KienNghiLamNguoi

 

Kiến nghị làm người

 

...la conscience dans son appel à soi-même pose l'exigence du bien dans l'action, du vrai dans la connais­sance, et du beau dans l'achèvement des processus vécus. Par là, la con­science fait du monde naturel un monde humain, vala­ble pour l'homme[1].

Trần Đức Thảo

 

Trí thức Pháp có một truyền thống : can thiệp bằng văn bản và chữ kư vào đời sống chính trị để khẳng định, đ̣i hỏi một giá trị nào đó cho dân ḿnh, nước ḿnh, văn hoá của ḿnh. Từ Voltaire, qua Zola, cho tới cuối thập niên 70, họ đă để lại đời nhiều văn bản trứ danh, đă thành sử sách, đă đi vào văn chương, văn học, văn hoá của Tây Âu, của thế giới và, quan trọng hơn cả, đă góp phần thay đổi nền văn minh của họ.

Hành-động này có hai h́nh thái chính : kiến nghị (pétition) và tuyên ngôn (manifeste).

Kiến nghị là viết thư cho những người nắm quyền lực đương thời để đ̣i hỏi chuyện này chuyện nọ, nhân danh giá trị này giá trị kia của chung xă hội đương thời, nhưng không phủ nhận quyền đại diện nhân dân đất nước của họ. H́nh thái này phù hợp với một chế độ dân chủ. Dù thích hay không thích ông Sarkozy, không ai phủ nhận rằng ông có quyền đại diện nước Pháp hôm nay. Viết kiến nghị cho ông là chuyện "thuận lư", cái lư thông thường.

Tuyên ngôn là viết cho người đời, kêu gọi họ cùng ḿnh đ̣i hỏi và đấu tranh cho chuyện này chuyện nọ, nhân danh giá trị này giá trị kia, để xây dựng một nền văn minh mới không lệ thuộc chính quyền và luật lệ hiện hữu. Như Tuyên ngôn cộng sản của Marx và Engels ấy mà. Hay Tuyên ngôn của 343 phụ nữ Pháp do Simone de Beauvoir viết để khẳng định quyền tự do lựa chọn sinh đẻ của phụ nữ.

Sĩ phu và trí thức Việt Nam cũng có truyền thống ấy dưới dạng kiến nghị, thời xưa gọi là sớ hay điều trần. Ai mà chẳng nhớ Nguyễn Trường Tộ kêu gọi vua Nguyễn canh tân gấp rút để đất nước khỏi tụt hậu so với người đời ?

Từ khi Việt Nam hết chiến tranh, đă xảy ra vài chuyện như vậy. Chúng rất ư nghĩa. Thử xem sao.

1/ Tâm thư (1990). Do nhiều trí thức Việt Nam sống ở Tây Phương, đă từng ủng hộ cách mạng, hưởng ứng. Cơ bản là dâng sớ với một quyền lực vô danh, vô diện : Đảng và Nhà Nước. Nhưng vẫn dám gửi cho… đồng bào trong nước và ngoài nước. Điều ấy, ở thời điểm ấy, với lịch sử ấy, và với phương pháp suy luận duy nhất mà chúng ta được học, "dễ hiểu" v́ thời ấy cũng chẳng mấy ai sống ở nước ngoài có đầy đủ thông tin để suy luận chín chắn hơn.

2/ Lá thư ngỏ về vụ đăng thơ Trần Dần (2008)

Tôi đă có nhận định trong bài :

http://amvc.free.fr/PHD/MotHanhTrinhTuDuy/MotHanhDongDayNghia.htm

3/ Kiến nghị về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên (2009)

Do các ông Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng công bố và đă được ngay 135 trí thức Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, không phải loại xoàng, hưởng ứng. Hôm nay, 2009-05-28, đă có khoảng 2000 người kư.

Kiến nghị này có 3 điều mới rất ư nghĩa :

a/ chỉ gửi cho cơ quan nhà nước thôi, lại đích danh nữa, dù chúng cũng chỉ có tính chất h́nh thức thôi, ai mà chẳng biết. Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay dường như không đáng để cho ai kiến nghị bất cứ điều ǵ nữa. Nó có thèm trả lời ai đâu, kể cả ông Trần Độ hay ông Vơ Nguyên Giáp !

Tôi tán thành, nhưng rất buồn v́ tôi vẫn thèm cuộc đời có thủy có chung : ở thuở khai thiên lập địa của một nước Việt Nam độc lập, nó đă từng khai sinh ra nhiều người tôi quư trọng như ông Vơ Nguyên Giáp và một số… nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ, chẳng hạn.

Sau đó là chuyện khác. Tôi không lẫn lộn đảng của những người thanh niên dám đương đầu với đế quốc thực dân Pháp bằng hai bàn tay trắng và một tấm ḷng yêu nước thương ṇi với đảng của những người tay đầy quyền lực miệng đầy đôla, chẳng coi ai ra ǵ cả. Giữa hai đảng ấy, đă có một cuộc chiến khốc liệt kéo dài, một cuộc cải cách ruộng đất khủng khiếp, vài cuộc chỉnh quân, chỉnh huấn, cải tạo tư sản và "thanh lọc" đảng đủ kiểu. Đều có thể "đo đếm" bằng sinh mạng hay/và tâm hồn của con người ! Suy luận biện chứng kiểu Marx-Lenine khó chịu thế đấy : Đảng Đảng v.v. là một nguyên lư mà không ai suy luận biện chứng kiểu Marx-Lenine chấp nhận được !

b/ danh sách kư tên dường như có chọn lọc kỹ hơn so với Lá thư ngỏ về vụ đăng thơ Trần Dần.

c/ một niềm vui nữa : có tên người rất trẻ.Trẻ như tôi khi tôi ngây ngô dấn thân với đời. Có đủ ngành nghề, cương vị xă hội, ở Việt Nam và nước ngoài. Một sự kiện hiếm, ngay tại các nước quen kiến nghị hay tuyên ngôn tràn lan.

Đây là h́nh thái lên tiếng hợp pháp cao nhất có thể có ở VN ngày nay. Cũng là h́nh thái đấu tranh hoà b́nh, bất bạo động nhất, nhưng kiên quyết và chỉ dựa vào lư trí, lương tri và t́nh người của người Việt thôi, chẳng gợn chút thù vặt nào cả. Không có nghĩa là bất hiệu quả nhất như nhiều người thường nghĩ, tôi mong vậy.

Ư thức chính trị trong hành động bằng ngôn ngữ, với nội dung nhân văn có khoa học, đang tái sinh và phát triển trong giới trí thức VN ngày nay ? Lạy người, nếu thế th́ may lắm. Và xin lỗi những ai thấy tôi ăn nói ngạo mạn thiếu tế nhị xă giao. Tôi chỉ chủ quan vui mừng trước những bước đi lên của người ḿnh thôi.

Tôi xin bày tỏ tấm ḷng quư trọng những người Việt đă chủ trương và hưởng ứng kiến nghị này. Các bạn đứng mũi chịu sào, với hai bàn tay trắng. Đẹp lắm.

Tri thức, lương tâm, đă đành.

Nhưng cũng là văn học, văn hoá.

Đúng là nghệ thuật làm người.

2009-04-18

 



[1] Recherches dialectiques. Manuscrit.

... khi tự vấn ḿnh, ư thức đ̣i hỏi cái Thiện trong hành động, cái Chân trong tri thức, và cái trong sự hoàn thành các quá tŕnh nghiệm sinh, qua đó ư thức biến thế giới tự nhiên thành một nhân giới, xứng đáng với con người

Kiến Văn chuyển ngữ