Nghệ thuật điện ảnh và nghệ thuật ngôn từ

Ta đă từng đọc Tam Quốc Chí nhiều lần. Hay.

Ta xem lại lần thứ 3 hay 4 phim Tam Quốc Chí của John Woo.

Ta càng hiểu rơ sự khác biệt cơ bản giữa nghệ thuật bằng ngôn từ và nghệ thuật điện ảnh.

Tiếp cận nghệ thuật bằng ngôn từ, độc giả chủ động : nó có thể ngưng lại, suy ngẫm hàng giờ trước một câu thơ, một lời văn, rồi đọc tiếp, hay đọc lại, mà không chán…

Đọc khúc Khổng Minh tranh luận với trí sĩ Đông Ngô thật sảng khoái, đọc đi đọc lại vẫn thích thú. Và suy nghĩ miên man, trong tư cách người đời nay.

Xem cách Khổng Minh khiêu khích Tôn Quyền và tranh thủ Chu Du trong phim, lần đầu cũng thú, lần 2 chán ngắt :  chẳng có ǵ đáng suy ngẫm cả. Hoạt cảnh thôi mà.

Xem một phim, khán giả hoàn toàn bị động. Không làm chủ không-thời-gian của ḿnh, bị lôi kéo vào không-thời-gian của người khác (có ư đồ chi phối ḿnh ? ) Dù muốn lùi lại để có được thế nh́n "khách quan" hay "nghệ thuật" cũng không thể nào làm được : mỗi hoạt cảnh trên màn ảnh chưa tới 30 giây ; muốn hiểu là chuyện ǵ, phải tận tâm theo rơi.

May thay, ở đây, con người vốn c̣n chút tự do. Độc giả lúc nào cũng có thể khép sách, không đọc nữa, v́ quá dở. Khán giả lúc nào cũng có thể bước ra khỏi pḥng chiếu phim hay click từ bỏ phim.

Phim ảnh ngày nay khiến ta chán. Thỉnh thoảng cũng cố đi coi tác phẩm thời thượng. Chỉ 15 phút, chán : biết rồi, khổ lắm, nói măi.

Tuy vậy, có tác phẩm điện ảnh, ta coi đi coi lại nhiều lần, không chán, c̣n khiến ta ngậm ngùi, suy ngẫm.

1/ Không có h́nh thức mới mẻ, không có nghệ thuật.

2/ Chỉ có h́nh thức mới mẻ thôi, không có nghệ thuật.

3/ Khi nào một h́nh thức mới mẻ thể hiện khát khao làm người ở đời này, có nghệ thuật. V́ lư do đơn giản muôn đời này : khát khao làm người ở đời này luôn luôn mới mẻ, vô cùng tận. Ôi, ta thèm c̣n khả năng điên của tuổi 20 quá.

2016-08-16