Ngôi thứ ba

Ta nói với Iris : il neige.

Ta bỗng sững sờ. Ta đă nói ǵ với nó ? Trời tuyết, tuyết rơi, tuyết bay, có tuyết ? 

Kiểu nói của người Việt rất "cụ thể". Nó thể hiện quan hệ giữa vật-thể với vật-giới xuyên qua cảm nhận của con người. Trừ câu cuối : có tuyết, rất khách quan không "cụ thể".

Kiểu nói của người Pháp cực trừu tượng, cực phổ cập, cực vô t́nh. Il nghĩa là ǵ ? Chẳng là ǵ cả. Là ai ? Chẳng là ai cả. Nội dung từ il ở đây hoàn toàn vô định. Dịch thành có tuyết là chính xác nhất.

Nhưng, bất kể tiếng Việt hay tiếng Pháp, hiện tượng có tuyết đă thành lời th́ nó đă đi vào nhân-giới : đằng sau hiện tượng ấy có sự hiện diện của một con người, người phát ngôn. Con người ấy vô định.

Ta phát ngôn để cho người khác tiếp thu. Khi con người ấy là một độc giả nào đó, nó hoàn toàn vô định. Văn chương h́nh thành trong sự gặp gỡ vô định giữa hai con người vô định. Tác phẩm là thành quả của một hành tŕnh sáng tác tay đôi, hoàn toàn vô định. Ngôi kể thứ ba (il, có) cho phép thực hiện nó dễ dàng. C̣n hay-dở th́… hè hè.

Có ngày có thể có tác giả sáng tác một tác phẩm với ngôi kể thứ ba tuyệt đối không ? 

Tác phẩm ấy phải không có nhân vật. Hoặc nhân vật trong suốt đến nỗi biến thành một loại danh từ thể hiện vật-thể trong vật-giới.

Có lẽ không thể.

2017-02-14