Một h́nh thái khủng hoảng của PhươngThứcSảnXuất TưBản

Trump, Macron, sự bành trướng, thậm chí tham gia chính quyền một cách hoàn toàn hợp pháp, xuyên qua bầu cử đích thực dân chủ, tự do (Như Hitler thuở xưa ấy mà), của phe cực hữu khắp Châu Âu suốt 20 năm qua…

Làm sao nước Mỹ, tiêu biểu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền có thể do một tay hề măi vơ Sơn Đông lănh đạo ?

Làm sao xứ sở của Descartes, Montesquiou, Voltaire, J-J Rousseau, J-P Sartre… lại do một anh hùng sân khấu lănh đạo một cách rất PhuLăngXa, rất văn hoa, rất quân chủ : cai trị nước Pháp theo ư ḿnh, không cho phép Quốc Hội thảo luận, qua ordannances, một loại nghị quyết của Đảng "ta".

Những hiện tượng trên là những triệu chứng ban đầu mờ nhạt của một cuộc khủng hoảng thể chế chính trị quốc gia.

- Thể chế của một quốc gia khủng hoảng qua nhiều đợt khủng hoảng chính trị.

- Khủng hoảng chính trị thể hiện khủng hoảng xă hội, từng lúc.

- Khủng hoảng xă hội thể hiện khủng hoảng kinh tế, từng kỳ. Mai đây, làm sao để sống cho ra người ? Và con cái, có tương lai ǵ ?

- Tổng hợp  = khủng hoảng ư thức hệ. Ừ, ư thức hệ, hè hè.

Chí ít, 3 điều đầu trên ai cũng hiểu được, nếu muốn hiểu. Chúng gắn bó với nhau. Chúng là cùng một hiện thực nh́n từ 3 góc độ ở những thời điểm khác nhau. Ư thức hệ chỉ là cách diễn giải của con người đối diện với nó.

Ta rất thèm hiểu, căn bệnh cóc đế lăo giai ở ta, không biết ta nhiễm từ thuở nào, từ ai ? Đọc Google mờ mắt, chẳng mấy khi gặp bài mang lại cho ta một tia sáng. Khi có, chỉ là tiểu tiết, ta rất quư trọng : với ta, trong lĩnh vực nhân văn, tiểu tiết cụ thể (hoàn cảnh ngày ngày sống, cảm nhận và tư duy của bàn dân) đôi khi, về mặt kiến thức và lư tri, có giá trị hơn nhiều "khái niệm" cao siêu của học giả, chuyên gia, triết gia, nhà báo thời thượng, e tutti quanti. Amen.

Thôi th́ trở lại đôi điều cũ kỹ ḿnh từng nghiệm sinh là đúng để, chí ít, nh́n đời nay một cách không vui, nhưng không mơ hồ, không hăo, tạm hiểu được. Và tiếp tục yêu người, yêu đời.

Độc giả nào căm thù, ghét, khinh Karl Marx, nên ngừng đọc ở đây.

Tôi nêu danh Marx v́ tôi tán thành cách tiếp cận thực tại và phương pháp phân tích, suy luận của ông về PhươngThứcSảnXuất TưBản. Ông bàn về những vấn đề trên đă hơn 150 năm. Vậy th́ lỗi thời ? Không :

- Ngày nay, bàn về đường lối kinh tế của một chính phủ ở Tây U, dưới ngôn từ này hay ngôn từ khác, cuối cùng chỉ cỏn lại mấy tên : Smith, Ricardo, Karl Marx, Keynes. Tại sao vậy ?

- Về tuổi tác, Pythagore già hơn mấy vị trên hơn 20 thế kỷ. Ngày nay, muốn bước chân vào toán học, vẫn phải học định lư Pythagore ! Thế th́ Marx c̣n rất trẻ. Ngày nay, muốn t́m hiểu sự vận động của PhươngThứcSảnXuất TưBản đang toàn cầu hoá trong H́nhThái TàiChính, vẫn cần học hỏi Marx. Nói chung, ngày nào PhươngThứcSảnXuất c̣n thống trị nhân loại, bất kể dưới h́nh thài nào, ngày ấy, Marx chưa có thể ch́m trong cơi vô ngôn.

Những suy nghĩ sau là của tôi, người sống ở thế kỷ 21.

- Khủng hoảng kinh tế thể hiện MâuThuẫnNộiTại của một PhươngThứcSảnXuất.

Nó không nhất thiết thể hiện một cách ồn ào như hai cuộc khủng hoảng kinh tế mới nhất trong các nước TưBản lớn. Nó c̣n thể hiện một cách từ từ, êm ả, nhưng liên tục trong cuộc sống hàng ngày của bàn dân. Đó mới là sóng ngầm cơ bản nhất.

- MâuThuẫnNộiTại của một PhươngThứcSảnXuất là mâu thuẫn giữa con người với con người để sản xuất, duy tŕ sự tồn tại và phát triển xă hội, để cùng tồn sinh. Từ đó có đấu tranh giữa họ, gọi là ĐấuTranhGiaiCấp. ĐấuTranhGiaiCấp cũng phát triển xuyên qua nhiều H́nhThái cụ thể khác nhau. Trong thời đại PhươngThứcSảnXuất TưBản phát triển cơ bản trong lĩnh vực một nước, xuyên qua các xí nghiệp tư nhân, ĐấuTranhGiaiCấp thể hiện dưới H́nhThái MâuThuẫn giữa những người CôngNhân  (Ouvriers) và chủ TưBản trong cả hai chức năng : TưBảnSởHữu (chủ xí nghiệp) và TưBảnChứcNăng (người điều khiển xí nghiệp). Khi TưBảnTàiChính lên ngôi, lại ở mức toàn cầu, ĐấuTranhGiaiCấp thể hiện dưới 4 H́nhThái MâuThuẫn :

1. MâuThuẫn giữa chủ TưBảnTàiChính với con nợ tứ xứ. MâuThuẫn này, hôm nay, rất khó nhận diện v́ ta không thể biết được chủ TưBảnTàiChính là những ai. Thông tin về lĩnh vực này rất mù mờ, thuộc lĩnh vực bí mật kinh doanh (secret des affaires, secret des entreprises) được NhàNước bảo hộ. Chắc chắn, có một số ít người rất giàu thành danh. Chắc chắn có một đám rất đông, không giàu lắm (đơn vị đếm, ở mức toàn cầu, chí ít là triệu hay chục triệu), có khi trở thành chủ TưBảnTàiChính một cách trực tiếp (tự ḿnh mua cổ phiếu), có khi một cách gián tiếp, bị "ép buộc" (đóng tiền vào một quỹ hưu trí, bảo hiểm nào đó).

2.  MâuThuẫn giữa những anh TưBảnChứcNăng và bàn dân khắp thế giới. Những vị này, tuy không là chủ sở hữu TưBảnTàiChính, thực sự nắm quyền lực kinh tế, nhờ vào tài năng và quan hệ với chính khách, các cơ quan quyền lực trong guồng máy NhàNước, những vị TưBảnTàiChính gộc và TưBảnChứcNăng trong những hăng lớn có khả năng trực tiếp chi phối đường lối kinh tê-trính trị của một nước, và media, trên khắp thế giới. Cứ coi giới cầm quyền tại Mỹ và Cộng Đồng Châu Âu xuất thân từ đâu cũng đủ thấy. Nếu họ chưa thành một giai cấp th́ họ đă trở thành một tầng lớp xă hội rất đặc biệt. Nếu có ngày họ biến thành một giai cấp th́ không theo định nghĩa giai cấp của Marx, Engels và Lenine.

3.  MâuThuẫn giữa những anh TưBảnChứcNăng với các anh TưBảnTàiChính gộc và… tiểu chủ TưBảnTàiChính. Món này cũng đă manh nha ở một số nơi như Mỹ, Bỉ.

Nói theo kiểu triết gia Tây U :

* GiaiCấp TưBảnTàiChính có thực, nhưng ở TrạngTháiTựTại (ÊtreEnSoi) thôi, chưa đạt tới TrạngTháiV́Ḿnh (ÊtrePourSoi). Không biết ngày GiaiCấp TưBảnTàiChính chuyển qua TrạngTháiV́Ḿnh, tức là có ư thức đầy đủ về ḿnh trong tư cách TưBảnTàiChính, những vị tiểu chủ TưBảnTàiChính sẽ xử lư MâuThuẫnNộiTại ở họ ra sao : trong tư cách TưBảnTàiChính quyền lợi của họ gắn liền với các anh TưBảnTàiChính gộc và các anh TưBảnChứcNăng gộc, nhưng trong tư cách LaoCông, quyền lợi của họ trái ngược với với 2 anh kia !

* TưBảnChứcNăng có thựcTrạngTháiTựTại và đang nhanh chóng chuyển qua TrạngTháiV́Ḿnh.

4. MâuThuẫn giữa những anh TưBảnTàiChínhTưBảnChứcNăng với quyền lực chính trị của những quốc gia vốn vẫn giữ H́nhThái QuốcGia.

*

Khi đấu tranh giai cấp dẫn đến kết quả : kẻ cầm quyền, và đầy chuyên gia, tiến sĩ, giáo sư "khoa học" linh tinh trong lĩnh vực nhân văn, đầy triết gia, nhà tư tưởng thời thượng và nhà báo, dưới h́nh thái này hay h́nh thái khác, với luận điểm h́nh thức hạn hẹp này hay h́nh thức hạn hẹp khác, phán với kẻ không thể tự ḿnh sống được v́ không bán được sức lao động của ḿnh : anh không c̣n lư do tồn tại ở đời, tôi trợ cấp xă hội cho anh đă là đại phúc, hôm nay, tôi chỉ cắt xén 5€ mỗi tháng thôi, là đại lượng, Nhà Nuớc Phước Lành ấy mà, anh hăy cúi đầu và câm mồm đi. Lúc ấy, có khủng hoảng xă hổi. Khủng hoảng xă hội, có thể yên ả hay bạo liệt, rồi cũng có ngày tạo ra khủng hoảng chính trị dưới đủ thứ H́nhThái, từ bi kịch tới tṛ hề sân khấu. Khủng chính trị liên miên, có thể yên ả hay bạo liệt, sẽ có ngày tạo ra khủng hoảng thể chế.

Đó là thế giới chúng ta để lại cho con cháu gánh vác. Đứa nào sảy chân một bước, coi như tiêu tùng.

2018-04-29