LaiKinhTeChinhtriHoc

Lại "kinh tế chính trị" học

http://www.lemonde.fr/japon/article/2011/04/01/le-gouvernement-japonais-injecterait-des-fonds-publics-dans-tepco_1501669_1492975.html#ens_id=1493258

Đại khái : Nhà nước Nhật chuẩn bị bơm tiền vào công ty Tepco, chủ những ḷ điện nguyên tử ở Fukushima. Cũng đă có "tin" nó có thể công hữu hoá công ty này… Nghĩa là : lấy tiền dân "mua" một món nợ khổng lồ lâu dài của vài anh chủ tư bản.

Công ty nào lời th́ ta tư hữu hoá (lời, cho tư nhân), công ty nào lỗ tới mức chẳng ai thèm mua th́ ta công hữu hoá (lỗ, cho bàn dân), công ty nào làm bậy[1], ta bồi thường thay nó. Ta đây, một cách văn hoa và văn hoá thường t́nh, là nhà nước tư bản, nhà nước dân chủ của toàn dân, bầu cử tự do mà… Dĩ nhiên, Nhà nước ấy làm thế v́ quyền lợi lâu dài của cộng đồng dân tộc !

Ôi, tôi bỗng  nhớ thuở "ban đầu lưu luyến ấy" !

Năm đó, tôi học năm thứ hai Đại học Khoa học Kinh tế Paris, cặm cụi t́m hiểu Samuelson, người đă đưa toán học vào kinh tế học ḥng biến nó thành khoa học, hè hè. Thi cuối năm, theo tôi nhớ, tôi đụng đề tài : Entreprises publiques, Xí nghiệp quốc doanh ; tôi viết liều đại khái như trên. Lỗi tại Marx, tuy Marx chưa hề viết những điều ấy. Bài của tôi được chấm điểm : 2/20. Đáng đời. Nhưng cũng c̣n quá nhân đạo ! Về mặt "khoa học" ! Đáng lẽ phải là : 0/20 ! Tôi quyết định bỏ Đại học Khoa học Kinh tế Paris. Lâu sau, nghĩ tới, tôi biết ơn vị nào đă cho tôi điểm ấy : người đă giúp ta chạy mặt cái thế giới kiến thức bấp bênh khoa học hăo ấy, lao đầu vào một thế giới kiến thức đơn giản và đáng giá hơn để kiếm cơm, kiến thức kỹ thuật tầm thường của ngành tin học (informatique, computer sciences, ở mức tôi !) Ở đó, chí ít, phải thực hiện được điều ḿnh hứa, với giá ḿnh dự đoán, không th́ ăn đ̣n và chẳng đổ tội được cho ái cả. Dù, trong những đề án điên điên do những thằng quyền lực zốt quyết định th́… đếch làm được ǵ tới nơi tới chốn, tốn bao nhiêu tiền cũng chẳng hề chi ! Hè hè…

Từ 2009 tới nay, hiện tượng trên tràn lan, ít nhất là ở Mỹ và Châu Âu. Hiện nay, sau khi được các nhà nước cứu văn, các ngân hàng lớn của Châu Âu đă và đang lời ngập mặt, c̣n các nhà nước th́ đă trở thành những con nợ kếch xù… Ai nợ ai đây ? V́ sao đành phải nợ họ ? Và sẽ phải nợ hơn nữa để cứu văn mấy anh… ngân hàng nhỏ ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan, e tutti quanti… vốn là con nợ của… các ngân hàng lớn ở Đức, Pháp, Anh, Hà Lan…

Sự kiện, số liệu, thông tin kiểm soát được, không thiếu. Khốn nỗi, những sự kiện "tự nhiên" ấy không nằm trong phạm vi t́m hiểu của các "khoa học" kinh tế, chính trị và xă hội, nên chẳng có đại gia kinh tế học nào thèm quan tâm ?

Tôi thèm được đọc một luận án tiến sĩ kinh tế chính trị học về hiện tượng khách quan này quá.

Có lẽ đến chết tôi cũng không được thoả măn. Đành vậy. Nhưng không đành tin bất cứ ǵ trong lĩnh vực này.

Nhưng cũng có thế có người cười tôi : khoa học mà làm chi, đời người nó thế này, đó là đời thực, kiểm chứng được.

Tôi thành tâm chấp nhận. Không chấp nhận sao được, khi đó là cuộc sống khốn nạn hàng ngày của cả hàng tỷ người ?

Nhưng, quên sao đành ?

Và và quên sao đành ?

 

2011-04-01



[1] Như Servier trong x́căngđan Médiator mới đây ở Pháp.