MotNghiemDichTriet

 

Một nghiệm sinh dịch triết

 

Trong bài "Tôi đọc và dịch François Jullien", Hoàng Ngọc Hiến thuật lại :

Ngay từ đầu, tôi đă thấy dịch F.Jullien là một việc làm mạo hiểm. Trong bức thư ngày 2/19/1998 gửi cho ông có đoạn viết: “…đối với những người Việt Nam (cũng như đối với những người châu Á khác) không có một sự đào tạo hẳn hoi triết học phương Tây th́ việc hiểu những văn bản triết Âu qua bản dịch không dễ…. Đối với một độc giả châu Âu, “ư niệm” (idée) là “h́nh thức” (forme), điều này có thể hiểu đựơc. Nhưng đối với độc giả Việt Nam, nội dung là nội dung, h́nh thức là h́nh thức, ư niệm nhất thiết là nội dung, không thể nào quan niệm được ư niệm lại có thể là h́nh thức. Nhiều trường hợp khiến tôi nghĩ đến những ư kiến của Wilhem von Humboldt dịp ông tiếp xúc với tinh hoa của giới triết học Pháp ( khoảng tháng năm 1798): “ Quả là không thể nào hiểu nhau được, và nguyên do hết sức đơn giản thôi. Họ chỉ láng cháng thôi, cái ǵ cũng vậy, chẳng những không có một ư niệm nào, mà cảm nhận được tí chút cũng không… Họ cũng dùng chính những thuật ngữ ta dùng, nhưng bao giờ họ cũng hiểu với một nghĩa khác. Lư trí của họ không phải là lư trí của chúng ta, không gian của họ không phải là không gian của chúng ta, trí tưởng tượng của họ không phải là trí tưởng của chúng ta…” Rất có thể ông cũng sẽ nói như Humbolt một ngày nào đó ông có dịp tiếp xúc với những độc giả Việt Nam hâm mộ ông qua những bản dịch của chúng tôi.

Công việc dịch của tôi là một việc làm mạo hiểm….”

Như phúc đáp những trăn trở chuyển ngữ của tôi, trong Thư của nhà triết học Pháp François Jullien gửi các bạn đọc Việt Nam [i].. có đoạn viết:

Công việc lư thuyết được tiến hành ở đây nhằm tŕnh bầy rơ hơn hai truyền truyền thống văn hoá vốn không biết đến nhau này – truyền thống Trung Hoa và truyền thống Hy Lạp – buộc tôi phải giải thể và làm lại những phạm trù của tư tưởng; tôi không thể bằng ḷng với những khái niệm của khoa học nhân văn (châu Âu) và đành phải vượt rào.

… Cho nên công việc của người mạo hiểm đi dịch tôi là đặc biệt hóc búa, tôi đâu có thể làm ra như không biết đến điều này. Bởi lẽ người ấy phải đương đầu với những khái niệm hoá mới mẻ tất yếu phải có do sự gặp gỡ của những thế giới văn hoá mà không một truyền thống nào cả gom nối lại; cũng như phải chấp nhận theo tôi trong cái cách tự tôi dắt dẫn tôi làm xáo trộn ngôn ngữ một cách cơ xảo để rồi kéo nó lên đưa ra ngoài những thiên kiến của chính nó, truy cầu ở nó những khả năng bị chôn vùi và làm cho nó nói những điều mà chính nó không ngỡ nói... Hoàng Ngọc Hiến, người đă dịch tập tiểu luận của tôi về đạo đức, đă nhận sự thách đố. Tôi không khỏi băn khoăn nghĩ đến những điều oái oăm ông đă vấp phải, do tôi không đủ sức làm chủ những khó khăn. Nhưng tôi biết rằng, để cùng đi với tôi làm công tŕnh này, ông đă phải làm công việc sáng tạo ra ngôn ngữ ; và công việc dịch thuật của ông tự nó là một sự cách tân trong tư tưởng.” François Jullien là một con người lịch sự và hào hiệp.

Đọc lại những bản dịch của tôi có những đoạn chính tôi cũng không hiểu, lại phải lấy nguyên tác của F.Jullien ra đối chiếu, hóa ra tôi dịch khá chính xác nhưng cứ phải đối chiếu với nguyên tác th́ mới hiểu. Công việc dịch của tôi là như vậy đấy.

Tôi hiểu François Jullien và Hoàng Ngọc Hiến muốn nói ǵ : bản thân tôi cũng đă nghiệm sinh những điều ấy khi tôi viết Penser librement và khi tôi dịch thành Tư-duy tự-do. Khi viết tôi đă phải xô đẩy tiếng Pháp tí ti để khơi ư nghĩ đặc thù của ḿnh. Khi dịch ra tiếng Việt, cũng thế nốt. Dù ḿnh vẫn là ḿnh, ḿnh không thể cảm nhận và suy luận y hệt ḿnh qua hai ngôn ngữ khác nhau ! Viết và dịch chính ḿnh, lại chỉ là văn triết thôi, mà đă vậy, nói chi tới dịch thơ văn của người khác ! Đành vậy.

Dù sao tôi vẫn tin tưởng điều này : Penser librement Tư-duy tự-do là 2 quyển sách mà thanh niên bước chân vào đại học hiểu được và dùng được để tiếp cận môn triết, chính v́ đầu óc họ chưa bị những khái niệm muôn thuở trói buộc.

2010-07-10



[i] Đăng trong bản dịch Bàn về tính hiệu quả N.x.b.Đà Nẵng, tr.3