Kinh tế thị trường định hướng…

Thị trường, đĩ điếm, có từ thời thượng cổ. Cứ đọc Đông Châu Liệt Quốc th́ biết. Đặc biệt đoạn Quản Trọng giúp Tề Hoàn Công dựng nghiệp bá.

Thị trường tự nó không là một phương thức sản xuất.[1]

Nó chỉ là một phương pháp trao đổi hàng hoá trên nguyên tắc ngang giá trị (valeurs égales). Nguyên lư này do Ricardo xác định. Và đúng. Nếu không, bàn về tính khoa học của mộn kinh tế học là chuyện hăo. V́ thế, cho đến nay, chẳng lư thuyết kinh tế nào có thể bỏ qua tên Ricardo, người đă chết năm 1823, khi Marx mới năm tuổi. Nguyên lư đó rất đúng và cần thiết để hiểu sự vận động của giá cả (prix) khi thị trường có tự do cạnh tranh giữa vô vàn thương nhân và người tiêu dùng mù loà. Và đó là thực tế cho tới khoảng nửa thế kỷ 20 ở Châu Âu, chí ít trong đại bộ phận (về lượng người tham gia) của những sinh hoạt kinh tế.

Ngay cả như thế, nguyên lư trao đổi ngang giá không thể giải thích được hiện tượng tư bản =

Tiền → Hàng hoá →  Tiền + Tiền'

Marx đă phân tích cặn kẽ bế tắc lôgíc này trong tư duy của Ricardo, cho tới nay chưa ai bắt bẻ được một cách thoả đáng. Xét cho cùng, Ricardo, bực thày của các gourous kinh tế tân kinh điển, tân tự do (néoclassique, néolibéral), vẫn già hơn Marx một hai thế hệ. Zui zui một tí thôi, cho bớt nghiêm trọng.  Lỗi thời hay không, không v́ tuổi tác lịch sử, v́ giá trị suy luận cho đời sau.

Hôm nay, bàn khơi khơi về kinh tế thị trường chung chung là bàn hăo. Kiến thức bao nhiêu cũng chỉ đụng tới chuyện vặt.

Nếu muốn bàn chuyện kinh tế cơ bản đời nay, phải nói rơ : kinh tế thị trường tư bản toàn cầu hoá. V́ nó hiện thực. Như thế, trước tiên phải nói rơ kinh tế tư bản vận động theo nguyên lư nào, tức là mô tả một cách thuyết phục phương thức sản xuất tư bản trong lôgíc vận động nội tại của nó. Chí ít trong : 

- quá tŕnh sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ, để vụ lợi. Người đời c̣n gọi là kinh tế thực (économie réelle), quyết định sự tồn vong của con người, xă hội và nhân loại trên quả đất này.

- h́nh thái tư bản tài chính đang thống trị hầu hết các quốc gia, trực tiếp tác động vào cuộc sống của loài người.

Muốn bàn tới kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa cũng được. Trên lư thuyết, trong tư duy h́nh thức, có thể chấp nhận, tại sao không ? khái niệm thôi mà. V́ thế mà có người tin, tuy không nhiều lắm.

Muốn đeo đuổi lư tưởng ấy, phải : 

- hiểu phương thức sản xuất tư bản, trong lư thuyết cũng như thực hành ở đời nay, hơn cả những lănh đạo kinh tế, chính trị và những danh sư kinh tế học của nó. Đó là điều tiên quyết. Người Đại Hán cổ gọi là biết người. Chẳng dễ tí nào khi ngay cả chính họ cũng không hiểu nổi ḿnh đang làm ǵ, phải làm ǵ, để ṃ ra con đường thoát Khủng hoảng (Crise), tăng sản xuất, e tutti quanti. Từ 30 năm rồi.

- sáng tạo được một phương thức sản xuất mới hữu hiệu hơn phương thức sản xuất tư bản, tại sao không ? lịch sử đâu đă chết khi bức tường Berlin sụp đổ ? gọi là xă hội chủa nghĩa cũng được, những cấm chỉ là khẩu hiệu suông, phải là quá tŕnh sản xuất và dịch vụ đích thực, với năng xuất cao hơn năng xuất của phương thức sản xuất tư bản ngày nay.

- "t́m" ra được một dân tộc, một quốc gia, một cộng đồng người lớn hơn, có đủ tŕnh độ khoa học, văn hoá và ư chí kiên quyết đeo đuổi mục tiêu ấy trong vài thế hệ.

- lúc đó, muốn điều tiết, sử dụng thị trường, tất nhiên không theo kiểu Quản Trọng hay các tập đoàn đại tư bản đủ h́nh thái ngày nay, để phục vụ quần chúng, không phải là chuyện bất khả thi.

Không dễ đa. Hè hè.

Nhưng dù sao : 

C'est pourquoi l'humanité ne se pose jamais que des problèmes qu'elle peut résoudre, car, à y regarder de plus près, il se trouvera toujours, que le problème lui-même ne surgit que là où les conditions matérielles pour le résoudre existent déjà ou du moins sont en voie de devenir. [Critique de l'économie politique, Karl Marx, 1859]

https://www.marxists.org/francais/marx/works/1859/01/km18590100b.htm

V́ thế nhân loại chỉ đặt ra những vấn đề nó có khả năng giải quyết ; v́ xét cho kỹ, những vấn đề đó chỉ xuất hiện khi những điều kiện vật chất để giải quyết chúng đă có hay, ít nhất, đang trong quá tŕnh h́nh thành.

50 năm qua, khoa học, kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, dịch vụ, quản lư, trong mọi lĩnh vực kinh tế và dân sinh, đă phát triển vượt bực so với những thế kỷ trước, thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người nhanh đến chóng mặt. Than ôi, kư ức của ta về Làng Vẽ, hè hè.

Ngày nay, các hăng lớn như Apple công bố và phát hành sản phẩm mới cùng lúc trên hơn 100 nước, bán 10 triệu đơn vị nội một tuần. Các hăng khai thác dầu lửa lập kế hoạch thăm ḍ sản xuất cho… 50 năm sau. Công an Mỹ thừa sức ghi và khai thác "lư lịch" của cả nhân loại, nghe lén điện thoại, xem lén điện thư của toàn bộ công dân nhiều nước lớn. Các nhà khoa học đă có thể dự tính : nếu cứ tiếp tục như hiện nay, chẳng bao lâu nữa, môi sinh của loài người có thể bước vào một quá tŕnh hủy hoại không cưỡng lại được.

"những điều kiện vật chất để giải quyết" những vấn đề kinh tế nêu trên và nhiều vấn đề lớn khác của nhân loại ngày nay "đă có hay, ít nhất, đang trong quá tŕnh h́nh thành".

Chỉ c̣n thiếu trí tuệ, đạo đức, tài năng và sự cương quyết bền bỉ của con người. Đó là một vấn đề đích thực chính trị.

Chẳng biết nên vui hay buồn.

2015-12-07

 



[1] mode de production, khái niệm đặc thù Marx, thí dụ : phương thức sản xuất nô lệ, phong kiến, tư bản…