không phải mua hàng hoá hay cho vay lấy lời trong điều kiện b́nh thường, mà là mua quyền đ̣i một món nợ mà người chủ nơ hiện tại thấy rằng… bấp bênh ! Tất nhiên, cũng phải có đi có lại mới toại ḷng nhau. Nhưng những thoả ước ngầm đó, tuy quan trọng, không cơ bản lắm.

[4] "Cụ thể là cụ thể bởi v́ nó là h́nh thái tổng hợp của vô vàn yếu tố quyết định sự h́nh thành ra nó, và như thế, nó là thể thống nhất của sự khác biệt (hay đa dạng)." Marx, Introduction à la critique de l'économie politique.

[5]  Dù cực nguy hiểm ! Nhưng, với tư cách một quốc gia, chưa chắc ǵ phải bỏ mạng. Cứ coi anh Liên Xô xoá nợ thuở nào th́ biết. 70 năm sau, nó sụp đổ không v́ vụ xoá nợ kia… Thỉnh thoảng, chính các chủ nợ tư bản Tây U cũng động ḷng nhân đạo, chủ động xoá nợ cho các nước chậm tiến : chẳng c̣n ǵ để vắt nữa th́ giữ nợ cũng vô ích. Ngược lại, nhả họng ḱm một chút cho nó hồi sức sản xuất rồi vắt tiếp th́ lời hơn…

[6] Thật ra, xét cho cùng, nó nắm họng mấy nhà nước làm quái ǵ ? Điều nó nhắm, chính là hầu bào của bàn dân Châu Âu, nhất là ở các nước như Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, e tutti quanti. Những hầu bào ấy, hiện nay, c̣n chứa kha khá của. Trong việc này, nó chẳng tốt hay tồi hơn các anh "thị trường tài chính" Tây U ! Chỉ x̣ng phẳng cạnh tranh thôi, nhưng với ưu thế của một anh tư  bản nhà nước ! Ưu thế ấy, hiện nay, chẳng ai tước đoạt hay hạn chế được.